Chỉ Đạo Đổi Mới Phương Pháp Và Hình Thức Tổ Chức Bồi Dưỡng Theo Hướng Phát Huy Vai Trò Chủ Thể Của Giáo Viên Tham Gia Bồi Dưỡng

và Cán bộ quản lí nhà trường sẽ giữ vai trò người hỗ trợ, định hướng cho bồi dưỡng giáo viên.

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo xây dựng đội ngũ giảng viên; đề xuất và vận động các nguồn lực, dự án đầu tư, tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động cho giáo viên cấp tỉnh, huyện.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá giáo viên, gắn trách nhiệm, bồi dưỡng kỹ năng với từng giáo viên; tổ chức đánh giá, biểu dương, khen thưởng giáo viên thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, được học viên, các bộ đánh giá cao.

Huy động nguồn tài chính từ các cơ quan ban ngành để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Giảng viên tổ chức thực hiện HĐGDNGLL phải nắm vững năng lực của đội ngũ giáo viên.

Có kế hoạch xây dựng phát triển mạng lưới giáo viên cốt cán và đồng thời phải làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục các Ban ngành, huy động nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng.

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng theo hướng phát huy vai trò chủ thể của giáo viên tham gia bồi dưỡng

* Mục tiêu của biện pháp:

Xác định rõ công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho giáo viên Tiểu học, đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao kết quả của hoạt động bồi dưỡng nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực bồi dưỡng. Đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng còn có tác dụng phát huy vai trò tự bồi dưỡng của giáo viên Tiểu học, nhằm biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

* Nội dung và cách thực hiện của biện pháp:

Đặc thù là thực hiện vai trò kép vừa chỉ đạo, định hướng hoạt động cho cơ sở, vừa trực tiếp triển khai nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hoạt động của

Quản lí bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên tiểu học thành phố Hạ Long, Quảng Ninh - 11

nhà trường. Hầu hết giáo viên đều có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng, Đại học trở lên, nhiều người có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Vì vậy để đảm bảo tính đối tượng, tính thực tế, tính hiệu quả trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm thu hút các giáo viên tham gia bồi dưỡng, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng.

- Đổi mới phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động theo phương thức lấy người học (học viên) là trung tâm, dựa vào kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của học viên, gắn với hoạt động thực tế. Giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn, dẫn dắt, định hướng, điều hành, khuyến khích mọi người tích cực chủ động tham gia, chuyển tải kiến thức, kỹ năng bằng nhiều cách (người hướng dẫn -> học viên; học viên -> học viên; học viên

-> người hướng dẫn).

Tăng cường sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại trong hoạt động bồi dưỡng nhằm thu hút đối tượng bồi dưỡng cùng tham gia và tích cực hóa hoạt động tự bồi dưỡng cho giáo viên. Giáo viên cần tăng cường sử dụng phương pháp đóng vai, phương pháp dự án, phương pháp tình huống nhằm tạo môi trường trải nghiệm tập luyện kỹ năng cho giáo viên Tiểu học.

- Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau phát huy cao nhất tính tích cực, chủ động tham gia của người học, cụ thể:

+ Sử dụng phương pháp thuyết trình để phân tích lý thuyết, lý luận, diễn giải các vấn đề, nội dung, kiến thức, tổng hợp, chốt lại các vấn đề... (hạn chế thuyết trình một chiều, chung chung).

+ Sử dụng phương pháp động não nhằm khai thác thông tin, kinh nghiệm, phát huy tính sáng tạo của học viên thông qua việc giảng viên nêu câu hỏi, nêu vấn đề dẫn dắt học viên suy nghĩ, tìm tòi, trả lời, đưa ra các sáng kiến,

+ Phương pháp tổ chức thảo luận nhóm: Tăng cường sự giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, từ đó làm sâu kiến thức, học hỏi rèn luyện kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động.

+ Phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống: Đưa học viên vào những tình huống giả định, trường hợp gần với thực tế, khái quát từ thực tế để đóng vai xử lý, giải quyết, thực hành, làm thử từ đó rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp ứng xử, tổ chức hoạt động hiệu quả trên thực tế.

+ Phương pháp tham quan mô hình trải nghiệm thực tế: Tổ chức cho học viên tham quan các chương trình, mô hình hoạt động thực tế (các chiến dịch truyền thông; các mô hình kinh tế; hoạt động CLB...) để tự học, rút ra kinh nghiệm, viết thu hoạch về chuyến tham quan thực tế.

+ Phương pháp kết hợp lý thuyết - thực hành: Gắn lý thuyết với việc thực hành tổ chức các hoạt động cụ thể (tổ chức sự kiện truyền thông, thi, viết tin, bài, tập tuyên truyền miệng, tập thuyết trình, hùng biện, dẫn chương trình...) để rèn luyện các kỹ năng hoạt động cần có của giáo viên.

+ Phương pháp tự học: Khuyến khích, động viên giáo viên tự nguyện đăng ký tham gia các khóa đào tạo tại địa phương hoặc ở thành phố do các ban, ngành, đơn vị chuyên môn tổ chức; tự nghiên cứu tham khảo sách, báo, tài liệu và vận dụng để nâng cao kỹ năng hoạt động.

+ Phương pháp tổ chức cuộc thi giáo viên giỏi, xử lý tình huống thông minh trong giờ học HĐGDNGLL: thi là một trong hình thức vừa giúp cho giáo viên được thể hiện kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng hoạt động, vừa giúp cho lãnh đạo nhà trường và, ngành đánh giá được về trình độ giáo viên, về kết quả đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động GDNGLL cho giáo viên được thể hiện trên thực tế.

Sử dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia được đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tại tỉnh: Đây là hình thức phổ biến nhất trong công tác bồi dưỡng giáo viên những năm qua. Tuy nhiên có lớp tập huấn không đảm bảo số giáo viên (lý do bận công việc) không tham gia được hết thời gian; chi phí lớp học lớn cho cá nhân, đơn vị tổ chức.

- Tổ chức bồi dưỡng theo cụm: Đảm bảo cho giáo viên trong cụm có nhiều điểm tương đồng về nhu cầu, điều kiện, đặc điểm kinh tế và hoạt động được học tập, chia sẻ (cụm các huyện miền núi, hải đảo; Cụm các đơn vị đồng bằng; các đơn vị thành phố, thị...).

- Bồi dưỡng từ xa: Cơ quan tổ chức bồi dưỡng in sao tài liệu, hướng dẫn, chuyển cho giáo viên qua công nghệ thông tin, máy tính nối mạng để giáo viên tự học, tự nghiên cứu, có trao đổi, phản hồi và giải đáp.

- Hình thức tự học ở nhà: Tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, mày mỏ tổ chức thực hiện, để rút kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Giáo viên viên tham gia bồi dưỡng phải nắm vững kiến thức về kỹ năng hoạt động, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm và có kỹ năng sử dụng phối hợp các phương pháp bồi dưỡng.

Ban lãnh đạo nhà trường và hiệu trưởng cần có cách nhìn linh hoạt trong việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng sao cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng bồi dưỡng.

Giáo viên HĐGDNGLL cần tự giác, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và trải nghiệm kỹ năng hoạt động GDNGLL đã được bồi dưỡng.

3.2.4. Xây dựng các chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng

* Mục tiêu của biện pháp:

Như đã trình bày và phân tích tại chương 2, kinh phí và cơ sở vật chất hiện là 1 trong những khó khăn trong những năm qua và hiện nay trong công tác bồi dưỡng giáo viên của. Để đảm bảo công tác bồi dưỡng khả thi, thực hiện được, có nguồn lực tài chính để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần có chế độ hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả.

* Nội dung và cách thực hiện:

Xây dựng Đề án đào tạo đội ngũ giáo viên chủ chốt trong đó xác định rõ nguồn lực về tài chính, cơ chế tài chính để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể trong tổng thể hoạt động chuyên môn của nhà trường kèm theo dự toán kinh phí đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp ngân sách hoạt động vào nguồn kinh phí hoạt động nghiệp vụ (không tự chủ).

Đề xuất với các cơ quan chuyên môn quản lý giáo viên về mở lớp bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ giáo viên, làm cơ sở, tạo nguồn giáo viên cho địa phương.

Phối hợp với các ban ngành khác tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh ở các trường tiểu học. Nguồn lực kinh phí từ nguồn đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động của nhà trường và một số cơ quan giáo dục khác như Phòng giáo dục...

Vận động nguồn lực từ các dự án, tổ chức quốc tế hướng lồng ghép việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho giáo viên với nội dung, lĩnh vực quan tâm của dự án đây cũng là 1 cách huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL cho giáo viên.

- Đề xuất cơ chế hỗ trợ giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng được hưởng chính sách như đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nguồn quy hoạch của Bộ giáo dục (chính sách hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài của các trường ); hỗ trợ tài liệu, các chuyến tham quan thực tế, các phương tiện phục vụ thực hành...

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Công tác tuyên truyền thuyết phục để huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học phải thực hiện tốt.

Các ban ngành cần có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm đối với công tác phát triển năng lực cho giáo viên Tiểu học và sẵn sàng vì sự tiến bộ của phụ nữ.

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức bồi dưỡng và đánh giá kết quả bồi dưỡng

* Mục tiêu biện pháp:

- Hàng năm,nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng giáo viên, gắn với kiểm tra phong trào hàng năm nhằm

phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp bồi dưỡng cũng như thực hiện các nhiệm vụ hoạt động tại nhà trường.

* Nội dung và cách thực hiện:

- Giao cho1 cán bộ trong BGH nhà trường xây dựng bộ chỉ số cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá chất lượng các lớp bồi dưỡng kỹ năng hoạt động.

- Tổ chức tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát và kỹ năng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và quản lý công tác bồi dưỡng.

- Kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động bồi dưỡng về nội dung, phương pháp, cơ sở vật chất, tinh thần học viên, giảng viên.

- Kiểm tra, giám sát thông qua việc theo dõi việc sử dụng kiến thức, kỹ năng của giáo viên trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: Bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? Nội dung, chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu? Học viên có tham gia vào quá trình bồi dưỡng? Công tác tổ chức ra sao? Học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc? Hiệu quả của chương trình bồi dưỡng?

Để thực hiện điều đó, trong công tác bồi dưỡng giáo viên cần:

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng về kỹ năng hoạt động đối với đội ngũ giáo viên vào các thời điểm trước, trong, cuối khoá đào tạo và vào những thời điểm sau đào tạo.

- Tổ chức đánh giá tại lớp bồi dưỡng: Xem giáo viên đã tiếp thu những gì từ khóa học, kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.

- Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem giáo viên áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào, những chuyển biến, thay đổi đối với việc triển khai thực hiện phong trào phụ nữ, thực hiện nhiệm vụ công tác, nhiệm vụ chính trị địa phương.

- Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho giáo viên có tác động, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của tổ chức như thế nào?tăng hiệu quả của hoạt động, vị thế của tổ chức...

- Tùy theo độ đánh giá, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau để xem xem thực hiện quá trình bồi dưỡng đạt kết quả đến đâu, hiệu quả như thế nào (Phát phiếu khảo sát nhận thức trước, sau kết thúc khóa bồi dưỡng; quan sát, theo dõi về khả năng nhận thức, sự tham gia vào nội dung khóa học và triển khai thực hiện nhiệm vụ tại địa phương; thu thập thông tin nhận xét, đánh giá từ giáo viên lãnh đạo, ban ngành địa phương; thảo luận, phân tích kết quả, thành tích hoạt động của cá nhân, tổ chức... sau khi được đào tạo, bồi dưỡng).

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Cần có kế hoạch kiểm tra.

- Xây dựng được công cụ kiểm tra, giám sát.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát tránh chủ quan, cảm tính.

3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng với nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau, là cơ sở, tiền đề cho nhau và thống nhất với nhau trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Mỗi biện pháp là một khâu, mắt xích quan trọng tạo nên sự thành công và hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên.

Khảo sát đánh giá, xác định nhu cầu, đối tượng là khâu đầu tiên để lập kế hoạch hoạt động, từ nhu cầu, đối tượng sẽ lựa chọn nội dung, hình thức,

phương pháp bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả, hạn chế và khắc phục tính hình thức và lãng phí nguồn lực trong đào tạo, bồi dưỡng.

Huy động nguồn lực, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu, mong đợi của người học sẽ thu hút được chu quan tâm, chú ý, hấp dẫn đối với học viên, đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng. Giảng viên tốt, phương pháp giảng phù hợp, thuyết phục, gắn kết được lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn hoạt động giúp cho học viên dễ vận dụng vào thực tế công việc và đem lại hiệu quả trong công việc. Xây dựng được nguồn giảng viên tốt thuận lợi để chủ động trong các hoạt động bồi dưỡng, không bị động, phụ thuộc, ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đặt ra.

Đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu, nội dung và những vấn đề thực tế đặt ra. Phương pháp bồi dưỡng tốt và hình thức đa dạng phù hợp là yếu tố đảm bảo tính khả thi và thành công hoạt động bồi dưỡng. Một mặt vừa hấp dẫn, thu hút người học, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể tham gia (hình thức học tại huyện, địa bàn...) từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng cho bản thân, mặt khác cũng khắc phục tình trạng tốn kém, lãng phí nguồn lực.

Nguồn lực tài chính, cơ chế hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất là khâu không thể thiếu, là yếu tố cần trong công tác bồi dưỡng giáo viên, nguồn lực tài chính cho biết kế hoạch có thực hiện được hay không, mức độ quy mô, hình thức, phương pháp bồi dưỡng như thế nào?. Cơ chế hỗ trợ tài chính cũng là điều kiện, giải quyết những khó khăn cho giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Chỉ đạo tổ chức thi là tạo điều kiện về môi trường hoạt động cho giáo viên được thể hiện kiến thức, kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kết quả và tác động của công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/02/2023