Vương Quốc Phổ Với Quá Trình Thống Nhất Nước Đức 1864-1871

1870-1871 đã dẫn đến sự rút lui của quân đội Pháp khỏi Rôma. Năm sau (1871), thành Rôm trở thành thủ đô mới của nhà nước Ý thống nhất.

Tóm lại, mùa xuân của các dân tộc những năm 1848-1849 đã định hình con đường phải đi của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Đó không thể là con đường cách mạng của giai cấp tư sản hay quần chúng lao khổ mà là con đường quân sự của Phổ. Cuộc Cách mạng 1848-1849 đã xác định một cách rõ ràng và d ứt khoát rằng trật tự hiện tồn không còn phù hợp với mong muốn của phần lớn các giai tầng xã hội. Vấn đề nước Đức thế kỷ XIX, vì th ế, không đơn thuần là vấn đề thống nhất lãnh thổ hay hành chính mà là v ấn đề cạnh tranh quyền lực giữa các thế lực chính tr ị. Cuộc Cách mạng 1848-1849 đã chính thức xác lập vị trí lãnh đạo và giao phó trách nhiệm thực hiện sứ mệnh thống nhất nước Đức (1848-1871) cho Vương quốc Phổ.

3.3. Vương quốc Phổ với quá trình thống nhất nước Đức 1864-1871

3.3.1. Vương quốc Phổ trong cuộc chiến tranh với Đan Mạch (1864) và Á o

(1866)


3.3.1.1. Chiến tranh với Đan Mạch năm 1864

Nguyên nhân sâu xa: Schleswig-Holstein là một vấn đề tương đối phức tạp

trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX. Sau cuộc xung đột những năm 1848-1851, theo Nghị định thư Luân Đôn năm 1852, Schleswig là một phần lãnh thổ của Đan Mạch, còn Holstein là một thành viên của Liêng bang Đức 1815- 1866, nhưng do Đan Mạch sở hữu và có quyền đại diện trong NVLB ở Frankfurt am Main. Nhìn b ề ngoài, vấn đề Schleswig-Holstein như vậy tạm thời được giải quyết ổn thoả, nhưng các mâu thuẫn và xung đột vẫn âm ỷ cháy bên trong. Chính vì vậy, một cuộc chiến tranh cho mục đích ấy và diễn ra bằng phương thức ấy gần như là không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh các cường quốc châu  u thực tế là khoanh tay ngồi nhìn nhi ều hơn là có những hành động thiết thực và chừng nào quá trình thống nhất nước Đức vẫn chưa thể hoàn tất. Cùng lúc đó, người Đan Mạch không thể thực hiện tham vọng trở thành một đại Đan Mạch mà không có Schleswig và Holstein cũng như các cư dân nói tiếng Đức đang cư ngụ trong các công quốc này. Chính vì th ế, nhiều người cho rằng cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864 có nguồn gốc và diễn ra theo các điều khoản đã được ghi trong Nghị định thư Luân

Đôn năm 1852. Tuy nhiên, một sự mở rộng thành công của Phổ cần thêm một liên minh quốc tế để cân bằng các lợi thế mà cả Anh, Pháp, Nga đang ưu ái dành cho Đan Mạch. Á o cùng nằm trong LB Đức 1815-1866 đã được lựa chọn làm đối tác chiến lược của Phổ trong cuộc chiến với người láng giềng phía B ắc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguyên nhân trực tiếp: vướng mắc đầu tiên trong câu chuyện thống nhất nước Đức của Bismarck chín h là vấn đề Schleswig-Holstein. Cho đến năm 1863, cả Schleswig và Holstein đều nằm dưới quyền sở hữu và quản lý của Đan Mạch, nhưng vấn đề đặt ra là ai quản lý hai công quốc thì đồng thời cũng có quyền thừa kế ngôi báu ở đó. Ngày 15 tháng 11 năm 1863, vua Friedrich VII qua đời mà không có con. Đan Mạch phải tìm vua mới. Cả Holstein và Schleswig nói rằng việc thừa kế ở hai công quốc bị cấm, vì nó được thực hiện thông qua một người họ hàng nữ và họ đưa Hoàng tử Friedrich của dòng Augustenburg lên kế nhiệm ngôi báu. Cũng trong năm 1863, Chính ph ủ Đan Mạch lên kế hoạch sáp nhập Schleswig vào lãnh thổ của mình và thông qua một bản hiến pháp chung cho cả Đan Mạch và Schleswig để thực hiện mục tiêu xây dựng một nhà nước đại Đan Mạch đã đề ra từ trước. Ngày 15 tháng 11 năm 1863, vua Christian IX của Đan Mạch đồng thời trở thành Công tước của Schleswig và Holstein. Ngày 18 tháng 11 năm 1863, ông đã ban hành bản Hiến pháp tháng Mười Một và sáp nhập Schleswig vào Đan Mạch. Cả Á o, Phổ, Nghị viện LB Đức 1815-1866, và các cộng đồng nói tiếng Đức trong hai công quốc nói trên đều lên tiếng phản đối. LB Đức 1815-1866 xem hành động này của Đan Mạch là một sự vi phạm nghiêm trọng đối với Nghị định thư Luân Đôn năm 1852. Mặc dù vậy, người Đan Mạch bỏ ngoài tai tất cả các mối đe dọa của người Đức, vì họ thừa hiểu sự thiếu thống nhất của nước Đức là rất rõ ràng sau thất bại của Hội nghị các hoàng tử ở Frankfurt am Main năm 1863.

Việc Đan Mạch tuyên bố chủ quyền với Schleswig đã đặt Á o vào một vị trí sai lầm ở Holstein. Bismarck thừa biết rằng ông có thể tin tưởng vào sự tham gia của Á o, vì Á o không mu ốn nhìn th ấy Phổ hành động một mình để quyết định các vấn đề của LB Đức 1815-1866. Cùng lúc đó, Bismarck đã sử dụng một cách khôn ngoan các sản phẩm bồi thường ở Rhineland để trung lập Pháp. Sự trung lập của Nga được tưởng thưởng bằng các sự kiện ở Ba Lan và Chiến tranh Crimea 1853-

Vai trò của vương quốc Phổ trong quá trình thống nhất nước Đức 1848 - 1871 - 11

1856. Bên cạnh đó, các cải cách quân sự trong những năm trước đó cho phép Phổ có thể đánh phủ đầu Đan Mạch mà không cần quan tâm đến các yếu tố bên ngoài, vì các nhà nước nói tiếng Đức đều đứng về phía Phổ [164, tr. 7].

Diễn biến và kết quả: ngày 23 và 24 tháng 12 năm 1863, quân đội Hannover và Sachsen đã chiếm Holstein và Lauenburg dưới danh nghĩa làm nghĩa vụ liên bang. Ngày 14 tháng 1 năm 1864, Phổ thiết lập một liên minh với Á o chống Đan Mạch. Ngày 16 tháng 1 năm 1864, Áo và Phổ gửi tối hậu thư yêu cầu Đan Mạch rút lại bản hiến pháp đã công bố, rút quân khỏi Schleswig trong vòng 48 tiếng, và đề nghị đưa vấn đề ra một nghị viện trung lập ở châu  u để tìm phương án giải quyết có lợi nhất cho tất cả các bên có liên quan. Tuy nhiên, Đan Mạch đã từ chối lời đề nghị này của Á o và Phổ với sự hậu thuẫn của Anh.

Tháng 1 năm 1864, Phổ và Áo tuyên chiến với Đan Mạch với nhiều động lực khác nhau. Áo ủng hộ người dòng Augustenburg lên ngôi vương giống Phổ lúc ban đầu. Tuy nhiên, sau đó Phổ chuyển sang kêu gọi chiếm đóng hai công quốc hơn là thiết lập một vương triều mới. Gần như đồng thời, các nỗ lực ngoại giao của Phổ đã vô hiệu hoá bản Hiến pháp tháng Mười Một của Đan Mạch và cuộc chiến bắt đầu khi quân đội Phổ và Áo vượt qua biên giới tiến vào Schleswig ngày 1 tháng 2 năm 1864. Ban đầu, người Đan Mạch tự vệ bằng một bức tường cổ được xây bằng đất có tên là Danevirke, nhưng điều này đã trở nên vô nghĩa trước đạo quân thiện chiến của người Đức. Người Đan Mạch dường như không thực sự chuẩn bị cho cuộc chiến với các lực lượng liên quân của Phổ và Áo. Đan Mạch cũng không thể dựa vào sự giúp đỡ của các đồng minh Scandinavia khác, vì chính h ọ đã hủy bỏ các quyền liên minh quốc tế của Nghị định thư Luân Đôn năm 1852 [72, 75].

Tháng 2 năm 1864, quân Phổ và Á o vượt qua Eider để tiến sâu vào lãnh th ổ Đan Mạch. Cùng lúc đó, nước Anh kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế ở Luân Đôn để tìm ki ếm cơ hội cứu giúp Đan Mạch trong cơn hoạn nạn. Trong lúc các lực lượng quốc tế đang loay hoay tìm kiếm một giải pháp hoà bình có l ợi nhất có thể cho các bên liên quan, quân đội Đan Mạch đã nhanh chóng bị đánh bại toàn diện trên chiến trường. Ngày 18 tháng 7 năm 1864, người Đan Mạch buộc phải đầu hàng vô điều kiện và chấp nhận Hiệp ước Viên năm 1864.

Lợi thế về quân sự đã mang lại cho Á o và Phổ không chỉ một chiến thắng về cơ bản tương đối nhẹ nhàng trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein lần thứ hai năm 1864, mà còn giành quyền kiểm soát luôn hai công quốc này. Theo Hiệp ước Viên ngày 30 tháng 10 năm 1864 và Hiệp ước Gastein ngày 14 tháng 8 năm 1865, Đan Mạch phải cắt Schleswig, Holstein, và Lauenburg cho Phổ và Á o. Sau cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866, tất cả đều thuộc quyền sở hữu của Phổ.

Hậu quả: mặc dù đứng chung trên một chiến tuyến trong cuộc chiến với người Đan Mạch năm 1864, nhưng cả Áo và Phổ đều không thể tận hưởng một mối quan hệ hợp tác trong thời gian sau đó. Cả Phổ lẫn Áo đều không có các kế hoạch rõ ràng về tương lai của Schleswig và Holstein. Sự căng thẳng vốn có giữa Á o và Phổ nhân đó cũng được đẩy lên cao trong các giai đoạn tiếp theo. Trong thực tế, chính Bismarck đã buộc Á o phải chấp nhận Hiệp ước Gastein năm 1865 về việc nước này tiếp quản Schleswig, còn Áo được tự do hành động ở Holstein. Hiệp ước này mang lại cho Phổ nhiều lợi thế đáng kể, vì Holstein c ủa Áo lúc nào cũng được xem như là một phần của sự thất bại và giá trị của Holstein đã bị giảm xuống đáng kể khi Phổ được quyền xây dựng Kiel thành một trạm trung chuyển hàng hải cũng như việc xây dựng các tuyến giao thông và hệ thống bưu điện ở Holstein [164, tr. 7].

Các khu vực tiếp quản của Phổ không giàu có hơn về tài nguyên thiên nhiên và thuận lợi hơn về vị trí địa lý, nhưng nó ôm trọn các phạm vi lãnh thổ mà Á o đang sở hữu trong LB Đức 1815-1866. Muốn đến Schleswig ở phía Bắc giáp với biên giới Đan Mạch, Phổ buộc phải đi qua Holstein của Áo. Điều này buộc Á o không chỉ phải chấp nhận sự hiện diện của Phổ trong các vùng đất do mình ki ểm soát, mà còn các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tiếp cận Schleswig của Phổ. Trong thực tế, đó là chiến lược kiểm soát thế giới nói tiếng Đức của Phổ bằng các biện pháp hoà bình như những gì đã diễn ra đối với vùng Rhineland ở phía Tây giáp với biên giới của nước Pháp sau Hội nghị Viên năm 1815.

Điều này có nghĩa là Áo phải tham gia một cách sâu hơn vào các vấn đề nội bộ của cả hai công quốc, nhưng một mặt vừa phải nằm dưới sự khống chế và kiểm soát của Phổ và mặt khác lại bị chính các nước đồng minh lâu năm của mình ở miền

Nam nước Đức xa lánh, vì h ọ ủng hộ Áo cơ bản trên nguyên tắc cùng chung niềm tin Công giáo miền Nam chứ không phải Tin lành miền Bắc. Cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864, chính vì th ế, đã biến Á o trở thành kẻ thù của Phổ và các nhà nước đồng minh thân cận trong thế giới nói tiếng Đức ở Trung  u.

Trước khi cuộc chiến tranh với Đan Mạch năm 1864 diễn ra, Bismarck khẳng định rằng các cường quốc châu  u sẽ can thiệp chỉ để ngăn chặn việc vi phạm Nghị định thư Luân Đôn năm 1852 về vấn đề Schleswig-Holstein. Tuy nhiên, thực tiễn đã chỉ ra rằng chính ph ủ các nước châu  u đương thời đều xem việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng và quyền kiểm soát của Phổ trong lãnh thổ của hai công quốc của Đan Mạch có thể dẫn đến những hậu quả khó lường cho an ninh và hoà bình c ủa toàn khu vực. Việc chinh phục hai công quốc nói trên chỉ là bước đệm đầu tiên trong nỗ lực thống nhất nước Đức dưới sự cai trị của Phổ. Một cuộc chiến tranh chống Đan Mạch thành công phát đi một tín hi ệu về sự khai sinh của một cường quốc mới ở châu  u lục địa có thể phá bỏ hoặc ít ra làm xói mòn s ự cân bằng của trật tự vốn có ở lục địa già. Việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Phổ cũng được cho là có tính ch ất phá hoại nhiều hơn là xây dựng đối với các chuẩn mực đạo đức ngoại giao đã được thiết lập từ lâu ở châu  u và vì th ế sẽ đe dọa nghiêm trọng các cam kết đã được thừa nhận tại Hội nghị Viên năm 1815.

Như vậy, vấn đề biên giới phía B ắc đã được giải quyết một cách chóng vánh và ổn thoả trong cuộc Chiến tranh Schleswig-Holstein năm 1864. Như mong muốn của phần lớn các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u đương thời, cả hai công quốc cuối cùng đều thuộc về Áo và Phổ. Điều này bề ngoài xem ra là một thắng lợi lớn của người Đức, nhưng trong thực tế lại là cội nguồn cho một cuộc chiến tranh mới mà chính Ph ổ đang mong đợi. Cuộc chiến tranh với Áo năm 1866 không chỉ để giải quyết một trong những vấn đề mấu chốt nhất trong quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX, mà còn là một tất yếu lịch sử không thể tránh khỏi.

3.3.1.2. Chiến tranh với Áo năm 1866

Vấn đề thứ hai trong nỗ lực thống nhất nước Đức của Bismarck diễn ra năm 1866 ở biên giới phía Nam của LB Đức 1815-1866. Cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866 chính là d ấu chấm hết cho cuộc đua song mã trường kỳ giữa hai kỳ phùng địch

thủ không đội trời chung của cộng đồng các cư dân nói tiếng Đức ở Trung  u từ lúc Vương quốc Phổ mới ra đời năm 1701 cho đến lúc Á o phải rút lui khỏi LB Đức 1815-1866 sau cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866.

Tính t ất yếu của cuộc chiến tranh: cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866 hay còn gọi là cuộc nội chiến của những người Đức là một trong những nút thắt tối quan trọng trong quá trình gi ải quyết vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Đó là vấn đề then chốt mà chừng nào vẫn chưa giải quyết xong thì quá trình th ống nhất nước Đức (1848-1871) sẽ vẫn chưa thể hoàn thành. Cả những người trong cuộc lẫn những người ngoài cuộc đều nhận thức được điều này và vấn đề còn lại chỉ là thời gian và địa điểm của trận thư hùng định mệnh của vấn đề nước Đức thế kỷ XIX. Điều này được thể hiện rõ nhất trong cuộc đua song mã giữa Á o và Phổ cho vấn đề nước Đức thế kỷ XIX qua giải pháp tiểu Đức của Phổ hoặc đại Đức của Áo. Đó cũng chính là chìa khoá c ủa vấn đề nước Đức thế kỷ XIX như đã được dự đoán trước đó.

Trong một bài phát biểu tại QHQGF năm 1848, J. G. Droysen cho rằng toàn bộ vấn đề thống nhất nước Đức chỉ đơn giản là một phương án thay thế giữa Phổ và Áo [152, tr. 48-51]. Năm 1850, Friedrich Engels cũng đã chỉ ra rằng các cộng đồng người Đức của Á o từ sau Cách mạng 1848-1849 bị đặt vào một tình th ế phải tự vấn mình v ề những điều mình th ực sự mong muốn rằng họ là người Đức hay người Á o và họ muốn trở thành đồng bào của ai. Tuy nhiên, có một điều đã rõ ràng từ rất lâu là họ sẽ phải từ bỏ một trong hai mối quan hệ ấy [61, tr. 3]. Năm 1856, trong một bức thư gửi tới Thủ tướng Phổ Manteuffel, Bismarck thừa nhận rằng trong một tương lai không xa chắc chắn Phổ sẽ phải chiến đấu cho chính s ự tồn tại của họ chống lại Á o và Phổ không có quyền và khả năng để tránh được điều đó, vì vận mệnh của nước Đức không có giải pháp thay thế [152, tr. 48-51] khả dĩ hơn. Điều này cũng có nghĩa là cuộc đụng đầu giữa Á o và Phổ về vấn đề lãnh đạo nước Đức cũng chính là phương án giải quyết vấn đề nước Đức theo mô hình ti ểu Đức của Phổ hay đại Đức của Áo. Đó là một bước ngoặt quan trọng trên con đường thống nhất nước Đức (1848-1871).

Bối cảnh lịch sử dẫn đến chiến tranh: cùng với các diễn biến trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Ý năm 1866, Bismarck đã tạo ra một môi trường

ngoại giao, trong đó Áo bị đặt vào tình th ế buộc phải tuyên chiến với Phổ. Màn dạo đầu kịch tính c ủa cuộc chiến diễn ra chủ yếu ở Frankfurt am Main, nơi mà cả hai cường quốc cạnh tranh kịch liệt cho vị trí lãnh đạo thế giới nói tiếng Đức trong NVLB, nhưng nguồn gốc của cuộc chiến lại bắt đầu từ các vấn đề ngoại giao của các cường quốc châu  u trong những năm 1863-1866. Tình b ằng hữu của Nga trong Hiệp ước Alvensleben năm 1863 đã góp phần thúc đẩy cuộc chiến nhanh chóng bùng phát như mong muốn của Phổ. Hội nghị Biaritz năm 1865 cũng phát đi một tín hi ệu hết sức tích c ực rằng Napoléon III sẵn sàng đứng ở vị thế trung lập trong các cuộc chiến tranh giữa Á o và Phổ. Thoả thuận bí m ật giữa Phổ và Ý tháng 4 năm 1866 ở Florence về vấn đề Venetia cũng đã đưa Ý về phía Phổ, nhưng lại làm cho cuộc chiến tranh với Á o trở nên tất yếu trong vòng ba tháng. Hiệp ước Á o-Pháp tháng 4 năm 1866 về vấn đề Venetia là bằng chứng cho việc Á o chấp nhận lời khiêu chiến của Phổ trong một tình th ế hết sức khó khăn. Điều này trong thực tế đã đơn giản hoá quá trình th ống nhất nước Đức giữa thế kỷ XIX đến mức tối đa có thể.

Vấn đề duy nhất còn lại là Á o phải tuyên chiến trước để làm ra vẻ như thể Phổ đang bị tấn công trong vòng 3 tháng kể từ khi thoả ước bí m ật giữa Phổ và Ý năm 1864 có hiệu lực. Chính vì thế, bối cảnh trực tiếp của cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866 là một loạt các sự kiện diễn ra ngoài khả năng và tầm kiểm soát của cả hai nước. Trong bối cảnh đó, vấn đề kiểm soát hai công quốc phía B ắc và cải cách LB Đức 1815-1866 trở thành nguồn gốc của cuộc chiến tranh. Để thực hiện thoả ước với Ý , Bismarck đã tìm mọi cách gây hấn ở Holstein để Á o phải điều binh trước khi cuộc xung đột nổ ra. Việc này làm cho Á o trở thành một kẻ xâm lược trong mắt các nước trung lập và cuối cùng cũng buộc phải tuyên chiến với Phổ [164, tr. 8].

Tuy nhiên, giới tư sản Đức tỏ ra hoài nghi về kế hoạch này, vì h ọ đã không dưới một lần chứng kiến mối quan hệ khó khăn và khó hiểu của Bismarck với Nghị viện Phổ [84, tr. 903-905]. Cùng lúc đó, nước Đức thứ ba7 phản đối cuộc chiến tranh của những người anh em. Vào cuối mùa xuân năm 1866, hầu hết các nhà nước


7 Tiêu biểu nhất là Vương quốc Bayern, Württemberg, Đại Công quốc Baden và Hessen-Darmstadt, Công quốc Sachsen-Weimar, Sachsen-Meiningen, Sachsen-Coburg, và Nassau.

thành viên quan trọng nhất của nước Đức thứ ba vẫn phản đối các nỗ lực tái cấu trúc lại thế giới nói tiếng Đức bằng vũ lực của Berlin. Ngày 26 tháng 6 năm 1866, Nghị viện Nassau từ chối cung cấp ngân sách cho quân đội nước này tham gia vào cuộc nội chiến của những người Đức [179, tr. 302]. Việc phản đối các kế hoạch quân sự của Phổ lan rộng ra cả các nhóm xã hội và chính tr ị khác. Trong bối cảnh đó, Phổ cũng tự hiểu ra rằng đồng minh thân cận và đáng tin cậy duy nhất của Phổ chỉ có thể là nước Ý cùng chung kẻ thù.

Ngày 1 tháng 5 năm 1866, Wilhelm I trao toàn quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang của Phổ cho tướng Helmuth von Moltke. Tháng 5 năm 1866, Anh, Pháp, Nga đề nghị tổ chức một hội nghị ở cấp độ châu  u để giải quyết vấn đề Schleswig- Holstein giữa các nhà nước của người Đức, nhưng ngày 1 tháng 6 năm 1866, Áo đã từ chối tham dự hội nghị. Ngày 10 tháng 6 năm 1866, Bismarck đệ trình m ột kế hoạch cải cách LB Đức 1815-1866 nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Á o ra khỏi các vấn đề của người Đức, nhưng một lần nữa lại bị Á o từ chối thẳng thừng và NVLB lên án là một kẻ xâm lược hiếu chiến. Bismarck trả đũa bằng cách tuyên bố giải tán NVLB và chuẩn bị đánh Hannover, Sachsen, Hessen-Kassel [122, tr. 150]. Áo đáp trả bằng cách tuyên chiến với Phổ, nhưng đó là những gì mà Bismarck đang chờ đợi.

Diễn biến và kết quả của cuộc chiến tranh: cuộc Chiến tranh Á o-Phổ năm 1866 kéo dài chỉ 7 tuần và chứng minh tính hi ệu quả của quân Phổ trong cuộc chiến chống lại các lực lượng của Á o. Trận chiến quyết định kéo dài chỉ một ngày gần làng Sadowa đã mang lại cho Phổ một chiến thắng không cần quá nhiều tính toán. Điểm quyết định đã được xác thực ba tuần sau khi chiến tranh bắt đầu bằng trận chiến ở Königgrätz, nơi mà các đội quân chính quy vượt trội về số lượng của Áo đã chấp nhận đầu hàng đội quân được tổ chức và trang bị tốt hơn của Phổ [88, tr. 88].

Sự ưu việt của vũ khí so với Á o là một yếu tố góp phần không nhỏ vào thắng lợi quyết định của Phổ. Hệ thống vũ khí mới phát triển cho phép quân Phổ tiến xa và nhanh hơn trong các trận chiến. Tướng Helmuth von Moltke cũng đã xây dựng được một đội ngũ lãnh đạo tinh nhuệ từ năm 1857 như bộ não của quân đội Phổ. Điều này chứng minh cho Quốc hội Phổ biết về tầm quan trọng của cuộc cải cách

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí