Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Thương Hiệu Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Công Thương‌


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG‌

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013-2017 ẢNH HƯỞNG ĐẾN THƯƠNG HIỆU‌

Mục tiêu phát triển trong giai đoạn 2013-2017 là phát triển SAIGONBANK theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để trở thành một NH có quy mô hoạt động lớn hơn, tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động an toàn và hiệu quả dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM nhằm tạo nền tảng đến năm 2020 SAIGONBANK trở thành NH hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động NH, có khả năng cạnh tranh với các NHNNg. Dưới đây là bảng các chỉ tiêu hoạt động SAIGONBANK phấn đấu đạt được giai đoạn 2013-2017.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu tài chính của SAIGONBANK giai đoạn 2013-2017

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu Năm

2013

2014

2015

2016

2017

1

Tổng nguồn vốn

15.900

17.013

18.204

19.478

20.824

2

Vốn điều lệ

3.080

3.500

4.000

4.500

5.000

3

Tổng nguồn vốn huy động, trong đó:

11.840

12.669

13.556

14.505

15.520


- Tiền gửi của khách hàng

11.183

11.966

12.804

13.700

14.659


- Tiền gửi và vay TCTD khác

502

537

575

615

658

4

Tổng dư nợ cho vay

11.400

11.970

12.808

13.704

14.664

5

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%)

<5%

<5%

<5%

<5%

<5%

6

Lợi nhuận trước thuế

412

437

463

491

520

7

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn cổ phần ROE (%)

10,03

9,36

8,68

8,18

7,8

8

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản ROA (%)

1,94

1,93

1,91

1,89

1,87

9

Tỷ lệ an toàn vốn thối thiểu (%)

22%

> 15%

> 15%

> 15%

> 15%

10

Tỷ lệ khả năng chi trả (lần)

> 1

> 1

> 1

> 1

> 1

11

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn (%)

< 30%

< 30%

< 30%

< 30%

< 30%

12

Tỷ lệ góp vốn mua cổ phần (%)

< 40%

< 40%

< 40%

< 40%

< 40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - 11

Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2013-2017


Trong kế hoạch phát triển của SAIGONBANK giai đoạn 2013-2017, SAIGONBANK đề ra kế hoạch hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng từ 7% đối với các chỉ tiêu tổng tài sản, vốn huy động, dư nợ cho vay.

Với kế hoạch phát triển hoạt động như trên nhằm tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, ổn định và bền vững. Chiến lược này cũng phản ánh các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu NHTMCP Sài Gòn Công thương để ngày càng khẳng định vị thế và uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Đưa thương hiệu của NHTMCP Sài Gòn Công thương trở thành một thương hiệu lớn, mạnh và có tầm ảnh hưởng cao.

3.2 GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG‌

3.2.1 Chú trọng đầu tư vào hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu SAIGONBANK‌

Hạn chế của SAIGONBANK là chưa có chiến lược dài hạn cho sự phát triển thương hiệu. Vì vậy SAIGONBANK cần:

3.2.1.1 Thành lập Phòng Marketing

Hiện tại, SAIGONBANK chưa có Phòng Marketing nên các hoạt động liên quan đến phát triển thương hiệu là do Phòng Kế hoạch và Phòng Tổ chức hành chánh thực hiện. Vì vậy, Ngân hàng cần thành lập Phòng Marketing chuyên biệt với một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp nhằm xây dựng các chính sách, đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển thương hiệu và triển khai thực thi trong từng giai đoạn cụ thể.

Phòng Marketing sẽ thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm lập kế hoạch, định hướng và triển khai các chương trình cho các hoạt động phát triển thương hiệu một cách bài bản, có tính xuyên suốt và nhất quán. Định kỳ hàng tháng, quý và năm bộ phận chuyên trách về thương hiệu sẽ thực hiện các cuộc khảo sát nhân viên và khách hàng theo các tiêu chí bám sát thực tế đánh giá hiệu quả chương trình đã đề ra. Khi thành lập bộ phận chuyên trách, cần tuyển chọn những cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ và am hiểu về marketing và thương hiệu, được đào tạo một cách bài bản về thương hiệu từ các chuyên gia trong và ngoài nước.


3.2.1.2 Xây dựng chính sách phát triển thương hiệu rõ ràng và mang tính chiến lược lâu dài

Xây dựng chính sách phát triển thương hiệu mang tính chiến lược lâu dài có vai trò quan trọng và là kim chỉ nam giúp SAIGONBANK phát triển thương hiệu của mình. Chính sách được xây dựng dựa trên cơ sở lấy khách hàng là trọng tâm và các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đều phải xoay quanh khách hàng. Các chiến lược phải có thời gian hoạt động và hoàn thành cụ thể theo từng giai đoạn từ ngắn hạn đến dài hạn.

Các chính sách và kế hoạch phát triển thương hiệu không chỉ thực hiện riêng lẽ mà còn phải có tác động mang hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng đến với khách hàng để thu hút được sự quan tâm của họ đến các sản phẩm dịch vụ của SAIGONBANK, nhằm tạo một chuỗi liên kết: phát hành sản phẩm - quảng bá sản phẩm - chăm sóc khách hàng - phát triển sản phẩm.

3.2.1.3 Xây dựng kế hoạch đầu tư kinh phí cho hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình truyền thông thương hiệu, SAIGONBANK cần phải lên kế hoạch ngân sách cho truyền thông thương hiệu. Kế hoạch phải được xây dựng chi tiết, cụ thể cho từng khoản mục chi phí nhằm tạo sự chủ động trong quá trình truyền thông nhằm quảng bá và phát triển thương hiệu.

Giao quyền quyết định cho các chi nhánh trong việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động quảng bá và phát triển thương hiệu, không hạn chế quá mức nhưng cũng phải có những biện pháp kiểm soát tránh sự lạm dụng để tư lợi riêng.

3.2.1.4 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và bảo vệ thương hiệu

Qua kết quả khảo sát khách hàng vẫn chưa đánh giá cao các hoạt động truyền thông quảng cáo của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần hoàn thiện hơn về mọi mặt trong công tác quảng bá thương hiệu. Cụ thể là:

Tăng cường nhận diện thương hiệu qua truyền thông:


Qua các ấn phẩm: Đầu tư thiết kế nhiều hơn đối với các kỷ yếu tổng quát về ngân hàng, brochure giới thiệu sản phẩm, báo cáo thường niên; tờ rơi giới thiệu các loại hình dịch vụ...

Poster các loại: Theo phản hồi của nhiều khách hàng thì lịch và thiệp tặng ngày tết của Ngân hàng chưa đẹp, lịch chủ yếu là lịch tờ nên khách hàng không mấy thích. Vì vậy, Ngân hàng cần đầu tư thiết kế và nâng cao chất lượng các tặng phẩm như lịch và thiệp, bao lì xì, túi nylon, mẫu quảng cáo khai trương chi nhánh mới, mẫu quảng cáo tuyển dụng; v.v…để tạo được ấn tượng cho khách hàng.

Các loại bảng hiệu: Các loại bảng hiệu tại hội sở và các chi nhánh, phòng giao dịch, bảng chỉ dẫn đến các phòng ban, bảng thông tin, bảng đèn chờ gọi số thứ tự, bảng hiển thị tỷ giá ngoại tệ; bảng chào khách hàng, banner dùng trong các chương trình hội nghị, chương trình tài trợ; các sự kiện lớn... cần được thiết kế sang trọng và chuyên nghiệp hơn, phải thống nhất về kiểu dáng và màu sắc.

Khi đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, SAIGONBANK phải kết hợp các yếu tố quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện, truyền thông và tài trợ chương trình để duy trì và phát triển thương hiệu của mình thông qua việc thiết kế các chương trình phát triển cụ thể.

Tăng cường công tác chiêu thị (quảng cáo và khuyến mãi), quan hệ công chúng và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng

Tăng cường công tác quảng cáo:

Truyền hình và báo chí: tăng cường quảng cáo trên các kênh truyền hình tỉnh, thành phố nơi mà SAIGONBANK có chi nhánh hoạt động, các tờ báo ngày như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, các báo, tạp chí về tài chính – ngân hàng.

Internet: tăng cường đặt logo và đường dẫn trên các trang web có số lượng người truy cập nhiều như: www.vnexpress.net,tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn.... và cả trên các mạng xã hội.

Tăng cường các chương trình khuyến mãi:


Thực hiện các chương trình khuyến mãi, quà tặng khi khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ như: rút thăm trúng thưởng, cào trúng thưởng, gửi tiền tiết kiệm sẽ được tặng quà, tích lũy điểm để nhận quà tặng,…các chương trình cần thực hiện thường xuyên, liên tục.

Tăng cường hoạt động quan hệ công chúng

Tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với Ban biên tập các báo, các cơ quan chính trị - đoàn thể, các trường đại học. Lập kế hoạch thường xuyên tham gia các hoạt động sự kiện như: ngày thành lập Ngân hàng, đi bộ từ thiện, tham gia hội chợ triển lãm, chương trình khuyến mãi, công bố sản phẩm mới; Tăng cường tài trợ các cuộc thi học thuật, chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, các trò chơi truyền hình, chương trình ca nhạc ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, chương trình từ thiện, tài trợ cho Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ.

Bảo vệ thương hiệu

Qua phân tích thực tế, hoạt động bảo vệ thương hiệu của SAIGONBANK vẫn chưa được chú trọng. Để tránh những trường hợp tranh chấp liên quan đến pháp luật, SAIGONBANK cần quan tâm đến những việc sau:

Thành lập một hệ thống các rào cản nhằm bảo vệ và chống xâm phạm thương hiệu. Luôn cảnh giác và sẵn sàng đối phó trước những tình hướng rủi ro có thể xảy ra.

Cần có sự đoàn kết thống nhất của tập thể trong mọi tình huống.

Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác với các báo chí, tạp chí để có thể biết trước tình huống xảy ra hoặc để công bố các biện pháp khắc phục có lợi của Ngân hàng.

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ cấu lại tổ chức‌

3.2.2.1 Nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý điều hành

Ban lãnh đạo SAIGONBANK cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị điều hành trên nhiều phương diện để có thể quản lý và điều hành SAIGONBANK một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, kinh nghiệm quản lý các nghiệp vụ NH hiện đại của ban lãnh đạo


của SAIGONBANK còn yếu, đặc biệt là kinh nghiệm sử dụng các công cụ hiện đại và công tác quản trị rủi ro.

Ðồng thời, SAIGONBANK cũng nên xem xét giải pháp thuê các nhân sự quản lý nước ngoài. Việc thuê các nhân sự quản lý giỏi nước ngoài đòi hỏi chi phí cao song cũng mang lại rất nhiều lợi ích như: tài năng, kinh nghiệm quản lý các NH hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của SAIGONBANK. Từ đó, sẽ tạo ra áp lực đổi mới mạnh mẽ hơn đối với bản thân cán bộ - nhân viên, tạo ra một phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến thương hiệu nên trong tương lai SAIGONBANK cần chú trọng hơn nữa đến yếu tố này vì nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển một tổ chức. Vì vậy, SAIGONBANK cần:

Thứ nhất, quy hoạch cán bộ quản lý (giai đoạn 2013 -2017) để tạo nguồn cán bộ làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu.

Thứ hai, thành lập Trung tâm đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý và nhân viên đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, hội nhập .

Thứ ba, xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch dựa trên năng lực hiệu quả công tác của nhân viên và kết quả kinh doanh của Ngân hàng, đảm bảo được sự công bằng trong nội bộ và tính cạnh tranh so với thị trường lao động nhằm thu hút được người giỏi. Cần mạnh tay hơn nữa trong việc sa thải những người không có năng lực và không tận tụy với công việc. Có chế độ tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực cho cán bộ nhân viên, tránh trường hợp nhưỡng nhiễu, làm khó khách hàng, quan liêu, tiêu cực hay việc chảy máu chất xám.

3.2.2.3 Cơ cấu lại tổ chức hoạt động

Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình hình hoạt động không hiệu quả của SAIGONBANK trong nhiều năm là do cơ cấu tổ chức hoạt động không phù hợp với điều kiện kinh tế như hiện nay. Để phát triển trong thời gian tới, SAIGONBANK cần


thiết phải tổ chức lại cơ cấu hoạt động theo hướng các NHTMCP khác đang triển khai để nâng cao khả năng hoạt động. Tổ chức hoạt động Ngân hàng sẽ gồm 02 bộ phận:

Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: bao gồm 02 tổ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bộ phận khách hàng cá nhân: đây là dịch vụ NH bán lẻ mà các NHTM lớn đang triển khai mạnh nên NHTMCP Sài Gòn Công thương cần tổ chức lại để phát triển mạnh hoạt động tín dụng cá nhân.

Trên cơ sở hình thành 2 bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp thì trong mỗi bộ phận sẽ có từng mảng nghiệp vụ: kế toán giao dịch, tín dụng, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,…các mảng nghiệp vụ này sẽ phối hợp với nhau để phục vụ cho từng nhóm khách hàng của mình.

Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ bằng giao dịch một cửa, góp phần rút ngắn thời gian giao dịch và phục vụ khách hàng tốt hơn.

Tạo một môi trường làm việc chuyên nghiệp từ cơ sở vật chất đến phong cách phục vụ của nhân viên: xây dựng, sửa chữa lại chi nhánh đẹp và đồng nhất hình ảnh SAIGONBANK; trang trí lại quầy giao dịch khách hàng sạch đẹp, sang trọng; có quầy phục vụ nước cho khách hàng; phong cách phục vụ của nhân viên vui vẻ, niềm nở;…

3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính‌‌

3.2.3.1 Giải pháp tăng vốn điều lệ

Với quy mô vốn như hiện nay, SAIGONBANK sẽ khó đứng vững trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Tiềm lực tài chính càng mạnh thì càng khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Do vậy, SAIGONBANK phải thực hiện mọi biện pháp để tăng cường năng lực tài chính trong giai đoạn hiện nay đồng thời đảm bảo theo yêu cầu của Chính Phủ. SAIGONBANK có thể áp dụng các biện pháp sau:

Tăng vốn từ nguồn nội bộ, mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại: đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp SAIGONBANK không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, SAIGONBANK cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận


để lại để tăng vốn tự có vì nếu tỷ lệ này quá thấp thì tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu Ngân hàng.

Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng sự tự chủ về tài chính của Ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu.

Bán cổ phần cho cổ đông nước ngoài (cổ đông chiến lược, đầu tư tài chính) từ đó sẽ thu được thặng dư vốn cổ phần để làm nguồn dự trữ tăng vốn điều lệ. Phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ làm cho quyền kiểm soát của Hội đồng Quản trị bị phân tán nhưng Ngân hàng sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ về vốn, thương hiệu, công nghệ, trình độ quản lý,…Đây được xem là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao tiềm lực tài chính.

3.2.3.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro của tài sản có

Tín dụng là một trong những hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của NH. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ngoài việc tiến hành phân tích đánh giá khách hàng vay vốn dựa vào mô hình chất lượng 5C, cho vay các khoản vay có tài sản thế chấp, ký quỹ có tính thanh khoản cao, thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ việc ra quyết định đầu tư, giám sát sau khi cho vay,… mà Ngân hàng đã và đang áp dụng thì Ngân hàng cần thực hiện thêm các giải pháp:

Đa dạng hoá các danh mục cho vay: Việc đa dạng hoá các danh mục cho vay sẽ phân tán rủi ro được thực hiện theo phương pháp chia sẻ rủi ro giữa các lĩnh vực, các nhà đầu tư với nhau như không tập trung vốn vào một khách hàng hoặc một lĩnh vực đầu tư, SAIGONBANK phải đa dạng hoá loại hình cho vay, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư và đa dạng hoá đối tượng cho vay.

Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí