Quy Mô Trường, Lớp, Trẻ Em Mầm Non Thành Phố Lào Cai Từ Năm 2018-2020‌

Với những chủ trương, chính sách về hoạt động giáo dục như trên, muốn thắng lợi thì nhân tố con người là cực kỳ quan trọng, trong đó đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục phải tiến hành việc bồi dưỡng một cách nghiêm chỉnh, thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng với ý thức chấp hành pháp lệnh của Nhà nước. Cả người có trách nhiệm bồi dưỡng cho người khác và người được bồi dưỡng đều phải phát huy cao độ ý thức làm chủ, thấy hết trách nhiệm của mình đối với tương lai của ngành để làm tốt hoạt động này.

* Nội dung, chương trình bồi dưỡng

Nội dung, chương trình bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu bồi dưỡng. Người cán bộ quản lý trong quá trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phải xác định chính xác những kiến thức nội dung, chương trình cho phù hợp với yêu cầu KNS, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động dạy học và tham gia bồi dưỡng.

Nội dung, chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN cần tập trung chủ yếu vào các nội dung KNS, giúp trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Trong đó, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục KNS nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ; kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp; tổ chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế…

* Phương pháp bồi dưỡng cho giáo viên

Phương pháp bồi dưỡng không chỉ tạo sự hứng thú tham gia của GVMN mà còn có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng, đặc biệt là trong bồi dưỡng kỹ năng tổ chức KNS cho GVMN. Phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho GVMN cần phải phù hợp với

nội dung và mục tiêu bồi dưỡng, trong đó bao quát được hết cả 3 nội dung bồi dưỡng: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Nếu các phương pháp bồi dưỡng không được sử dụng một cách phong phú, đa dạng, phù hợp thì sẽ mang lại tác động phiến diện mà không mang đến hiệu quả toàn diện. Trong đó, các chuyên gia thường nặng về các phương pháp lý thuyết và làm việc nhóm từ đó hình thành kiến thức nhiều hơn so với rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động học cho GVMN. Do đó, các chuyên gia cần phải thiết kế các phương pháp bồi dưỡng hướng tới rèn luyện kỹ năng nhiều hơn cho giáo viên để trong và sau khóa bồi dưỡng, GVMN có thể vận dụng được trong thực tiễn dạy học tại các trường mầm non.

* Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Giáo dục KNS cho GVMN đòi hỏi nhà trường phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở vật chất đa dạng, phù hợp, sắp xếp khoa học cho hoạt động học và chơi của trẻ. Việc bồi dưỡng cho GVMN trong giáo dục KNS cũng vậy đòi hỏi nhà trường phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng. Vật chất trong công tác bồi dưỡng phải gắn với vật chất tổ chức lớp học sau này của trẻ, gắn quá trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học với bồi dưỡng cách thức sử dụng, bố trí cơ sở vật chất lớp học cho giáo viên. Từ đó giúp giáo viên trải nghiệm những tiết học điểm trên thực tế để vận dụng, sáng tạo trong tổ chức lớp học sau này.

Kết luận chương 1


Năng lực tổ chức giáo dục KNS là khả năng tác động có chủ đích của GV đến HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện các KNS nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non là một quá trình tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý (CBQL giáo dục) tới khách thể quản lý (GV, HS) trong trường mầm non thực hiện các KNS nhằm giúp cho GV có điều kiện cập nhật kiến thức, kỹ năng làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.

Nội dung Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai được xây dựng theo tiếp cận chức năng quản lý, bao gồm các nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động bồi dưỡng; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng; Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên mầm non.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ LÀO CAI


2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai

Thành phố Lào Cai nằm ở phía bắc tỉnh Lào Cai, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Bảo Thắng; Phía tây giáp huyện Bát Xát và thị xã Sa Pa; Phía nam giáp thị xã Sa Pa và huyện Bảo Thắng;Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Thành phố Lào Cai có diện tích 282,13 km2, dân số năm 2019 là 130.671 người, mật độ dân số đạt 463 người/km2. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 286 km về phía tây bắc và cách thành phố Hà Giang 206 km về phía tây.

Năm 2019, kinh tế - xã hội thành phố Lào Cai tiếp tục có nhiều khởi sắc, với một số kết quả nổi bật như: Thu ngân sách ước đạt 2.205 tỷ đồng; khách du lịch đến thành phố đạt 3,5 triệu lượt; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt trên 1.000 tỷ đồng; công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Kết thúc năm 2019 thành phố có 343 tuyến phố văn minh, 6 tuyến phố kiểu mẫu; 15 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; công tác an sinh xã hội thực hiện hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 0,46%; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo… Đặc biệt, kết thúc năm 2019, thành phố Lào Cai đã hoàn thành 22/22 mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố; trong đó nhiều chỉ tiêu vượt xa so với kế hoạch.

2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục thành phố Lào Cai

Năm học 2018 - 2019 ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố tiếp tục giao mạnh quyền tự chủ cho các nhà trường gắn với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ năm học. Tập chung chỉ đạo quyết liệt nội dung Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tin học, xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giáo dục nhà trường”.

Chỉ đạo các trường tổ chức các hội nghị quán triệt nhiệm vụ thực hiện năm học với mục tiêu nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục thành phố Lào Cai theo

hướng đổi mới căn bản toàn diện, chất lượng cao, tiên tiến, hội nhập đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, tạo tiền đề vững chắc cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa, con người thành phố Lào Cai văn minh, lịch sự.

Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục thành phố theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các xã, phường vùng cao, vùng sâu, vùng ven; chủ động, sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và hội nhập quốc tế. Ở cấp học mầm non thành phố Lào Cai 100% cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo khả năng và nhu cầu của trẻ. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm rõ nét và hiệu quả. Giáo viên tận dụng mọi cơ hội cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm thông qua các hoạt động nhằm phát triển tư duy và khả năng vượt trội của trẻ. Nhiều trường chỉ đạo sát sao việc điều chỉnh bổ sung nội dung trong kế hoạch giáo dục chủ đề để phù hợp với nhận thức của trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị.

Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, trẻ em mầm non thành phố Lào Cai từ năm 2018-2020‌

Năm học

Số lớp

Số trường

Số trẻ

Số CBQL,GV

2017-2018

323

27

9.693

1.035

2018-2019

324

27

9.730

1.034

2019-2020

326

27

9.759

1.034

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai - 7

Năm học 2019-2020, quan tâm đặc biệt đến phát triển số lượng và chất lượng giáo dục mầm non ngoài công lập, trong năm học có 02 trường MNTT đạt chuẩn quốc gia.Trẻ nhận thức đạt 9573/9817 trẻ đạt 97,5% (so với kế hoạch vượt 1,5%); riêng trẻ MG 5 tuổi 2774/2774 trẻ đạt 100%, (so với kế hoạch đạt 100%). 100% các trường phối hợp với Y tế xã/phường trong việc đánh giá, tổ chức cân đo, kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ; tiêm chủng

phòng chống dịch bệnh cho trẻ, trong năm học không có dịch bệnh xảy ra. Trẻ phát triển bình thường về cân nặng 96,3% (so với đầu năm học tăng 0,4%); Trẻ phát triển bình thường về chiều cao 97,2% (so với đầu năm học tăng 0,1%).



PTBT cân nặng

SĐ cân nặng

PTBT chiều cao

SDD chiều cao


Biểu đồ 2.1. Phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ


Về huy động trẻ ra lớp:

- Tỷ lệ huy động trẻ từ 0 - 5 tuổi trên địa bàn ra lớp (tính theo số liệu phổ cập): 8929/11138 đạt 80,2% (so với cùng kỳ năm học trước tăng 0,2%, so với kế hoạch đạt 100%).

- Tỷ lệ huy động trẻ 0 - 2 tuổi ra lớp: 1723/4231 trẻ đạt 40,7%, trong đó: CL 297/4231 = 0,7%; Tư thục 1426/4231 = 33,7%, (so với cùng kỳ năm học trước giảm 0,3%, so với kế hoạch tăng 0,7%).

- Tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp: 6885/6907 trẻ đạt 99,7%, trong đó: CL 4390/6907 = 63,5%; Tư thục 2495/6907 = 36,1% (so với kế hoạch đạt 100%), trong đó: Tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp: 2333/2333 trẻ đạt 100%.

- Tỷ lệ chuyên cần 90,2% (so với kế hoạch đạt 100%), riêng trẻ 5 tuổi đạt 91,8% (so với kế hoạch đạt 99%).

2.1.3. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của khảo sát thực trạng

Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai trong thời gian tới.

2.1.3.2. Nội dung khảo sát thực trạng

Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai;

Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai;

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai.

2.1.3.3. Phương pháp khảo sát thực trạng

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như:quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.

Chúng tôi thiết kế 03 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý và giảng viên (phụ lục 1); học sinh (phụ lục 2); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 3).

2.1.3.4. Địa bàn, khách thể khảo sát thực trạng

- Địa bàn khảo sát: Tại 16 trường mầm non trên địa bàn TP. Lào Cai.

- Khách thể khảo sát: 35 CBQL, 220 giáo viên tại các trường MN thành phố Lào Cai.

2.1.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ khách thể khảo sát.

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm); Trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm).

* Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng(5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.2. Thống kê ý nghĩa mức độ thang đo


Mức

Khoảng điểm

Mức ý nghĩa

Mức đánh giá


5


4.2 - 5.00

Rất quan trọng/ Rất thường xuyên/

tốt/rất khả thi/ rất cần thiết/ tốt

Rất cao


4


3.41 - 4.20

Quan trọng/ thường xuyên/ khá/ khả

thi/ cần thiết/ khá

Cao

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

Trung bình


2


1.81 - 2.60

Không quan trọng/ không thường xuyên/ không hiệu quả/ không khả thi/

không cần thiết/ yếu

Thấp


1


1.00 - 1.80

Rất không quan trọng/ rất không thường xuyên/ rất không hiệu quả/ rất không khả

thi/ rất không hiệu quả/ kém

Rất thấp

2.2. Thực trạng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

2.2.1. Tình hình đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai

Ngay từ đầu năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị quán triệt các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm năm học tới 100% đội ngũ, triển khai siết chặt nền nếp kỷ cương trường học, chủ động giao mạnh quyền tự chủ tới các cơ sở giáo dục phát huy được vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm học. Thống kê báo cáo số liệu của Phòng GD&ĐT và thống kê khảo sát các nhà trường, tổng hợp tình hình đội ngũ giáo viên các trường mầm non thành phố Lào Cai thể hiện như sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí