Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các NHTM, trong luận văn tác giả đã tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính đo lường bằng khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh của các NHTM, thông qua phương pháp đánh giá các chỉ tiêu quan trọng nhất là các chỉ tiêu sinh lời và hiệu quả kinh doanh. Chương I đã hoàn thành nhiệm vụ sau:
Trình bày khái quát về hội nhập quốc tế, đưa ra khái niệm và đặc trưng về hội nhập tài chính quốc tế, nêu được những thời cơ, thách thức đối với hoạt động của NHTM trong tiến trình hội nhập quốc tế đối với Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Luận văn đã nêu được những cơ hội và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống NHTM khi hội nhập và thị trường tài chính quốc tế mà trực tiếp là những vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế đối với ngân hàng. Luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại, các hoạt động cơ bản của NHTM.
Nêu được vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn của NHTM, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu phản ánh cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM. Ngoài ra, luận văn cũng nêu được khái quát về bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sư dụng vốn của NHTM ở một số nước trên thế giới trong quá trình hội nhập với Việt Nam ….
41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SƠN TÂY TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1 Tiến trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Ngân Hàng Thương Mại
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại Trên Thế Giới Có Thể Áp Dụng Vào Việt Nam Trong Quá Trình Hội
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Bộ Phận Trong Cơ Cấu Tổ Chức
- Đầu Tư Tín Dụng Tại Bidv Sơn Tây Giai Đoạn 2012-2014
- Phân Tích Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Bidv Chi Nhánh Sơn Tây
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
2.1.1 Quan điểm mục tiêu và định huớng của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
2.1.1.1 Quan điểm
Quá trình hội nhập được khởi đầu từ những năm 80, khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế. Nghị quyết đại hội Đảng IX khẳng định:"Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế đất nước".
Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra 1 trong 6 mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện thắng lợi toàn diện Nghị quyết đại hội IX của Đảng là:"Chủ động và khẩn trương hơ trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết đa phương, song phương".
Trong báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:"Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế".
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 khẳng định:" Mở rộng đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế". Theo tinh thần của Đảng ta, hội nhập quốc tế về ngân hàng phải được thực hiện theo nguyên tắc chủ động, bảo đảm có sự kiểm soát quá trình hội nhập và cộng đồng tài chính khu vực và thế
42
Thang Long University Libraty
giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa hoạt động ngân hàng đạt kết quả cao.
2.1.1.2 Mục tiêu
Mục tiêu quan trọng nhất của hội nhập quốc tế trong giai đoạn này là: cần giải quyết những vấn đề còn lại để hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam hòa nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế. Hội nhập quốc tế đầy đủ cả về kinh tế, cũng như tài chính ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ có một sức cạnh tranh vượt trội cả về quy mô và chất lượng hoạt động và sẽ đóng vai trò nhất định trên thị trường tài chính quốc tế. Đến năm 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động theo chuẩn mực quốc te hoàn toàn về quản lý, giám sát, công nghệ thôg tin, sản phẩm dịch vụ,...
2.1.1.3 Định hướng
Những nguyên tắc chỉ đạo trong quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng:
Một là, hội nhập quốc tế về ngân hàng cần chủ động đi từng bước vững chắc, tận dụng tốt các cơ hội và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các thách thức, kết hợp nội lực với ngoại lực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Hai là, trong quá trình hội nhập quốc tế về ngân hàng phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tổ chức tín dụng thuộc mọi thành phần sở hữu, trong đó các tổ chức tài chính - tín dụng Nhà nước chiếm giữ vai trò chủ đạo.
Ba là, hội hập quốc tế về ngân hàng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh; vừa có nhiều cơ hội, vừa không ít thách thức. Do đó, cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt tronng việc xử lý tính hai mặt của hộinhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp cụ thể; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động; vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.
Bốn là, chủ động hội nhập quốc tế về ngân hàng với hình thức và bước đi phù hợp. Vừa không chần chừ, do dự để lỡ mất thời cơ; vừa không chủ quan nôn nóng để mở cửa hội nhập tràn lan mà thiếu sự chuẩn bị chu đáo, cần thiết.
43
Năm là, nhận thức đầy đủ đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức tài chính - tiền tệ khu vực và quốc tế.
2.1.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây trong tiến trình hội nhập quốc tế.
2.1.2.1 Cơ hội
Với mục đích phấn đấu cho một nền thương mại thế giới công bằng trên cơ sở các nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc minh bạch, công khai chính sách và bảo hộ ... hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra những lợi ích thiết thực cho các quốc gia trên toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế là động lực thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới mọi ngành, mọi lĩnh vực.
Thứ nhất, để phát huy nguồn lực quốc gia, các nước đã điều chỉnh chính sách vĩ mô theo hướng năng động và hiệu quả hơn nhằm tạo ra sự thông thoáng cho môi trường đầu tư, kinh doanh, thương mại và lưu chuyển vốn.
Thứ hai, để khai thác được các lợi thế so sánh của mình qua tự do hóa thương mại, tài chính ngân hàng, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhau trong khu vực của mình và các khu vực càng trở nên gắn bó hơn.
Thứ ba, hội nhập đã khuyến khích quá trình tự do hoá và tư nhân hoá diễn ra nhanh hơn trên các thị trường. Để tạo ra sự cởi mở trong nền kinh tế, các quốc gia đã nới lỏng, “tự do hoá” các chính sách và tăng cường, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân, một khu vực kinh tế năng động, giàu tiềm năng và không thể thiếu được trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng không nằm ngoài xu thế trên. Từ góc độ một quốc gia, hội nhập quốc tế về tài chính và ngân hàng có thể được đánh giá bằng mức độ “cởi mở” về hoạt động tài chính ngân hàng, mức độ giao lưu trong các quan hệ tài chính, tín dụng tiền tệ và dịch vụ ngân hàng của một nền kinh tế với cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế.
44
Thang Long University Libraty
Trên góc độ toàn cầu, hội nhập tài chính ngân hàng là một quá trình kết nối ngày càng gia tăng các thị trường tài chính - ngân hàng xuyên quốc gia để tiến tới phát triển một thị trường thống nhất. Sự phát triển của công nghệ cho phép thu hẹp khoảng cách và thời gian các khâu trung gian khi thực hiện giao dịch; rút ngắn chu kỳ sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ phát triển của thị trường, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Điều này đã khiến cho các trung gian tài chính ngân hàng phải nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, nhất là nâng cao chất lượng phục vụ với trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã và đang được tu dưỡng rèn luyện.
Với ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh Sơn Tây nói riêng , nguồn lực tài chính nhỏ thì việc tăng cường công tác hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng lại càng trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Thứ nhất, hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng sẽ tăng động lực phát triển cho thị trường tài chính vốn còn kém phát triển ở Việt Nam tạo ra môi trường kinh doanh năng động bình đẳng.
Cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài là một điều hết sức khó khăn cho ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong đó có chi nhánh Sơn Tây, tuy vậy, phải có cạnh tranh mới có phát triển. Muốn chiến thắng trong trận chiến không cân sức này thì ngay từ bây giờ các ngân hàng Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng trong đó có chi nhánh Sơn Tây phải có phương án kinh doanh hiệu quả phải nâng cao được lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, chính sách thu hút khách hàng, đồng thời, phải cải thiện năng lực quản lý các nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện nay, BIDV có lợi thế là kênh phân phối rất rộng, hiểu biết, quen thuộc khách hàng hơn trong khi đó các ngân hàng nước ngoài lại có ưu thế về giá dịch vụ.
45
Thứ hai, hội nhập ngân hàng nhằm thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển; tăng khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đối với các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước. Trên thực tế, thị trường tài chính Việt Nam còn hết sức kém phát triển và lạc hậu so với khu vực và quốc tế. Việc hội nhập tài chính ngân hàng sẽ buộc các tổ chức tài chính tín dụng Việt Nam phải cải tiến và đổi mới phù hợp với nhu cầu phát triển để đứng vững trên thị trường.
Ngoài ra hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý tài chính của các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước.
Các ngân hàng thương mại khi tham gia hội nhập sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi chung của các nước theo nguyên tắc chung của hội nhập; sức ép cạnh tranh sẽ buộc các ngân hàng phải có những cải tổ cần thiết để tự hoàn thiện mình, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng khơi thông các kênh luân chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam. Hội nhập kinh tế là cơ hội tăng cường sức mạnh trên các lĩnh vực vốn, kinh nghiệm quản lý, hiện đại hoá công nghệ và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao vị thế các ngân hàng Việt Nam trên trường quốc tế.
2.1.2.2 Thách thức
Cơ hội thì rất nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn. Những thách thức đối với BIDV và chi nhánh Sơn Tây nói riêng là: thị trường tài chính trong nước kém phát triển (trình độ thị trường và khuôn khổ pháp lý); yếu kém về trình độ quản lý (nhất là quản lý rủi ro), dễ đổ vỡ, khả năng cạnh tranh thấp (vốn thấp, hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, nợ quá hạn cao,...). Những yếu kém của BIDV và chi nhánh Sơn Tây nói riêng này trước tiên hạn chế chức năng đáp ứng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế của thị xã Sơn Tây nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và tự do hoá tài chính, những yếu kém của ngân hàng cùng với hệ thống pháp luật kém minh bạch sẽ dẫn đến sự phân bổ các nguồn lực kém hiệu quả
46
Thang Long University Libraty
các nguồn vốn từ nước ngoài (như FDI, ODA,...). Những tác động xấu của vấn đề này là tình trạng mất khả năng thanh toán (của ngân hàng, của doanh nghiệp...), hay tình trạng vốn chảy ra ồ ạt.
Quản lý yếu kém của ngân hàng
Những yếu kém về quản lý trong các cơ quan quản lý vĩ mô và các định chế tài chính (các ngân hàng thương mại) Việt Nam cũng là một thách thức lớn trong quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước chưa đủ độ độc lập tương đối để điều hành chính sách tiền tệ và thực hiện thanh tra giám sát hệ thống tài chính. Hơn nữa, hệ thống thanh tra ngân hàng còn bất cập về trình độ nghiệp vụ thanh tra trong điều kiện mới. Hệ thống ngân hàng Nhà nước theo tỉnh, thành phố và quan hệ quản lý hành chính lại càng làm giảm tính độc lập của ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ trên phạm vi cả nước.
Hệ thống bao cấp vẫn nặng nề như cho vay theo chỉ định của Chính phủ, ưu đãi về lãi suất; hệ thống cho vay thương mại và chính sách chưa được tách bạch trong các ngân hàng thương mại quốc doanh; hệ thống các chi nhánh ngân hàng thương mại được phân bổ theo các tỉnh địa phương làm tăng sự can thiệp của địa phương vào hoạt động ngân hàng và làm tăng tình trạng quản lý yếu kém trong các ngân hàng thương mại, nhất là ngân hàng thương mại quốc doanh.
Các ngân hàng thương mại còn kém về trình độ quản lý, nhất là quản lý rủi ro (do mới làm quen với cơ chế thị trường từ năm 1990); Vấn đề quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại vẫn là vấn đề cần được củng cố nhằm tăng cường tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý tại các ngân hàng thương mại.
Khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời thấp.
Khả năng cạnh tranh thấp của BIDV và chi nhánh Sơn Tây trong điều kiện hội nhập quốc tế thể hiện: vốn thấp, làm ăn thua lỗ, chi phí hoạt động lớn, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, công nghệ ngân hàng lạc hậu, ... Từ đó dẫn đến thị phần bị thu hẹp.
47
Dịch vụ ngân hàng còn nghèo nàn, thiếu an toàn.
Chưa có chiến lược kinh doanh hợp lý: Khả năng huy động vốn trong nội bộ nền kinh tế thấp, nhất là vốn trung và dài hạn và tiết kiệm nội địa.
Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống ngân hàng BIDV và chi nhánh Sơn Tây nói riêng so với các ngân hàng trong khu vực còn khá chênh lệch.
2.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, được thành lập thep Quyết định số 177/TTG ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ, thay thế cho “Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản” với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Sự hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Sơn Tây gắn liền với sự đi lên và phát triển, gắn với nhiệm vụ của BIDV.
BIDV chính thức cổ phần hóa từ 01/5/2012. Hiện nay mạng lưới bao gồm 118 chi nhánh cấp I, 379 phòng giao dịch, 153 quỹ tiết kiệm, 1.300 máy ATM được bố trí trên khắp các tỉnh, thành phố. Ngoài ra còn các công ty: Công ty Chứng khoán; Công ty Cho thuê tài chính; Công ty khai thác và quản lý tài sản; Công ty Bảo hiểm; Ngân hàng liên doanh ; Công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư với Hoa Kỳ, Quỹ đầu tư Nhật Bản - Hồng Kông…
BIDV hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại, gồm những chức năng chủ yếu: Huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển; Kinh doanh đa năng, tổng hợp về tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý… BIDV luôn khẳng định là Ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển,
48
Thang Long University Libraty