Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

AUN

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á

(ASEAN University Network)

CBQL

Cán bộ quản lí

CĐR

Chuẩn đầu ra

CL

Chất lượng

CTĐT

Chương trình đào tạo

CV

Chuyên viên

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance - QA)

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học Sư phạm

ĐT

Đào tạo


ETEP

Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông

(Enhancing Teacher Education Program)

GDĐH

Giáo dục đại học

GV

Giảng viên

GVTHPT

Giáo viên trung học phổ thông

PDCA

Vòng tròn Deming (Plan-Do-Check-Action)

PPDH

Phương pháp dạy học

QA

Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

QL

Quản lí

QLCL

Quản lí chất lượng

QLCSVC

Quản lí cơ sở vật chất

QLĐT

Quản lí đào tạo

SV

Sinh viên

SVTN

Sinh viên tốt nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 2


Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

TEIDI

Bộ chỉ số phát triển các trường sư phạm (Teacher Education

Institution Development Index)

THPT

Trung học phổ thông

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TQM

Quản lí chất lượng tổng thể (Total quality management)

TTSP

Thực tập sư phạm

VHCL

Văn hoá chất lượng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Thực trạng các yếu tố đầu vào trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM 53

Bảng 2.2. Thực trạng các yếu tố quá trình trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM 59

Bảng 2.3. Thực trạng các yếu tố quá trình trong đào tạo GVTHPT tại Trường ĐHSPTPHCM 62

Bảng 2.4. Thực trạng xác định hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 66

Bảng 2.5. Thực trạng xây dựng hệ thống quy định, quy trình và kế hoạch QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 68

Bảng 2.6. Thực trạng tập huấn cho các cá nhân, đơn vị thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 72

Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thực hiện QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 75

Bảng 2.8. Thực trạng hoạt động (C) giám sát, đo lường, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 78

Bảng 2.9. Thực trạng hoạt động (A) Chuẩn hoá hệ thống chỉ báo, quy định, quy trình và xác định những thay đổi để áp dụng vào chu kì tiếp theo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 81

Bảng 2.10. Thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 85

Bảng 2.11. Thực trạng các yếu tố tác động đến QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 87

Bảng 3.1. Mô tả cách tính điểm của phiếu hỏi khảo nghiệm các biện pháp 94

Bảng 3.2. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp xây dựng hệ thống chỉ báo QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 98

Bảng 3.3. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 104

Bảng 3.4. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp phổ biến, tập huấn cho các đối tượng khách hàng liên quan vận hành hệ thống quy định, quy trình và tài liệu hướng dẫn QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 109

Bảng 3.5. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp xây dựng và vận hành hệ thống và công cụ giám sát, đánh giá và thu thập thông tin QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 115

Bảng 3.6. Mức độ cần thiết và khả thi của biện pháp xây dựng văn hoá chất lượng Trường ĐHSPTPHCM theo tiếp cận TQM 122

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mô hình đào tạo trong nhà trường 19

Hình 1.2. Mô hình tổng thể quá trình đào tạo đại học 19

Hình 1.3. Mô hình tổng thể ĐT GVTHPT 20

Hình 1.4. Mô hình TQM đơn giản 28

Hình 1.5. Vòng tròn Deming 29

Hình 1.6. QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM 33

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu hỗn hợp theo chiến lược giải thích nối tiếp 46

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức nghiên cứu thực trạng ĐT và QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM 47


MỞ ĐẦU‌

1. Lí do chọn đề tài

Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều thành tố với vai trò khác nhau: Sinh viên, môi trường học tập, chương trình giảng dạy, trường học, quản lí, gia đình, chính sách giáo dục, học liệu là một thành tố của nó. Tuy nhiên có một thành tố có mối quan hệ với tất cả các thành tố: giáo viên. Do vậy, đào tạo giáo viên hiệu quả với đầy đủ phẩm chất và năng lực là một vấn đề thiết yếu đối với chất lượng giáo dục, trí tuệ, đạo đức và phúc lợi xã hội của cộng đồng (Guskey, 2002). Điều kiện kinh tế mới với cạnh tranh toàn cầu và cải cách giáo dục ảnh hưởng đến chính sách giáo dục trên thế giới. Những sự kiện đó dẫn đến xu hướng mới trong chương trình giảng dạy, đánh giá và đào tạo giáo viên. Chất lượng giáo viên phụ thuộc vào chất lượng của hệ thống trường học và giáo dục. Vấn đề này đã được nhấn mạnh như sau: “Chất lượng của một nền giáo dục không thể vượt quá chất lượng của giáo viên” (Barber, Mourshed, & Company, 2007).

Quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management - viết tắt là TQM) tập trung vào năm lĩnh vực: (1) Sứ mạng và chú trọng đến khách hàng; (2) Cách tiếp cận các hoạt động có hệ thống; (3) Việc phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực; (4) Các tư tưởng dài hạn và (5) Sự phục vụ hết mực (Lewis & Smith, 1994; Lawrence A. Sherr & Gregory Lozier, 1991). TQM đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các bộ phận và nhân viên của một tổ chức (Sallis, 2002). TQM được đề xuất để áp dụng trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo. Tuy nhiên, những nguyên tắc của nó vẫn hoàn toàn phù hợp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua việc chú trọng cải tiến liên tục. Các cơ sở giáo dục đại học có thể được xem như một môi trường năng động, đặc trưng, bởi quá trình tạo ra tri thức mới (Koch & Fisher, 1998) và triển khai áp dụng các nguyên tắc TQM có thể rất hữu ích.

Các trường đại học sư phạm có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân của bất cứ quốc gia nào. Nơi đây đào tạo ra những người giáo viên nói chung và những người giáo viên trung học phổ thông (GVTHPT) nói riêng, là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục của cả dân tộc, là nhân tố quan trọng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, biến mục tiêu phát triển giáo dục của


mỗi quốc gia thành hiện thực. Sản phẩm đào tạo của các trường sư phạm phải là những sản phẩm hoàn chỉnh về cả năng lực, phẩm chất. Điều đó đòi hỏi các trường đại học sư phạm phải quản lí đào tạo (QLĐT) GVTHPT theo các mô hình quản lí chất lượng tiên tiến trên thế giới.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT và bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT- BGDĐT. Cả hai bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng này được dịch sang tiếng Việt từ bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT AUN-QA 3.0 và bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục đại học AUN-QA 2.0. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của AUN được xây dựng theo tiếp cận TQM và đánh giá theo việc thực hành vòng tròn Deming (PDCA) trong các hoạt động của nhà trường. Cùng với việc triển khai đồng thời 3 dự án lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm (1) Dự án Phát triển Giáo dục THPT giai đoạn 2 (SEP2), (2) Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), (3) Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) đã làm thay đổi mạnh mẽ ĐT GVTHPT và QLĐT GVTHPT trên phạm vi cả nước.

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSPTPHCM) là trường ĐHSP trọng điểm phía Nam và là một trong tám trường thành viên tham gia ETEP được giao nhiệm vụ tập huấn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới cho GVPT 19 tỉnh phía Nam. Để nâng cao năng lực đào tạo giáo viên, Trường đã liên tục cải tiến QLĐT giáo viên các cấp nói chung và GVTHPT như hoàn thành việc phát triển chương trình đào tạo toàn trường theo định hướng phát triển năng lực người học từ năm 2016; triển khai quản lí theo tiếp cận TQM trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Năm 2018, Trường được công nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Năm 2019, với định hướng xây dựng hệ thống quản lí chất lượng bên trong theo tiếp cận TQM, Trường đã triển khai dự án áp dụng tiến trình chất lượng của AUF để nâng cao hiệu quả quản trị đại học, trong đó tập trung vào nâng cao hiệu quả quản trị chung và quản lí đào tạo đại học, sau đại học của trường. Song song đó, Trường đã tiến hành đánh giá, thiết lập và vận


hành kế hoạch chiến lược phát triển năng lực trường theo Bộ chỉ số phát triển các trường sư phạm (Teacher Education Institution Development Index - TEIDI) với hoạt động nổi bật là tổ chức quản lí các hoạt động của trường theo vòng tròn Deming (PDCA), trong đó tập trung vào quản lí đào tạo giáo viên các cấp nói chung và quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông nói riêng.

Để đánh giá bước đầu việc áp dụng quản lí đào tạo theo tiếp cận TQM của nhà trường, tác giả chọn đề tài: “Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá cơ sở lí luận và đánh giá thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM, từ đó, đề xuất các biện pháp cần thiết vả khả thi QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông ở trường đại học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lí đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giả thuyết khoa học

QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường ĐHSPTPHCM đã đạt được những kết quả nhất định như đã áp dụng quản lí theo vòng tròn Deming (PDCA) một cách thường xuyên vào quản lí quá trình rà soát chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo; quản lí quá trình tuyển sinh; quản lí quá trình học của sinh viên; quản lí quá trình thực tập sư phạm; quản lí quá trình đánh giá kết quả đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, Trường chưa thiết lập được hệ thống chỉ báo; chưa hoàn thiện được hệ thống quy định, quy trình quản lí; chưa thiết lập được hệ thống giám sát, đánh giá QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM nên kết quả thực hành PDCA chưa đạt yêu cầu. Trên cơ sở lí luận và thực trạng QLĐT GVTHPT theo tiếp cận TQM tại Trường

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí