Ý Kiến Của Học Sinh Về Các Chủ Đề Đã Được Tổ Chức Thực Hiện

Kết quả thu được là 64% ý kiến cho rằng thực hiên mở rộng theo hướng nội dung các chủ đề, 7% ý kiến mở rộng nội dung theo hướng tích hợp nôi dung của nhiều môn học khác nhau và 21% ý kiến mở rộng theo hướng tích hợp với các chủ đề tự chọn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn và quan sát chúng tôi nhận thấy việc thực hiện chương trình vẫn còn mang tính hình thức (có 11/14 giáo viên chiếm 79% nhận xét rằng việc thực hiện các nội dung của những chủ đề vẫn còn mang tính hình thức). Do nhiều nguyên nhân như nhận thức chưa đúng coi đây là hoạt động phụ, không đánh giá xếp loại học lực, trình độ học sinh còn hạn chế, nhiều hoạt động không thể tổ chức vì thiếu phương tiện thực hiện nên việc thực hiện chưa phát huy được hết vai trò của HĐGDNGLL.

Về qui mô: Tùy từng chủ đề, tùy điều kiện của từng trường mà việc tổ chức thực hiện theo lớp, khối, hoặc nhà trường.

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành phỏng vấn 14 giáo viên giảng dạy tổ chức HĐGDNGLL có tới 12/14 giáo viên chiếm 90% được phỏng vấn trả lời tổ chức thực hiên theo hình thức lớp học, 2/14 ý kiến chiếm 10% tổ chức thực hiện theo trường.

Như vậy, giữa kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn có sự khác biệt nhau. Khi được phỏng vấn thì hầu hết trả lời tổ chức thực hiện theo lớp 90% nhưng kết quả phiếu hỏi thì việc tổ chức thực hiện theo qui mô lớp, khối, trường tương đối đồng đều theo các chủ đề. Lý do của sự khác biệt này là khi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi những giáo viên không tham gia giảng dạy lựa chọn tổ chức theo qui mô nhà trường chiếm ưu thế. Còn khi tiến hành phỏng vấn chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn sâu những giáo viên đang trực tiếp tổ chức thực hiện HĐGDNGLL những giáo viên này cho biết việc thực hiện theo thời lượng của chương trình và chủ yếu diễn ra theo qui mô lớp học.

Một số chủ đề không được giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức theo qui mô lớp, khối hay trường. Khi chúng tôi hỏi tại sao? Thì được biết các chủ đề: Hè vui, khỏe và bổ ích và các chủ đề tự chọn giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà vì đây là chủ đề không bắt buộc.

Qua điều tra cán bộ quản lý và giáo viên chúng tôi nhận thấy mặc dù việc thực hiện nội dung của các chủ đề hầu hết diễn ra theo đúng quy định và có sự mở rộng nhưng hiệu quả của việc thực hiện chương trình còn hạn chế. Nguyên nhân là do giáo viên vẫn coi đây là môn phụ nên kỹ năng tổ chức, kỹ năng thiết kế và đổi mới phương pháp chưa được chú trọng. Ngoài ra nhiều chủ đề không được tổ chức vì thiếu phương tiện, trang thiết bị tổ chức.

Để tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề đã được tiến hành chúng tôi tiếp tục điều tra trên 168 học sinh theo hai hướng là những chủ đề đã tham gia và quy mô.

+ Kết quả khảo sát đối với học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện

Bảng 2.4. Ý kiến của học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện



Các chủ đề

tham gia

Chưa

tham gia

Qui mô

Lớp

Khối

Trường

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Truyền thống nhà trường

168

100

0

0

96

57

8

5

64

38

2. Chăm ngoan, học giỏi

168

100

0

0

80

48

14

8

74

44

3. Tôn sư trọng đạo

168

100

0

0

119

71

20

12

29

17

4. Uống nước nhớ nguồn

168

100

0

0

122

73

20

12

26

15

5. Mừng Đảng, mừng xuân

158

94

10

6

114

68

14

8

30

18

6. Bác Hồ kính yêu

126

75

42

25

88

52

10

6

28

17

7. Hè vui, khỏe và bổ ích

102

61

66

39

62

37

4

2

36

21

8. An toàn giao thông

104

62

64

38

78

46

8

5

18

11

9. Yêu quý mẹ và cô giáo

138

82

30

18

28

17

4

2

106

63

10. Hòa bình và hữu nghị

96

57

72

43

30

18

16

10

50

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 8

Qua phân tích số liệu điều tra học sinh chúng tôi thấy các chủ đề: 1,2,3,4 học sinh tham gia đầy đủ (chiếm 100%), các chủ đề còn lại học

sinh tham gia chưa đầy đủ.

Lý do mà học sinh không tham gia các chủ đề trên là do nhà trường không tổ chức vì đó là những chủ đề không bắt buộc thực hiện nên việc thực

hiện các chủ đề này cũng khác nhau giữa các giáo viên như: tích hợp vào các chủ đề hàng tháng, giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà, có giáo viên lại không tổ chức. Có những chủ đề giáo viên không thực hiện vì kĩ năng thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung của nhiều môn học còn hạn chế, kĩ năng huy động các lực lượng giáo dục còn thiếu, kĩ năng tổ chức các hoạt động chưa cao. Ngoài ra điều kiện sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức các hoạt động.

Về qui mô: Hầu hết các học sinh cho rằng tổ chức thực hiện theo qui mô lớp học. Trong đó, các chủ đề tôn sư trọng đạo chiếm 71%, uống nước nhớ nguồn chiếm 73%, mừng Đảng, mừng xuân chiếm 68%; truyền thống nhà trường chiếm 57%. Qui mô tổ chức thực hiện ở cấp trường, khối hay lớp còn phụ thuộc vào nội dung của từng chủ đề vào điều kiện của từng trường.

Như vậy, việc tham gia các chủ đề cũng thể hiện việc thực hiện chương trình chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Học sinh tham gia đầy đủ ở những chủ đề đầu năm học còn những chủ đề sau việc tham gia của học sinh chưa đầy đủ.

2.3.3. Thực trạng về hình thức tổ chức HĐGDNGLL ở một số trường TH thành phố Hạ Long Tỉnh Quảng Ninh

- Kết quả khảo sát đối với giáo viên và cán bộ quản lí về các hình thức tổ chức HĐGDNGLL:

Để điều tra vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi: Thầy (cô) hãy nêu những hình thức tổ chức HĐGDNGLL mà lớp, khối, trường thầy (cô) đã tiến hành, người chịu trách nhiệm chính là ai? Lực lượng tham gia? Theo thầy (cô) các hình thức này đạt hiệu quả ở mức độ nào? Vì sao?

Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Những hình thức tổ chức mà 100% giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng đã tiến hành gồm: Thi tìm hiểu theo chủ đề; Thi hát, múa, kể chuyên. Tổ chức

trò chơi chiếm 92%. Những hình thức tổ chức bao gồm các chủ đề: Tham quan (5%), Diễn đàn (6%), Câu lạc bộ (9%), các hình thức khác chiếm 28%.

Như vậy, thực trạng việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL mới chỉ tập trung vào một số ít hình thức như thi hát, múa, kể chuyện và tìm hiểu theo chủ đề được tổ chức thường xuyên hơn, những hình thức rất ít được tổ chức thực hiện đó là tham quan, diễn đàn, câu lạc bộ.

Theo đánh giá chung của giáo viên và cán bộ quản lý, hiệu quả của những hình thức tổ chức đã được tiến hành chưa cao, vì học sinh còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia hoạt động; giáo viên chưa được đào tạo bài bản, việc thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung các môn học hạn chế, vai trò cố vấn, khả năng huy động lực lượng tham gia còn chưa tốt, việc đổi mới phương pháp chưa được chú trọng hơn nữa điều kiện sân bãi, phòng học, thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động.

- Kết quả đánh giá của học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện:

Bảng 2.5. Ý kiến của học sinh về các chủ đề đã được tổ chức thực hiện



Các chủ đề

Hình thức

Đơn điệu

Phong phú

SL

%

SL

%

1. Truyền thống nhà trường

110

65

58

35

2. Chăm ngoan, học giỏi

102

61

66

39

3. Tôn sư trọng đạo

86

51

82

49

4. Uống nước nhớ nguồn

108

64

60

36

5. Mừng Đảng, mừng xuân

94

56

64

38

6. Bác Hồ kính yêu

70

42

56

33

7. Hè vui, khỏe và bổ ích

76

45

26

15

8. An toàn giao thông

74

44

30

18

9. Yêu quý mẹ và cô giáo

83

49

55

33

10. Hòa bình và hữu nghị

79

47

17

10

Bảng trên cho thấy trực trạng hình thức tổ chức còn đơn điệu, thường chỉ lặp đi, lặp lại một hoặc hai hình thức, cụ thể như sau: truyền thống nhà trường chiếm 65%, chăm ngoan, học giỏi chiếm 61%, uống nước nhớ nguồn chiếm 64%, tôn sư trọng đạo chiếm 51%, mừng Đảng, mừng xuân chiếm 56%.

Số ít học sinh cho rằng hình thức tổ chức của các chủ đề là phong phú. Các hoạt động tổ chức ngoài khuôn viên trường hoặc mang tính tập thể thực tiễn cao thường ít được thực hiện

Bên cạnh đó chúng tôi còn tìm hiểu của học sinh thái độ mức độ tham gia các hình thức tổ chức HĐGDNGLL của học sinh.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Thái độ học sinh mức độ tham gia các hình thức tổ chức HĐGDNGLL

Những hình thức tổ chức HĐGDNGLL đã tiến hành

Thái độ

Thích

Bình thường

Không thích

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thi tìm hiểu theo chủ đề

48

29

98

58

22

13

2. Thi hát, múa, kể chuyên

12

7

67

40

89

53

3. Tổ chức trò chơi

12

7

120

71

36

21

4. Tham quan

152

90

16

10

0

0

5. Dã ngoại

132

79

21

13

15

8

Qua bảng trên ta thấy những hình thức tổ chức mà học sinh rất thích như là tổ chức tham quan, dã ngoại. Đây là những hình thức thường không được tổ chức trong khuôn viên nhà trường mà mang tính thực tế cao hơn. Đối với hình thức tham quan chủ yếu do các lớp tự tổ chức nên mang tính tự phát, như vậy không đảm bảo được sự an toàn cho các em học sinh.

Qua khảo sát chúng tôi được biết lý do phần lớn học sinh không thích tham gia các hình thức tham quan, diễn đàn, câu lạc bộ là vì đối với những hình thức hoạt động này nhà trường tổ chức còn đơn điệu, không tạo được sự hấp dẫn đối với các em.

Như vậy, thực tế các hình thức tổ chức HĐGDNGLL còn đơn điệu, mới chỉ tập trung vào một số hình thức mà chưa kết hợp được đa dạng các loại hình khác nhau khi tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL cho học sinh.Vì vậy, giáo viên cần luôn bổ sung, tạo ra sự hấp dẫn để lôi cuốn các em học sinh tự giác, tích cực tham gia.

2.3.4. Thực trạng về việc sử dụng các phương pháp tổ chức thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở một số trường TH thành phố Hạ Long

Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên thông qua phiếu hỏi kết hợp với phỏng vấn và quan sát.

Kết quả thu được ở bảng dưới đây:

Bảng 2.7. Tự đánh giá của giáo viên mức độ và hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng trong việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL‌


Các phương pháp

Mức độ

Hiệu quả

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ


Cao

Trung

bình


Thấp

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1. Thuyết trình

43

63

25

37

0

0

11

17

46

67

11

17

2. Thảo luận

30

44

38

56

0

0

23

34

36

53

9

13

3. Đóng vai

0

0

11

17

57

83

8

12

3

5

0

0

4. Giải quyết vấn đề

32

47

36

53

0

0

31

46

37

54

0

0

5 Giao nhiệm vụ

5

7

48

71

15

22

16

24

32

48

0

0

6. Diễn đàn

0

0

16

24

52

76

6

9

10

15

0

0

7.Trò chơi

24

35

39

57

5

8

16

24

47

69

0

0

Về mức độ sử dụng các phương pháp: Bảng 2.7 cho thấy giáo viên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL nhưng mức độ sử dụng phương pháp không giống nhau. Trong đó phương pháp

được sử dụng thường xuyên nhất là phương pháp thuyết trình (chiếm 63%); những phương pháp giáo viên thỉnh thoảng sử dụng gồm: thảo luận (chiếm 56%), giải quyết vấn đề (chiếm 53%) và trò chơi (chiếm 57%). Tuy nhiên, một số phương pháp hầu như không được giáo viên sử dụng: đóng vai (chiếm 83%) và diễn đàn (chiếm 76%).

Đánh giá hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng: Nhìn chung phần lớn giáo viên cho rằng hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng ở mức trung bình. Trong đó phương pháp thuyết trình chiếm 67%, trò chơi chiếm 69% Những phương pháp được đánh giá đạt hiệu quả cao: thảo luận chỉ chiếm 34%, giải quyết vấn đề chỉ chiếm 46%, có những phương pháp được đánh giá ở mức độ cao nhưng lại chiếm tỉ lệ thấp như: đóng vai chiếm 12%, diễn đàn chiếm 9%, thuyết trình chiếm 17%.

Như vậy, theo nhận định chung của giáo viên thì hiệu quả các phương pháp đã sử dụng chưa cao vì giáo viên chưa chú trọng việc đổi mới phương pháp nên chưa phát huy được vai trò chủ thể của học sinh.

Qua phỏng vấn và quan sát chúng tôi được biết giáo viên chủ yếu là thuyết trình, sử dụng rất ít những phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên chưa quan tâm tới việc đổi mới phương pháp là vì họ cho rằng mất rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị cho hoạt động trong khi đó năng lực tổ chức của giáo viên còn hạn chế, điều kiện sân bãi, trang thiết bị chưa đáp ứng điều này dẫn tới tâm lý ngại làm, ngại thay đổi.

Như vậy, việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL vẫn chỉ mang tính hình thức, không chú ý đến việc đổi mới phương pháp, chưa khai thác được hết tiềm năng của học sinh, vai trò chủ thể học sinh bị mờ nhạt trong các tiết học. Nội dung các chủ đề ít thay km, đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng gây nên sự nhàm chán, uể oải trong hoạt động dẫn tới hiệu quả giáo dục không cao.

2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng KN tổ chức hoạt động GDNGLL cho GV các trường tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học

Để xác định thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, chúng tôi sử dụng câu hỏi (trong phụ lục

2) dành cho BGH nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên không? Để có kết quả chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 26 giáo viên và kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học của Tỉnh Quảng Ninh‌‌


TT


Trường

KH

năm học

Học kì

Tháng

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1

- Trường Tiểu học Lê Hồng Phong

24

92

17

65

9

35

2

- Trường Tiểu học Minh Hà

20

77

15

58

5

19

3

- Trường Tiểu học Cao Thắng

20

77

12

46

6

23

4

- Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

24

92

13

50

5

9

5

- Trường Tiểu học Võ Thị Sáu

20

77

15

58

5

9

Từ bảng số liệu trên cho thấy các trường tiểu học được khảo sát thường xuyên lập kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hàng năm là chủ yếu còn kế hoạch theo từng tháng để bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chưa được thực hiện một cách thường xuyên như tại trường tiểu học Minh Hà chỉ có 19,3% có kế hoạch hàng tháng. Cũng theo bảng số liệu sự chênh lệch giữa các trường không nhiều, trường tiểu học Lê Hồng Phong và Trần Hưng Đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên nhiều hơn. Từ đây ta thấy các trường tiểu học TP Hạ Long cần đẩy mạnh hơn nữa việc lập kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao năng lực tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023