Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Đánh giá: 1 = Không quan trọng; 2 = Ít quan trọng; 3 = Phân vân; 4= Quan trọng; 5 = Rất quan trọng
Mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Giúp HS củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực, bồi dưỡng năng khiếu thể thao | 5 | 12 | 3 | 29 | 23 | 3.74 | 1 |
2 | Hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực | 6 | 11 | 8 | 21 | 26 | 3.69 | 2 |
3 | Phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao | 8 | 10 | 31 | 11 | 12 | 3.13 | 4 |
4 | HS có ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, có nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí | 11 | 8 | 25 | 6 | 22 | 3.28 | 3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Thể Chất Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở
- Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Thực Trạng Quản Lý Cơ Sở Vật Chất - Thiết Bị Dạy Học Và Các Điều Kiện Phục Vụ Công Tác Giáo Dục Thể Chất
- Một Số Biện Pháp Quản Lí Hoạt Động Giáo Dục Thể Chất Theo Tiếp Cận Năng Lực Cho Học Sinh Ở Các Trường Thcs
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá mục tiêu 1,2 quan trọng, điểm trung bình từ 3.69 đến 3.74 điểm, cụ thể:
Mục tiêu “Giúp HS củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực, bồi dưỡng năng khiếu thể thao” (3.74 điểm, thứ bậc 1) CBQL, GV cho rằng quan trọng nhất. Trao đổi với CBQL N.V.M trường THCS Tiên Phong, chúng tôi được biết: “Mục tiêu hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực không chỉ giúp HS có kĩ năng chăm sóc sức khỏe và kĩ năng thể dục thể thao mà còn giúp HS có nếp sống lành mạnh, nếu phát hiện HS có năng khiếu, GV sẽ kịp thời bồi dưỡng để phát triển năng lực cho HS”.
CBQL, GV đánh giá mục tiêu “Hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực”giữ vị trí quan trọng thức 2 (3.69 điểm), theo GV T.V.L trường THCS Nam Tiến cho biết: HS thông qua môn giáo dục thể chất sẽ ý thức được phải rèn luyện nâng cao sức khỏe và phát triển các tố chất thể lực để đảm bảo sức khỏe cho học tập”.
Tuy nhiên, CBQL, GV đánh giá mục tiêu “HS có ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, có nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí” và mục tiêu “Phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao” phân vân về mức độ quan trọng của hai mục tiêu này, điểm đánh giá từ 3.13 đến 3.28 điểm.
Như vậy, một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức được tầm quan trọng của mục tiêu hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực còn hình thành cho HS ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, có nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, tinh
thần tập thể và các phẩm chất đạo đức, ý chí và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao. Do vậy, cần phải có biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về các nội dung này.
2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về nội dung thực hiện hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Đánh giá: 1=Không thường xuyên; 2= Ít thực hiện; 3= Trung bình; 4= Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên
Nội dung hoạt động giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Tổ chức giờ học môn thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo | 0 | 1 | 4 | 31 | 36 | 4.42 | 1 |
2 | Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần | 0 | 2 | 6 | 29 | 35 | 4.35 | 2 |
3 | Tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất trong các giờ nội khóa và ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực | 0 | 11 | 12 | 27 | 22 | 3.83 | 3 |
4 | Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu thể thao cho HS | 13 | 16 | 22 | 17 | 4 | 2.76 | 5 |
5 | Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân và lứa tuổi | 14 | 19 | 16 | 11 | 12 | 2.83 | 4 |
Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá mục tiêu 1,2,3 thực hiện thường xuyên, điểm trung bình từ 3.83 đến 4.42 điểm, cụ thể:
Nội dung “Tổ chức giờ học môn thể dục nội khóa theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo” thường xuyên thực hiện vì đây là các hoạt động bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo ở các trường THCS, vì vậy, CBQL, GV ở các trường nghiêm túc thực hiện (4.42 điểm, thứ bậc 1).
Nội dung “Tổ chức tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi mỗi năm một lần” thường xuyên thực hiện trong trường THCS, thực hiện nội dung này để GV môn giáo dục thể chất sàng lọc, tuyển chọn HS tham gia Hội khỏe phù Đổng do thị xã Phổ Yên tổ chức. GV căn cứ vào Điều lệ Hội khỏe phù Đổng toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định số 2247/QĐ- BGDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2019) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để lựa chọn HS tham gia các môn điền kinh, bơi, bóng bàn, cầu lông.....
Nội dung “Tổ chức hoạt động rèn luyện thể chất trong các giờ nội khóa và ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực” được CBQL, GV quan tâm thực hiện tốt. Quan sát giờ nội khóa và ngoại khóa tại các trường THCS Nam Tiến, THCS Phúc Thuận, THCS Phúc Tân, THCS Tiên Phong, THCS Thành Công, chúng tôi nhận thấy GV tổ chức thường xuyên các hoạt động như: thi đấu giao lưu bóng đá theo khối lớp, múa dân gian theo khối 8,9...
Các nội dung thực hiện chưa thường xuyên gồm: “Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu thể thao cho HS” (2.76 điểm) và “Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường, tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân và lứa tuổi” (2.83 điểm). Trao đổi với CBQL N.V.B trường THCS Thành Công cho biết: “Các nội dung này chưa thường xuyên thực hiện do nguyên nhân GV còn yếu về năng lực lập tổ chức, lập kế hoạch huấn luyện các nội dung thể thao phù hợp cho HS, mặt khác, kinh phí nhà trường phân bổ cho hoạt động GDTC chưa đáp ứng yêu cầu về sân bãi, dụng cụ thể dục...nên việc tổ chức cho học sinh lựa chọn một trong những nội dung thể thao phù hợp chưa đem lại hiệu quả cao”.
Trao đổi với thầy T.X.G (GV trường THCS Phúc Tân), chúng tôi được biết: “Một số trường còn xem nhẹ việc thực hiện nội dung môn học Giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực, triển khai thực hiện nội dung giáo dục thể chất hình thức, kém hiệu quả. Hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo lực lượng học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao. Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học chưa đáp ứng yêu cầu”.
Như vậy, những nguyên nhân nêu trên đòi hỏi CBQL phải quan tâm khắc phục để nâng cao chất lượng thực hiện các nội dung của hoạt động GDTC theo tiếp cận năng lực.
2.3.3. Thực trạng phương pháp, hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh
2.3.3.1. Thực trạng phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt
Phương pháp giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 SL | 2 SL | 3 SL | 4 SL | 5 SL | ||||
1 | Phương pháp dùng ngôn ngữ | 0 | 2 | 3 | 32 | 35 | 4.39 | 2 |
2 | Phương pháp hỏi đáp | 0 | 1 | 2 | 31 | 38 | 4.47 | 1 |
3 | Khẩu lệnh và chỉ thị | 0 | 4 | 4 | 37 | 27 | 4.21 | 4 |
4 | Làm mẫu động tác | 0 | 3 | 6 | 28 | 35 | 4.32 | 3 |
5 | Phương pháp dạy học hoàn chỉnh | 4 | 12 | 15 | 21 | 20 | 3.57 | 5 |
6 | Phương pháp phòng sửa động tác sai | 6 | 15 | 14 | 24 | 13 | 3.32 | 6 |
7 | Phương pháp luyện tập | 10 | 13 | 16 | 21 | 12 | 3.17 | 7 |
8 | Các phương pháp luyện tập bằng trò chơi và thi đấu | 9 | 16 | 18 | 21 | 8 | 3.04 | 8 |
Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá phương pháp 1, 2, 3, 4, 5 thực hiện khá và tốt, điểm trung bình từ 3.57 đến 4.47 điểm, cụ thể:
Phương pháp “Phương pháp hỏi đáp” (4.47 điểm, thứ bậc 1), tham dự giờ học của GV và HS, chúng tôi nhận thấy, đa số GV trong bài học đã nêu vấn đề, câu hỏi cho học sinh suy nghĩ để tự giải đáp trước, sau giáo viên mới giảng giải, làm cho học sinh thêm chú ý, tích cực tìm cách giải đáp chính xác và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt.
Phương pháp “Phương pháp dùng ngôn ngữ” (4.39 điểm, thứ bậc 2), quan sát giờ học của GV và HS, chúng tôi nhận thấy, đa số GV dùng các loại hình ngôn ngữ để chỉ đạo học sinh trong quá trình dạy học bài chạy cự li trung bình với các động tác bổ trợ kĩ thuật chạy, hướng dẫn HS kĩ thuật chạy cự li trung bình, và hướng dẫn HS tham gia trò chơi phát triển sức bền hằm đạt được các nhiệm vụ, yêu cầu trong các bài học này.
Phương pháp “Làm mẫu động tác” (4.32 điểm, thứ bậc 3) và “Khẩu lệnh và chỉ thị” (4.21 điểm, thứ bậc 4), đa số GV dùng ngôn ngữ ngắn gọn dưới hình thức mệnh lệnh để chỉ đạo học sinh luyện tập. Dùng khẩu lệnh, chỉ thị rò ràng, mạnh, kịp thời, chính xác, nghiêm chỉnh và thống nhất sao cho học sinh thấy nghiêm túc và bắt buộc phải làm ở các bài học chạy cự li ngắn, nhảy cao kiểu bước qua, nhày cao kiểu ngồi....GV làm mẫu hoặc chỉ định HS tự làm động tác cho các học sinh khác học tập, rèn luyện theo. Quan sát giờ học thể dục, chúng tôi nhận thấy đa số HS hiểu được hình tượng, cấu trúc, kỹ thuật, cách thức hoàn thành các động tác trong bài học.
Các phương pháp 6,7,8 GV chưa thường xuyên thực hiện, cụ thể: “Phương pháp phòng sửa động tác sai” (3.32 điểm, thứ bậc 6); “Phương pháp luyện tập” (3.17 điểm, thứ bậc 7); “Các phương pháp luyện tập bằng trò chơi và thi đấu” (3.04 điểm, thứ bậc 8). Quan sát giờ học của GV và HS trường THCS Nam Tiến, THCS Phúc Thuận, THCS Bắc Sơn, THCS Đỗ Cận chúng tôi nhận thấy một số tồn tại: Một số GV chưa quan tâm thực hiện việc phòng sửa sai sót trong động tác của HS, một số HS trong quá trình luyện tập do tập sai động tác dẫn
đến chấn thương. GV chưa chú ý quan sát và nhắc nhở HS luyện tập và sửa động tác sai cho HS trong quá trình HS tự luyện tập. Một số GV chưa thường xuyên sử dụng trò chơi vận động bổ trợ cho môn thể thao lựa chọn.
Như vậy, GV môn giáo dục thể chất cần được bồi dưỡng năng lực thực hành thể thao và năng lực cứu thương để có khả năng thị phạm tốt kỹ thuật các môn thể thao trong quá trình giảng dạy đồng thời phát hiện và sửa chữa sai lầm trong thực hiện động tác của học sinh, có kiến thức phòng tránh chấn thương cho học sinh và có khả năng sơ cứu chấn thương tạm thời tại chỗ khi xảy ra chấn thương cho HS THCS.
2.3.3.2. Thực trạng hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực cho học sinh
Để tìm hiểu đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực ở các trường THCS thị xã Phổ Yên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1), kết quả như sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực
Đánh giá: 1=Kém; 2= Yếu; 3= Trung bình; 4= Khá; 5 = Tốt
Hình thức giáo dục thể chất theo tiếp cận năng lực | Mức độ | ĐTB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||
SL | SL | SL | SL | SL | ||||
1 | Giờ học chính khóa | 0 | 0 | 5 | 25 | 42 | 4.51 | 1 |
2 | Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa | 0 | 5 | 14 | 30 | 23 | 3.99 | 2 |
3 | Múa dân gian | 23 | 6 | 7 | 18 | 18 | 3.03 | 6 |
4 | Múa tập thể | 0 | 16 | 21 | 27 | 8 | 3.38 | 4 |
5 | Thể thao thi đấu | 25 | 11 | 4 | 24 | 8 | 2.71 | 8 |
6 | Các buổi tập cá nhân | 21 | 12 | 9 | 18 | 12 | 2.83 | 7 |
7 | Các buổi tập theo nhóm tự nguyện | 11 | 23 | 5 | 15 | 18 | 3.08 | 5 |
8 | Các buổi theo tổ chức nhóm | 0 | 7 | 14 | 26 | 25 | 3.96 | 3 |
Số liệu thống kê cho thấy, đa số CBQL, GV đánh giá hình thức 1,2,3,8 thực hiện khá và tốt, điểm trung bình từ 3.38 đến 4.51 điểm, cụ thể:
Hình thức “Giờ học chính khóa” (4.51 điểm, thứ bậc 1); “Giờ học ngoại khóa - tự tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa”(3.99 điểm, thứ bậc 2); “Các buổi theo tổ chức nhóm” (3.96 điểm, thứ bậc 3); “múa tập thể” (3.38 điểm).
Quan sát các hình thức này tại các trường THCS Tiên Phong, THCS Thành Công, chúng tôi nhận thấy trong giờ học ném bóng của học sinh lớp 6, thông qua giờ học chính khóa và giờ học ngoại khóa, GV đã hướng dẫn HS thực hiện được các động tác bổ trợ kĩ thuật ném bóng, thực hiện được kĩ thuật ném bóng. Đa số HS đã thực hiện đúng các động tác trong bài tập thể dục và bài tập bổ trợ và động tác kĩ thuật cơ bản. Thông qua các buổi học tổ chức theo nhóm, GV đã hướng dẫn các nhóm HS biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện, GV hướng dẫn HS hoàn thành lượng vận động của bài tập. Qua giờ học, GV nhắc nhở HS tự giác, tích cực, đoàn kết và giúp đỡ bạn trong tập luyện. GV hướng dẫn nhóm trưởng biết điều khiển tổ, nhóm tập luyện và nhận xét kết quả tập luyện. Một số trường THCS đã quan tâm hướng dẫn HS múa tập thể, đa số HS rất yêu thích và hào hứng tham gia, trao đổi với các em HS, chúng tôi được biết: “Các động tác múa đơn giản, nhất loạt, có kết hợp với hát, nhạc, có nhiều bạn có thể đồng thời tham gia vừa hát vừa múa nên chúng em rất hào hứng và vui vẻ”.
Tuy nhiên, các hình thức sau thực hiện mức trung bình gồm: “Các buổi tập theo nhóm tự nguyện” (3.08 điểm, thứ bậc 5); “Múa dân gian” (3.03 điểm, thứ bậc 6); “Các buổi tập cá nhân” (2.83 điểm, thứ bậc 7); “Thể thao thi đấu” (2.71 điểm, thứ bậc 8). Trao đổi với GV V.H.S trường THCS Bắc Sơn, chúng tôi được biết: “Một số GV còn yếu kém về năng lực tổ chức thi đấu thể thao nên chưa có kiến thức đối lập kế hoạch, soạn điều lệ thi đấu và tổ chức thi đấu, trọng tài các môn thể thao, do vậy hình thức thể thao thi đấu GV ít thực hiện”. GV ít tổ chức cho HS các trò chơi thi đấu như đấu bóng đá giữa các nhóm thiếu niên trong cùng địa phương mà chủ yếu HS thường tự tổ chức các buổi tập luyện.