Mối Quan Hệ Của Chiến Lược Phát Triển Thương Hiệu Với Các Chiến Lược Khác Của Ngân Hàng


tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường. Ngoài ra, cũng có thể hiểu, chiến lược thương hiệu là một kế hoạch đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra đối với phát triển thương hiệu của ngân hàng.[15, 17]

2.2.3.1.1. Vai trò của chiến lược phát triển thương hiệu

Chiến lược phát triển thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Cụ thể như sau:

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, nhờ có Chiến lược phát triển thương hiệu mà ngân hàng sẽ được định hướng thương hiệu phù hợp với môi trường cạnh tranh hơn.

Giúp tập trung các nguồn lực cho xây dựng thương hiệu.

Chiến lược thương hiệu sẽ đảm bảo tính thống nhất trong thực thi các quyết

định xây dựng và phát triển thương hiệu.

Phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

Nâng cao hiệu quả thực thi các quyết định thương hiệu thông qua việc phát hiện và khắc phục các sai sót trong quá trình ra quyết định về phát triển thương hiệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu qua hình ảnh và lòng tin của công chúng với sản phẩm mang thương hiệu.

2.2.3.1.2. Mối quan hệ của chiến lược phát triển thương hiệu với các chiến lược khác của ngân hàng

Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank - 7

Chiến lược thương hiệu ngân hàng là tổng thể các mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của ngân hàng trong ngắn hạn và trong dài hạn. Nó bao gồm toàn bộ chiến lược kinh doanh trên cơ sở: chiến lược thương hiệu, chiến lược marketing, chiến lược tài chính, chiến lược nhân sự, chiến lược sản phẩm, và chiến lược thị trường.

Như vậy, chiến lược phát triển thương hiệu được xuất phát từ chiến lược kinh doanh và bị chi phối bởi chiến lược kinh doanh. Chiến lược phát triển thương hiệu có liên kết tương đối mật thiết đối với các chiến lược chức năng: nhân sự, tài chính, marketing, sản phẩm.

2.2.3.2. Các biện pháp và công cụ phát triển thương hiệu các ngân hàng

Việc phát triển các công cụ phát triển thương hiệu cần đạt được mục tiêu đối với phát triển thương hiệu, đó là phát triển giá trị cảm nhận của khách hàng; phát triển giá trị tài chính của thương hiệu, và phát triển khả năng bao quát của thương hiệu. Chính vì vậy, các công cụ chủ yếu để phát triển thương hiệu ngân hàng cần tập trung vào các công cụ chính như sau: Phát triển thương hiệu thông qua hoạt động truyền thông; Phát triển thương hiệu thông qua mở rộng/làm mới thương hiệu; và Phát triển


thương hiệu thông qua phát triển giá trị tài chính của thương hiệu.

2.2.3.2.1. Phát triển thương hiệu thông qua hoạt động truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các qui tắc và tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi và người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm và biểu tượng, và học được cú pháp của ngôn ngữ. Truyền thông thường gồm ba phần chính: nội dung, hình thức, và mục tiêu.

Truyền thông thương hiệu là truyền thông về thương hiệu có nghĩa là thông tin về thương hiệu được trao đổi chuyển tải tới các đối tượng của truyền thông. Thông tin về thương hiệu là các thông tin về tên gọi, logo, hệ thống nhận diện thương hiệu và các thông tin hỗ trợ như giới thiệu quảng bá thêm về thương hiệu. Thông tin thì mãi mãi chỉ là thông tin. Việc đánh giá thông tin này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người nhận thông tin này.

Khi nói đến hoạt động truyền thông thương hiệu thông thể không đề cập đến 2 hoạt động truyền thông phổ biến hiện nay là Below the line (BTL) và Above the line (ATL). Hoạt động ATL là hoạt động sử dụng các kênh marketing truyền thống và có sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm xây dựng chủ đề và tính cách thương hiệu, các công cụ sử dụng quảng cáo phổ biến là: tivi, radio, báo in, tạp chí, điểm báo, tờ rơi, online, ấn phẩm, ngoài trời..... và gắn với các phương tiện truyền thông. Các công cụ này ít được áp dụng do tính chất áp dụng hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu và tiếp cận với số đông khách hàng. Tính tương tác của ATL là rất thấp và thông tin về thương hiệu chỉ mang tính một chiều, bên cạnh đó, bản chất của nó là sự giới thiệu hình ảnh/thông tin đến khách hàng nên ít tạo được độ tin cậy cao của khách hàng. Ưu điểm của hình thức này chính là khả năng đo lường được là tương đối cao/chính xác. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo ngoài trời khó có thể đo lường được.

Hoạt động BTL là hoạt động ít sử dụng các công cụ truyền thông, nó bao gồm một số công cụ chính như sau: Quan hệ công chúng (PR); Tài trợ (sponsorship); Tổ chức sự kiện (event); Khuyến mại (sale promation).

Công cụ quan hệ công chúng (PR): PR đóng vai trò chiến lược trong xây dựng thương hiệu, đang là xu hướng trên thế giới. Điều này không phải do tác động của các chuyên gia hay hiệp hội PR mà đến từ những thành công của các thương hiệu ngân hàng lớn trong thực tế như: Đông Á, Agribank, Techcombank... Sự thành


công của nhiều thương hiệu mạnh không dựa vào mô hình quảng cáo đại trà truyền thống, đã khiến các chuyên gia thương hiệu lúng túng và tự hỏi đâu là bí quyết truyền thông của các thương hiệu này.

Các hoạt động của PR: Quan hệ báo chí bao gồm các hoạt động tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn, lấy tin thậm chí thành lập lập tờ báo riêng cho mình. Mục đích là quan hệ tốt với báo chí là chiếc cầu nối ngắn nhất, hiệu quả nhất giữa khách hàng với doanh nghiệp. Ví dụ: Mời các phóng viên đến lấy tin, phỏng vấn khi khai trương các phòng giao dịch mới, các buổi kí kết hợp đồng tín dụng với các doanh nghiệp, phát hành tạp chí “Thông tin Vietcombank” mỗi tháng một lần. Tổ chức sự kiện: Bao gồm các hoạt động: Khai trương văn phòng, chi nhánh mới, động thổ công trình đầu tư, khánh thành, các lễ kỷ niệm, các hoạt động văn nghệ, giao lưu của công nhân viên chức... Ngoài ra, PR tạo dựng niềm tin từ người tiêu dùng thông qua các ý kiến khách quan từ bên thứ 3 – đối tượng mà khách hàng tin tưởng và kính trọng và nó có thể phản ánh những nội dung mà quảng cáo truyền thống không thể hiện được.

Công cụ hoạt động tài trợ: đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần lưu ý rằng triển khai hoạt động tài trợ cần phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng và có thể phản ánh đúng được tính cách thương hiệu của ngân hàng. Tùy theo đối tượng và nhu cầu trong từng giai đoạn mà lựa chọn chương trình tài trợ cho phù hợp.

Công cụ Tổ chức sự kiện: đây là công cụ tương đối phổ biến hiện nay khi giới thiệu hình ảnh, sản phẩm hay dịch vụ mới ra với công chúng, đối tượng khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ. Hoạt động này thường diễn ra đơn lẻ nhưng được đầu tư bài bản và tạo dựng tính độc đáo, thu hút chú ý từ giới thuyển thông. Tuy đây là một hình thức tương tự như hoạt động tài trợ nhưng tổ chức sự kiện thường mang lại hiệu quả lớn hơn rất nhiều. Xúc tiến bán ở góc độ vĩ mô là việc nghiên cứu và điều hành của các cơ quan quản lý, còn xúc tiến thương mại của doanh nghiệp là những hoạt động cụ thể trong kinh doanh. Phương châm là dứt khoát phải xuất phát từ thị trường, bao gồm nhu cầu, thị hiếu, quy cách, đối thủ cạnh tranh, rào cản chính sách, kênh phân phối, giá cả.., rồi từ đó mới chuẩn bị sản phẩm sao cho phù hợp với thị trường. Khi chuẩn bị sản phẩm cho thị trường, câu hỏi cần đặt ra là tổng dung lượng sản phẩm mà ta đặt mục tiêu là bao nhiêu, từ đó mới vạch ra lộ trình, cách marketing, giá cả…

Công cụ Khuyến mại: với chi phí khiêm tốn có thể giúp ngân hàng tiếp cận và kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Thông thường công cụ này không sử dụng các hoạt động truyền thông truyền thống.


Về cơ bản, các công cụ truyền thông theo BTL sẽ giúp ngân hàng hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn hơn. Do tính tương tác với khách hàng là khá cao và đa chiều nên công cụ này rất dễ tạo được lòng tin và lòng trung thành của khách hàng bằng cách khuyến khích khách hàng tin tưởng và tìm hiểu dịch vụ.

Tóm lại, để có được chiến lược truyển thông hiệu quả và phát triển thương hiệu thì các ngân hàng cần linh hoạt sử dụng các công cụ một cách có hiệu quả trên cơ sở kết hợp cả hai công cụ truyền thông Above the line (ATL) và Below the line (BTL).

2.2.3.2.2. Phát triển thương hiệu thông qua mở rộng/làm mới thương hiệu

Thông thường người ta sử dụng một thương hiệu đã thành công cho một sản phẩm khác, điều này tồn tại rủi ro song hành là làm cho định vị thương hiệu trở nên mờ nhạt. Vì vậy, các công ty vẫn lựa chọn cùng một loại sản phẩm trong cùng một ngành để mở rộng, họ có thể thêm vào thương hiệu những phần mở rộng ngoài phần thương hiệu nòng cốt để tìm kiếm một liên kết nhanh chóng hơn. Về căn bản, thương hiệu mở rộng có cái tên liên quan đến thương hiệu gốc (mà thường là đã được ghi dấu trong tâm trí khách hàng), nên nó kích thích trí nhớ người mua nhanh chóng hơn.

Có hai trường hợp có thể mở rộng thương hiệu đó là chúng có chung từ tài sản sản phẩm sẵn có hoặc do cùng kỹ năng để tạo ra và trong trường hợp này chúng bổ sung cộng hưởng cho nhau phát triển hơn. Thành công của việc mở rộng thương hiệu hoàn toàn được đo bằng phản hồi của thị trường, thương hiệu mở rộng càng bị kéo căng ra thì càng giãn, khi nó đứt doanh nghiệp sẽ hoàn toàn mất đi thương hiệu ban đầu vì hình ảnh định vị đã bị phai mờ.

Có hai cách để mở rộng thương hiệu là mở rộng các thương hiệu phụ và mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác. Mở rộng các thương hiệu phụ nghĩa là từ thương hiệu ban đầu tiến hàng mở rộng theo chiều sâu hoặc chiều rộng của phổ hàng, bằng cách hình thành các thương hiệu bổ sung. Việc mở rộng các thương hiệu phụ cũng có nghĩa là nó có thể nuốt mất thị phần của các thương hiệu cũ và thương hiệu gốc trở nên không chắc chắn do bị kéo căng ra. Khó khăn của việc mở rộng các thương hiệu phụ chính là định vị đa thương hiệu và khâu truyền thông. Lựa chọn thương hiệu nào để nhấn mạnh thông qua truyền thông tùy thuộc vào danh mục ưu tiên chiến lược cho thương hiệu đó

Mở rộng thương hiệu sang mặt hàng khác cho phép sử dụng thương hiệu cũ cho mặt hàng khác mặt hàng ban đầu sử dụng thương hiệu, quan trọng là mặt hàng mới phải có cùng một nhóm khách hàng mục tiêu như sản phẩm ban đầu và giảm chi phí cho truyền thông thay vì xây dựng một thương hiệu mới, tránh được nguy cơ nuốt lẫn


thị phần của nhau. Phương pháp này tuy tận dụng được tập khách hàng cũ nhưng không cuốn hút được khách hàng mới do thương hiệu cũ đồng nghĩa với việc không tạo được ấn tượng mới.

2.2.3.2.3. Phát triển thương hiệu thông qua phát triển giá trị tài chính của thương hiệu.

Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu có thể được sử dụng đo lường thông qua việc đánh giá mức độ đầu tư cho thương hiệu. Giá trị của thương hiệu về cơ bản cũng tăng lên theo ngân sách đầu tư cho thương hiệu.

Ngoài ra, yếu tố hợp tác đồng thương hiệu cũng sẽ mang lại các giá trị cho cả hai phía tham gia đồng sở hữu. Nếu trường hợp bất lỳ bên nào có vấn đề làm suy giảm giá trị thương hiệu thì bên còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Nói đến giá trị tài chính thương hiệu không thể không nhắc đấn các hình thức: chia tách, sát nhật, M&A. Nếu ngân hàng có giá trị lớn thì hoàn toàn có lợi thế trong việc thỏa thuận có lợi hơn trong việc thực hiện các nội dung này.

2.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRONG CÁC NHTM

2.3.1. Nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô

Khi Việt Nam là thành viên của WTO, môi trường kinh doanh của các ngân hàng trong nước có sự thay đổi lớn, bởi chúng ta phải thực hiện những cam kết quốc tế theo lộ trình ký kết. Với sự thay đổi đó, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội.

Hội nhập quốc tế sẽ làm tăng uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhất là trên thị trường tài chính khu vực. Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng, sẽ khuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả, các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vươn lên nếu muốn tồn tại. Hội nhập cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong nước thâm nhập vào thị trường quốc tế, mở ra cơ hội cho ngành ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Vì thế uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt nam sẽ được nâng lên, ít nhất là trên thị trường khu vực. Điều này thực sự tạo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng nhiều cơ hội để từng bước nâng cao hiệu quả điều hành và phát triển vững mạnh.[5]

Ngoài ra, một số yếu có có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và phát triển


thương hiệu của các NHTM bao gồm: nhân tố thể chế chính trị, môi trường pháp luật và các chế độ chính sách của pháp luật.

Yếu tố chính trị là yếu tố đầu tiên mà các quản lý NHTM đặc biệt quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà NHTM đang hoạt động kinh doanh, đầu tư. Các yếu tố như thể chế chính trị, sự ổn định hay biến động về chính trị tại quốc gia hay một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của các NHTM để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. Yếu tố chính trị là yếu tố rất phức tạp, tuỳ theo điều kiện cụ thể yếu tố này sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm với tình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốc gia, khu vực, thế giới để có các quyết định chiến lược thích hợp và kịp thời.[6]

Yếu tố luật pháp: Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các các NHTM buộc các các NHTM phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các các NHTM. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các các NHTM phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư... sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các NHTM.

Vấn đề đặt ra đối với các các NHTM là phải hiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật, nghiên cứu để tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản của pháp lý mang lại và có những đối sách kịp thời trước những nguy cơ có thể đến từ những quy định pháp luật tránh được các thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.

Yếu tố chủ trương và chính sách của Chính phủ: có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các các NHTM chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với các NHTM (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho các NHTM như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được


cơ hội, giảm thiểu nguy cơ, các NHTM phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của các NHTM.

2.3.2. Nhóm các nhân tố môi trường ngành

Từ nghiên cứu tổng quan, các tiêu chí đánh giá phát triển thương hiệu được xác định là tiêu chuẩn đánh giá để phát triển thương hiệu dựa trên một số thành phần. Các thành phần này có thể bao gồm các chiến lược kênh phân phối, phát triển thương hiệu, và kế hoạch xúc tiến thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi thành phần đánh giá bao gồm số lượng các yếu tố và các khía cạnh mà cần phải được xem xét tại một thời điểm trong quá trình phát triển thương hiệu. [24, 33]

Trong yếu tố, chiến lược kênh phân phối được xem xét đầu tiên, đó là nhu cầu được xem xét rằng những gì kênh yêu cầu phải được sử dụng để thực hiện các dịch vụ hoặc quá trình phân phối sản phẩm của thương hiệu. Thương hiệu cũng là cần thiết để quyết định rằng chiến lược những gì đã được sử dụng để theo dõi thành công vị trí thương hiệu trong thị trường hiện tại.

Trong các yếu tố, phát triển thương hiệu là cần thiết để xem xét rằng: là có bất kỳ sản phẩm khác hoặc chương trình phát triển dịch vụ thực hiện hoặc được giới thiệu bởi các tổ chức nào đó. Trong trường hợp, nếu có chương trình phát triển đã được thực hiện bởi tổ chức nào đó, chương trình này sẽ được xây dựng trong kế hoạch phát triển thương hiệu mới để đánh giá hiệu quả.

Ngoài ra, nhân tố cạnh tranh giữa các NHTM hiện có trong ngành sẽ quyết định lợi thế của bản thân NHTM đối với việc phát triển thương hiệu. Với mức độ cạnh tranh giữa các NHTM trong cùng một ngành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi NHTM, ảnh hưởng tới khách hàng và thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi NHTM.

Khả năng gia nhập mới của các NHTM: Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các NHTM nước ngoài nhòm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự can thiệp từ phía chính phủ và NHNN. Điều đó buộc các NHTM trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự gia nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của NHTM, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của NHTM. Bên cạnh đó, các NHTM nước ngoài với tiềm


lực tài chính hùng hậu và công nghệ hiện đại luôn có lợi thế khi tham gia vào thị trường Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Các NHTM trong nước cần có những giải pháp để chủ động để mở rộng thị phần và gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.[7]

Đối với sản phẩm thay thế trong ngành ngân hàng, đây là loại hình doanh nghiệp đặc thù nên việc số lượng các sản phẩm chính của NHTM bị hạn chế. Thế nên, hầu hết các sản phẩm của NHTM đều dễ bị sử dụng bởi NHTM khác mà hầu như không có biện pháp bảo hộ nào cả.

Nguồn lực đầu vào với NHTM đó chính là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,… hay chính các NHTM với nhau. Các nguồn lực đầu vào của một NHTM được cung cấp chủ yếu bởi các NHTM khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của NHTM phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của NHTM là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của NHTM phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của NHTM. Còn nếu các yếu tố đầu vào của NHTM là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh và không ngừng gia tặng lợi nhuận.

Khách hàng sử dụng dịch vụ là đối tượng vô cùng quan trọng và được các NHTM đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm, dịch vụ của NHTM đưa ra không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì NHTM không thể mở rộng được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ do NHTM đưa ra nhằm đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, và điều này sẽ ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của NHTM vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của NHTM.

Cuối cùng, kế hoạch phát triển thương hiệu là cần thiết để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương hiệu có thể triển khai, trong đó nó đã được đề cập rằng làm thế nào kế hoạch tiến thương hiệu sẽ thực hiện để đạt được các mục tiêu và mục tiêu phát triển. Vì vậy, tiêu chí đánh giá này cho sự phát triển thương hiệu đã được thực hiện bởi số lượng của các tổ chức và giúp đỡ trong việc tạo ra thương hiệu hấp dẫn và dễ nhận biết trên thị trường. [44]

2.3.3. Nhóm các nhân tố bên trong của doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023