Ý Kiến Đánh Giá Của Cbql, Gv Trường Mầm Non Về Phương Pháp Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Giáo Dục Kns Tại Các Trường Mầm Non

còn thực hiện mức trung bình. Khi các trường lựa chọn hình thức tổ chức BD như hiện nay cũng cần được nghiên cứu và cần có những chương trình hành động cụ thể, phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp BD, đồng thời phù hợp với những nhu cầu và khả năng điều kiện BD của GVMN ở địa bàn thành phố Lào Cai.

2.3.3.2. Phương pháp

Nhằm đánh giá phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV trường mầm non về phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại các trường mầm non thành phố Lào Cai


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB

1

Phương pháp thuyết trình

CBQL

2

3

6

7

17

35

3,97

GV

8

14

60

90

48

220

3,71

2

Phương pháp làm việc

theo nhóm

CBQL

2

6

6

8

13

35

3,69

GV

12

28

34

70

76

220

3,77

3

Phương pháp nghiên cứu

tình huống

CBQL

4

7

9

8

7

35

3,2

GV

13

36

62

81

28

220

3,34

4

Phương pháp đóng vai

CBQL

4

8

10

7

6

35

3,09

GV

16

34

70

68

32

220

3,3

5

Phương pháp thực hành

thực tiễn

CBQL

2

4

6

7

16

35

3,89

GV

8

15

49

90

58

220

3,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 9

Ý kiến đánh giá của khách thể các phương pháp được đánh giá ở mức cao gồm phương pháp 1, 2, 5 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,97; 3,69; 3,89 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,71; 3,77; 3,8). Các phương pháp được đánh giá ở mức cao gồm: thuyết trình, làm việc theo nhóm, thực hành thực tiễn. Đây là phương pháp mà báo cáo viên áp dụng quy mô GV tham gia

đông, truyền tải nhiều nội dung kiến thức; bên cạnh đó, báo cáo viên chia GV thành các nhóm để nghiên cứu và đưa ra ý kiến thảo luận; đòi hỏi nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS phải qua các tình huống nhằm đánh giá GV xử lý tình huống ở mức độ nào và báo cáo viên đưa ra phương hướng chung để giúp GV có thể vận dụng trong thực tiễn ở trường mầm non.

Ý kiến đánh giá của khách thể các phương pháp được đánh giá ở mức trung bình gồm phương pháp 3, 4 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,2; 3,09 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,34; 3,3). Các phương pháp đánh giá ở mức thực hiện trung bình gồm nghiên cứu tình huống, đóng vai.Trên thực tế khi lập danh sách cử GV tham gia các trường MN được hiệu trưởng đề xuất phương án về phương pháp BD với báo cáo viên sao cho phù hợp với thực trạng GV, đặc điểm địa bàn,... với phương pháp đóng vai ít được báo cáo viên triển khai vì phương pháp này mất thời gian, chuẩn bị nhiều đạo cụ tham gia mới thu được kết quả tốt. Phương pháp nghiên cứu tình huống đòi hỏi GV phải đọc nhiều tài liệu khác nhau mới có thể xây dựng được phương án giải quyết.

Như vậy, có thể thấy các phương pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS tại trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai đã thực hiện luân phiên nhưng chưa đầy đủ hoàn toàn, sắp tới cần thực hiện linh hoạt các phương pháp hơn, phát huy tối đa triệt để nhằm làm phong phú hơn chương trình BD cho GV các trường mầm non.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

2.4.1. Công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (phụ lục 1, 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai‌‌


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


1

Xác định nhu cầu bồi dưỡng, phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của

người GVMN

CBQL

2

5

12

8

8

35

3,43


GV


17


26


65


60


52


220


3,47

2

Xác định mục tiêu

bồi dưỡng

CBQL

3

5

6

8

13

35

3,66

GV

13

28

69

42

68

220

3,56


3

Lựa chọn đối tượng

cần bồi dưỡng và người quản lý

CBQL

2

5

8

6

14

35

3,71

GV

19

36

60

46

59

220

3,41


4

Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng: bao gồm 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ cho GVMN về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS

cho GVMN

CBQL

2

4

10

9

10

35

3,6


GV


10


28


81


60


41


220


3,43


5

Lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng, từ đó lựa chọn

báo cáo viên.

CBQL

5

9

9

6

6

35

2,97


GV


22


38


70


52


38


220


3,21


6

Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt

động bồi dưỡng

CBQL

4

8

12

8

3

35

2,94


GV


27


43


61


52


37


220


3,13

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác lập kế hoạch ở mức cao gồm các nội dung 1, 2, 3, 4 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,43; 3,66; 3,71; 3,6 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,47; 3,56; 3,41; 3,43). Công tác lập kế hoạch của nhà trường thực hiện tốt ở các nội dung như: Xác định nhu cầu

bồi dưỡng, phân tích trình độ, kiến thức, kỹ năng hiện có của người GVMN; Xác định mục tiêu bồi dưỡng; Lựa chọn đối tượng cần bồi dưỡng và người quản lý; Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng: bao gồm 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, thái độ cho GVMN về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN. Hàng năm CBQL của các trường mầm non thành phố Lào Cai phải nhận nhiệm vụ từ Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT để thực hiện kế hoạch BD. Một kế hoạch tốt phải đáp ứng từ cấp cơ sở, GV được đăng ký tham gia BD, trình lãnh đạo nhà trường và từ đó trường tập hợp gửi lên Phòng GD&ĐT thành phố. Tại tổ chuyên môn có áp dụng các chỉ tiêu về mục tiêu BD, chủ đề, hình thức BD để lựa chọn đan xen giữa các GV trong các đợt của năm, điều này vừa làm cho tổ chuyên môn, trường đạt được mục tiêu số lượng, đồng thời đảm bảo cơ cấu về tuổi, giới, trình độ khi tham gia BD.

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác lập kế hoạch ở mức trung bình gồm các nội dung 5, 6 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 2,97; 2,94 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,21; 3,13). Các nội dung lập kế hoạch chưa thường xuyên như: Lựa chọn phương pháp, hình thức bồi dưỡng, từ đó lựa chọn báo cáo viên; Dự trù kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng. Hiệu trưởng chưa tích cực đề xuất phương án về phương pháp, hình thức BD cho báo cáo viên vì chưa đánh giá sát sao thực tế nhu cầu của GV, nội dung GV cần BD. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy chiếu, phòng học, kinh phí,... chưa có phương án cụ thể.

Như vậy, kết quả cho thấy đa số hiệu trưởng các trường mầm non đã thực hiện khá tốt chức năng tổ chức BDGV của mình trong quản lý tại trường, từ việc triển khai thực hiện đến phân công bố trí lực lượng tham gia và có sử dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động BDGV được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai đã dựa trên các hoạt động lập kế hoạch về b bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS để xây dựng kế hoạch chung hoạt động BD cho GVMN. Chính vì vậy, các trường cần tập trung các nguồn lực nhiều hơn nữa trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

2.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS trên địa bàn thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục 1,2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


1

Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm

vụ phải đảm nhận

CBQL

2

5

8

9

11

35

3,63


GV


18


31


45


61


65


220


3,56


2

Hiệu trưởng phân quyền Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS

cho GVMN

CBQL

3

6

6

8

12

35

3,57


GV


12


27


43


56


82


220


3,77


3

Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng cho các cá nhân, đơn vị thực

hiện bồi dưỡng

CBQL

2

4

8

10

11

35

3,69


GV


15


28


41


53


83


220


3,73


4

Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo

dục KNS cho GVMN

CBQL

6

8

9

6

6

35

2,94


GV


21


29


65


91


14


220


3,22


5

Điều hành nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục

KNS cho GVMN

CBQL

5

9

9

6

6

35

2,97


GV


26


33


76


80


5


220


3,02

6

Kiểm tra, đánh giá và

điều chỉnh nội dung

CBQL

2

5

5

7

16

35

3,86

GV

18

33

50

66

53

220

3,47

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác tổ chức ở mức cao gồm các nội dung 1, 2, 3, 6 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,63; 3,57; 3,69; 3,86 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,56; 3,77; 3,73; 3,47). Các nội dung được thực hiện thường xuyên gồm: Sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận; Hiệu trưởng phân quyền Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; Sắp xếp công việc hợp lý, phân công phân nhiệm rõ ràng cho các cá nhân, đơn vị thực hiện bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung. Sở dĩ các nội dung này đạt mức đánh giá khá trở lên là do Hiệu trưởng các trường khi nhận các công văn của Sở, Phòng GD&ĐT thành phố, các trường mầm non triển khai công tác này rất khẩn trương, nhưng chưa thực sự đạt mức tốt do có trở ngại về số lượng tham gia, số lượng chương trình BD trong năm nhiều mà làm cho chồng chéo.

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác tổ chức ở mức trung bình gồm các nội dung 4,5 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 2,94; 2,97 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,22; 3,02). Các nội dung được thực hiện chưa thường xuyên gồm: Tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; Điều hành nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN. Qua tìm hiểu thực tiễn chúng tôi được biết, hiện nay các trường chưa đồng bộ thực hiện ban chỉ đạo trong quá trình tổ chức triển khai kế hoạch, chủ yếu mệnh lệnh do các cơ quan cấp trên như Sở, phòng gửi công văn, quyết định về trường. Khi phỏng vấn cô Nguyễn Thị N - CBQL trường mầm non cho biết “Trường chúng tôi không thành lập Ban chỉ đạo do trường còn điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất, GV được thông báo về tổ chuyên môn và tự đăng ký nhằm chủ động hơn, CBQL không áp đặt chỉ tiêu tham gia BDGV nữa; hoặc thành lập ban chỉ đạo cùng chồng chéo nhiệm vụ, lãng phí thêm tiền lương nhà nước khi nuôi thêm bộ máy”.

Nhìn chung, công tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS các trường mầm non trên địa bàn thành phố Lào Cai khá đồng bộ, sắp tới cần biện pháp đồng bộ hơn để có thể hoàn thiện tốt nhất công tác này. Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai đã đưa ra thêm các văn bản thể hiện các hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS các trường mầm non.

2.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai

Nhằm đánh giá công tác chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục 1, 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên trường mầm non thành phố Lào Cai‌


STT


Nội dung

Đối tượng trả lời

phiếu

Rất không thường

xuyên

Không thường xuyên


Bình thường


Thường xuyên

Rất thường xuyên

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


1

Chỉ đạo cụ thể việc triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng. Đồng thời, chỉ đạo công tác chuẩn

bị của các bộ phận

CBQL

1

4

12

11

7

35

3,54


GV


12


35


48


53


72


220


3,63


2

Chỉ đạo việc đánh giá năng lực của giáo viên sau bồi dưỡng; Công tác rút kinh nghiệm sau tổ chức

hoạt động bồi dưỡng

CBQL

2

5

12

9

7

35

3,4


GV


18


25


61


54


62


220


3,53


3

Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động

giáo dục KNS cho GVMN

CBQL

5

8

11

7

4

35

2,91


GV


30


45


50


59


36


220


3,12


4

Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt,

học tập, vui chơi

CBQL

4

7

10

8

6

35

3,14


GV


26


41


71


57


25


220


3,06


5

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

trong lập kế hoạch và quản lý lớp họ

CBQL

5

8

12

8

2

35

2,83


GV


27


38


67


63


25


220


3,1


6

Có chính sách phát triển đội ngũ; giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm

cao, đạt chuẩn nghề nghiệp

CBQL

2

5

6

10

12

35

3,71


GV


17


22


61


52


68


220


3,6


7

Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục KNS của môi trường vật chất và tinh thần; môi trường tự nhiên

và xã hội; môi trường bên trong và bên ngoài lớp học

CBQL

5

7

12

10

1

35

2,86


GV


35


41


68


72


4


220


2,86

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác chỉ đạo ở mức cao gồm các nội dung 1, 2, 6 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 3,54; 3,4; 3,71 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,63; 3,53; 3,6). Các nội dung thực hiện mức thường xuyên gồm: Chỉ đạo cụ thể việc triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng. Đồng thời, chỉ đạo công tác chuẩn bị của các bộ phận; Chỉ đạo việc đánh giá năng lực của giáo viên sau bồi dưỡng; Công tác rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động bồi dưỡng; Có chính sách phát triển đội ngũ; giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao, đạt chuẩn nghề nghiệp.

Ý kiến đánh giá của khách thể về công tác chỉ đạo ở mức trung bình gồm các nội dung 3, 4, 5, 7 (ý kiến của CBQL đánh giá lần lượt là 2,91; 3,14; 3,83; 2,86 và ý kiến của GV đánh giá lần lượt là 3,22; 3,02). Các nội dung thực hiện mức chưa thường xuyên gồm: Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN; Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, đồ chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ sinh hoạt, học tập, vui chơi; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch và quản lý lớp học; Chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục KNS của môi trường vật chất và tinh thần; môi trường tự nhiên và xã hội; môi trường bên trong và bên ngoài lớp học. Khi phỏng vấn cô Lê Thị M - GV mầm non chúng tôi ghi nhận ý kiến "Nhà trường chưa bố trí được cơ sở vật chất cho dạy học, điều kiện về tài chính chưa huy động lực lượng trong và ngoài trường, đặc biệt là nguồn lực bên ngoài như các đối tác, các đơn vị tài trợ, nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh,... các điều kiện xây dựng môi trường giáo dục KNS còn hạn chế, chưa được đầu tư có hệ thống, đồng bộ”.

Như vậy, khi chỉ đạo thực hiện BD thì các nhà quản lý nên thay đổi cách làm để tránh tình trạng tập trung vào một số giáo viên thực hiện, nên tạo cơ hội đều như nhau cho các GV khi tham gia BD và tự BD. Việc chỉ đạo này đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các cấp quản lý GD từ Sở rồi đến Ban giám hiệu các trường MN, tổ chuyên môn và đến từng GV. Để thực hiện tốt sự chỉ đạo từ Sở, các trường cần có những văn bản chỉ đạo phù hợp với điều kiện cụ thể của trường mình dựa trên những văn bản chỉ đạo từ cấp trên. Bên cạnh đó hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo tăng cường các hoạt động hỗ trợ, huy động nguồn lực trong và ngoài trường một cách đồng bộ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023