Các Đơn Vị Hành Chính Của Tỉnh Long An Tính Đến Năm 2010

Cho đến trước cách mạng 1945, toàn Nam bộ có 22 tỉnh. Tỉnh Long An ngày nay bao trùm tỉnh Tân An va tỉnh chợ lớn lúc bấy giờ.

Tháng 2 năm 1956, huyện Mộc Hóa được tách khỏi Tân An và lập thành tỉnh Mộc Hóa, sau đổi thành Kiến Tường. Phần còn lại của Tân An nhập vào Chợ Lớn lấy tên chung là tỉnh Long An (SL số 143 – NV ngày 22 – 10 – 1956).

Năm 1976, Long An hợp nhất với Kiến Tường thành tỉnh Long An ngày nay. Ngày nay tỉnh Long An có 14 đơn vị hành chính, trong đó có một thị xã (thị xã Tân An nay đã lên thành Thành phố Tân An năm 2010), 15 thị trấn (huyện Đức Hòa có 3 thị trấn), 13 huyện và 166 xã phường, thị trấn.

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Long An tính đến năm 2010



Số xã

Số phường, thị trấn

Toàn tỉnh

166

9

1. Thành phố Tân An

5

11

2. Huyện Vĩnh Hưng

9

1

3. Huyện Mộc Hóa

12

1

4. Huyện Tân Thạnh

12

1

5. Huyện Thạnh Hóa

10

1

6. Huyện Đức Huệ

10

1

7. Huyện Đức Hòa

17

3

8. Huyện Bến Lức

14

1

9. Huyện Thủ Thừa

12

1

10. Huyện Châu Thành

12

1

11. Huyện Tân Trụ

10

1

12. Huyện Cần Đước

16

1

13. Huyện Cần Giuộc

16

1

14. Huyện Tân Hưng

11

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững - 6

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010


2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội‌

2.1.3.1. Dân số‌

Long An có lịch sử hình thành và phát triển trên 300 năm. Theo biến thiên của thời gian và lịch sử, từ những lưu dân đầu tiên khai phá vùng đất phương Nam, vượt qua bao nhiêu khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ, đến nay cộng đồng dân cư Long An đã phát triển gần 1,5 triệu người. Người dân Long An luôn nêu cao truyền thống “trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc” trong chiến đấu và cần cù, sáng tạo trong lao động. Cả cộng đồng đang tích cực xây dựng gia đình ít con, ấm no, hạnh phúc, cùng chung tay góp sức bảo vệ và xây dựng quê hương Long An giàu đẹp.

Theo tài liệu “Địa chí Long An'” (Thạch Phương và Lưu Quang Tuyến chủ biên, do nhà xuất bản Long An và Khoa học - Xã hội xuất bản năm 1989) thì tính đến nay, cộng đồng dân cư Long An, đã có một lịch sử hình thành và phát triển của dân số Long An diễn ra theo những cột mốc lịch sử quan trọng sau:

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII, ước tính tổng dân số khoảng 75.000 người.Sang thế kỷ XIX, năm 1802, chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh chấm dứt. Nhà Nguyễn đã có chủ trương khai hoang, di dân lập ấp, kéo theo các luồng lưu dân mới từ đàng ngoài đã bổ sung vào cộng đồng dân cư Long An.

Các thống kê dân số ở Long An từ năm 1900 đến 1930 cho thấy trong vòng 30 năm số dân Long An từ 265.000 lên 355.000 người. Số tăng bình quân hàng năm là 3.000 người.

Vào giai đoạn 15 năm cuối cùng của chế độ Thực dân Pháp (1930-1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình 12.000 người, gấp 4 lần giai đoạn trước. Vào thời kỳ Mỹ - Diệm, cuối năm 1956 với mưu đồ chia cắt nhỏ từng địa phương để chống phá cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm phân Tân An thành 2 tỉnh Long An và Kiến Tường. Trong những năm 1955-1956, Ngô Đình Diệm còn chủ trương đưa 100.000 đồng bào công giáo di cư vào cấm chốt sâu ở vùng Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng với ý định lập 16 “khu dinh điền” và 5 xã mới dọc biên giới Camphuchia - Việt Nam, đồng thời Diệm cũng di dân từ miền Trung vào Đồng Tháp Mười, góp phần làm tăng thêm dân số khu vực này.

Sau ngày đất nước được thống nhất, địa giới Long An được định hình rõ ràng như ngày nay. Cuộc tổng điều tra dân số lần thứ nhất vào 0h ngày 01-10-1979 thì dân số Long An là 949.200 người. So với dân số cả nước thời đó thì dân số Long An chiếm tỷ lệ 1,8% đứng hàng thứ 8 ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ngày 01- 4 - 1989 Long An tiến hành tổng điều tra dân số lần thứ 2 lúc đó dân số cả tỉnh là 1.120.204 người.

Đến nay về mặt hành chính Long An có 14 huyện, thị xã và 190 xã, phường. Kết quả tổng điều tra dân số lần 3 vào ngày 01- 4 - 1999, dân số Long An đã tăng lên 1.306.202 người. Giữa 2 kỳ tổng điều tra (1989 - 1999) thì dân số Long An đã tăng lên 185.998 người trong 10 năm qua (tăng 16,6%), bình quân tăng mỗi năm 1,55%.

Trong giai đoạn từ 01- 10 - 1979 đến 01- 4 - 1989 dân số Long An tăng bình quân 1,75%. Trong giai đoạn từ 01- 4 -1989 đến 01- 4 - 1999 dân số Long An tăng bình quân 1,5%. Năm 2006, dân số trung bình là 1.436.263 người, đến 2010 dân số trung bình của tỉnh là

1.446.235 người, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 9,9%, tỷ lệ phát triển dân số là 0,69%.

Bảng 2.2: Dân số Long An qua các năm từ 2005 - 2010

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Dân số (người)

1.393.391

1.405.176

1.417.924

1.428.213

1.436.263

1.446.235

Tốc độ gia tăng dân số

(%)


0,8


0,85


0,91


0,73


0,56


0,69

Năm

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010


2.1.3.2. Lao động‌

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Nguồn lao động của tỉnh tăng lên đáng kể qua các năm cụ thể như sau: năm 2006 tăng 2% so với năm 2005, năm 2007 tăng 2,3% so với năm 2006, năm 2008 tăng

1,2% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1,5% so với năm 2008, năm 2010 tăng 0,7% so với

năm 2009.

Đến năm 2010 số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là 937.725 người (chiếm khoảng 94,6%) lao động trong tỉnh. Điều này có thể nhận thấy rằng nguồn lao động của tỉnh Long An rất dồi dào có thể đáp ứng được các nhu cầu về lao động cho phát triển kinh tế.

Về chất lượng nguồn lao động, trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, nguồn nhân lực lao động được đào tạo có chuyên môn kĩ thuật của tỉnh lại phân bố không điều giữa các địa phương, nguồn lao động có chuyên môn tập trung chủ yếu tại thành phố Tân An và các thị trấn của các huyện. Khu vực nông thôn vẫn còn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao và cán bộ quản lý rất nhiều. Đây cũng là một trong những hạn chế của tỉnh Long An trong quá trình hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh trong thời gian tới.

Đối với ngành du lịch của tỉnh rất cần một nguồn lao động lớn có trình độ chuyên môn cao. Chính vì thế trong thời gian tới cần đẩy mạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các lao động phụ vụ vào các lĩnh vực kinh doanh phục vụ du lịch. Qua đó quảng bá được hình ảnh du lịch của Long An ra các vùng miền và vươn xa ra khu vực và thế giới.

Bảng 2.3: Bảng thống kê về nguồn lao động tỉnh Long An 2010.

Đơn vị tính: người


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Nguồn lao động

917.994

936.609

958.494

969.548

984.140

990.973

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

2.1.3.3. Cơ cấu GDP của tỉnh‌

Trong những năm qua cơ cấu GDP của tỉnh Long An có nhiều thay đổi liên tục tăng nhanh theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước và từng bước đi vào ổn định. Tốc độ GDP của tỉnh Long An cụ thể như sau:

Tốc độ tăng GDP hàng năm: 12,6% (2010)

Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế của Long An 2010 (Đơn vị:%)


Cơ cấu kinh tế

2010

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

36,8

Sản xuất và xây dựng

33,19

Thương mại và dịch vụ

30,01

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010

Tổng kim ngạch xuất khẩu 2006 - 2010: 1.120 triệu USD Tổng kim ngạch nhập khẩu 2006 - 2010: 562 triệu USD

Trong 5 năm 2006 - 2010 theo mục tiêu tăng trưởng, tổng GDP được tạo ra khoảng

104.000 tỷ đồng (giá hiện hành).

Tổng quỹ tiêu dùng 5 năm đạt 72.500 tỷ đồng, bằng khoảng 70% GDP. Tỉ lệ tiết kiệm nội địa bằng khoảng 30% GDP. Khả năng huy động tiết kiệm trong tỉnh để đầu tư đạt 80-81% tổng tiết kiệm, tương đương 25.500 tỷ đồng, bằng khoảng 24,5% GDP.

Tỉ lệ thu ngân sách đạt 9 - 9,5% GDP (Chỉ số giá bình quân 6 %/năm). Dự báo cân đối ngân sách trong 5 năm giai đoạn 2006-2010 như sau:

Tổng thu ngân sách Nhà nước (giá hiện hành) khoảng 9.900 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 9.235 tỷ đồng. Cơ cấu thu dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng chi ngân sách 11.710 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển khoảng 36% tổng chi ngân sách Nhà nước (tính cả các khoảng vay và tạm ứng).

2.1.3.4. Thu nhập bình quân trên đầu người‌

Tính đến năm 2010 thu nhập bình quân đầu người/năm trên địa bàn tỉnh Long An là vào khoảng 23,14 triệu đồng/người. Trong những năm qua nhờ các chủ trương của tỉnh đã làm cho thu nhập người dân ngày càng được nâng lên.

So với tình hình thu nhập bình quân với một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì Long An hiện nay vẫn còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Là vùng liền kề với TP.HCM là trung tâm kinh tế tài chính của cả nước đây là một thuận lợi của tỉnh Long An, nhưng so với một số tỉnh liền kề với thành phố như Đồng Nai, Vũng Tàu…thì tình hình thu nhập của người dân của tỉnh Long An còn nhiều hạn chế.

Chính vì thế, trong những năm tiếp theo tình hình thu nhập bình quân theo đầu người của tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và mang nhiều hiệu quả thiết thực khi Đảng bộ tỉnh Long An chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng vào các ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Hiện nay tỉnh đang kêu gọi và thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Long An. Trong đó có những dự án mang tầm cở khu vực, đó là động thái làm tạo cho người lao động của tỉnh có điều kiện làm việc tăng thu nhập kinh tế hơn trong cuộc sống.


Bảng 2.5: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Long An

từ năm 2005 – 2010 Đơn vị: triệu đồng


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

GDP/người

8,26

9,84

12,46

16,69

19,31

23,14

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Long An năm 2010


2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Long An‌

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌

2.2.1.1. Địa hình‌

Địa hình Long An tương đối đơn giản, chủ yếu là địa hình đồng bằng với những sắc thái chung của địa hình đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ, có đặc trưng là châu thổ rất trẻ còn đang độ phát triển, địa hình thấp, bằng phẳng, được bồi tụ bởi trầm tích sông biển và tiếp tục được bồi đắp phù sa sông cho tới nay. Độ trung bình cho toàn lãnh thổ so với mực nước biển khoảng 2m.

Tuy nhiên có một bộ phận nhỏ ở khu vực giáp với Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh có địa hình gò, đồi cao hơn một chút. Ở phía Tây của tỉnh tồn tại đại hình đầm lầy, là một phần của vùng Đồng Tháp Mười.

Long An là một tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long có địa hình đơn giản, bằng phẳng, ít gây ra những cảm hứng nhất định cho khách du lịch, nhưng có vùng Đồng Tháp Mười mênh mông rộng lớn ẩn chứa nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sông nước (có nhiều đầm sen, khu bảo tồn thiên nhiên,…). Tuy nhiên đây là nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Thông qua các hoạt động sản xuất này, văn hóa của con người có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Không chỉ với địa hình bằng phẳng Long An còn có một vùng địa hình trũng và một số dạng địa hình gò đồi đã tạo cho Long An một nét riêng đặc thù của tỉnh.

So với các tỉnh miền Trung và miền Bắc tỉnh Long An không có nhiều địa hình đẹp nhưng nơi đây chứa đựng được các dạng địa hình chuyển tiếp của miền Đông Nam Bộ và Tây

Nam Bộ. Chính vì thế sẽ tạo một sức hút đối với du khách trong và ngoài nước khi đi tham quan du lịch đến Long An.

Với địa hình tương đối bằng phẳng tạo điều kiện cho việc di chuyển và tham quan các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh một cách thuận lợi. Du khách đến đây có thể khám phá những nét đặc trưng của vùng sông nước Miền Tây với nhiều loại phương tiện khi đến tham quan các dạng địa hình trong tỉnh.


2.2.1.2. Khí hậu‌

P P

P P

P P

Lãnh thổ Long An nằm trong vùng khí hậu gió mùa á xích đạo có mùa khô rõ rệt kéo dài. Tổng lượng bức xạ hằng năm đạt 130 - 135kcal/cm2/năm, cán cân bức xạ 70 - 75kcal/cm2/năm tạo cho lãnh thổ có nền nhiệt cao. Tổng nhiệt độ hằng năm hơn 9.300oC.

P P

P P

P P

P P

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27oC - 28oC, biên độ nhiệt trong năm nhỏ 3o - 4oC,

mùa đông không lạnh như các tỉnh Phía Bắc. Nhiệt chế ở đây mang đặc điểm của chế độ xích đạo vì trong biến trình năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.

Trên lãnh thổ tỉnh trong năm thịnh hành 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (tháng 10 đến tháng 4) và gió mùa Tây Nam (tháng 5 đến tháng 9).

Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500mm và phân mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa hạ, khoãng từ tháng 5 - tháng 11, tập trung 90% lượng mưa cả năm, mưa lớn vào tháng 9, 10. Từ tháng 12 đến tháng 4 là thời kỳ ít mưa, gây nên thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt (lượng mưa cực tiểu thường rơi vào tháng 2).

Nhìn chung trên toàn lãnh thổ lượng mưa phân bố tương đối đồng đều, riêng vùng Đông Bắc (Hiệp Hòa) lượng mưa nhiều hơn.

Tuy nhiên ngay trong mùa mưa cũng có thời kỳ hạn xen kẽ, độ ẩm lớn hơn nhiều các tháng khô song sự chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều như lượng mưa.

Nhiệt độ trung bình của tỉnh Long An dao động không nhiều chính vì vậy tạo một điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh.

Long An, mùa nào cũng có thể phát triển du lịch nhưng cao điểm là tập trung vào tháng 12 đến tháng 4, vào mùa này thời tiết rất tốt cho du khách có thể tham quan các di tích lịch sử và thắng cảnh của tỉnh Long An. Mùa này cũng là mùa của các Lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Long An. Chính vì thế mà một lượng khách thập phương rất nhiều nơi thường tụ hội về Long An tham quan khám phá.

Tuy nhiên vào tháng 5 đến tháng 11 du khách cũng có thể tham quan du lịch với một số loại hình tham quan rừng tràm và khám phá hệ sinh thái Đồng Tháp Mười. Nhìn chung nhiệt độ của tỉnh tạo một điều kiện rất thuận lợi cho du khách có thể tham quan Long An. Đến Long

An du lịch vào mùa nào du khách cũng có thể thưởng thức được những đặc sản của từng vùng và các vườn trái cây sum suê trĩu quả mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh.


2.2.1.3. Tài nguyên nước‌

a. Nguồn nước trên mặt

Mạng lưới thủy văn của tỉnh Long An cũng như các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Mê Kông có đặc trưng chung là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Sông lớn nhất chảy qua Long An là sông Vàm Cỏ với hai nhánh là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy qua Tây Ninh rồi vào Long An, làm thành biên giới thiên nhiên của hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ sau đó đi qua các huyện Bến Lức, Cần Đước, đoạn chảy trên đất Long An dài 140 km.

Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ vùng đầm lầy Campuchia, từ Soài Riêng chảy vào Long An theo kênh Cái Cỏ qua các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, thành phố Tân An, đoạn chảy trên đất Long An dài 185 km. Hai nhánh sông này hội nhập với nhau tài Cần Giuộc rồi đổ ra biển qua cửa sông Soài Rạp. Đây là những con sông đẹp, là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời dòng sông cũng ghi lại những chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam gắn với tên tuổi người anh hùng Nguyễn Trung Trực, Trương Định,…

Ngoài ra trên lãnh thổ Long An còn có một số sông nhỏ khác như sông Cần Giuộc dài 38 km, hàng năm nước sông bị nhiễm mặn khoảng 6 tháng do nằm sát biển. Sông Cần Giuộc cũng là nơi chứng kiến những chiến công lịch sử, trận đánh đồn Tây Dương 1861 được ghi lại trong bài tế nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Ngoài mạng lưới sông, rạch chằng chịt, Long An còn có một hệ thống kênh đào khá dày phần lớn tập trung ở các huyện Đồng Tháp Mười và các huyện vùng ven như kênh Hồng Ngự, kênh Dương Văn Dương, kênh Phước Xuyên, kênh Trà Cú Thượng, kênh Bảo Định, kênh Thủ Thừa…

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Long An thuộc chế độ bán thủy triều, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất đồng thời lại là những đường giao thông thuận lợi trong toàn tỉnh cũng như đi các tỉnh khác trong khu vực Nam Bộ.

Long An được xem là vùng của sông nước với rất nhiều kênh rạch chằng chịch, đến với Long An du khách có thể đi tham quan sông nước bằng một loại phương tiện phổ biến của miền Tây Nam Bộ chạy dọc các dòng sông. Du khách còn có thể nghe các điệu hò quen thuộc

hoặc bất chợt du khách cũng có thể nghe những câu hát, câu hò hay những bài tân cổ của vùng quê sông nước.

b. Nguồn nước ngầm

Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào và chất lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bổ ở độ sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.

Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ích đang được khai thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.

Nhờ có hệ thống nước mặt và nước ngầm đã tạo điều kiện cho các hệ sinh thái Long An phát triển, qua đó thu hút nhiều hệ động thực vật sinh sống trên địa bàn tỉnh. Qua đó tạo điều kiện phát triển ngành du lịch của tỉnh.


2.2.1.4. Tài nguyên thực, động vật‌

Thực vật: Trước kia thảm thực vật Long An khá phong phú với nhiều cây thân gỗ như sao, dầu, bằng lăng xen kẽ trảng cỏ, lau, sậy bạt ngàn và những đầm lầy nơi mọc các loại sen, súng... Hiện nay thảm thực vật ấy đã bị phá hủy, thay vào đó là các loại cây trồng ăn quả, cánh đồng, hoa màu.

Ở vùng cửa sông, ven biển chịu ảnh hưởng của nước mặn và nước lợ có các loại cây mắm, đước, dừa nước, ô rô, cóc, giá, chà là…Trong đó ở những vùng đất trũng, bị nhiễm mặn, dừa nước rất phát triển tạo ra những rừng lá rộng lớn ở Cần Đước, Cần Giuộc, Vàm Cỏ.

Ngoài ra ở khu vực Đồng Tháp Mười còn có các loại cây tràm (Tân Thạnh, Vĩnh Hưng) tuy nhiên do sự khai thác chặt bừa bãi những khu rừng tràm nguyên sinh hầu như không còn nữa. Bên cạnh đó còn có các trảng lau sậy, đầm sen, súng…

Động vật: trên đại bàn tỉnh Long An đã phát hiện ra nhiều dấu tích của động vật rừng lớn như heo rừng, báo, tê giác, voi… Tuy nhiên do sự thay đổi lớp phủ thực vật đã dẫn đến sự thay đổi động vật, các loại động vật lớn đã bỏ đi hết nhường chỗ cho các loài động vật nhỏ như chuột, dơi…Ở các v ùng bưng trũng gặp ếch nhái, bò sát (rắn, trăn, rùa…), và một số loài chim sống ở mặt nước hay ven các bưng, rạch.

Do đặc điểm địa hình với những vùng trũng ngập nước, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, Long An là nơi giàu về tài nguyên động vật nước như cá, tôm, ốc, trai… Theo thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Long An có tới 120 loài cá nước ngọt thộc hai nhóm cá sông và cá đồng và nhiều loại tôm: tôm càng xanh (rất có giá trị xuất khẩu), tôm sú, tôm đất, tôm bạc thẻ, tép bạc, tép bò…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023