Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 9


cảm nhận một cách sâu sắc nhất về lễ hội cũng như bản sắc văn hóa của người Khmer.

Lễ Dolta

Còn gọi là tết Sen Đolta với ý nghĩa “cúng ông bà tổ tiên” được coi như lễ vu lan, báo hiếu của đồng bào Khmer Nam Bộ. Được đồng bào Khmer tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Với mục đích nhằm tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai phù hộ cho phum, sóc an vui.

Lễ Sen Đolta mang âm hưởng thâm trầm, đậm sắc thái văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ nói chung và người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng. Bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian chứa đựng những yếu tố mang ý nghĩa tích cực như: thể hiện được truyền thống đạo lí “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc; thông qua nội dung lễ hội đã giúp cho gia đình sum họp, đầm ấm thắt chặt tình đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau trong phum sóc Chính vì vậy vật tượng trưng cho ý nghĩa đó không thể thiếu được là bánh tét (đồng bào gọi là num – Chruôt).

Về mặt tâm linh, từ xa xưa đồng bào Khmer cho rằng ngoài thế giới hiện hữu còn có thế giới hồn linh; con người chỉ chết đi về thể xác, còn linh hồn thì vẫn tồn tại ở cõi vĩnh hằng. Xuất phát từ ý niệm đó, hình thức “Sen” (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống với người đã chết. Việc “Sen” chủ yếu nhằm vào 2 đối tượng là linh hồn những người đã chết có quan hệ huyết thống với mình và những người có công tạo lập, bảo vệ cộng đồng dân tộc (Nguồn: Dulichsoctrang.org).

Lễ Sen Đolta được tổ chức trong 3 ngày, trong những ngày này diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động khác biểu hiện phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau. Được tổ chức tại các chùa, gia đình nào cũng đều nấu một mâm cơm thật tươm tất mang đi chùa cúng vào ngày 30 tháng 8 âm lịch.

- Ngày thứ nhất: còn gọi là ngày cúng tiếp đón. Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, dọn mâm cơm


ngon cùng bánh trái, rượu trà và để bốn chén cơm với bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ, mời họ hàng thân tộc trong phum sóc đến thắp nhang đèn cúng kiến. Mọi người cùng chắp tay lạy và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn những người thân quá cố. Sau đó gia chủ gắp thức ăn mỗi món một ít, rót một chút rượu và trà cúng lên bốn chén cơm xong đem đi đổ ở bốn góc rào chung quanh nhà, mỗi nơi cắm một nén nhang mời linh hồn ông bà về dự cùng con cháu. Buổi chiều, chủ nhà mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối sau khi đã làm mâm cơm. Buổi tối các vị Achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn người quá cố, rồi để ra ngoài chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn. Bên cạnh đó các trò chơi dân gian, văn nghệ và thể thao được tổ chức tại sân chùa thu hút đông đảo bà con cùng tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

- Ngày thứ hai: là ngày cúng chính. Đồng bào Khmer cho rằng linh hồn ông bà mình đã ở chùa từ tối hôm qua, đến trưa ngày hôm sau thì mọi nhà chuẩn bị mâm cơm ngon cùng bánh trái mang vào chùa tổ chức lễ cúng chính. Buổi chiều rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu. Tiếp đó họ hàng bà con lối xóm trong phum sóc mời nhau ăn uống và cùng nhau vui chơi múa hát theo điệu nhạc và tiếng trống cho đến đêm tối.

- Ngày thứ ba: “ngày cúng tiễn” mỗi nhà lại làm mâm cơm và thủ tục như ngày đầu, nhưng chủ nhà gắp thức ăn vào chén, và đổ bốn chén này vào chiếc thuyền làm bằng bẹ chuối, gắn thêm hình nộm cá sấu và treo cờ phướn hình tam giác, thắp một nén nhang rồi thả chiếc thuyền này xuống sông rạch gần nhà để tiễn ông bà về thế giới bên kia. Xong xuôi mọi người mời nhau ăn uống chung vui cho hết ngày cúng. Lễ hội này là thể hiện hiếu đạo của con cái với cha mẹ ông bà tổ tiên nên dù con cháu có đi làm ăn xa xôi nào cũng phải xắp xếp để sum họp với gia đình vào ngày cuối cùng của lễ.

Tiềm năng du lịch nhân văn của người Khmer tại Sóc Trăng – Hiện trạng và giải pháp - 9

Lễ hội Sen Đolta thể hiện sâu sắc tư tưởng Phật giáo ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Khmer nên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lễ hội này được tổ chức không chỉ để tưởng nhớ đến công ơn những người đã mất mà còn thể hiện tấm lòng


thành kính của con cháu đối với cha mẹ ông bà còn sống. Nên mọi người đều chuẩn bị những món ngon hoặc cũng có thể là những sản vật gần gũi với cuộc sống hàng ngày nhưng đều rất tươm tất bày tỏ lòng hiếu kính. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Khmer, cần bảo tồn và lưu truyền.

Lễ Ook Om Bok và hội đua ghe Ngo

Lễ hội Ook Om Bok còn được gọi là “lễ cúng trăng”. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời của dân tộc Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng. Lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng Ka- Đât theo lịch Khmer (tức ngày 15 tháng 10 âm lịch) hàng năm; cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng tốt tươi, lễ Ook Om Bok cũng là lễ tiễn mùa mưa, chào đón mùa khô.

Trong đời sống tâm linh của người Khmer, thần mặt trăng được xem là vị thần quan trọng nên được cộng đồng Khmer suy tôn và thờ cúng. Theo quan niệm từ xưa đến nay của đồng bào Khmer thì mặt trăng được coi là một vị thần điều tiết mưa nắng, đem lại sự phát triển thuận lợi cho mùa màng và công việc đồng áng của họ. Khi mùa màng đã thu hoạch xong, họ làm lễ cúng trăng để thể hiện lòng biết ơn của đồng bào với mặt trăng, xin mặt tiếp nhận những lễ vật do đồng bào dâng. Đặc biệt trong lễ cúng trăng cốm dẹp là vật cúng chính không thể thiếu bên cạnh các nông sản khác như dừa, chuối, khoai lang, khoai mì.

Trước một ngày lễ cúng trăng, vào đêm 14 tháng 10 âm lịch của người Khmer diễn ra tục lệ thả đèn nước, là một trong những hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Ook Om Bok. Chiếc đèn cho nghi thức này có cấu tạo như một ngôi đền, thường được làm bằng thân và bẹ chuối, có trang trí hoa văn và gắn hệ thống đèn nhiều màu sặc sỡ. Đầu đèn có treo cờ phướn, chung quanh cắm đèn cầy và nhang, bên trong có bày các thức cúng. Mở đầu buổi lễ thả đèn nước, sư sãi và đồng bào Khmer thắp nến và nhang xung quanh đèn rồi tụng kinh để tưởng nhớ đến Đức Phật và xin lỗi Đất và Nước vì đã làm dơ bẩn, ô nhiễm nguồn nước và đào xới đất.

Vào ngày 15 tháng 10 âm lịch, không khí quanh phum sóc diễn ra nhộn nhịp. Buổi chiều mỗi gia đình đều đã chuẩn bị chu đáo các lễ vật, đến buổi tối khi mặt trăng vừa ló ra, gia chủ xắp xếp đồ cúng đặt lên một cái bàn đặt trước sân, mọi người đến tham dự sẽ ngồi chắp tay quay mặt về phía mặt trăng làm lễ chờ trăng


lên.Mở màn buổi lễ là tiếng nhạc rộn ràng từ dàn ngũ âm dưới trăng sáng, làm không gian của buổi lễ càng trở nên huyền diệu. Khi trăng lên cao mặt trăng tỏa sáng mọi người sẽ đốt nhang, đèn và rót trà làm lễ tạ ơn mặt trăng sau đó mời một người cao tuổi có uy tín trong phum sóc hoặc trong nhà để làm lễ, người chủ lễ khấn vái tạ ơn và đọc kinh cầu phúc. Cúng xong là nghi thức đút cốm dẹp, dưới ánh trăng người cao tuổi sẽ tận tay đút từng miếng cốm vào miệng của trẻ nhỏ kèm theo những câu hỏi về ước mong của cuộc sống, những câu trả lời của các em sẽ là niềm tin của người lớn vào năm mới. Khi kết thúc nghi lễ đút cốm mọi người quây cùng nhau thưởng thức các lễ vật đã cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi múa hát.

Nghi thức cúng trăng tại chùa được tổ chức qui mô hơn bởi mang tính cộng đồng phum sóc. Nhà chùa chuẩn bị ba cây tre thật thẳng đốn về làm bàn lễ. Hai cậy được trồng cách nhau 4-5m. Cây còn lại được buộc vào 2 cây kia song song với mặt đất tạo thành một chiếc cổng. Cổng được trang trí hoa lá rực rỡ, phía dưới đặt một cái bàn để làm lễ cúng cùng các vật phẩm. Phía trước bàn lễ trải chiếu để bà con ngồi lễ.

Ngoài phần lễ ở trên, phần hội cũng thu hút không kém với nhiều hoạt động như: văn nghệ, đua ghe ngo, thả đèn nước, đèn lồng gió, thi kéo co, đập nồi đất… Một trong những hoạt động sôi nổi và náo nhiệt nhất, được mọi người mong chờ nhất là hội Đua Ghe Ngo. Ghe Ngo theo tiếng người Khmer là “Tuk ngo”, một loại thuyền độc mộc lớn khoét từ thân cây gỗ tốt, hình thoi dài khoảng 22 đến 24m, ngang 1.2m có từ 50-60 tay chèo. Ngày nay không còn thân gỗ lớn để làm thuyền nên Ghe Ngo được đóng bằng nhiều tấm ván ghép vào nhau. Chiếc Ghe Ngo có mũi và lái đều cong lên, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có vẽ con thú tượng trưng cho đội mình. Đua Ghe Ngo quy tụ người khắp phum sóc mới thành một đội nên đòi hỏi tính đoàn kết cao. Chiếc Ghe Ngo được bảo quản tại chùa được che chắn rất cẩn thận tránh mưa nắng, mối mọt và nơi giữ Ghe Ngo là nơi thiêng liêng khi xưa phụ nữ không được đến gần là điều cấm kỵ.

Trước ngày hội đua Ghe Ngo cả tháng, các chùa đã chuẩn bị tuyển chọn các tay chèo là các chàng trai Khmer khỏe mạnh trong các phum sóc để tập luyện sức


dẻo dai và sự điêu luyện khi điều khiển thuyền. Ghe Ngo chỉ được sử dụng vào việc thi đấu, mọi hoạt động liên quan đến ghe đều phải cử hành lễ cầu xin như: lễ khởi công làm ghe ngo, lễ khánh thành ghe ngo, lễ mặc áo cho nghe ngo. Trước giờ đua, người ta làm lễ vật chính là Sla-tho làm bằng quả dừa hoặc thân cây chuối để cắm nhang và nến, sau đó vị sư cả và đại diện phum sóc chọn những thanh niên khỏe mạnh, lực lưỡng làm quân bơi, cử một ngồi ở đầu ghe làm chỉ huy. Đến giờ định người ta thắp nhang, đèn cầy, đánh chiêng trống, ngũ âm reo hò, tập hợp lực lượng. Vị sư cả hoặc thành viên Ban quản trị đứng ra làm chủ lễ, khấn nguyện vị thần bảo hộ ghe ngo đi theo giúp sức để ghe giành chiến thắng. Tàn nhang họ tập hợp lực lượng đẩy ghe xuống nước để đưa đi đến nơi tập hợp. Bắt đầu cuộc đua khi tiếng trống tiếng loa vang rộng hòa trong tiếng reo hò cổ vũ náo động của hàng trăm nghìn người, từng chiếc ghe ngo lao vun vút phóng nhanh tranh nhau về đích. Những đội giành chiến thắng giải thưởng họ đều đem về chùa cúng, với mục đích vui là chính lễ hội còn thể hiện khát khao có một mùa màng bội thu cuả người Khmer. Chính vì vậy lễ hội “Đua Ghe Ngo” là một loại hình thể thao hấp dẫn, náo nhiệt thu hút người xem, từ lâu đã trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch nổi tiếng của Sóc Trăng.

Lễ hội Ook Om Bok của đồng bào Khmer ngày càng phát triển mạnh mẽ, những năm gần đây lễ hội đã trở thành sự kiện văn hóa truyền thống lớn của Sóc Trăng nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung. Năm 2013 đã trở thành “Festival đua ghe ngo đồng bào Khmer, Đồng bằng sông Cửu Long”.

Lễ Thác Côn

Bên cạnh những lễ hội truyền thống chung của dân tộc, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn có những lễ hội riêng hết sức độc đáo, như: lễ hội cúng Phước Biển, lễ hội Thác Côn…

Lễ hội Thác Côn còn được dân gian gọi với cái tên khác rất đặc biệt đó là lễ hội Cúng Dừa bởi vật cúng chủ yếu trong lễ hội này là hàng ngàn trái dừa tươi. Lễ hội diễn ra được tính theo Phật lịch của người Khmer, tương ứng với rằm tháng ba âm lịch vào các ngày 15, 16 và 17. Lễ hội được tổ chức tại An Trạch, thị trấn Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.


Lễ hội Thác Côn xuất hiện cách đây gần trăm năm, gắn liền với truyền thuyết về chiếc Cồng Vàng của vùng An Trạch xưa. Truyền thuyết kể rằng: ngày xưa ở vùng An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng như chiếc cồng vàng. Khi chân người dẫm lên nghe âm vang như tiếng cồng. Một thời gian sau, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Người dân trong vùng cho là sự linh thiêng, nên lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm, cứ đến rằm tháng ba âm lịch, dân làng An Trạch lại tổ chức lễ hội cầu an tại miếu này và gọi đó là lễ hội thác côn. Trong tiếng Khmer, Thác Côn có nghĩa là “đạp cồng”, gợi lại sự tích về tiếng cồng vang lên từ lòng đất.

Lễ hội mang ý nghĩa cầu mong sự an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, giúp người ta nhớ về cội nguồn tổ tiên, ông bà đã sống chan hòa yêu thương nhau hơn. Lễ vật dùng để cúng trong lễ hội Thác côn là những chiếc bình bông được làm bằng trái dừa tươi rất độc đáo, nên còn gọi là lễ hội cúng Dừa. Những chiếc bình bông được trang trí bằng hoa tươi và nhang đèn cắm trên trái dừa ấy được người Khmer gọi là Slathođôn. Chiếc bình bông đẹp được tạo ra từ bàn tay khéo léo của người thợ lành nghề. Đầu tiên, trái dừa được tiện kiểu và cắm hoa tươi như vạn thọ, hoa sen, lá trầu xếp hình nón đẹp mắt đặt trên những cây nhang. Dịp lễ hội đến hai bên đường người dân bày bán những chiếc bình bông sặc sỡ với hàng chục dáng và màu sắc khác nhau, do nhu cầu không chỉ của người dân mà của khách thập phương rất lớn, mỗi kỳ lễ hội An Trạch phải nhập hàng vạn trái dừa. Có thể nói, nghi thức cúng dừa là một trong những nét đặc sắc mà không một lễ hội nào có ngoài lễ hội Thác Côn.

Trong suốt 3 ngày diễn ra lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí thật náo nhiệt, khách xa tới cũng không lo lỡ đường vào buổi tối bởi đêm lễ hội Thác Côn là đêm thức trắng. Đây cũng là dịp giao lưu văn hóa của 3 dân tộc vùng An Trạch chan hòa không khí náo nức của đêm hội trăng rằm qua những điệu múa, lời ca.

Sau khi lễ hội kết thúc là lúc thực hiện nghi lễ cuối cùng mang đậm phong tục của nền nông nghiệp. Ban quản trị của chùa đem những hạt giống do người dân cầu nguyện trên bệ thờ và lấy một ít tro nhang từ các lư hương để vào chiếc mâm, người


mang chiếc mâm đi trước, các phụ nữ đi sau ra đồng dâng cúng đất đai, cúng hồn lúa, cúng những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn, làng mạc, tỏ lòng biết ơn cac vị thần đem lại mưa thuận gió hòa cầu mong vụ sau sẽ trúng mùa hơn.

Như vậy ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Sóc Trăng, Thác Côn còn là lễ hội đặc trưng mang đậm tính chất nông nghiệp, bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa mà du khách ở phương xa ít khi có dịp tham dự.

Lễ hội Cúng Phước Biển

Lễ hội cúng Phước Biển hay còn gọi là lễ hội Chrorumchec, diễn ra trong hai ngày 14 và ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại ấp Đôn Chếch, xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc trăng.

Ban đầu lễ hội này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ, hình thành từ ý tưởng của một nhà sư người Khmer có tên là Tà Hu. Lúc đầu ông dựng một ngôi tháp ở trên giồng cát, gần với chùa Cà Săng, thuộc địa điểm tổ chức lễ hội ngày nay để đồng bào phật tử đến thắp hương và thành tâm chiêm bái. Ông đã chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức ngày rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước, vì đây chính là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp tôm cá. Dần dần buổi làm phước được nhiều người quan tâm và nhiệt tình hưởng ứng vì nó đáp ứng đúng tâm nguyện của họ. (Nguồn: Dulichsoctrang.org)

Lễ cúng Phước biển được bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Sau đó, người ta rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, nơi có dựng sẵn một cái rạp với chiều dài khoảng 8m, chiều ngang 18m. Đây chính là nơi diễn ra các nghi lễ cầu nguyện tam bảo, cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp.

Sau những nghi lễ mang đậm màu sắc tôn giáo là đến những hoạt động hội hè, giải trí. Nhiều trò chơi thể thao văn hóa văn nghệ giàu tính truyền thống của dân tộc đã được tổ chức. Đặc biệt những trò chơi này phần lớn là tái hiện lại các nghề chủ yếu mà cư dân nơi đây dùng để mưu sinh trong cuộc sống hàng ngày của mình như: đua bò kéo xe, đua ghe ngo trên cạn, thi đua tưới rẫy, đẩy xiệp, thi lượm củ hành… Trong phần hội, phần sôi nổi và cuồng nhiệt nhất là cuộc đua bò kéo xe, những


chiếc xe bò chở đầy người, người điều khiển xe bò tay vừa vút roi miệng vừa la hét cố hết sức mình để cho xe mình thắng cuộc. Nhưng sự thắng thua không phải là chuyện quan trọng nhất, ý nghĩa chính của công việc đua xe bò này là nhằm nhắc nhở cho mọi người nhớ về buổi đầu của cuộc sống nông nghiệp. Độc đáo không kém là cuộc đua ghe ngo trên cạn, cuộc đua này chỉ diễn ra vào những năm liên tiếp bị hạn hán, bị mất mùa tất cả kênh rạch đều khô hạn, nên phải đua ghe trên đất cho “động trời” để làm mưa cho mùa màng tươi tốt.

Ngày hội còn có chương trình biểu diễn văn nghệ với những điệu múa uyển chuyển, điêu luyện của các cô gái người dân tộc Khmer. Có cả những vũ điệu cổ truyền như múa khỉ, múa gà của những nghệ nhân Khmer. Tuy diễn ra chỉ trong hai ngày nhưng không khí lễ hội Cúng Phước Biển hết sức tưng bừng và náo nhiệt, rộn ràng với lời ca tiếng hát, tiếng trống của nền nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Khmer.

Lễ hội Cúng Phước Biển Vĩnh Châu đã tồn tại từ hàng trăm năm trước cho đến nay. Đây là lễ hội có nghĩa kép vừa cầu an vừa là cầu siêu, được người dân Khmer không chỉ ở Vĩnh Châu mà còn ở cả tỉnh Sóc Trăng và một số tỉnh lân cận như Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu hưởng ứng nhiệt tình. Chứng tỏ được sức lan tỏa rất lớn của lễ hội, đã tạo được nét độc đáo trong sản phẩm du lịch đặc thù của vùng.

Như vậy qua phần tìm hiểu về các lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, có thể khẳng định mảng lễ hội đã góp phần dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu. Đây chính là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng quí giá cần được bảo tồn và phát huy để phục vụ cho hoạt động du lịch, không chỉ đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế mà còn là sự giao lưu kết nối giữa các địa phương giữa các dân tộc anh em trong quá trình tham gia lễ hội. Để khi nhắc tới mảnh đất Sóc Trăng, người ta có ấn tượng khó phai về một sản phẩm du lịch văn hóa mang sắc thái và giá trị riêng. Đó chính là lễ hội.

2.3.3. Phong tục tập quán‌

Sóc Trăng là mảnh đất có sự đan xen trong cư trú của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa từ lâu đời. Nên trong đời sống có sự cộng hưởng giao lưu giữa các dân tộc với nhau ở truyền thống văn hóa mà cụ thể hơn là ở phong tục tập quán, tuy nhiên mỗi

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí