Thực Trạng Hiệu Quả Kinh Doanh Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam


Tính tới thời điểm cuối năm 2018, kênh phân phối truyền thống của BIDV toàn hệ thống có 190 chi nhánh, 855 phòng giao dịch hoạt động trên toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam, là một trong 2 NHTM của Việt Nam có mạng lưới trên toàn quốc. Với phạm vi hoạt động rộng lớn đó, BIDV có đủ những điều kiện để đưa những sản phẩm và dịch vụ của mình đến mọi đối tượng khách hàng ở mọi miền tổ quốc. Từ tháng 7/2016, với việc khai trương hoạt động chi nhánh tại Yagon- Myanmar đã giúp BIDV trở thành NHTM Việt nam đầu tiên và duy nhất được mở, có chi nhánh tại đất nước này. Từ đây nâng tổng số quốc gia có chi nhánh hoạt động của BIDV lên con số 6, cụ thể là các nước: Lào, Campuchia, Séc, Nga, Đài Loan (Trung Quốc) và Myanmar. Cùng với sự gia tăng về mạng lưới chi nhánh, BIDV còn củng cố thêm mối quan hệ của mình với hơn 3.500 định chế tài chính trong và ngoài nước, thực hiện cung ứng dịch vụ cho hơn 100 ngân hàng nước ngoài, và có quan hệ đại lý với hơn 1.700 định chế tài chính đến từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kết quả đạt được, BIDV trở thành một trong những NHTM lớn nhất của Việt Nam về số lượng khách hàng (bao gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp). Bên cạnh đó, kênh phân phối hiện đại của BIDV cũng đạt được những kết quả đáng kể: 57.825 là số lượng máy ATM và POS BIDV đạt được trong năm 2018, là con số đạt được trong những năm tập trung phát triển công nghệ cao để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình đến cho khách hàng. BIDV cũng là một trong những ngân hàng tiên phong của Việt Nam trong cuộc đua về đổi mới, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin, cũng như áp dụng khoa học công nghệ trong hoạt động kinh doanh của mình. Tính đến cuối năm 2018, BIDV đã củng cố cho mình hơn 1.000 máy chủ;

7.000 thiệt bị mạng, truyền thông; 1.000 mạng LAN,…

Với số lượng lớn về các kênh phân phối, BIDV đòi hỏi một đội ngũ lao động ngày càng lớn về quy mô và chất lượng cao tương ứng.


Đơn vị tính: người, %


30000

30.00

25000

24.69

25.00

20000

20.00


15.00

15000

13.08

13.23

10.17

11.07

10.00

10000

8.42

3.82

4.93

5000

1.89

1.17

5.00

3.37

0.00

-1.70

0

-5.00

2007 2008

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Số lao động của NH (người)

2015 2016 2017 2018

Tốc độ tăng trưởng

Biểu đồ 2.8: Số người lao động của BIDV giai đoạn 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Lượng người lao động trong toàn hệ thống của BIDV gia tăng từ 10.516 người năm 2006 lên 25.416 người vào năm 2018. Không chỉ gia tăng về số lượng, BIDV cũng dần có bước đổi mới trong công tác tuyển dụng của mình để gia tăng về mặt chất lượng của đội ngũ cán bộ. Công tác tuyển dụng của BIDV giờ chỉ được tiến hành 1 đợt duy nhất tại nhiều điểm của đất nước, thông tin tuyển dụng cũng được thực hiện công khai và minh bạch làm cho việc tuyển dụng của BIDV gia tăng tính chuyên nghiệp. Đến cuối năm 2018, số lượng người lao động của BIDV có trình độ đại học trở lên chiếm tới 91,2%. Để gia tăng chất lượng cho đội ngũ lao động, BIDV chủ động thành lập các lớp đào tạo và bồi dưỡng của mình, giúp người lao động tiếp cận được với công nghệ thông tin trong quá trình công tác. Kết hợp với mở các lớp đào tạo, BIDV thực hiện việc luân chuyển cũng như đánh giá cán bộ từ trụ sở chính đến các chi nhánh của mình hàng năm. Cuối năm 2017, BIDV đã kiện toàn được nhân sự cấp cao và cấp trung của mình. Cũng trong năm 2018 BIDV đã tổ chức được 359 lớp đào tạo cho 30.700 học viên. BIDV tập trung vào đào tạo các chương trình E- learning, đào tạo “Lãnh đạo ngân hàng tương lai”; phối hợp với bên ngoài triển khai các chương trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng ngắn hạn do NHNN phối hợp Cơ quan chuyển giao công nghệ tài chính Luxembourg tổ chức,... Mặt khác, do BIDV luôn là


một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam chú trọng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động, từ đó lượng người lao động có trình độ tin học cao được tuyển dụng trong ngân hàng ngày càng gia tăng, đến năm 2016 đã có khoảng 700 cán bộ giỏi tin học được tuyển dụng và làm việc tại ngân hàng.

Trong suốt giai đoạn dài phát triển, BIDV đã chú trọng phát triển đối với các khách hàng tư nhân và các SMEs. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, BIDV đã thực hiện giao dịch với gần 11 triệu khách hàng cá nhân, được đánh giá về mức độ hài lòng chung của khách là là sức mạnh đã giúp ngân hàng trở thành NHTMCP bán lẻ số một của Việt Nam. Đồng thời, BIDV luôn nỗ lực cung ứng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất của mình cho khách hàng, cùng với sự đầu tư cho công nghệ thông tin đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Năm 2016, BIDV đã cung ứng ra thị trường gần 100 sản phẩm, các sản phẩm này được thiết kế dựa theo nhóm khách hàng và nhu cầu của họ, bao gồm: sản phẩm tín dụng nhà ở, cho vay sản xuất kinh doanh, sản phẩm tiết kiệm dự thưởng, ngân hàng điện tử,… IBMB cũng đã được phát triển với nhiều tính năng mới như: chuyển tiền thanh toán liên ngân hàng 24/7, thanh toán hóa đơn định kỳ, hoặc rút tiền gửi FD online,… Ngoài ra, BIDV đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới công nghệ cao phục vụ cho khách hàng của mình, ví dụ: BIDV smart banking, BIDV life style,…

Để nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng kịp thời, BIDV đã ra mắt trung tâm điều hành mạng xã hội (SMCC) năm 2015. Đây là trung tâm điều hành mạng xã hội đầu tiên trong hệ thống NHTM Việt Nam. SMCC cho phép BIDV nhận được mọi phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và từ đó đưa ra các biện pháp để hỗ trợ. BIDV cũng thực hiện phân tích các phản hồi và sử dụng làm cơ sở để thay đổi, cải tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ của mình. Có thể nói, SMCC đã thực hiện như một công cụ gắn kết ngân hàng với khách hàng của mình, gia tăng tính tương tác giữa ngân hàng và khách hàng.

Trong giai đoạn công nghiệp 4.0, BIDV đã chủ động cung cấp cho nền kinh tế và khách hàng của mình những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Một số sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao có thể kể đến như: BUNO (chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản); thanh toán qua Samsung Pay; chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7


trên các kênh Internet, di động và ATM; dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7; Smartbanking; thanh toán sử dụng QR code; và thẻ dành cho giới trẻ Young+,…

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.2.1. Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.2.1.1. Thu nhập thuần ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018


Bảng 2.5: Cơ cấu thu nhập thuần của BIDV giai đoạn 2007-2018

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Thu nhập lãi thuần

62,2

74,5

68,68

80

81,99

80,17

77,46

76,89

78,16

77

79,37

78,57

Lãi thuần từ hoạtđộng dịch vụ

8

12

13,83

15,47

13,99

12,56

8,18

8,23

9,46

8,24

7,64

7,98

Lãi thuần kinh doanh ngoại hối và vàng

1,8

9,4

2,06

2,52

2,04

2,15

0,85

1,21

1,19

1,75

1,71

2,34

Lãi thuần mua bán chứng khoán kinh doanh

1,4

(7,4)

6

(1,35)

(1,37)

0,55

2,43

0,96

(0,25)

1,5

1,26

1,45

Lãi thuần mua bán chứng khoán đầu tư

0,6

(2,6)

1,11

(1,18)

(1,34)

(0,10)

4,82

3,74

0,04

1,32

0,83

0,53

Lãi thuần từ hoạt động khác

25,3

12,7

6,02

3,37

3,94

4,24

4,5

7,28

9,59

6,19

8,39

8,59

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

0,7

1,4

2,3

1,18

0,75

0,44

1,76

1,7

1,82

3,99

0,81

0,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - 12

Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của BIDV các năm [22]; cùng tính toán của tác giả


83


Thu nhập của BIDV chủ yếu đến từ các hoạt động truyền thống tín dụng khi tỷ trọng của thu nhập lãi thuần chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập thuần của NHTM. Sau khi đạt ngưỡng cao nhất vào năm 2011 ở mức 81,99%, tỷ trọng thu nhập lãi thuần của BIDV có xu hướng giảm liên tục trong các năm tiếp theo lần lượt là: 80,7%; 77,46%; và 76,89%. Đến năm 2015 tỷ trọng này bắt đầu có dấu hiệu khôi phục và gia tăng lên 78,16% nhưng không duy trì được lâu, đến năm 2016 chỉ tiêu tiếp tục giảm xuống còn 77%. Trong hai năm cuối giai đoạn xem xét, tỷ trọng của khoản thu nhập này vẫn chiếm trên 78% trong tổng số thu nhập của BIDV.

Ngoài thu nhập chính từ thu nhập lãi thuần, lãi thuần từ hoạt động khác liên tục tăng ổn định trong suốt 6 năm (từ 2010 đến 2015), mặc dù tỷ trọng trong 6 năm này còn rất khiêm tốn khi so sánh với tỷ trọng của năm 2007 (25,3%). Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, BIDV cũng đã có sự cố gắng cải thiện tỷ trọng của khoản thu nhập khác, tuy nhiên đến cuối năm 2018 con số này vẫn khiêm tốn ở mức dưới 10% so với tổng số thu nhập của ngân hàng.

Nguồn thu nhập thứ ba mang lại cho BIDV là từ các hoạt động dịch vụ. BIDV luôn chú trọng vào gia tăng phần lãi thuần này, tăng từ 8% năm 2007 lên 15,47% năm 2010. Tuy nhiên sau đó, tỷ trọng khoản thu này có dấu hiệu giảm xuống, và phải đến năm 2015 mới tăng trở lại. Đến năm 2016 và 2017, tỷ trọng này lại tiếp tục giảm xuống. Cuối năm 2018, mặc dù có sự tăng trưởng trở lại của khoản thu nhập này trong tỷ trọng tổng thu nhập, tuy nhiên lại không đáng kể.

Ngược lại với các khoản thu lớn, BIDV có vẻ chưa chú trọng đến việc gia tăng khoản thu từ mua bán chứng khoán (bao gồm cả chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư).Các hoạt động mua bán chứng khoán của BIDV trong một số năm còn thua lỗ đã kéo tổng thu nhập của BIDV giảm xuống. Xét chung trong số thu nhập của BIDV thu được, nguồn thu đến từ mua bán chứng khoán còn rất hạn chế (ở mức dưới 3% là chủ yếu).

Song song với mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối và vàng cũng chưa được BIDV coi trọng nhiều. Mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng luôn đem lại lợi nhuận cho BIDV nhưng tỷ trọng của khoản thu này còn rất khiêm tốn khi so sánh với các khoản thu ngoài lãi như thu từ hoạt động dịch vụ hoặc thu từ hoạt động khác.


Đơn vị tính: %


90.00

80.00

81.99

80.17

80.00

74.43

77.46

76.89

78.16

77.00

79.37 78.57

68.68

70.00

62.16

60.00

50.00

40.00

30.00 37.84

31.32

20.00

25.57

10.00

20.00

22.54 23.11

18.01

19.83

21.84

23.00

20.63 21.43

-

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Thu nhập lãi thuần

Thu nhập ngoài lãi

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Các NHTM ngày nay có xu hướng gia tăng tỷ trọng của thu nhập thuần ngoài lãi trong tổng thu nhập của mình để có thể gia tăng khả năng sinh lời từ các hoạt động khác, ngoài hoạt động truyền thống là tín dụng. Nếu như theo phương thức truyền thống, để gia tăng được thu nhập lãi thuần sẽ cần có sự tăng của lãi suất cho vay kết hợp với sự giảm của lãi suất huy động (hoặc tăng dư nợ cho vay). Bất cập đó là, lãi suất cho vay và lãi suất huy động chịu ảnh hưởng điều tiết rất lớn từ chính sách của NHTW, đặt trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khá hoàn hảo đã khiến cho việc gia tăng thu nhập lãi thuần của các NHTM gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như, để gia tăng được dư nợ cho vay, NHTM phải tăng được quy mô tài sản, nhưng khi quy mô tài sản tăng sẽ luôn đồng hành với sự gia tăng về rủi ro trong tín dụng. Trong khi ngược lại với thu nhập lãi thuần, các NHTM có thể đạt được thu nhập ngoài lãi thuần phụ thuộc vào số lượng dịch vụ NHTM cung ứng ra trên thị trường cùng với giá của dịch vụ đó. Điều này khiến cho các NHTM dễ đạt được mục tiêu nhưng không phải chịu những rủi ro tín dụng cao như trong việc tăng thu nhập lãi thuần.


Từ biểu đồ 2.9, BIDV chưa đạt được theo xu hướng đưa ra. Thu nhập lãi thuần của BIDV còn chiếm tỷ trọng rất lớn, chủ yếu đều trên 70% tổng thu nhập thuần trước thuế. BIDV trong giai đoạn này chủ yếu vẫn thực hiện hoạt động truyền thống của mình là tín dụng, các hoạt động ngoài lãi vẫn chưa được BIDV chú trọng nhiều.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu lợi nhuận và sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2018

* Lợi nhuận

Các chỉ tiêu kiểm soát của BIDV (như: lợi nhuận sau thuế, tổng vốn chủ sở hữu, tổng tài sản) có diễn biến phức tạp trong giai đoạn 2007-2018. Nhìn chung, các chỉ tiêu đều có xu hướng gia tăng qua các năm (ngoại trừ năm 2011 và 2016). Lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng trưởng giảm hẳn so với xu hướng gia tăng của tổng vốn chủ sở hữu và tổng tài sản, thậm chí năm 2011 và 2016 mức độ tăng trưởng là con số âm. Điều đáng nói là sự tăng trưởng của tổng vốn chủ sở hữu của BIDV trong giai đoạn 10 năm có sự biến động cực lớn. Đối ngược với tổng vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản có sự gia tăng ổn định hơn cả.

Đơn vị tính: %


60.00


50.00


40.00


30.00


20.00


10.00


0.00

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

-10.00


-20.00

Tổng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

Biểu đồ 2.10: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018

Nguồn: [22]; cùng tính toán của tác giả

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí