Nguyên Tắc Quản Lý Thu Chi Tài Chính Của Trường Đhcl


- Đối với các khoản chi không thường xuyên, các trường cần phải thực hiện đúng quy định về quản lý các khoản chi không thường xuyên theo quy định của Nhà nước.

- Phải tổ chức quản lý thu chi tài chính chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm tăng thêm các khoản thu và tiết kiệm các khoản chi cho NSNN.

- Thủ trưởng đơn vị (Hiệu trưởng/ giám đốc) là người phải chịu trách nhiệm về quản lý thu chi tài chính của các trường đại học công lập.

1.2.2.4. Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của trường ĐHCL

Quản lý thu chi tài chính trong trường ĐHCL tuân thủ các nguyên tắc sau [40, trang 29-31]:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý thu chi tài chính đối với trường đại học, các khoản thu - chi trong các trường ĐHCL phải được công khai, minh bạch, có sự tham gia của cán bộ, công chức trong nhà trường.

- Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong quản lý thu chi tài chính được thể hiện qua hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội mặc dù rất khó định lượng song những lợi ích xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý thu chi tài chính trong các trýờng ÐHCL.

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất trong quản lý thu chi tài chính là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc thu, sử dụng nguồn lực tài chính (chi), thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả và hạn chế những tiêu cực, rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu;

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Minh bạch trong quản lý thu chi tài chính là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu chi sẽ tạo điều kiện cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.


công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu - chi của đơn vị, hạn chế những thất thoát, lãng phí.

Quản lý tài chính tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế - 4

1.2.3. Mô hình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL

Việc quản lý thu chi tài chính ở các trường ĐHCL đòi hỏi phải đáp ứng được đầy đủ những nội dung, yêu cầu đặt ra. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ, nội dung, cơ cấu chi của từng nguồn lực tài chính cho sự nghiệp giáo dục đào tạo khác nhau. Nhưng về cơ bản, ta có thể mô tả mô hình quản lý hoạt động thu chi tài chính của các trường ĐHCL ở Việt nam theo như sơ đồ 1.1.

Đầu vào


Nguồn lực tài chính

Đầu ra


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

Mục tiêu kế hoạch đào tạo




Đào tạo

(chính quy, không chính quy, hợp đồng....)


Hoạt động ngoài đào tạo

(NCKH, sản xuất, dịch vụ...)

Ngân sách NN cấp Học sinh, sinh viên, học viên... tốt nghiệp các hệ


Thu sự nghiệp (học phí, lệ phí, dịch vụ...)



Thu khác (viện trợ, dự án...)

Các công trình khoa học Sản phẩm dịch vụ


Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động thu chi tài chính của các ĐHCL


Theo Hauptman: “Có 3 nguồn thu duy trì các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy ở các trường ĐHCL đó là: (i) nguồn ngân sách nhà nước cấp, (ii)


nguồn thu sự nghiệp và (iii) các khoản thu khác” [36]. Với chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục hiện nay thì việc gia tăng học phí được xem như là một giải pháp chủ yếu mà người học chia sẻ chi phí giáo dục với Nhà nước. Nhưng theo Phạm Phụ thì việc áp dụng một mức học phí cao sẽ có nguy cơ loại bỏ những sinh viên nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục đại học [41].

Và một cách làm khác có thể giúp vừa làm gia tăng sự chia sẻ chi phí giáo dục, vừa đáp ứng yêu cầu công bằng là: những sinh viên theo học những ngành được Nhà nước quan tâm phát triển thì sẽ đóng mức học phí thấp, với những sinh viên học các ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao thì sẽ đóng mức học phí cao.

Việc thực hiện chính sách thu học phí hợp lý cùng với việc kết hợp linh hoạt các nguồn thu trong đó tranh thủ mở rộng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, và kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng là biện pháp nhằm bảo đảm nguồn tài chính của các trường ĐHCL ở Việt Nam phát triển bền vững.

1.2.4. Công cụ quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL

1.2.4.1. Công tác kế hoạch

Theo Lê Chi Mai: “Kế hoạch gồm một tập hợp các mục tiêu, cơ cấu chương trình, nguồn thu, chi tiêu và các dự đoán về kết quả thực hiện” [38, trang 104].

Công tác lập kế hoạch là một công cụ quan trọng trong quản lý thu chi tài chính ở các trường đại học công lập, nó đảm bảo cho các khoản thu chi của nhà trường đáng tin cậy hơn. Công tác lập kế hoạch trong quản lý thu chi tài chính tại các trường ĐHCL là quá trình đưa ra kế hoạch (dự toán) ngân sách cho năm tài khóa và xác lập các giải pháp chủ yếu để đảm bảo thực hiện các mục tiêu đề ra.

Việc lập kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá khả năng huy động các nguồn lực tài chính (thu), xác định và lựa chọn nhu cầu chi tiêu, dự kiến phân


bổ nguồn lực cho các nhu cầu đó, đồng thời đảm bảo cân đối giữa thu và nhu cầu chi tiêu. Hàng năm, bộ phận làm công tác kế hoạch tại các trường ĐHCL căn cứ vào 2 cơ sở trong năm báo cáo để lập kế hoạch: Thứ nhất là quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác của trường; Thứ hai là dựa vào số liệu chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản của năm báo cáo.

1.2.4.2. Quy chế chi tiêu nội bộ

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, các trường đại học công lập tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ viên chức trong đơn vị thực hiện và cũng để KBNN kiểm soát chi.

Đồng thời, Khoản 4 Điều 27 thông tư 08/2014/TT-BGDĐT ngày 20/3/2014 quy định: “Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của đại học vùng để thống nhất các nguyên tắc phân bổ, điều tiết, sử dụng kinh phí và các tiêu chuẩn, định mức chi trong toàn Đại học vùng trên cơ sở quy định của pháp luật; thẩm định quy chế chi tiêu nội bộ đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trực thuộc” [2, Điều 27].

Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý thu, chi tài chính, nó đảm bảo các khoản thu chi tài chính của nhà trường được thực hiện theo quy định. Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các nguồn thu, duy trì và khuyến khích mở rộng các nguồn thu, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong toàn trường, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.

1.2.4.3. Công tác kế toán

Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động của các tổ chức: “Kế toán là công cụ theo dõi,


giám sát và kiểm tra hoạt động kinh tế tài chính của các trường ĐHCL giúp cho nhà trường sử dụng các nguồn thu để hoạt động có hiệu quả” [38, trang 222].

Kế toán là một công cụ không thể thiếu trong quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý, đòi hỏi công tác ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng kinh phí của Trường phải kịp thời, chính xác. Các trường ĐHCL thực hiện công tác kế toán và quyết toán thu - chi theo quy định của mục lục NSNN và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ Tài chính [14].

1.2.4.4. Công tác kiểm tra, thanh tra

“Kiểm tra, thanh tra tài chính là việc vận dụng các kỹ thuật và phương pháp quan sát, phân tích, đối chiếu, so sánh một cách có hệ thống các thông tin và dữ liệu qua các tài liệu, sổ sách của chủ thể kiểm tra đối với nhà trường nhằm đánh giá tính đúng đắn, hợp lý và có hiệu quả trong hoạt động thu chi của nhà trường” [38, trang 231].

Chủ thể kiểm tra các trường ĐHCL gồm: Chính phủ (kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước); Bộ tài chính và các vụ của BTC (kiểm tra dự toán, kiểm tra thực hiện từng khoản mục thu, chi); Hệ thống thanh tra tài chính và thanh tra Nhà nước (kiểm tra sau khi thực hiện kế hoạch tài chính, kiểm tra các vụ việc trong hoạt động tài chính) [38, trang 234].

Ngoài ra, kiểm tra còn được thực hiện trong trường hợp đơn vị cấp trên kiểm tra cấp dưới, kiểm tra nội bộ, kiểm tra hoạt động thu chi của kho bạc nhà nước đối với các đơn vị có sử dụng NSNN.

Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về thu, chi tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của các trường Đại học.


1.2.5. Quản lý nguồn thu trong các trường ĐHCL

1.2.5.1. Quản lý nguồn ngân sách Nhà nước cấp

Kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp gồm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị chưa tự bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ)

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.

- Kinh phí thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác…).

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước (nếu có).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý nguồn thu từ ngân sách cấp

Phần NSNN dành cho giáo dục đại học được tập trung quản lý theo những mô hình khác nhau. Đối với những trường ĐHCL do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý. Đối với các trường do các bộ chuyên ngành quản lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các trường này do Bộ chuyên ngành quản lý.


Tuy nhiên, đứng trên phương diện về quản lý hoạt động giáo dục đại học về quy mô, chất lượng, chương trình, chế độ bằng cấp th do Bộ GD&ĐT quản lý. Do đó, việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo. Quá trình quản lý nguồn thu từ NSNN cấp gồm quản lý việc lập dự toán và quản lý việc phân bổ dự toán, cụ thể như sau:

Quá trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đại học được thực hiện bởi Bộ GD&ĐT và các Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên Bộ GD&ĐT vẫn có trách nhiệm chính. Trên cơ sở đó, việc quản lý ngân sách của giáo dục đại học do Bộ GD&ĐT trực tiếp và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách cho các trường do Bộ quyết định sao cho vừa đảm bảo yêu cầu hoạt động của nhà trường, vừa đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả giữ vững được kỷ cương, kỷ luật tài chính.

1.2.5.2. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

a. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp bao gồm:

Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí theo quy định của Pháp luật.

Thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của từng trường như dịch vụ nội trú, dịch vụ y tế...

Thu từ hoạt động sự nghiệp khác như lãi tiền gửi ngân hàng.

b. Quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Quá trình quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phải phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng về mặt xã hội. Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung của cơ chế quản lý thu từ hoạt động sự nghiệp phải được xem xét trên các khía cạnh sau đây:

- Xem xét đến khía cạnh thiết lập mức thu. Mức thu cho sự nghiệp GDĐH chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau đây:

+ Mức thu nhập bình quân của xã hội nói chung, mức thu nhập của người hưởng thụ các dịch vụ GDĐH nói riêng.


+ Chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ GDĐH.

+ Những lợi ích thực tế mang lại cho người thụ hưởng dịch vụ GDĐH.

- Lựa chọn phương thức thu và lĩnh vực thu. Trong thực tế có nhiều phương thức và lĩnh vực thu hoạt động sự nghiệp cho GDĐH. Có thể thu qua phương thức thu học phí, qua các khoản thu từ hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ... Tuy nhiên, căn cứ vào sự phân tích giữa mặt ưu việt và mặt hạn chế của từng phương thức và lĩnh vực thu để xác định trọng tâm sử dụng phương thức và lĩnh vực thu.

Ưu điểm của phương thức thu học phí của người học là gắn trách nhiệm của người học với quá trình đào tạo của nhà trường, phù hợp với nguyên lý người nào được hưởng lợi trực tiếp từ việc cung cấp dịch vụ đào tạo thì phải trả tiền. Hạn chế của phương thức này nguồn thu nhập của người học có hạn lại không đồng đều, để đảm bảo yêu cầu công bằng xã hội, tất yếu phải hình thành nhiều mức học phí, căn cứ vào mức thu nhập của người học. Khó khăn khi quy định nhiều mức học phí là việc điều tra nắm được mức thu nhập của người học trong điều kiện nền kinh tế tiền mặt.

Phương thức thu của GDĐH thông qua việc tập trung một phần thu nhập do hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ có ưu điểm là khuyến khích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tư vấn - một loại hoạt động mang tầm của GDĐH. Tuy nhiên, để có nguồn tài chính từ hoạt động này cần phải đầu tư ban đầu.

Đối với các trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng nhưng không vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2024