Kết Quả Kinh Doanh Của Vietcombank Qua Một Số Năm Gần Đây


Dịch vụ bảo lãnh;

Dịch vụ ngân hàng đầu tư;

Dịch vụ quản lý tài sản;

Dịch vụ ngân hàng điện tử.

3.1.3.3. Các dịch vụ đối với các định chế tài chính

Dịch vụ ngân hàng đại lý;

Dịch vụ kinh doanh vốn;

Dịch vụ tài trợ thương mại;

Dịch vụ VCB-Money;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Dịch vụ tài khoản;

Dịch vụ bao thanh toán.

Phát triển thương hiệu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank - 11

3.1.3.5. Các dịch vụ khác

Dịch vụ internet banking;

Dịch vụ Mobile banking;

Dịch vụ SMS banking;

Dịch vụ phone banking.

……..

3.1.4. Kết quả kinh doanh của Vietcombank qua một số năm gần đây

Trong các năm từ 2010 đến 2014, được coi là giai đoạn chứng kiến nhiều thăng trầm và biến động của nền kinh tế. Trong điều kiện môi trường kinh doanh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và thách thức, Vietcombank tiếp tục giữ vững vai trò là một ngân hàng có vai trò chủ đạo trong hệ thống, nghiêm túc và gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương của NHNN, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của Vietcombank đã luôn bám sát với diễn biến của thị trường, định hướng hoạt động, vượt qua những thách thức, nhạy bén và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

3.1.4.1. Về kết quả kinh doanh chung của Vietcombank từ năm 2010 đến năm 2014

Trong giai đoạn này, Vietcombank tiếp tục có nhiều đổi mới trong hoạt động kinh doanh và trong công tác quản trị. Song song với việc nỗ lực nâng cao chất lượng tài sản, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, công tác thu hồi và xử lý nợ xấu vẫn tiếp tục được chú trọng đẩy mạnh. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ có mức tăng trưởng tốt. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động được đảm bảo, bộ máy kiểm toán, kiểm tra kiểm soát tiếp tục được củng cố và tăng cường. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2010 – 2014 như sau:


Tổng tài sản: Đơn vị: %, tỷ đồng

Tổng tài sản

700,000

600,000

500,000

400,000

300,000

200,000

100,000

-

20.38%

20.02%

22.78%

574,152

25.00%

15.60%

368,522

414,242

12.41%

467,614

13.19%

20.00%


15.00%

255,068

307,506

10.00%


5.00%


0.00%

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Số dư

Tăng trưởng so đầu năm

Biểu đồ 3.3: Chỉ tiêu Tổng tài sản của Vietcombank qua các năm từ 2009-2014 Tổng tài sản qua các năm tăng trưởng tốt với cơ cấu nguồn vốn phù hợp, cụ

thể về cơ cấu tài sản: cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Vietcombank, tăng từ 55,3% năm 2010 lên 57% năm 2014. Tỉ trọng các khoản tiền gửi và cho vay TCTD chiếm khoảng từ 16-29%. Tỷ trọng các khoản chứng khoán kinh doanh và đầu tư chiếm tỉ trọng từ 10,7-19%. Các tài sản còn lại như tiền mặt, tài sản cố định, tài sản khác chiếm tỉ trọng nhỏ với quy mô ổn định. Tổng giá trị tài sản của Vietcombank đạt mức 574.152 tỷ đồng và tăng trưởng hơn 50% so với giai đoạn 5 năm trước đây.

Về cơ cấu nguồn vốn: tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng cộng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tương ứng là 67-71%. Tỉ trọng tiền gửi/vay các tổ chức tín dụng chiếm khoảng 8-19%. Các khoản nợ Chính phủ và NHNN chiếm tỷ trọng 3-11%. Tỉ trọng vốn chủ sở hữu dao động ở mức 6-10%.

Trong những năm qua, Vietcombank đã chủ động chuyển dịch cơ cấu tài sản và nguồn vốn theo hướng tăng tỉ trọng VND, phù hợp với chủ trương chống đô la hoá của NHNN.

Hoạt động huy động vốn: Đơn vị: %, tỷ đồng

Huy động vốn từ nền kinh tế

500,000

25.94%

22.60%

24.08%

419,974

400,000

302,523

300,000

337,546

16.28%

200,000

170,541

242,384

207,081 9.90%

7.50%

100,000

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

Số dư

-

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng so đầu năm

Biểu đồ 3.4: Huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank qua các năm từ 2009-2014 Hoạt động huy động vốn của Vietcombank tăng trưởng khá trong các năm,


đạt được kết quả này là do điều hành lãi suất huy động vốn linh hoạt, nhạy bén có tác động dẫn dắt thị trường; nâng cao hơn hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn. Giai đoạn 2010– 2014, tốc độ tăng trưởng huy động bình quân đạt 18%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của 5 năm trước (13,8%) và cao hơn so với trung bình toàn ngành là 13,6%. Điều đó khẳng định niềm tin của thị trường đối với uy tín và thương hiệu Vietcombank.

Huy động vốn từ nền kinh tế tính đến hết năm 2014 đạt 419.974 tỷ đồng, tăng 25,94% so với năm 2013. Thời gian qua, Vietcombank đã đi tiên phong trong việc giảm lãi suất huy động; tích cực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng cường thu hút các nguồn vốn giá rẻ để có điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay các doanh nghiệp, dân doanh.

Cơ cấu huy động vốn nền kinh tế của Vietcombank cũng thay đổi theo hướng phù hợp với chính sách của NHNN, chiến lược kinh doanh của Vietcombank và phù hợp với thay đổi cơ cấu tín dụng, cụ thể: tăng tỷ trọng huy động vốn thể nhân, tạo sự tăng trưởng bền vững (tăng từ 47,7% năm 2010 lên mức 57% tính đến hết 2014); tăng tỷ trọng huy động vốn VNĐ (tăng từ 66,7% năm 2010 lên mức 78% tính đến hết 2014).

Tuy nhiên, tỷ lệ trăng trưởng qua các năm bắt đầu có dấu hiệu giảm sút từ khoảng 21,3% trong các năm 2010- 2012 xuống mức 14,57% năm 2013 và tăng cao trở lại trong năm 2014 và đạt mức tăng trưởng ấn tượng là 25,94%.

Hoạt động tín dụng: Đơn vị: %, tỷ đồng

350,000

300,000

250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

-

26.90%

24.73%

Dư nợ cho vay nền kinh tế

318,666

272,685

239,773

30.00%


25.00%

18.43%

208,085

17.68%

175,600

14.75%

20.00%

14.57%

140,546

15.00%


10.00%


5.00%

Số dư

0.00%

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng trưởng so

đầu năm

Biểu đồ 3.5: Chỉ tiêu Dư nợ cho vay từ nền kinh tế của Vietcombank qua các năm từ 2009-2014

Tín dụng của Vietcombank tăng trưởng bền vững qua các năm và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các dự án tốt. Giai đoạn 2010 – 2014, Vietcombank duy trì tốc


độ tăng trưởng tín dụng bình quân 14,5%, thấp hơn tốc độ tăng bình quân 23,5% của giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng trước đó (2005-2010), tuy nhiên, vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng là 11%/năm.

Tính đến cuối năm 2014, dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 318.666 tỷ đồng, tăng 17,68% so với năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu định hướng và chiến lược phát triển của Vietcombank: tăng tỷ trọng cho vay khách hàng thể nhân (từ 11% năm 2010 lên 14,5% ước tính đến hết năm 2014), tăng tỷ trọng dư nợ VND (tăng từ 65,2% năm 2010 lên 73% năm 2014). Tỉ trọng dư nợ trung dài hạn giảm nhẹ từ 46% (2011) xuống còn 36% (ước đạt đến hết năm 2014).

Tính đến hết năm 2014, dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành công nghệ cao) chiếm tỷ trọng ~ 50% tổng dư nợ của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng: Đơn vị: % tỷ đồng

Nợ xấu

8,000

7,000

6,000

5,000

4,000

3,000

2,000

1,000

-

2.88%

7,297

2.41%

5,731

7,144

2.62%

5,057

2.01%

4,183

2.39%

2.29%

3,387

3.50%

3.00%

2.50%

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

Số dư

Tỷ lệ

2009 2010 2011 2012 2013 2014

Biểu đồ 3.6: Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank qua các năm từ 2009-2014

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, chất lượng tài sản của các Ngân hàng nói chung và Vietcombank trong những năm qua có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp quyết liệt, Vietcombank luôn kiểm soát được tỉ lệ nợ xấu dưới 3%. Từ quý 2/2010, Vietcombank đã thực hiện phân loại nợ đồng thời theo phương pháp định lượng và định tính; công tác phân loại nợ và trích lập DPRR luôn được Vietcombank thực hiện nghiêm túc. Một số chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả của việc kiểm soát chất lượng tín dụng như sau:

Tỉ lệ nợ xấu: Giai đoạn 2010-2013, nền kinh tế và các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chất lượng tín dụng của Vietcombank có xu hướng giảm. Tuy nhiên, với các giải pháp kiểm soát tín dụng hiệu quả, tính đến hết năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank ở mức 2,62% (<3%), thấp hơn tương đối so với tỷ lệ nợ xấu của giai


đoạn 2005-2010. Năm 2014, Vietcombank cũng tiếp tục kiểm soát nợ xấu ở mức 2,29% và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành.

Cơ cấu nợ: Giai đoạn 2010 – 2012, tỷ lệ nợ nhóm 1 ở mức khoảng 83%, giảm tương đối nhiều so với mức 88% - 93% của giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên, với nỗ lực kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng ngay từ khâu thẩm định, giải ngân, đến hết năm 2014, tỷ lệ nợ nhóm 1 của Vietcombank đã tăng lên mức ~ 90%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức khá cao, tuy nhiên có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Các khoản nợ nhóm 3-4-5 được tập trung xử lý và thu hồi, tính đến hết 2014 tỷ lệ nợ các nhóm này ước đạt ở mức xấp xỉ 3% trong tổng dư nợ.

Tổng dư nợ/Vốn chủ sở hữu: giai đoạn 2010 – 2014 tỷ lệ này có xu hướng giảm so với giai đoạn trước (do quy mô VCSH tăng mạnh so với tốc độ tăng trưởng tín dụng) và đạt ước 7,04 đến hết năm 2014.

Các tỷ lệ số dư trích lập dự phòng/nợ quá hạn và số dư trích lập dự phòng/nợ xấu: Trong suốt những năm qua, Vietcombank luôn thực hiện trích lập DPRR đúng quy định, đảm bảo an toàn hoạt động. Tỷ lệ số dư quỹ dự phòng/nợ xấu của Vietcombank luôn được duy trì ở mức ~100%.[47]

3.1.4.6. Các hoạt động dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng khá tốt và hầu hết đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Trong hoạt động bán lẻ, Vietcombank luôn đưa ra những chính sách giá, phí linh hoạt, bán chéo sản phẩm thích ứng với thị trường; tích cực tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chăm sóc khách hàng, triển khai các chương trình Marketing trên toàn hệ thống nhằm đưa dịch vụ đến với khách hàng và coi đó là nguồn thu ổn định của ngân hàng. Trong hoạt động thẻ, Vietcombank luôn dẫn đầu thị trường trong các mảng hoạt động thẻ, là ngân hàng luôn được các tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT) đánh giá cao cả về hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, quản lý rủi ro, cũng như luôn nhận được nhiều giải thưởng của các TCTQT và Hội thẻ ngân hàng Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức từ bối cảnh kinh tế và sự cạnh tranh ngày các khốc liệt từ các ngân hàng khác, Vietcombank vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan trong hoạt động thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ. Trong giai đoạn 2010 – 2014, doanh số thanh toán XNK của Vietcombank tăng từ 30,9 tỷ USD lên xấp xỉ 49 tỷ USD. Thị phần thanh toán XNK luôn duy trì ở mức trên 15%. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2010 đạt 35,2 tỷ USD, và duy trì ở mức 48,1 tỷ USD năm 2014.

Lợi nhuận trước thuế (LNTT) riêng lẻ của Vietcombank không ngừng tăng lên


qua các năm, cụ thể LNTT riêng rẻ tích lũy của Vietcombank giai đoạn 2010 – 2014

ước đạt 28.145 tỷ đồng, riêng LNTT đến hết năm 2014 đạt 5.680 tỷ đồng.

Đơn vị: %, tỷ đồng

Một số chỉ *êu tài chính

2.00%

1.50%

1.00%

0.50%

0.00%

23.32%

1.45%

23.67%

30.00%

18.77%

1.39%

1.33%

12.34%

1.09%

10.33%

20.00%

0.97%

10.40%

0.85%10.00%

0.00%

ROA

ROE

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Biểu đồ 3.7: Chỉ tiêu tài chính của Vietcombank qua các năm từ 2009-2014 Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế và ngành ngân hàng còn nhiều khó khăn và

thách thức, Vietcombank đã hoàn thành tốt vai trò là một trong những ngân hàng nòng cốt đi đầu trong hệ thống, nghiêm túc thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN, góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của ngành và ổn định kinh tế vĩ mô. Qua các kết quả kinh doanh đã đạt được của Vietcombank trong các năm vừa qua, ta có thể thấy giá trị thương hiệu của Vietcombank trong suốt các năm qua luôn được duy trì và phát huy, cũng như hỗ trợ cho con thuyền Vietcombank vượt quá các giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

3.1.5 Tóm tắt các giải thưởng Vietcombank đã đạt được trong các năm 2012-2014 Với những kết quả đã đạt được trong các năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều các giải thưởng do các tổ chức trong và ngoài nước khen tặng. Một số thành tích

có thể kể đến như sau:

Năm 2012

Giải thưởng trong nước:

- Ngân hàng dẫn đầu về chỉ số sức mạnh thương hiệu toàn quốc.

- Thương hiệu Việt bền vững.

- Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam.

Giải thưởng quốc tế:

- Giải thưởng của tạp chí Asia Money: Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt nội tệ tốt nhất Việt Nam do khách hàng định chế tài chính bình chọn, Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam do khách hàng doanh nghiệp lớn bình chọn, Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt qua biên giới tốt nhất Việt Nam do khách hàng doanh nghiệp lớn bình chọn.


- Giải thưởng của tạp chí Trade Finance: Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam.

- Giải thưởng của tạp chí The Banker: Xếp thứ 536 trong Bảng xếp hạng 1000 Ngân hàng tốt nhất thế giới.

- Đứng thứ 4 về tổng tài sản, huy động vốn và thị phần tín dụng; đứng thứ 2 về vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.

Năm 2013

Giải thưởng trong nước:

- Thương hiệu mạnh Việt Nam.

- Thương hiệu được yêu thích tại Việt Nam.

- Top 10 doanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho Ngân sách Nhà nước.

- Top 50 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam.

Giải thưởng quốc tế:

- Giải thưởng của tạp chí Asia Money: Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt nội tệ tốt nhất Việt Nam do khách hàng định chế tài chính bình chọn.

- Giải thưởng của tạp chí FinanceAsia: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2013, Ngân hàng giao dịch ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2013.

- Giải thưởng của tạp chí Asian Banker: Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam, Ngân hàng có bảng cân đối kế toán tốt nhất Việt Nam.

- Giải thưởng của tạp chí The Banker: Xếp thứ 445 trong Bảng xếp hạng 1000 Ngân hàng tốt nhất thế giới, Xếp thứ 3/5 Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực Châu Á (không tính Nhật Bản và Trung Quốc).

- Giải thưởng của tạp chí Trade Finance: Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam.

- Các giải thưởng khác của Ngân hàng JP MorganChase, BNY Mellon, Wells Fargo Bank và Citi Bank.

- Đứng thứ 3 về tổng tài sản, huy động vốn và thị phần tín dụng, đứng thứ 2 về vốn chủ sở hữu, thứ 3 về khối lượng kiều hối, đứng đầu về giao dịch ngoại hối, thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, đứng đầu về mạng lưới ATM và các điểm giao dịch nhận thẻ, đứng thứ 4 về số chi nhánh.


Trong năm 2014

- Giải thưởng của tạp chí Alpha Southeast Asia: Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2014, Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2014, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2014 cho các doanh nghệp và định chế tài chính.

- Giải thưởng của tạp chí Asian Banker: Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

- Giải thưởng của tạp chí Forbes: Top 50 công ty niêm yết tốt nhất và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 02 năm liên tiếp 2013 – 2014.

- Giải thưởng của tạp chí Trade Finance: Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 7 năm liên tiếp 2008 – 2014.

- Vietcombank là ngân hàng duy nhất 05 lần liên tiếp đạt thương hiệu quốc gia từ năm 2004 đến năm 2014.

3.2. PHÂN TÍCH THƯƠNG HIỆU HỆ THỐNG VIETCOMBANK TRONG THỜI GIAN QUA

3.2.1. Giới thiệu chung về thương hiệu của Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng lâu đời nhất tại Việt Nam, được thành lập từ tháng 04/1963. Thương hiệu Vietcombank nổi tiếng tại thị trường Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên hệ thống nhận diện thương hiệu hiện tại thể hiện chưa phù hợp, chưa thống nhất và chưa tương xứng với vị thế của một ngân hàng hàng đầu trên thị trường. Chính vì vậy, Vietcombank cần có hệ thống nhận diện thương hiệu đồng nhất để có thể truyền tải tốt hơn tầm nhìn của Vietcombank.

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, có trụ sở chính tại Hà Nội và mạng lưới chi nhánh trong nước rộng lớn. Mục tiêu chính là thể hiện thế mạnh của Vietcombank và tiếp tục thúc đẩy các thế mạnh đó phát triển bằng một thương hiệu và hình ảnh ngân hàng mới thống nhất toàn hệ thống để có thể khẳng định vị thế của ngân hàng hàng đầu.

Thương hiệu Vietcombank nổi tiếng tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua, tuy nhiên, hệ thống nhận diện của Vietcombank các năm qua chưa phù hợp và thống nhất và cần phải có một hệ thống nhận diện đồng nhất để truyền tải được thông điệp cũng như tầm nhìn của Vietcombank. Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, có thể thấy được Vietcombank là một trong những TCTD hàng đầu tại Việt Nam và là định chế có uy tín trên trường quốc tế có trụ sở tại Hà Nội và mạng lưới các Chi nhánh rộng khắp cả nước cũng như các ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Kê từ tháng 04/ 2013 trở lại đây, Vietcombank đã có hệ thống nhận diện thương hiệu mới và tận dụng lợi thế sẵn có để khẳng định vị thế của ngân hàng hàng đầu, có uy tín và an toàn bằng

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí