Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng (Asymmetric Information)

2.2.2.3 Dịch vụ kiểm toán

Các nghiên cứu của Chalaki và các cộng sự (2012), Huỳnh Thị Minh Phương (2017) đều chỉ ra rằng kiểm toán là yếu tố có tác động cùng chiều đến chất lượng của BCTC. Dịch vụ kiểm toán được các tác giả đánh giá qua thang đo qui mô và uy tín công ty kiểm toán độc lập và DN sử dụng.

2.3. Lý thuyết nền

2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

G.A. Akerlof (1970) lần đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng. Theo ông, khi một đối tượng trong giao dịch có ít thông tin hơn đối tác hoặc có thông tin nhưng thông tin này không chính xác sẽ dẫn đến hiện tượng thông tin bất cân xứng. Điều này làm cho đối tượng có ít thông tin đưa ra quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch, đồng thời đối tượng có nhiều thông tin sẽ có những hành vi gây bất lợi cho đối tượng còn lại khi thực hiện các giao dịch. Lý thuyết thông tin bất cân xứng được vận dụng trong nhiều hoạt động như:

- Trong hoạt động kinh doanh: trước khi ký kết hợp đồng trong kinh doanh hay tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó đối tượng có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho đối tượng ít thông tin hơn.

- Trong hoạt động mua bán thông thường người bán là người năm rõ hơn thông tin về sản phẩm, vì vậy người mua sẽ mất một khoản chi phí khi thực hiện quyết định mua hay không mua sản phẩm.

- Trên thị trường chứng khoán: Đối với phần lớn nhà đầu tư, sự quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận. Trên thị trường chứng khoán nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá thấp và bán với giá cao hoặc hưởng lợi nhuận do cổ tức mang lại. Nhà đầu tư thường có ít thông tin về DN hơn nhà quản lý nên có thể có những bất lợi hơn so với nhà quản lý. Nếu nhà đầu tư không có đủ thông tin đế xác định chính xác lợi nhuận kỳ vọng của công ty niêm yết sẽ dẫn đến việc định giá không chính xác giá trị cổ phiếu. Trường hợp nhà đầu tư định giá cao hơn giá trị thực của cố phiếu thì sự bất lợi hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư. Theo Yang Jing (2008),

trong thị trường chứng khoán, thông tin bất cân xứng biểu hiện theo ba yếu tố: thời gian, khối lượng thông tin và chất lượng thông tin.

Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng với độ tin cậy của BCTC và các nhân tố tác động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Độ tin cậy của các chỉ tiêu trên BCTC là quan tâm hàng đầu của người sử dụng BCTC ví dụ: Lợi nhuận là một trong những thông tin quan trọng của hầu hết các DN bới vì mục tiêu cơ bản của các DN chính là tối đa hóa lợi nhuận. Thông tin lợi nhuận cũng là cơ sở cho những quyết định quan trọng cho cả nhà quản lý và nhà đầu tư như đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền của DN trong tương lai, khả năng phát triển... Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu. Do đó, nhiêu khả năng nhà quản lý hay người lập thông tin sẽ tác động để điều chỉnh chỉ tiêu này.

Mối quan hệ giữa tình trạng thông tin bất cân xứng và hành vi quản trị lợi nhuận đã được nhiều nghiên cứu khẳng định như: Dye (1988) cho ràng sự tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông là điều kiện cho hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý bóp méo TTKT trên BCTC. Schipper (1989) cũng đưa ra một kết luận tương tự như vậy. Trong khi đó, Richardson (2000) thì cho ràng tình trạng thông tin bất cân xứng càng tăng lên thì hành vi quản trị lợi nhuận càng cao dẫn đến chất lượng TTKT càng giảm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 6

Do đó, trong điều kiện thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và các cổ đông, người làm thông tin và người sử dụng thông tin, trong đó các cố đông hay người sử dụng bên ngoài luôn ở tình trạng thiếu thông tin hơn đây là điều kiện để nhà quản lýthực hiện hành vi điêu chỉnh lợi nhuận. Điêu này cũng cho thây lý thuyết thông tin bất cân xứng giải thích được cho tác động của các nhân tố cơ cấu quản trị công ty và hiệu quả hoạt động đến chất lượng BCTC.

2.3.2 Lý thuyết ủy quyền (Agency theory)

Theo Jensen và Meckling (1976) đưa ra mối quan hệ ủy quyền được xem như là một hợp đồng giữa hai bên gồm: một hay nhiều cá nhân (bên ủy quyền - Principal(s)) cam kết với một bên là cá nhân khác (bên đại diện - Agents) để thay

mặt bên ủy quyền thực hiện một số công việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tể cho bên đại diện.

Trong mô hình công ty cổ phần, bên ủy quyền chính là chú sở hữu của công ty tức là các cổ đông. Bên đại diện là nhà quán lý công ty. Các cổ đông thuê các nhà quán lý công ty để họ thay mặt các cồ đông thực hiện việc đề ra các quyết định kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ hơn là lợi ích của các cổ đông. Cùng với quá trình hoạt động, nhà quản lý thường có xuhướng quên đi lợi ích của cô đông khi họ có thê đạt mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976).

Nhà quản lý thường có kiến thức chuyên môn hơn các cổ đông vì họ có chuyên môn về quản lý và thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty. Kiến thức của nhà quản lý càng cao họ càng có hành vi ảnh hưởng đến lợi ích của các cồ đông một khi các hoạt động giám sát không hữu hiệu (Miller và Sardais, 2011). Do đó, cần phải thiết lập hệ thống giám sát thích họp để báo vệ các cổ đông trong việc giám thiếu xung đột lợi ích giữa hai bên, qua đó đòi hỏi nhà quản lý phải cung cấp BCTC đảm bảo chất lượng.

Mối quan hệ giữa lý thuyết ủy quyền với độ tin cậy của BCTC và các nhân tố tác động

Từ lý thuyết ủy quyền, ta thấy có hai giả thuyết: sự xung đột về mục tiêu giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, nhà quản lý có thông tin nhiều hon chủ sở hừu. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý.

Hành vi của nhà quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của họ trong vốn của công ty. Tỷ lệ trong vốn chủ sở hữu có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhà quản lý có thể hành động không vì lợi ích của các cố đông. Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyêt định nhằm tối đa lợi ích của họ, cũng có nghĩa là tối đa hóa lợi ích của công ty. Tuy nhiên, khi phần vốn của họ có tỷ lệ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong kết quả của công ty sẽ càng giảm dần và họ sẽ có xu hướng muốn nhận

được khoản thù lao lớn hcm. Trong khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa lợi ích của mình và họ có những mục tiêu khác nhau để đạt được điều này. Trong đó, việc xử lý TTKT của nhà quản lý sẽ giúp họ có được những khoản lợi ích tùy theo mục tiêu của họ.

Do đó, lý thuyết ủy quyền cũng giải thích được cho tác động của các nhân tố quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, cơ cấu quản trị công ty và hiệu quả hoạt động đến chất lượng thông tin BCTC cũng như độ tin cậy của BCTC.

2.3.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)

Lý thuyết tín hiệu dựa trên cơ sở đóng góp của 2 nghiên cứu của Arrow (1972) và Schipper (1981). Lý thuyết tín hiệu giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa DN và các nhà đầu tư. Theo lý thuyết này, các công ty phải công bố thông tin ra thị trường một cách tự nguyện và đưa tín hiệu tới các nhà đầu tư, như mô hình tín hiệu trên, để tạo sự khác biệt về chất lượng hoạt động của mình so với công ty khác.

Lý thuyết tín hiệu đã góp phần vào việc giải thích rằng những công ty có chất lượng cao sẽ chọn chính sách kế toán cho phép chất lượng vượt trội của họ được thể hiện, trong khi những công ty chất lượng thấp hơn sẽ chọn những chính sách kế toán để cố gắng che bớt những khuyết điểm này. Động cơ để ra tín hiệu bằng việc lựa chọn chính sách kế toán sẽ cao nhất ở những nơi có thông tin bất cân xứng nhất, thông thường là những công ty có số lượng cổ đông lớn và dàn trải.

Mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu với độ tin cậy của BCTC và các nhân tố tác động

Khi thông tin trình bày trên BCTC của DN có ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư đối với DN, DN sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi nhất về DN của họ cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, lý thuyết này còn giải thích cho kỳ vọng của các nhà đầu tư, chất lượng BCTC sẽ cao hơn khi DN được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập và có uy tín. Do đó, lý thuyết tín hiệu giải thích được tác động của các nhân tố công tác kế toán, mục tiêu lập BCTC, thuế và dịch vụ kiểm toán đến chất lượng BCTC.

2.3.4 Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory):

Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và chuẩn mực kế toán nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003).

Mối quan hệ giữa lý thông tin hữu ích với độ tin cậy của BCTC và các nhân tố tác động

Do đặc điểm mất cân đối về mặt thông tin giữa các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những đối tượng bên ngoài luôn có xu hướng dựa vào thông tin kế toán như một tài liệu quan trọng cho việc ra quyết định kinh tế. Độ tin cậy của BCTC được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của thông tin BCTC đối với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp.

Lý thuyết này yêu cầu BCTC phải cung cấp các thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của người sử dụng, trong đó bao gồm hai đối tượng chính là nhà đầu tư và chủ nợ.

Lý thuyết thông tin hữu ích là cơ sở để đánh giá hiệu quả việc sử dụng thông tin cho các quyết định quản lý và lý thuyết này được sử dụng để giải thích về việc sử dụng công ty kiểm toán quy mô lớn, có uy tín nhằm khẳng định tính minh bạch của BCTC cung cấp cho cổ đông và giúp cho các nhà đầu tư và các đối tượng khác ra quyết định kinh tế đúng đắn hơn.

Do đó, lý thuyết thông tin hữu ích giải thích được tác động của các nhân tố mục tiêu lập BCTC và dịch vụ kiểm toán đến chất lượng BCTC.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của tác giả được trình bày theo sơ đồ 3.1

Vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

(Xác định các nhân tố ảnh hưởng và Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến độ tin cậy của BCTC)

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định tính

Phương pháp định lượng

(Thảo luận, xin ý kiến)

(Hồi quỹ dữ liệu bảng)

Kết quả nghiên cứu

Đề xuất giải pháp


Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nghiên cứu định tính:

Ngoài những nhân tố được đưa vào mô hình dựa từ những nghiên cứu của Klai và các cộng sự (2011), dựa vào đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam, tác giả đã dự kiến đưa thêm 2 nhân tố vào mô hình (theo nghiên cứu của Jeffrey và Marie E. Archambault (2003), Albert và Serban (2012)), để có cơ sở giúp tác giả quyết định có đưa các nhân tố này thêm vào mô hình hay không tác giả đã sử dụng phương pháp định tính, Bằng cách thảo luận, xin ý kiến đối với các nhà đầu tư, các nhà quản lý và các giảng viên có kinh nghiệm để xác định việc đưa thêm 2 nhân tố vào mô hình có phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam không. Sau khi có kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu: thảo luận tay đôi.

Công cụ và quy trình thu thập dữ liệu: Dàn bài thảo luận. Quy trình thu thập dữ liệu qua các bước: thảo luận; trình bày dữ liệu thu thập; xác nhận dữ liệu; Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, phân tích và luận giải nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu từ các dữ liệu thu thập được. Là cơ sở để kiểm tra các yếu tố trong mô hình lý thuyết, là căn cứ quan trọng để đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức, lập kế hoạch thu thập thông tin phù hợp và thu thập dữ liệu để làm nghiên cứu định lượng.

Sau khi có kết quả thảo luận, xin ý kiến, nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng các số liệu thông qua thu thập thông tin từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam: hành chọn ra 50 doanh nghiệp thực phẩm đồ uốn niêm yết trên HNX và HOSE trong kỳ quan sát kéo dài 8 năm từ 2010 đến 2017, tổng số quan sát trong nghiên cứu có được là 400 quan sát. Tiêu chí thu thập mẫu được sử dụng là số năm quan sát cho từng doanh nghiệp là 7 năm và các doanh nghiệp trong mẫu có BCTC đã được kiểm toán. Như vậy dữ liệu trong nghiên cứu này là dữ liệu dạng bảng, cân đối.

Dữ liệu về các biến số trong mô hình được thu thập như sau: Dữ liệu này

được trích xuất từ báo cáo tài chính qua các năm đã được kiểm toán của từng doanh nghiệp thực phẩm đồ uống niêm yết trên HNX và HOSE

3.2.2 Nghiên cứu định lượng

Bằng cách sử dụng phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng. Dựa trên cơ sở lý thuyết về BCTC và các yếu tố ảnh hưởng được xác định và xây dựng giả thuyết, sau đó tiến hành thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC của các doanh nghiệp thực phẩm đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ những giả thuyết nghiên cứu đặt ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy theo cả 2 chiều (cross sectional – dữ liệu chéo) và thời gian (time series). Random, Fixed effects, sử dụng kiểm định F-test để kiểm tra sự phù hợp của mô hình, kiểm định T-test để kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình, kiểm định Hausman được lựa chọn giữa mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định. Từ việc bác bỏ hay chấp nhận các giả thuyết, các kết quả cũng như những kết luận chính xác được rút ra cho nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng được tiến hành bao gồm các bước: giới thiệu nghiên cứu; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; phương pháp chọn mẫu; Xây dựng thang đo; Thu thập dữ liệu; Đánh giá thang đo; Kiểm định giả thuyết nghiên cứu; Đo lường tác động của các nhân tố đến độ tin cậy BCTC.

3.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Độ tin cậy là một yếu tố quan trọng gắn liền với chất lượng của BCTC. Dựa vào kết quả của các bài nghiên cứu trước, tác giả tống hợp các nhân tố bên ảnh hướng đến chất lượng BCTC, sau đó tham khảo các mô hình nghiên cứu trước và đưa ra mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC. Cụ thể tác giả xây dựng mô hình cho nghiên cứu dựa trên việc kế thừa có điều chỉnh mô hình của Klai và các cộng sự (2011). Trong đó độ tin cậy của BCTC sẽ được đánh giá qua các yếu tố: Sự tham gia của người nước ngoài, Cổ đông lớn, Sức mạnh gia đình trong HĐQT, Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí