Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

Biểu đồ 3 2 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Kết quả khảo sát thu 1


Biểu đồ 3.2.Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo sát thu được cho thấy, cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá tính khả thi ở mức khá cao để có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất hoạt động bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp tại trường cao đẳng than khoáng sản Việt Nam với điểm trung bình từ 2,34 đến 2,75. Tuy nhiên, đánh giá của các khách thể điều tra về tính khả thi của các biện pháp đề xuất có sự khác biệt với đánh giá về tính cần thiết của chúng.

Có 3 biện pháp được đánh giá là rất khả thi là: “Chỉ đạo và đánh giá thực trạng về năng lựcchuyên môn GV” với điểm trung bình là 2,75; “Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV” với điểm trung bình là 2,48; “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp với tình hình thực tiễn” với điểm trung bình là 2,38.

Trong các biện pháp đề xuất, biện pháp “chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng GV phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn” vẫn được CBQL và GV Nhà trường đánh giá có tính khả thi ở mức thấp nhất với điểm trung bình là 2,35. Biện pháp: “Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL” được đánh giá tính khả thi cao nhất

với điểm trung bình 2,7; Biện pháp “hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai bồi dưỡng GV” có điểm trung bình là 2,34.

Như vậy có thể thấy, 6 biện pháp được đề xuất được đánh giá tính cần thiết cao hơn so với tính khả thi. Sở dĩ như vậy theo chúng tôi, nội dung, hình thức bồi dưỡng GV còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, điều kiện thực tế…

Mặc dù vậy có thể thấy, việc xác định hệ thống các biện pháp trên là có cơ sở khoa học và có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn. Nếu được triển khai thực hiện đồng bộ sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh ở trường Cao đẳng SP Khang Khay.

Kết luận chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


Căn cứ kết quả nghiên cứu lý luận, thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, luận án đã xây dựng một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, góp phần bồi dưỡng đội ngũ bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp giai đoạn hiện nay. Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh như đề xuất được đánh giá mức độ cần thiết, khả thi tương đối cao. Một số biện pháp đã được triển khai vận dụng vào thực tiễn quản lý công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh và thu được kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Nhà trường.

Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV của Nhà trường trong thời gian tới.

Biện pháp 1: Chỉ đạo khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực chuyên môn của GV Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCND Lào

Biện pháp 2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh phù hợp với thực tiễn ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCND Lào

Biện pháp 3. Chỉ đạo xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh phong phú, thiết thực, đáp ứng nhu cầu thực tiễn ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCND Lào.

Biện pháp 4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCND Lào.

Biện pháp 5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL

Biện pháp 6. Hoàn thiện cơ chế phối hợp các nguồn lực trong việc triển khai bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Khang Khay, nước CHDCNDL

Việc đề xuất các biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao NLCM cho GV Tiếng Anh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Như vậy, các biện pháp này cần phải tiến hành đồng bộ trong mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh là một nội dung quan trọng trong giai đoạn thực hiện những yêu cầu đổi mới hiện nay. Người là công tác quản lý giáo dục cần phải đầu tư nhiều công sức, tài lực, vật lực cho việc quản lý công tác này vừa là để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ hiện tại vừa là kế sách lâu dài để phát triển chất lượng đội ngũ GV trong tương lai.

Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau:

- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ một số khái niệm cơ bản: Quản lý, bồi dưỡng, bồi dưỡng NLCM cho GV Tiếng Anh, quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.

- Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng SP Khang Khay nước CHDCNDL; Phân tích những mặt mạnh, mặt hạn chế trong tác quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng SP Khang Khay; Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh của Nhà trường.

- Từ sự phân tích, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh và quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL, luận văn đã đề xuất 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh ở trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV của Nhà trường.

Mặc dù chưa có điều kiện thực nghiệm các biện pháp nhưng qua khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, các ý kiến của

lãnh đạo, CBQL, GV trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL đều khẳng định: Các biện pháp đều cần thiết và khả thi, có thể áp dụng vào thực tiễn để quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh tại trường Cao đẳng Khang Khay nước CHDCNDL.

2. Khuyến nghị

- Đối với Nhà trường:

Có sự chỉ đạo và định hướng cho các đơn vị, khoa, tổ môn làm tốt khâu quy hoạch đội ngũ CBQL,GV. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường biên soạn tài liệu bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV theo bồi dưỡng năng lực chuyên môn đảm bảo tính khoa học, đồng bộ.

Tổ chức buổi tọa đàm, trao đổi cho CBQL, tổ trưởng chuyên môn, GV chủ chốt của Nhà trường về việc đánh giá bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh.

Tổ chức công tác bồi dưỡng theo chuyên đề, theo chu kỳ thường xuyên, tạo điều kiện cho CBQL thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình đồng thời cập nhật thông tin khoa học mới nhất, vận dụng linh hoạt, sáng tại vào thực tế Nhà trường.

Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ GV được học tập, bồi dưỡng chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và các nội dung khác theo năng lực chuyên môn. Tạo cơ chế, chính sách, chế độ để GV có điều kiện học tập, rèn luyện vươn lên đáp ứng tốt các yêu cầu về NLCM.

- Đối với CBQL cấp Phòng, Khoa, Tổ chuyên môn:

Phải chủ động tham mưu cho Hiệu trưởng/Hiệu phó phụ trách xây dựng kế hoạch, quy hoạch chuẩn hóa đội ngũ CBQL, GV của trưởng. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV ngắn hạn, dài hạn…

Giúp GV đánh giá chính xác mức độ đáp ứng chuẩn của họ để phấn đấu vươn lên phát triển năng lực nghề nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, động viên khuyến khích GV tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ, đặc biệt nêu cao vấn đề tự học, tự bồi dưỡng thông qua các chuyên đề, hội thảo, hội thi…

- Đối với đội ngũ GV:

Cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh, nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và tích cực rèn luyện kỹ năng sư phạm dựa vào hệ thống các yêu cầu của NLCM đáp ứng yêu cầu về giáo dục và sự phát triển xã hội.

Xác định rõ trách nhiệm của mình, không ngừng học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề và tinh thần tương trợ, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Ban (2015), Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên dạy thực hành tại trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, Luận văn Thạc sĩ.

2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (2000), Quản lý giáo dục - quản lý nhà trường - Một số hướng tiếp cận, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2011), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa quản lý giáo dục, trường CBQL giáo dục và đào tạo Hà Nội.

5. Bộ giáo dục và thể thao của nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2002), Hạn chế vai trò quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng Sư phạm của Bộ giáo dục và thể thao của nước cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2000.

6. Công tác quản lý giáo dục dành cho các hiệu trưởng (2006), NXB Lao động

-Xã hội.

7. Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (1993), Tổ chức Bộ Giáo dục và Thể thao số 61/CP ngày 10/04/1993.

8. Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2008), Luật Giáo dục của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

9. Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2015), Kế hoạch thực trạng Quốc gia về Giáo dục và Thể thao quần chúng đến năm 2015 Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

10.Chương trình phát triển sư phạm và vị trí của giáo viên Khăng Khảy (2010),

Phương pháp làm việc của nhà trường Cao đẳng Sư phạm.

11.Nguyễn Hạnh Dung (1998), Phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí