Biện Pháp 5: Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Giám Sát Giờ Dạy Của Giáo Viên Trong Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh


Xây dựng đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ về cơ cấu số lượng, đảm bảo có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, có tâm huyết và tận tụy với nghề.

- Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện biện pháp

Xây dựng phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong nhà trường thông qua việc đề ra các yêu cầu tự bồi dưỡng đối với giáo viên từ đầu năm học về lí luận dạy học, sử dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị trong dạy học. CBQL phải là những người gương mẫu, đi đầu trong phong trào tự học, tự bồi dưỡng. Từ đó, tác động đến nhận thức của thầy, cô giáo trong nhà trường để bản thân thầy, cô giáo có ý thức tự học, tự rèn luyện thường xuyên; tự làm đồ dùng dạy học đơn giản bám sát các chủ điểm trong chương trình; sưu tầm các đồ dùng dạy học có sẵn; soạn giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy (phần mềm powerpoint).

Xác định đối tượng bồi dưỡng; dự kiến các nội dung, thời gian bồi dưỡng; phối hợp với cấp trên để mời báo cáo viên về các nội dung: phương pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh; cách diễn đạt tiếng Anh trong bài giảng trên lớp; bồi dưỡng, tập huấn về phương pháp dạy học, cách sử dụng thiết bị hiện đại (bảng thông minh); cách thiết kế bài giảng E-learning, cách tạo file nghe, tạo clip minh họa.

Cử GV chưa đạt chuẩn năng lực theo qui định bậc 4 (trình độ B2) tham dự các lớp nâng cao năng lực ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng PPDH môn Tiếng Anh do Sở GDĐT tổ chức theo kế hoạch.

Cử GV tham gia hội giảng, hội thảo chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, dự giờ, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị.

Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tiếp cận sách báo, các tạp chí về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, từ đó GV cập nhật kiến thức và tham khảo những bài viết, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH môn tiếng Anh, nhằm tiếp cận các PPDH tích cực, kĩ thuật dạy học hiện đại một cách nhanh chóng và nhận thức việc đổi mới một cách hiệu quả.


- Điều kiện thực hiện biện pháp:

Quán triệt chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc “Xây dựng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục”, tinh thần Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Chính phủ về việc “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, lấy đó làm cơ sở để phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường.

BGH nhà trưởng phải xây dựng được một tập thể có tinh thần cầu tiến cao, luôn luôn biết học hỏi nâng cao trình độ, phải xây dựng được thói quen tự học trong giáo viên, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Xây dựng được qui chế bồi dưỡng rõ ràng, trong đó ban hành các qui định, các chế độ khuyến khích, khen thưởng, kỉ luật cụ thể.

Phối hợp với các phòng, ban của Sở GDĐT trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ GV dạy Tiếng Anh.

Tạo điều kiện cho GV về thời gian, lịch công tác tại trường để GV có thể thuận lợi và yên tâm tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn.

Thường xuyên theo dõi quá trình tự học, tự nâng cao trình độ GV thông qua thái độ nghiêm túc của GV trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ thăm lớp, thao giảng, thực hiện các chuyên đề, thi viết sáng kiến kinh nghiệm hoặc biện pháp hữu ích, có khen thưởng và kỉ luật kịp thời, thúc đẩy GV không ngừng học tập.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát giờ dạy của giáo viên trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Qua kết quả khảo sát thực trạng ở chương 2 về kiểm tra hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở các trường THCS, TPVL, Tỉnh Vĩnh Long, người nghiên cứu nhận thấy GV đánh giá mức thực hiện “trung bình”, qua phỏng vấn CBQL cũng nhận được đánh giá còn hạn chế trong kiểm tra giờ dạy của GV để rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh. Do đó người nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường kiểm tra, giám sát giờ dạy của GV trong thực hiện đổi mới


PPDH môn Tiếng Anh.

- Mục tiêu biện pháp:

Thúc đẩy việc thực hiện đổi mới PPDH của giáo viên, nắm chắc tình hình thực hiện vận dụng đổi mới PPDH của GV, đánh giá quá trình quản lí của TTCM để có các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện của tổ chuyên môn, đề ra những biện pháp thiết thực hơn.

- Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

Kiểm tra, giám sát giờ dạy đổi mới PPDH kết hợp với thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đầu năm học, trong kế hoạch cần qui định cụ thể đối tượng kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, hình thức kiểm tra, thời gian thực hiện. HT, PHT không phải chuyên môn Tiếng Anh thì kết hợp với TTCM hỗ trợ kiểm tra.

Kết hợp giữa kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất, sau mỗi tiết dạy cần có bài kiểm tra để khảo sát mức độ nắm vững bài học của học sinh. Các tiết dự giờ cần được trao đổi rút kinh nghiệm, có phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy kèm biên bản góp ý đầy đủ, làm căn cứ đánh giá xếp loại chuyên môn của GV cuối năm học.

Tăng cường kiểm tra thực hiện các tiết dạy kĩ năng, thông qua đó có thể đánh giá kĩ năng thực hành kĩ năng giao tiếp của HS có đạt được mục tiêu đổi mới PPDH.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

CBQL nhà trường phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hiểu rõ qui chế kiểm tra nội bộ, đánh giá giờ dạy của GV theo tiêu chí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

CBQL nhà trường cần phát huy các mặt tích cực trong quá trình kiểm tra, đánh giá; tránh những căng thẳng không cần thiết, làm cho công tác này thực sự trở thành động lực phát triển phong trào dạy và học tiếng Anh của nhà trường, nhằm đảm bảo thực hiện tốt hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh.


3.2.6. Biện pháp 6: Đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả các phương tiện kĩ thuật phục vụ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh‌

Quản lí các điều kiện CSVC, phương tiện phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh gồm ba yêu cầu liên quan với nhau: đảm bảo có đủ phương tiện; sử dụng và bảo quản tốt. Qua khảo sát thực trạng và quan sát CSVC, thiết bị của các trường cho thấy tình trạng các trường còn thiếu thiết bị hiện đại như Phòng lap, đèn chiếu, tivi, cần thiết phục vụ cho hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh ở các trường. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, người nghiên cứu đề xuất biện pháp đầu tư CSVC, sử dụng có hiệu quả phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

- Mục tiêu của biện pháp:

Đảm bảo điều kiện về phương tiện kĩ thuật hiện đại, giúp cho GV và HS có sự tương tác tốt trong quá trình truyền đạt kiến thức, giúp GV minh họa nội dung dạy học kết hợp vận dụng PPDH tích cực hiệu quả hơn, giúp GV đạt mục tiêu dạy học Tiếng Anh khả thi hơn.

- Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:

HT có kế hoạch bổ sung thiết bị phục vụ đổi mới PPDH tiếng Anh, ưu tiên đầu tư mua sắm các thiết bị hiện đại.

HT tham mưu với cấp trên xây dựng phòng học bộ môn, phòng nghe nhìn, tiến tới đảm bảo xây dựng mỗi trường học có một phòng Lab, trong đó trang bị đủ các phương tiện hiện đại như tai nghe, máy chiếu đa vật thể, máy phát, máy thu âm, hỗ trợ HS luyện tập các kĩ năng nghe, nói đạt hiệu quả.

Tổ chức cho GV thi làm đồ dùng dạy học cấp trường, sưu tầm tranh ảnh, giáo cụ trực quan, thiết kế các biểu bảng tóm tắt cấu trúc ngữ pháp, bổ sung thêm thiết bị được cấp về, giúp cho GV tiết kiệm thời gian trình bày trên bảng, giúp cho HS không nhàm chán khi học Tiếng Anh.

Khuyến khích GV hướng dẫn HS làm đồ dùng dạy học, tạo điều kiện cho GV và HS tham gia các cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, nghiên cứu sáng tạo


khoa học kĩ thuật, sáng tạo kĩ thuật Trần Đại Nghĩa hàng năm.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ đổi mới PPDH (Tivi, cassette, projector, phần mềm dạy học Tiếng Anh). Huy động tối đa các nguồn lực của cộng đồng, tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ cho nhà trường về nhiều mặt, đặc biệt là xây dựng CSVC, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ dạy học và tạo kinh phí tổ chức các hoạt động ngoài giờ học cho HS như sinh hoạt CLB, các hoạt động trải nghiệm và giao lưu với người nước ngoài.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

HT các trường THCS phải có nhận thức rõ ràng về vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện hỗ trợ dạy học đối với bộ môn tiếng Anh.

Kế hoạch xây dựng và hoàn thiện CSVC trong nhà trường phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

PHT phụ trách CSVC phải quản lí việc sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích nguồn tài chính đã huy động được, không đầu tư dàn trải, tập trung đầu tư từng mục theo kế hoạch, mua sắm trang thiết bị phải có chọn lọc để phục vụ tốt cho đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Mỗi biện pháp đều có khả năng tác động riêng đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Sáu biện pháp nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau, hợp thành một thể thống nhất. Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng, không có biện pháp nào là tối ưu, là vạn năng, chúng có mối quan hệ tương tác, tạo thành hệ thống tương đối hoàn chỉnh.

Vì vậy, không thể thực hiện từng biện pháp riêng lẻ mà cần thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm biện pháp với nhau để phát huy tác dụng của chúng. Điều đó cho thấy, CBQL các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long muốn mang lại hiệu quả cao trong quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh cần phải vận dụng linh hoạt các biện pháp, không được thực hiện riêng lẽ. Có như vậy khi thực hiện các biện pháp mới mang lại hiệu quả cao, giúp cho GV


dạy Tiếng Anh và HS của nhà trường đáp ứng mục tiêu, định hướng đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương và ngành.


Biện pháp 6

Biện pháp 1



Biện pháp 5


Biện pháp


Biện pháp 4

Biện pháp 2


Biện pháp 3


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các biện pháp


3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long‌

3.4.1. Mục đích, nội dung, khách thể và phương pháp khảo nghiệm

* Mục đích khảo nghiệm:

Mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS đã được đề xuất, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa


phù hợp.

* Nội dung khảo nghiệm:

- Các biện pháp được đề xuất có thật sự cấp thiết trong công tác quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long?

- Trong các điều kiện như hiện nay, các biện pháp được đề xuất có khả thi, có tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lí đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long?

* Mẫu khảo nghiệm:

Bảng 3.1. Bảng tóm tắt mẫu khảo nghiệm



Trường THCS

PHỎNG VẤN

ĐIỀU TRA BẢNG HỎI

CBQL

GV


Lê Quí Đôn

2

2

11

Nguyễn Trãi

1

1

4

Trần Phú

1

1

2

Cao Thắng

1

1

4

Nguyễn Khuyến

1

2

6

Nguyễn Trường Tộ

2

1

5

Lương Thế Vinh

1

1

3

Nguyễn Đình Chiểu

1

1

5

Tổng cộng

10

10

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 14


* Phương pháp khảo nghiệm:

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi: Phiếu thăm dò (phụ lục 4) được xây dựng bằng các câu hỏi nhằm lấy ý kiến của 40 GV dạy Tiếng Anh để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long.

+ Phương pháp phỏng vấn: Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến phỏng vấn bán cấu trúc trong cuộc phỏng vấn (phụ lục 5). Tổng cộng có 4 cuộc phỏng vấn trực tiếp, 6 cuộc phỏng vấn qua phương tiện điện thoại, 10 bằng email với tổng số người tham gia trả lời là 20.


* Cách thức xử lí số liệu khảo nghiệm

Bảng 3.2. Bảng tóm tắt các thành viên tham gia phỏng vấn


STT

Đối tượng

Hình thức

Mã hóa

1

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB1

2

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB2

3

Hiệu trưởng

Phỏng vấn sâu

CB3

4

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB4

5

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB5

6

Phó hiệu trưởng chuyên môn

Phỏng vấn sâu

CB6

7

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB7

8

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB8

9

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB9

10

Tổ trưởng chuyên môn Tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

CB10

11

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV1

12

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV2

13

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV3

14

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV4

15

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV5

16

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV6

17

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV7

18

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV8

19

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV9

20

Giáo viên dạy tiếng Anh

Phỏng vấn sâu

GV10

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023