Văn Hóa Lào Cai Phát Triển Mạnh Mẽ, Trở Thành Động Lực Và Mục Tiêu Của Sự Phát Triển

hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên để định hướng tư tưởng; tăng cường công tác vận động quần chúng;

Tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tạo được sự chuyển biến rõ nét về chất lượng hoạt động các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp. Tiếp tục chỉ đạo triển khai tích cực, có hiệu quả Nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh uỷ, của Đảng ủy Khối thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) và các Nghị quyết về công tác xây dựng đảng. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên mới. Tăng cường công tác quản lý, phân công và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của đảng viên. Duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” và hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về “Nội dung sinh hoạt chi bộ”. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng;

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo nhằm chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên, chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc, cán bộ nữ. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ của cả hệ thống chính trị trong toàn ngành đồng thời tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra của các cấp uỷ đảng, nhất là những lĩnh vực dễ nảy sinh tham nhũng như: xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách, các chương trình dự án, thủ tục cấp phép; kịp thời uốn nắn, ngăn ngừa những biểu hiện sai trái, lệch lạc; đề cao trách nhiệm tự kiểm tra, giám sát của từng chi bộ và đảng viên. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị; Quán triệt triển khai thực hiện Đề án số 18-ĐA/TU, ngày 27/5/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai; lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/ĐUK ngày 12/4/2013 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối;

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng uỷ và các Chi bộ trực thuộc. Tăng cường đoàn kết nội bộ, tránh bao biện làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của đảng. Thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, nâng cao

vai trò trách nhiệm của cấp uỷ và người đứng đầu tổ chức gắn với phát huy vai trò và chế độ trách nhiệm của từng cá nhân được phân công phụ trách ngành, lĩnh vực. Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời biểu dương, khen thưởng nhân rộng điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.

Từ vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng đảng, Đảng bộ Sở Văn hóa Thể thaoDu lịch xác định trong những năm tới công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của tất cả các chi bộ được đảng viên đồng tình thực hiện. Có như vậy mới thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của toàn ngành, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ Sở lần thứ hai nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra: Xây dựng Đảng bộ Sở trong sạch vững mạnh. Thực hiện các mục tiêu xây dựng văn hóa và con người Lào Cai phát triển toàn diện; Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững; xây dựng con người Lào Cai hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; hội tụ các đặc tính: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Du lịch Lào Cai trở thành điểm đến An toàn - Thân thiện - Chất lượng.

3.3. Văn hóa Lào Cai phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển

Tháng 4-2008, cùng với việc ổn định bộ máy tổ chức sau khi sáp nhập, SVHTTDL đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện những công việc của một Sở lớn quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Riêng đối với lĩnh vực văn hóa, Sở đã tập trung nâng cao chất lượng công tác quản lý; tham mưu, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai nhằm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, xóa đói giảm nghèo bền vững. Việc cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” tiếp tục được đẩy mạnh bằng việc tham mưu xây dựng và triển khai đề án chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII, XIV về phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai. Thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, SVHTTDL đã tham mưu cho Tỉnh ủy Lào Cai đã đề ra phương hướng phát triển văn hóa với mục tiêu chung là: Xây dựng, phát triển văn hóa con người Lào Cai theo hướng toàn diện, vừa mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, vừa

thấm đậm nét riêng của người Lào Cai. Thật sự thấm nhuần quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” (Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI). Làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng cá nhân, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Gắn xây dựng, phát triển văn hóa và con người với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, tỉnh Lào Cai có 75% số thôn, bản; 85% số hộ gia đình; 95% số cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa. Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa quan trọng của tỉnh như: trung tâm văn hóa, bảo tàng, thư viện, sân vận động, rạp chiếu phim; 100% huyện, thành phố có thư viện đạt tiêu chuẩn; các di tích cách mạng, di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh được trùng tu, tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị [40].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Bằng tinh thần đoàn kết, sáng tạo của toàn Sở dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành; sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân, công tác phát triển sự nghiệp văn hóa và xây dựng con người Lào Cai trong 10 năm (2008-2018) đã có bước phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, hướng dẫn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với các thiết chế văn hóa

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai 1991 - 2018 - 10

Hệ thống thiết chế văn hóa từng bước được xây dựng và củng cố. Giai đoạn 2011 - 2015 đã tiến hành khởi công công trình Bảo tàng tỉnh Lào Cai với tổng mức đầu tư của dự án là 93,178 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng Nhà văn hóa trung tâm của tỉnh với tổng số vốn được phê duyệt là 143 tỷ đồng, với các hạng mục công trình gồm: Khối nhà hát, rạp chiếu phim và khối nhà dịch vụ, khối thư viện và các hạng mục phụ trợ. Thực hiện đầu tư trang thiết bị cho Thư viện điện tử thuộc Thư viện tỉnh Lào Cai, đầu tư thiết bị cho 9 Đội Thông tin lưu động các huyện, thành phố. Xây dựng 48 nhà văn hóa xã và hội trường kiêm nhà văn hóa xã, nâng tổng số nhà văn hóa cấp xã toàn tỉnh lên 68 nhà. Xây dựng 472 nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố, đưa tổng số thôn bản có nhà văn hóa lên 65,7% (1.115 nhà văn hóa thôn bản). Các hoạt động văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh, văn nghệ quần chúng từng bước phát triển, nâng cao chất lượng.

Giai đoạn 2016-2018, đã đưa vào khai thác, sử dụng các công trình văn hóa có quy mô lớn, hiện đại như: Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Thông tin - Triển lãm tỉnh, Sân vận động tỉnh chào mừng kỷ niệm 25 năm Ngày tái lập và 110 năm Ngày thành lập tỉnh Lào Cai. Đã đầu tư trang thiết bị hiện đại (thiết bị âm thanh, ánh sáng sân khấu) cho Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh trị giá hơn 8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2018 và kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2016. Đã đầu tư thiết bị chiếu phim kỹ thuật số cho Đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh theo nguồn kinh phí Đề án phê duyệt tại Quyết định 586/QĐ-TTg ngày 3/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đã hỗ trợ trang thiết bị cho 43 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã (Nhà văn hóa xã) gồm: Thanh Phú, San Sả Hồ, Bản Khoang (huyện Sa Pa); Mường Vi, Bản Qua, Bản Xèo, Mường Hum, A Mú Sung, Dền Sáng (huyện Bát Xát); Lùng Vai, Thanh Bình, Pha Long, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương); Na Hối, Lầu Thí Ngài, Nậm Đét, Bản Phố, Nậm Mòn (huyện Bắc Hà); Mản Thẩn, Si Ma Cai, Cán Cấu, Sán Chải, Cán Hồ, Nàn Sán (huyện Si Ma Cai); Phố Lu, Xuân Giao, Sơn Hà, Phong Niên, Bản Phiệt, Bản Cầm, Trì Quang, Gia Phú (huyện Bảo Thắng); Khánh Yên Trung, Võ Lao, Khánh Yên Hạ, Làng Giàng, Tân An, Liêm Phú, Dương Quỳ (huyện Văn Bàn); Lương Sơn, Tân Dương, Xuân Thượng, Minh Tân (huyện Bảo Yên) từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới năm 2016-2018. Hỗ trợ trang thiết bị cho 582 nhà văn hóa thôn, bản thuộc các xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

Giai đoạn 2016-2018 tỉnh cũng đã triển khai đầu tư vốn xây dựng, sửa chữa 55 công trình văn hóa cấp huyện, xã. Trong đó gồm cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa huyện Sa Pa; đầu tư xây dựng 54 công trình hội trường kết hợp nhà văn hóa xã tại 9 huyện, thành phố. Huyện Bảo Thắng gồm 7 công trình thuộc các xã Sơn Hải, Phố Lu, Thị trấn Tằng Loỏng, Sơn Hà, Thị trấn Phong Hải, Trì Quang, Xuân Quang; huyện Sa Pa gồm 7 công trình tại các xã San Sả Hồ, Sử Pán, Tả Giàng Phìn, Thanh Phú, Sa Pả, Tả Phìn, Bản Phùng; huyện Bảo Yên 8 công trình thuộc các xã Yên Sơn, Xuân Thượng, Việt Tiến, Nghĩa Đô, Long Khánh, Lương Sơn, Cam Cọn, Tân Dương; huyện Bắc Hà gồm 5 công trình tại các xã Cốc Lầu, Nậm Mòn, Lùng Phình, Lầu Thí Ngài, Hoàng Thu Phố; huyện Văn Bàn gồm 9 công trình ở các xã Hòa Mạc, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Thượng, Khánh Yên Hạ, Làng Giàng, Nậm Chày, Sơn Thủy, Tân Thượng, Liêm Phú; huyện Bát Xát gồm 2 công trình ở xã Bản Qua, Mường Vi; Thành phố Lào Cai gồm 5 công trình ở các xã Đồng Tuyển, Cam Đường, phường Nam Cường, phường

Phố Mới, phường Pom Hán; huyện Mường Khương gồm 6 công trình tại các xã Bản Lầu, Thanh Bình, Lùng Vai, Lùng Khấu Nhin, Nậm Chảy, Nấm Lư; huyện Si Ma Cai gồm 5 công trình tại các xã Cán Cấu, Bản Mế, Mản Thẩn, Thào Chư Phìn, Si Ma Cai. Giai đoạn 2016-2018, tỉnh cũng đã hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp 468 nhà văn hóa thôn trên địa bàn toàn tỉnh, nguồn kinh phí thực hiện theo Nghị quyết 35/2015. Theo đó, huyện Bắc Hà 43 nhà, huyện Bảo Yên 74 nhà, Bảo Thắng 38 nhà, Bát Xát 124 nhà, Mường Khương 58 nhà, Si Ma Cai 42 nhà, Sa Pa 15 nhà, Văn Bàn 74 nhà [36].

3.3.2. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa phát triển đã tạo diện mạo mới cho thành thị, nông thôn. Trước năm 2000, việc thực hiện công tác xây dựng nếp sống văn hóa tuy đã được tiến hành nhưng mới chỉ mang tính hình thức, còn nhiều hạn chế, nhiều hủ tục trong việc cưới, việc tang, lễ hội vẫn tồn tại, mức thụ hưởng về văn hóa, tinh thần của nhân dân toàn tỉnh còn thấp. Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “TDĐKXDĐSVH”. Hàng năm, tỉnh đã tăng cường hàng trăm lượt cán bộ xuống các cơ sở vùng đặc biệt khó khăn để hướng dẫn, giúp đỡ bà con, đồng bào thực hiện xây dựng GĐVH, làng bản văn hóa, xây dựng đội văn nghệ, thể thao, hương ước, quy ước đưa văn hóa về cơ sở, tổ chức tốt hoạt động tuyên truyền, vận động cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu. Các huyện, thành phố đã ban hành nhiều đề án về xây dựng nếp sống văn hóa, cải tạo hủ tục lạc hậu, tổ chức tuyên truyền lưu động, cổ động, giới thiệu pháp luật tại các làng văn hóa. Nhờ vậy, nhiều hủ tục trong việc cưới, việc tang được bài trừ, hình thành nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở cả vùng nông thôn và thành thị.

Phong trào xây dựng GĐVH được triển khai rộng khắp và được nhân dân hưởng ứng tích cực, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Từ năm 2000, khi tiêu chí xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa được xác định và áp dụng trong bình xét hàng năm, việc xây dựng gia đình, thôn bản văn hóa đã trở thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn tỉnh. Số hộ gia đình, thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng nhanh về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đã xây dựng được nhiều mô hình làng văn hóa đặc thù như mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Sa Pa, Bắc Hà, làng văn hóa vùng đặc biệt khó khăn ở Bảo Yên, Bát Xát, làng văn hóa sức khỏe ở huyện Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Thắng. Các mô hình làng văn hóa này đã có tác động tích cực tới phát triển đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Bộ mặt nông thôn nhờ đó thay đổi: các gia đình ăn ở vệ sinh hơn, đường làng ngõ

xóm sạch sẽ hơn, số hộ gia đình đói nghèo giảm đi, tệ nạn xã hội giảm đáng kể, hủ tục dần được bãi bỏ, bài trừ, kinh tế phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, khối đoàn kết cộng đồng được củng cố, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc được giữ gìn. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị được bảo đảm, người dân có ý thức tốt trong việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong việc xây dựng GĐVH, tỉnh đi sâu giải quyết những vấn đề nổi cộm và cấp bách về xây dựng gia đình ở vùng cao như: hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, bất bình đẳng giới, phụ nữ đi khỏi địa phương, chăm sóc, giáo dục trẻ em,… Về cách làm, tỉnh chủ trương xây dựng các câu lạc bộ tuyên truyền, các mô hình mẫu, xây dựng hương ước, quy ước, chú trọng, tôn trọng hương ước, quy ước dân gian; thành lập các hội đồng bao gồm những người có uy tín trong cộng đồng, gắn với vai trò của già làng, trưởng bản để tuyên truyền triển khai thực hiện. Vì vậy, phong trào xây dựng GĐVH đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư tưởng, đạo đức của người dân, huy động được sức người, sức của, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Nổi bật là công tác xóa bỏ tập quán, hủ tục lạc hậu, xóa đói, giảm nghèo; giữ vững ổn định trật tự xã hội; thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, bảo tồn văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan môi trường; thực hiện phong trào đóng góp xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người nghèo” mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân. Nếu như năm 2000, toàn tỉnh có 51.636 hộ GĐVH (chiếm 44%), đến năm 2011 đã công nhận 97.920 hộ GĐVH (chiếm 69,8%) [4], đến năm 2014 đã tăng lên 122.398 hộ GĐVH (chiếm 82,6%) [32]. Điển hình phong trào này là các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai. Tính đến 2015 toàn tỉnh có 78% gia đình được công nhận danh hiệu “GĐVH”. Đến hết năm 2018, tỷ lệ GĐVH đạt 81% [33].

Phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa được đẩy mạnh góp phần tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho nhân dân. Các làng, bản văn hóa đã đạt được các tiêu chí về phát triển kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Năm 2000 toàn tỉnh có 256 thôn, bản, tổ dân phố đạt tiêu chí văn hóa. Năm 2005 tăng lên 794 làng, bản, tổ dân phố văn hóa (chiếm 39% tổng số thôn, bản trong toàn tỉnh). Đến năm 2012 con số này là 1.319/2.199 làng, bản, tổ dân phố (chiếm 60%), trong đó có 315 làng bản giữ vững được danh hiệu văn hóa liên tục từ 8 đến 10 năm. Điển hình là các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Bắc Hà. Tính đến hết

năm 2014, toàn tỉnh có 1.773/2.202 làng, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa [32]. Toàn tỉnh xây dựng được 1.111 nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn [31]. Một số huyện đạt tỷ lệ xây dựng nhà văn hóa cao như Văn Bàn, Bảo Thắng, Mường Khương, Bảo Yên, Bát Xát, Si Ma Cai. Đặc biệt, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nên hiệu quả của phong trào ngày càng cao. Nếu năm 2013, toàn tỉnh có

1.358 làng, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa (chiếm tỷ lệ 61,7%), năm 2014 đã tăng lên 1.514 làng, bản, tổ dân phố (chiếm tỷ lệ 68,8%). Năm 2014, phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu, nhất là phong trào xây dựng gia đình, thôn, tổ dân phố văn hóa, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cải thiện mọi mặt đời sống cho người dân.

Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa được duy trì và từng bước nâng cao về chất lượng. Nét nổi bật nhất là các cơ quan, đơn vị, trường học đã đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ để giao lưu, học hỏi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, học sinh. Đến năm 2015, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã xây dựng được 495 đội văn nghệ xung kích với hơn 2.745 người và thường xuyên tổ chức giao lưu ở cơ sở. Năm 2012, đã tổ chức được

1.080 đêm giao lưu văn hóa, văn nghệ, hội thi, hội diễn nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm. Năm 2000, toàn tỉnh có 253 cơ quan, đơn vị được công nhận có nếp sống văn hóa, sang năm 2005 là 837 cơ quan, đơn vị và đến năm 2014 con số này tăng lên mức 1.676 cơ quan, đơn vị [31]. Năm 2015 có 67% thôn, làng, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, 95% cơ quan, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến hết năm 2018, tỷ lệ thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt 84%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 93%; tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 74%.

Việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội và tín ngưỡng có nhiều chuyển biến tích cực. Quán triệt và thực hiện Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó nổi bật là việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá đúng, khách quan những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và giải pháp trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW; tổ chức

nhiều hội nghị cho già làng, trưởng bản để phổ biến quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội của tỉnh và ký cam kết xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong cưới xin, tang lễ,… Nhờ đó diện mạo đời sống sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2018, tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có sự chuyển biến rõ rệt: Hôn nhân cận huyết thống cơ bản không còn xảy ra; tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra song đã giảm nhiều, tính đến hết năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 250 trường hợp tảo hôn, giảm 41,5% so với năm 2015 [36].

3.3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống các dân tộc

Hằng năm, Lào Cai có khoảng hơn 40 lễ hội được tổ chức ở các địa phương trên địa bàn tỉnh. Lễ hội tổ chức vào dịp đầu năm mới chủ yếu là các lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào các dân tộc như Hội đình của người Tày ở Làng Già, huyện Bảo Yên diễn ra vào ngày 6-1 âm lịch; Hội chơi hang của người Thái, Tày ở thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn diễn ra từ ngày 5 đến 8-1 âm lịch; Hội xòe ở Tà Chải, huyện Bắc Hà vào ngày 15-1 âm lịch; Lễ cúng rừng của người Nùng ở huyện Mường Khương vào ngày 29-1 âm lịch; Lễ hội xuống đồng của người Giáy (lễ hội Roóng Poọc) ở xã Tả Van, huyện Sa Pa vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, Lễ hội Gầu Tào của người Mông diễn ra vào dịp tết,… Tuy quy mô tổ chức không lớn nhưng các lễ hội dân gian mang giá trị sinh hoạt nghi lễ có tính cộng đồng cao. Cùng với các trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc, hoạt động ẩm thực, giao lưu văn nghệ,…các lễ hội dân gian đã thu hút đông đảo người dân trong vùng tham gia, tạo không khí vui tươi, phấn khởi dịp đầu xuân mới, đồng thời cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Ngoài ra còn có các lễ hội gắn với di tích, nhân vật lịch sử và các lễ hội mới như lễ hội Đền Thượng, Đền Bảo Hà, Đền Bắc Hà, Đền Chiềng Ken, lễ hội du lịch về nguồn…đều được tổ chức đúng nghi lễ truyền thống, có chất lượng, là điểm nhấn thu hút du khách đến với Lào Cai, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số được thực hiện sáng tạo, đạt kết quả cao, tạo thành nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2000, Lào Cai đã cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) thành đề án chuyên đề trọng tâm của tỉnh để tập trung chỉ đạo thực hiện. Qua ba nhiệm kỳ liên tục (khóa XII, XIII, XIV) đã tiến hành nghiên cứu, tổng kết cả về lý luận và thực tiễn của công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Lào

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí