Đặc Điểm Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


- Ngân hàng TMCP Quân đội

- ...

2.1.1.1.3. Ngân hàng liên doanh

Đây là hình thức tham gia góp vốn giữa một bên là NHTM nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và các NHTM tại Việt Nam. Việc tận dụng kinh nghiệm của các Ngân hàng trong nước sẽ giúp ngân hàng nước ngoài có thêm hiểu biết về thị trường Việt Nam và nâng cao vai trò cũng như giá trị thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Một số ngân hàng được kể đến như:

- Ngân hàng TMCP Việt Nga.

- Ngân hàng VID PUBLIC BANK.

- Ngân hàng Indovina bank limited.

- …

2.1.1.1.4. Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Đây là mô hình ngân hàng nước ngoài được phép mở và thành lập tại Việt Nam. Bao gồm: Citibank; Bangkok Bank; Deustch bank; …..

2.1.1.1.5. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài:

Đây là mô hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên và được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

- Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ.

- Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC.

- Ngân hàng TNHH Một thành viên Shinhan.

- …

Dựa vào yếu tố chiến lược kinh doanh thì ngân hàng được chia thành các nhóm như sau :

- Ngân hàng bán buôn: là loại NHTM chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng bán lẻ: là loại NHTM giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.

- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là loại NHTM giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân.

Đối với việc dựa vào yếu tố tính chất hoạt động thì ngân hàng được chia thành các nhóm như sau : Ngân hàng chuyên doanh là loại NHTM chỉ hoạt động chuyên môn trong một lĩnh vực như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…; và Ngân hàng kinh doanh tổng hợp là loại NHTM hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế và thực hiện hầu


như tất cả các nghiệp vụ mà một NHTM có thể được phép thực hiện.

Bảng 1: Số lượng các TCTD tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015

Năm

2011

2012

2013

2014

5/2015

Số lượng

126

124

123

123

123

NHTM nhà nước

5

5

5

5

5

NHTM cổ phần

37

34

33

33

33

Ngân hàng liên doanh

4

4

4

4

4

Ngân hàng nước ngoài

48

48

48

50

50

Công ty Tài chính, Cho thuê tài chính

29

30

29

29

29

Ngân hàng Hợp tác xã

1

1

1

1

1

Ngân hàng Chính sách

1

1

1

1

1

Ngân hàng Phát triển

1

1

1

1

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank - 4

Nguồn: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại

Với cách hiểu về NHTM thì đặc điểm hoạt động của các NHTM bao gồm ba

đặc điểm chính như sau:

Thứ nhất, hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời và theo đuổi các mục tiêu lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua việc huy động vốn và cấp tín dụng đối với các khách hàng có nhu cầu. NHTM là người “đi vay” để “cho vay” khách hàng có nhu cầu nhằm mục đích kiếm lời và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ ngân hàng được biểu hiện thông qua các nghiệp vụ sẵn có về tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, chứng khoán, để cam kết thực hiện công việc nhất định cho khách hàng trong một thời gian nhất định nhằm mục đích thu phí dịch vụ hoặc hoa hồng. [19]

Hai là, hoạt động của NHTM phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nghĩa là chỉ khi NHTM thoả mãn đầy đủ các điều kiện khắt khe do pháp luật quy định như điều kiện về vốn, kế hoạch kinh doanh, chấp thuận của NHNN,... thì mới được phép hoạt động trên thị trường.

Ba là, hoạt động của NHTM là hình thức kinh doanh có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và thường có ảnh hưởng sâu sắc tới các ngành khác và cả nền kinh tế. Sở dĩ như vậy là do trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là hoạt động kinh doanh tiền tệ do các ngân hàng tiến hành huy động vốn của người khác rồi đem vốn đó để cấp tín dụng cho khách hàng theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định, nên đã tạo rủi ro cho các hoạt động NHTM. Rủi ro đến từ phía ngân hàng, khách hàng vay tiền, rủi ro đến từ những yếu tố khách quan. Bởi vậy, NHTM phải đối mặt với rủi ro cao, kéo theo là rủi ro đối với những người gửi tiền ở NHTM cũng như rủi ro đối với nền kinh tế. Để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra, nhằm kiểm soát, làm giảm nhẹ những tổn hại do ngân hàng vỡ nợ gây ra, chính phủ các quốc


gia dặt ra những đạo luật riêng, nhằm đảm bảo cho hoạt động này được vận hành an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.[16]

Ngoài ra, ngành ngân hàng đã sử dụng các chiến lược phát triển thương hiệu để đánh giá hiệu quả và gia tăng giá trị bằng cách nhận phản hồi từ người tiêu dùng liên quan đến thương hiệu của mình. Các ngân hàng đã theo dõi những ý kiến phản hồi bằng cách sử dụng quản lý khác nhau và chiến lược tiếp thị trên cơ sở hàng ngày hoặc hàng tuần, để đo lường hiệu quả của các thương hiệu. [25, 32]

Hơn nữa, thương hiệu được xác định rằng sự phát triển thương hiệu đem lại lợi ích đáng kể cho các ngân hàng trong các hình thức xây dựng sự tin cậy, tăng lợi nhuận, tạo ra hình ảnh tích cực, tăng lòng trung thành của khách hàng, và lợi ích kinh tế khác có hiệu quả cho đất nước còn cho toàn ngành trong nước nhất định.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, thương hiệu được xác định rằng các ngân hàng khác nhau trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam cũng tập trung vào sự phát triển của ngành ngân hàng cùng với việc thực hiện các chiến lược tiếp thị hiệu quả để thúc đẩy bản thân trong ngành và đạt được khả năng cạnh tranh. Giá trị thương hiệu có thể đạt được bằng cách xem xét các khái niệm, đặc điểm, tính năng, vai trò, tầm quan trọng, mục đích, xu hướng, cách thức, phạm vi và hiệu quả của thương hiệu.

2.1.2. Tiếp cận về thương hiệu và thương hiệu ngân hàng

2.1.2.1. Tiếp cận về thương hiệu

Hiện nay, do tiếp cận khái niệm về thương hiệu và có thể kể đến một số khái niệm như sau:

Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA) đã xác định thương hiệu như là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế, hoặc một sự kết hợp của các yếu tố đó, nhằm mục đích xác định các hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh.

Ngoài việc trên, trong năm 1997, Kapferer đã chia sẻ nhận thức của họ về thương hiệu như là một dấu hiệu, có chức năng là để tiết lộ những phẩm chất tiềm ẩn của sản phẩm mà không thể tiếp cận để liên hệ.[40]

Trong khi, Kohli & Thakor (1997) đề cập đến: "Thương hiệu dùng để phân biệt một sản phẩm và để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thách thức hiện nay là tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ và khác biệt”. [38]

Theo một cách tiếp cận khác theo quan điểm của Donna Antonucci, thương hiệu còn được hiểu là lời hứa của doanh nghiệp về các sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường và thể hiện bản sắc của chính doanh nghiệp đó.

Đồng tính với các tác giả Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung về khái


niệm thương hiệu: “Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu nhằm phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại hàng hóa, dịch vụ hay về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và công chúng”. Thương hiệu được nói đến không chỉ là xem xét trên góc độ thuật ngữ này mà quan trọng hơn nó còn được nhìn nhận dưới góc độ quản trị doanh nghiệp. [17]

2.1.2.2. Thương hiệu ngân hàng

Đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Thị Vân Quỳnh [50]: “Thương hiệu ngân hàng có thể hiểu là một loại hình thương hiệu dịch vụ, gắn với hoạt động và những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng”. Thương hiệu ngân hàng có thể được tiếp cận đồng thời cả ở cấp độ thương hiệu doanh nghiệp và cấp độ thương hiệu sản phẩm. Điều đó nghĩa là xem xét thương hiệu trong mối quan hệ và tương tác của chúng với các đối tượng khác nhau, chẳng hạn, với thương hiệu sản phẩm thì thường chỉ tương tác với khách hàng, người tiêu dùng và công chúng; trong khi với thương hiệu doanh nghiệp thì chúng còn tương tác với các đối tác, các nhà cung ứng dịch vụ, các khách hàng, các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương...”. Với các cách tiếp cận như vậy, do đặc thù của ngành ngân hàng có rất nhiều điểm tương đồng về các sản phẩm dịch vụ nên thương hiệu ngân hàng sẽ giúp đưa ra các dấu hiệu để phân biệt được các sản phẩm dịch vụ của các NHTM.

Từ khái niệm này có thể nhận thấy, thương hiệu được tiếp cận không chỉ là những dấu hiệu hữu hình nhìn thấy được như quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ mà quan trọng hơn là những hình ảnh và ấn tượng về sản phẩm đó, về doanh nghiệp đó trong tâm trí khách hàng và công chúng. Đây chính là những yếu tố và giá trị cảm nhận để từ đó tạo lòng tin cho tiêu dùng sản phẩm mang thương hiệu đấy [16]. Vì vậy xây dựng thương hiệu thực chất là xây dựng hình ảnh và ấn tượng chứ không phải chỉ đơn giản là xây dựng các dấu hiệu phân biệt.

Thương hiệu ngân hàng là một loại hình thương hiệu dịch vụ, gắn với hoạt động và những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Thương hiệu ngân hàng có thể được tiếp cận đồng thời cả ở cấp độ thương hiệu doanh nghiệp (Vietcombank - thương hiệu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Vietinbank - thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam...) và cấp độ thương hiệu sản phẩm (dịch vụ tín dụng cá nhân, dịch vụ tín dụng sản xuất của Vietcombank và Vietinbank, BIDV, Agribank...). Điều đó nghĩa là xem xét thương hiệu trong mối quan hệ và tương tác của chúng với các đối tượng khác nhau, chẳng hạn, với thương hiệu sản phẩm thì thường chỉ tương tác với khách hàng, người tiêu dùng và công chúng; trong khi với


thương hiệu doanh nghiệp thì chúng còn tương tác với các đối tác, các nhà cung ứng dịch vụ, các khách hàng, các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền địa phương... Khi đó, nói đến thương hiệu ngân hàng là nói đến các dấu hiệu để phân biệt, các hình ảnh và ấn tượng về các dịch vụ ngân hàng và các hoạt động của chính ngân hàng này với các ngân hàng khác. Tính tương đồng giữa các thương hiệu ngân hàng (nhất là khi xem xét ở cấp độ thương hiệu sản phẩm) thường là khá cao xuất phát từ những đặc tính của dịch vụ, nhất là đặc tính vô hình.

2.1.2.3. Các thành tố của thương hiệu

Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, thương hiệu cần được hiểu bao gồm các giá trị về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ và yếu tố nhãn hiệu của sản phẩm dịch vụ. Chính vì vậy, một thương hiệu có thể bao gồm những dấu hiệu nhận biết về thương hiệu có bao gồm xuất xứ, lĩnh vực kinh doanh, kiểu dáng, thông điệp,... và đôi khi có còn bao gồm giá trị bản quyền thương hiệu.

Các yếu tố cấu thành của thương hiệu sẽ tác động đến người tiêu dùng và việc tác động mạnh hay yếu thì phụ thuộc hoàn toàn vào việc phát huy và sử dụng các thành tố thương hiệu như thế nào. Các thành tố của thương hiệu bao gồm: tên thương hiệu, biểu tượng (symbol), biểu trưng (logo), khẩu hiệu (slogan) và các thành tố khác (nhạc hiệu, kiểu dáng cá biệt của dịch vụ, bao bì, hình ảnh sản phẩm, màu sắc thương hiệu,..). Các yếu tố này rất quan trọng trong việc gia tăng giá trị cảm nhận đối với thương hiệu.[24]

2.1.2.3.1. Tên thương hiệu

Yếu tố đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự tồn tại của thương hiệu. Mọi thành công trong việc xây dựng thương hiệu đều có liên quan mật thiết đến tên thương hiệu. Chính vì thế đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước mỗi sự ra đời của một thương hiệu.

Mặc dù tên thương hiệu có thể sẽ quyết định được sự thành bại của một doanh nghiệp nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng. Việc đặt tên cho thương hiệu cũng cần có nguyên tắc để đảm bảo thành công trong tương lai. Một số nguyên tắc có thể kể đến như: Đơn giản và ngắn gọn: tên thương hiệu nếu ngắn gọn sẽ giúp khách hàng dễ nhớ và ngược lại, khách hàng sẽ rất khó khăn trong việc nhớ tên thương hiệu nếu chúng quá dài; Gợi mở đến sản phẩm, dịch vụ: tên thương hiệu nên đề cập vắn tắt đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Bởi vì, khách hàng sẽ rất dễ nhận biết được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay; Độc đáo: thương hiệu độc đáo sẽ tạo ra được sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.


Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các doanh nghiệp có xu hướng giữ nguyên tên thương hiệu gốc tại các thị trường khác nhau. Mặc dù nếu có dịch tên thương hiệu theo thị trường thì có lợi thế đối với thị trường đang tiếp cận hơn nhiều.

2.1.2.3.2. Biểu trưng (symbol)

Biểu trưng của thương hiệu là cách sử dụng hình ảnh/biểu tượng thay thế cho thông điệp muốn phản ánh của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngành nào sẽ sử dụng biểu trưng của ngành đó. Ví dụ như: Agribank sử dụng biểu trưng lúa gạo trên logo – ngân hàng chủ yếu phục vụ hoạt động nông nghiệp đã sử dụng biểu trưng này; Hình tượng của nhãn hiệu thuờng đuợc sử dụng nhiều trong các chuơng trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới để tạo chú ý, sinh động, gợi nhớ, và tạo sự khác biệt.

Tuy nhiên, theo xu hướng hiện đại thì các doanh nghiệp thường kết hợp biểu trưng và biểu tượng để có được hình ảnh ra công chúng thống nhất và truyền tải được thông điệp tới khách hàng.

2.1.2.3.3. Biểu tượng (logo)

Theo định nghĩa của pháp luật Việt Nam, biểu tượng thương hiệu là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt. Một biểu tượng thương hiệu tiêu biểu được thiết kế nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phông chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong cùng một thị trường. Những biểu tượng có thể được dùng để nhận dạng các tổ chức hoặc những thực thể khác trong những văn cảnh ngoài mục đích kinh tế. Như vậy, Logo là là hình ảnh có thể là chữ, số hoặc cả chữ và số. [28]

Logo được được hiểu như là biểu trưng của thương hiệu doanh nghiệp và nó có vai trò khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp thông qua hình ảnh logo; khiến khách hàng dễ dàng đến với doanh nghiệp nếu logo ấn tượng; giá trị của doanh nghiệp cũng được tăng lên nếu khách hàng yêu quý logo của doanh nghiệp; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; và nhiều khi nó còn thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp cũng như sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Các đặc trưng cơ bản khi thiết kế cần lưu ý: tạo sự khác biệt, đơn giản, dễ nhớ, dễ thích nghi, có ý nghĩa, có hình dáng, và quan trọng nhất là có màu sắc.

2.1.2.3.4. Khẩu hiệu (slogan)

Khẩu hiệu là thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng tới khách hàng và thông


thường đó là một lời văn ngắn gọn diễn tả cô đọng về lợi ích sản phẩm và gợi nhớ. Slogan cần phải phản ánh được các đặc trưng về hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, lời hứa thương hiệu, và cả giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

Để có được một slogan hay, ngoài việc đầu tư về chất xám còn phải có sự đầu tư về quảng cáo liên tục với những chiến lược dài hạn. Chính vì vậy, khi có được một slogan đứng được trong tâm trí khách hàng, slogan đó đã trở thành một tài sản vô giá được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty.

Khẩu hiệu có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và nó cần mang các đặc tính ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và cần lưu ý đến các thuật ngữ, từ ngữ không phù hợp tại các thị trường khác nhau. Ngoài ra, khẩu hiệu muốn gây ấn tượng và thành công cần mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm sẽ cung ứng cho khách hàng.

2.1.2.3.5. Các thành tố khác

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng rằng, nếu thương hiệu tạo cho khách hàng được nghe/nhìn/nếm/ngửi/phán đoán… thì thương hiệu đấy dễ gây ấn tượng đối với khách hàng và đi sâu vào tâm trí họ hơn so với các thương hiệu khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đã không ngừng sử dụng các công cụ nhằm mở rộng các thành tố thương hiệu như: nhạc hiệu, bao bì, đoạn nhạc, nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm,….

Nhạc hiệu là một đoạn nhạc hoặc một bài hát ngắn dễ nhớ, dễ lặp lại, đuợc sáng tác dựa trên giá trị cốt lõi của nhãn hiệu và sản phẩm. Ví dụ như: âm thanh nhạc chuông điện thoại của Nokia rất khác biệt; tiếng “ting” của thông báo các sản phẩm apple cho điện thoại và Ipad là có thể nhận dạng được sản phẩn của apple; hay bản nhạc của Heneiken,….. Tuy nhiên, nhạc hiệu là yếu tố rất khó để tạo sự khác biệt, nếu đã tạo được sự khác biệt thì nó sẽ gắn chắc chắn vào tâm chí khách hàng.

Tính cách nhãn hiệu là một thành tố đặc biệt của thương hiệu - thể hiện đặc điểm con người gắn với thương hiệu. Tính cách sẽ mang nhiều yếu tố văn hóa, chất lượng dịch vụ và sản phẩm cung ứng. Ví dụ, sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank khi nghe đến đều được hiểu là thẻ ghi nợ nội địa của Vietcombank và được sử dụng để rút tiền mặt và chuyển khoản tại máy ATM; hay sữa ông Thọ là sản phẩm của Vinamilk và là sản phẩm sữa đặc có đường;….

Các doanh nghiệp cần quan tâm thêm đến bao bì trước khi cung ứng ra thị trường. Nếu bao bì được quan tâm về hình thức, màu sắc, kiểu dáng thì khách hàng sẽ nhận thấy được quan tâm hơn. Ngoài những tiêu chuẩn về kỹ thuật, bao bì sản phẩm cần có một thiết kế nổi bật có thể được khách hàng nhận biết nhanh khi cùng được trưng bày trên một vị trí với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. [35]


Tính bao trùm của thương hiệu sẽ được thể hiện khi có thêm khẩu hiệu đi kèm hình tượng hoặc các yếu tố kiểu dáng bao bì, hàng hóa. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hiện nay, thương hiệu cần phát triển các dấu hiệu giác quan. Bất kì sự biến đổi nào về các yếu tố cấu thành thương hiệu đều phải được nghiên cứu kĩ lưỡng và tiến hành thận trọng. [30] [29]

2.1.3. Phân loại thương hiệu

Theo các mức độ và hình thái thể hiện thì thương hiệu được chia thành 4 loại hình như sau: theo mức độ bao trùm của thương hiệu, theo đối tượng mang thương hiệu, theo vai trò chủ đạo thương hiệu; và theo hình thái thể hiện.

2.1.3.1. Phân loại theo mức độ bao trùm của thương hiệu:

Bao gồm các loại hình thương hiệu được dùng chung cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; cho riêng từng loại hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp; và có thể là thương hiệu chung của nhiều doanh nghiệp trong cùng một liên kết. Các loại thương hiệu gồm có: thương hiệu gia đình, thương hiệu cá biệt, thương hiệu tập thể, và thương hiệu quốc gia.[17]

Thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng): Là thương hiệu từng chủng loại, hàng hoá cụ thể mà chúng ta thường được thấy hàng ngày. Chúng ta hiểu những loại thương hiệu này là nhãn hiệu, điều này cũng không sai. Đặc điểm nhận dạng của thương hiệu này là mang một tính chất về hàng hoá một cách riêng biệt, khiến ta không nhầm lẫn với những loại khác. Ngày càng nhiều thương hiệu cá biệt xuất hiện trên thị trường, khiến mỗi khi tiêu dùng ta phải đau đầu lựa chọn.

Thương hiệu gia đình: Là thương hiệu nói về một nhóm sản phẩm cùng chức năng thuộc một công ty sáng chế ra. Những thương hiệu gia đình mang địa lý chung như thế này thường không nói rõ một nhà sản xuất nào, mà như là một địa danh chung để nói về sản phẩm đó.

Thương hiệu tập thể: là một nhóm sản phẩm đa dạng về chức năng. Với loại thương hiệu này đòi hỏi người quản lý phải quản lý rất chặt chẽ tới những mảng kinh doanh của mình, vì khi có lỗi trong một sản phẩm của nhãn hàng bất kỳ đều gây ảnh hưởng chung tới toàn thương hiệu, nhưng bù lại khi tung ra sản phẩm mới hoặc ngành hàng mới đều dễ tiếp cận với người tiêu dùng thông qua danh tiếng đã gây dựng sẵn.

2.1.3.2. Phân loại theo đối tượng mang thương hiệu: đây là hình thức sử dụng đối với các sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình.[20]

Thương hiệu hàng hóa: là thương hiệu đối với các sản phầm là hàng hóa cụ thể và khách hàng hay đối tượng sử dụng có thể tiếp cận và dễ dàng cảm nhận và đánh giá. Nó cũng phẩn ánh bản chất và đặc tính của sản phẩm hàng hóa mà nó phản ánh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023