- Khuyến khích tiết kiệm bằng cách cung cấp các cơ hội đầu tư.
- Cung cấp các phương tiện và hình thức phòng ngừa rủi ro.
- Nâng cao hiệu quả quản lý các DN cũng như hiệu quả đầu tư của xã hội.
Thị trường tài chính nền kinh tế thị trường hiện đại là một thị trường mở, gắn bó chặt chẽ với thị trường tài chính quốc tế. Quy mô lớn, tính phức tạp và độ rủi ro cao của thị trường này đòi hỏi phải có môi trường luật pháp chặt chẽ và đầy đủ; các thể chế đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng tham gia thị trường và giảm thiểu rủi ro; và một đội ngũ lao động có trình độ cao, đủ năng lực để vận hành thị trường một cách có hiệu quả. Thị trường tiền tệ là một bộ phận cấu thành thị trường tài chính, do đó sự phát triển hay hạn chế của thị trường tài chính cũng sẽ dẫn đến thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của thị trường tiền tệ.
1.2.3.Sự cần thiết phải phát triển TTTT sau khi gia nhập WTO
Khi gia nhập WTO, bất cứ đối với một quốc gia nào đều cần thiết phải đẩy mạnh phát triển TTTT, đây là nhu cầu cần thiết khách quan vì:
1.2.3.1.Do yêu cầu chủ động nắm bắt cơ hội và chủ động đối phó những thách thức khi gia nhập WTO.
Một trong các mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong thị trường thế giới rộng lớn, phức tạp như hiện nay, với tương quan yếu kém cả về cơ chế, chính sách, cả về xuất phát điểm của cơ cấu kinh tế cũ, nền kinh tế trong nước không có sức cạnh tranh cao là một hạn chế lớn.
Khi gia nhập WTO, một trong những nội dung quan trọng là việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài, trong đó có ngành tài chính, ngân hàng. Thực hiện các cam kết, các quy tắc đãi ngộ quốc gia, các ngân hàng nước ngoài được đối xử bình đẳng như các ngân hàng trong nước, được phép huy động nội tệ…chắc chắn ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Lấy ví dụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, mặc dù đến nay đã thực hiện nhiều cải cách, cơ cấu và tái cấu trúc …tuy nhiên hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như nợ xấu cao, còn nhiều ngân hàng yếu kém, thiếu các chuẩn mực ngân hàng hiện đại…cần tiếp tục xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thị Trường Tiền Tệ Trong Cấu Trúc Hệ Thống Của Thị Trường Tài Chính
- Nội Dung Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ Sau Khi Gia Nhập Wto
- Cơ Sở Lý Luận Của Việc Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ
- Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ Của Singapore
- Khái Quát Chung Về Sự Phát Triển Của Thị Trường Tiền Tệ Ở Việt Nam
- Hiện Trạng Thị Trường Tiền Tệ Liên Ngân Hàng Việt Nam
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Khi gia nhập WTO, cơ cấu sở hữu trong ngành ngân hàng sẽ có sự thay đổi cơ bản do các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các NHTM trong nước. Đặc biệt sự xuất hiện các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ làm thay đổi mạnh cơ cấu thị phần bởi lẽ các ngân hàng này có uy tín cao, trình độ quản lý tốt, vốn lớn, công nghệ hiện đại, tiếp thị bài bản…chắc chắn sẽ thu hút ngay được khách hàng, chiếm lĩnh thị phần nội địa. Vì vậy để phát triển và hội nhập thành công đòi hỏi ngành ngân hàng cần chủ động có những lộ trình hội nhập. Khẩn trương tái cơ cấu bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thiết lập các chuẩn mực an toàn theo chuẩn mực quốc tế. Để cạnh tranh, các NHTM cần tổ chức hợp tác, liên kết chặt chẽ hơn. Đồng thời không ngừng đào tạo đội ngũ cán bộ ngành ngân hàng có đủ năng lực nghiệp vụ và bản lĩnh chủ động nắm bắt cơ hội và đối phó được với những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế.
1.2.3.2.Phát triển thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Là một bộ phận không thể thiếu được của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng điều tiết cung – cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong xã hội và tạo điều kiện cho việc cân đối, điều hoà nguồn vốn giữa các ngân hàng thương mại, giúp cho các doanh nghiệp này đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, cũng như khả năng thanh toán của mình. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ để tiến hành việc điều tiết tiền tệ trên phạm vi toàn quốc nhằm thực thi chính sách tiền tệ đã được đề ra cho từng giai đoạn phát triển kinh tế đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường tiền tệ là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế không những trên phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra quốc tế. Sự tồn tại và không ngừng hoàn thiện của thị trường này vừa là “bà đỡ” cho các doanh nghiệp mới ra đời có thể trụ vững được trong nền kinh tế thị trường và không ngừng được hoàn thiện, vừa là “mảnh đất” để Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước ứng dụng và thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO và bài học cho Việt Nam
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển TTTT của một số quốc gia sau khi gia nhập WTO
Thị trường tiền tệ của các nước Châu Âu đã có sự phát triển ở mức cao. Cơ chế vận hành hoàn toàn theo thị trường nên có tính linh hoạt và sự mất cân đối cung cầu được điều tiết tự động theo thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ Việt Nam có nét tương đồng với thị trường tiền tệ của một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore…
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của Trung Quốc
TTTT Trung Quốc bao gồm thị trường cho vay, đi vay liên ngân hàng, thị trường mua, bán lại và thị trường tín phiếu. Các thị trường này hoạt động dưới sự giám sát của NHNDTQ. Đặc điểm cơ bản của thị trường tài chính Trung Quốc là áp dụng một sàn giao dịch điện tử thống nhất do Trung tâm Giao dịch ngoại hối Trung Quốc (DFETS) thuộc NHNDTQ cấp cho các thành viên thị trường. Việc cho vay liên ngân hàng được thực hiện không có bảo đảm, vì vậy, chỉ tổ chức tài chính nào đáp ứng yêu cầu mới được phép tham gia. Những ngân hàng không phải là thành viên tham gia sàn giao dịch điện tử do CFETS cung cấp phải báo cáo các giao dịch TTTT cho NHNDTQ.
Lãi suất liên ngân hàng SHIBOR được hiện hiện từ 4/1/2007 đánh dấu sự ra đời của lãi suất chuẩn trên TTTT Trung Quốc. Lãi suất SHIBOR do Trung tâm cho vay liên ngân hàng quốc gia tại Thượng Hải (NIFC) xác định và công bố trên cơ sở lãi suất chào cho vay liên ngân hàng đồng RMB của các ngân hàng được xếp hạng cao (16 ngân hàng). Các ngân hàng này phải có năng lực định giá tốt, có tín nhiệm và công bố đầy đủ thông tin.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy sự phát triển của TTLNH phụ thuộc vào việc cải tổ hệ thống dự trữ và hiệu quả của hệ thống thanh toán của NHTƯ. Hoạt động cho vay liên ngân hàng vẫn tồn tại rủi ro, do đó, NHNDTQ khuyến khích thị trường repo trái phiếu phát triển vì thị trường này an toàn hơn.
Thị trường repo trái phiếu Trung Quốc được thực hiện từ năm 1991. Trong những ngày đầu, repo là một kênh giao dịch quan trọng đối với các tổ chức phi tài chính nhằm thu hút vốn từ các TCTD. Vào đầu 1997, để ngăn ngừa vốn của các ngân hàng đổ vào thị trường cổ phiếu, NHNDTQ quy định các TCTD không được
tham gia vào giao dịch repo trên sàn giao dịch chứng khoán, mà chỉ được giao dịch trên thị trường repo trái phiếu liên ngân hàng. Hiện nay, có 700 tổ chức tài chính tham gia giao dịch repo liên ngân hàng. So với thị trường cho vay, đi vay, thị trường repo linh hoạt và có lãi suất ổn định hơn.
Hiện có 5 loại trái phiếu trên thị trường gồm: trái phiếu kho bạc, trái phiếu của các tổ chức tài chính, thương phiếu, trái phiếu phát hành bằng đông RMB và trái phiếu của THNDTQ. Các giao dịch repo chỉ được thực hiện đối với các công trái hoặc GTCG do các doanh nghiệp lớn phát hành, do đó, rủi ro rất thấp. Để phát triển thị trường repo, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trước hết phải tạo hàng hoá (GTCG) cho thị trường. Khi tham gia giao dịch, các thành viên phải ký hợp đồng chuẩn do NHNDTQ và các thành viên thị trường xây dựng. Sau cuộc khủng hoảng Châu á, để phát huy nội lực, Trung Quốc đã phát hành một lượng lớn GTCG, do đó, thị trường GTCG phát triển mạnh. Trước giai đoạn này, khối lượng phát hành chỉ khoảng 200 – 300 tỷ RMB và đối tượng mua chủ yếu là nhân dân. Đến 2007, số dư GTCG do TCTD, doanh nghiệp phát hành đã lên tới 12.000 tỷ RMB và đối tượng mua mở rộng tới các tổ chức (TCTD, tổ chức tài chính khác). Việc tham gia của các tổ chức đã góp phần làm hạn chế rủi ro của thị trường. Cách thức phát hành GTCG được thực hiện theo thứ tự từ các GTCG có độ rủi ro thấp đến cao. Kết cấu bảng cân đối tài sản của các TCTD cũng thay đổi. Tỷ trọng đầu tư vào GTCG trong cơ cấu tài sản có của các TCTD trước đây chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể, nay đã lên tới 20%. Ở một số TCTD mại nhỏ, con số này lên tới 50%. Các công cụ nợ được lưu ký tại Công ty Lưu ký chứng khoán Trung ương, còn các loại cổ phiếu được lưu ký riêng tại Công ty Lưu ký cổ phiếu.
Về khuôn khổ pháp lý: NHNDTQ ban hành một loạt các quy định về đối tượng tham gia thị trường, kỳ hạn, khối lượng vay…Việc quy định giới hạn thời hạn cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính nhằm ngăn ngừa việc cho vay hoặc đi vay quá mức và biến những khoản đi vay ngắn hạn thành nguồn tài trợ dài hạn. NHNDTQ cũng ban hành quy tắc quản lý việc cho vay và đi vay trên TTLNH.
Từ năm 1994 tới nay, cơ sở hạ tầng TTTT được cải tiến rõ rệt do THNDTQ áp dụng sàn giao dịch điện tử thống nhất đối với các giao dịch TTTT, qua đó các thành viên có thể chào giá, vay mượn, mua bán, đồng thời, NHNDTQ có thể thu thập các thông tin lịch sử, thông tin tức thời về giao dịch như: khối lượng, lãi suất, thời hạn giao dịch…
Về việc cung cấp thông tin thị trường, mục tiêu của NHNDTQ là điều hành CSTT thông qua việc tác động vào thông tin, do đó, NHNDTQ rất coi trọng việc công bố thông tin của các thành viên thị trường qua mạng CFETS và Công ty lưu ký chứng khoán.
Hệ thống môi giới tiền tệ của Trung Quốc bắt đầu từ hoạt động năm 2006. CFETS là một trong 2 công ty môi giới hiện đang hoạt động tại Trung Quốc. CFETS đóng vai trò là người tạo lập thị trường, đồng thời là Trung tâm thông tin của NHNDTQ trên thị trường. CFETS là một bộ phận của NHNDTQ, được lập từ tháng 4/1994 với các chức năng :
- Tổ chức và cung cấp hệ thống giao dịch cho thị trường ngoại hối liên ngân hàng, cho vay bằng đồng RMB, giao dịch trái phiếu và công cụ phát sinh;
- Thanh quyết toán các giao dịch ngoại hối; thanh toán bù trừ các giao dịch RMB và trái phiếu;
- Cung cấp hệ thống niêm yết thương phiếu trực tuyến;
- Cung cấp thông tin về TTTT, ngoại hối, trái phiếu để phục vụ thành vieê thị trường, mục tiêu tổ chức, giám sát thị trường của NHNDTQ và thực hiện các hoạt động khác do NHNDTQ uỷ quyền.
Để đáp ứng nhu cầu của thành viên thị trường và yêu cầu quản lý của Chính phủ, tạo điều kiện phát triển năng lực tự giám sát của các thành viên thị trường, tháng 9/2007, sáu TCTD lớn đã đứng ra thành lập Hiệp hội các tổ chức đầu tư trên thị trường tài chính (NAFMII). NHNDTQ là cơ quan thực hiện quản lý, giám sát thị trường. Hiệp hội quản lý, giám sát tính tự tuân thủ của các thaàn viên thị trường. Khi xây dựng quy tắc ứng xử, hiệp hội có trách nhiệm báo cáo, thuyết minh cho các cơ quan quản lý, tuy nhiên, việc ban hành các quy tắc ứng xử không cần phải được sự phê duyệt của các cơ quan quản lý. Hiệp hội có 4 chức năng sau:
(i) Xây dựng nguyên tắc tự tuân thủ, giám sát tuân thủ và xử phạt vi phạm.
(ii) Tổ chức thị trường, tạo ra sản phẩm mới.
(iii) Tổ chức hội thảo để trao đổi ý kiến
(iv) Giúp các thành viên thu thập thông tin thị trường.
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, thị trường tiền tệ liên ngân hàng có một vị trí quan trọng trong thị trường tiền tệ. Từ những năm 1970 các loại giấy tờ có giá được giao dịch trên thị trường tiền tệ đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu tài trợ - là Chứng khoán Chính phủ phát hành không định kỳ, kỳ phiếu công ty và chấp phiếu ngân hàng. Về quy mô, thị trường Nhật Bản xếp sau Mỹ và các nước Châu Âu, tới cuối năm 1989 số dư nợ trên thị trường bằng 1/5 tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa, trong khi con số này vào năm 1985 mới chỉ có 1/10. Trên thị trường tiền tệ, các công cụ nợ của lĩnh vực tư nhân như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu… phát triển hơn so với tín phiếu kho bạc, tín phiếu tài trợ và các chứng khoán Chính phủ khác, bởi vì ngân sách nhà nước Nhật Bản ít thâm hụt ( so với Mỹ). Để điều tiết thị trường tiền tệ nước này, Ngân hàng trung ương Nhật Bản ( BoJ) chủ yếu sử dụng cho vay trực tiếp và chiết khấu lại (gọi là thị trường Gensaki, được áp dụng chủ yếu với tín phiếu kho bạc và tín phiếu tài trợ).
Thị trường tiền tệ Nhật Bản
NHTW
Nhật Bản
Thị trường liên ngân hàng
Thị trường mở (mua bán hẳn và mua bán có kỳ hạn các GTCG)
Cho vay trực tiếp
Chiết khấu lại
Sơ đồ 1.4: Thị trường tiền tệ của Nhật Bản
(Nguồn Đề án PT TTTT của NHNN)
TTLNH chỉ tập trung Ở Tokyo, Osaka và Nagoya, bao gồm 3 bộ phận:
- Thị trường giao dịch vốn ngắn hạn (Call market): Là thị trường giao dịch đồng bản tệ giữa các ngân hàng và các định chế tài chính khác nhằm bảo đảm khả
năng thanh khoản. Đây là bộ phận chủ yếu của TTLNH Nhật Bản. Kỳ hạn giao dịch từ qua đêm đến 1 năm theo hai hình thức chủ yếu:
+ Cho vay không có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1985 (Các thành viên căn cứ vào mức độ tín nhiệm để cung cấp hạn mức tín dụng cho đối tác). Hình thức giao dịch này chủ yếu thực hiện thông qua các công ty môi giới.
+ Cho vay có bảo đảm: Được thực hiện từ năm 1902. Tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp vay tiền từ người cho vay và cho vay lại đối với người vay. Để tránh rủi ro, các giao dịch thực hiện chuyển các tài sản thế chấp qua hệ thống tài khoản mở tại trung tâm tài sản thế chấp và hệ thống thanh toán và ghi sổ trái phiếu Chính phủ.
- Thị trường chiết khấu tín phiếu: Là thị trường mua, bán tín phiếu giữa các ngân hàng và định chế tài chính.
- Thị trường giao dịch ngoại tệ Tokyo: Là thị trường kinh doanh về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền trên thế giới và giữa các thị trường.
TTLNH Nhật Bản hoạt động an toàn và ổn định vì thành viên thị trường giới hạn là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư kinh doanh chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, NHTƯ Nhật Bản (NHTƯNB) luôn kiểm soát nhằm bảo đảm ổn định thị trường. Thành viên tham gia TTLNH gồm NHTƯNB, các TCTD, các công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, công ty tín thác, quỹ tín dụng, các công ty môi giới và kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp.
Giao dịch trên thị trường được thực hiện dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua môi giới. Thông thường, hoạt động vay mượn được thực hiện qua các công ty môi giới (đặc biệt là hình thức cho vay không có bảo đảm).
Hoạt động mua, bán GTCG thường được thực hiện trực tiếp qua hệ thống giao dịch điện tử. Có nhiều loại phương tiện để thực hiện giao dịch, trong đó, điện thoại chiếm ưu thế chủ yếu. Về nguyên tắc, việc thanh toán đều thực hiện qua tài khoản của thành viên tại NHTƯNB và sử dụng hệ thống NHTƯNB Net.
Hệ thống môi giới của Nhật Bản ra đời khá sớm (từ 1901 ) và có vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính. Năm 1963, Nhật Bản có 6 Công ty môi giới (gọi là Tanshi company) và tồn tại đến năm 2001 thì sáp nhập lại còn 3 Công ty.Các công ty môi giới tiền tệ là những đối tác quan trọng của NHTƯNB. Những hoạt động chính của các công ty môi giới là làm Trung gian môi giới trên TTLNH, đồng
thời cũng hoạt động tự doanh như các thành viên khác. Mua, bán chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ,... đồng thời, làm môi giới cho các giao dịch này. Nhận ủy thác đầu tư và mua, bán các công cụ tài chính được bảo đảm bằng tài sản.
Công ty môi giới của Nhật Bản đóng vai trò như là một chất xúc tác cho thị trường và nó có những chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng môi giới: Giúp cho người có nhu cầu vay và cho vay gặp nhau và thực hiện các giao dịch vời các điều kiện cả hai bên có thể chấp nhận được. Công ty môi giới sẽ được hưởng phí khi giao dịch thành công. Các giao dịch vẫn thực hiện chủ yếu qua hệ thống môi giới vì:
+ Mặc dù các thành viên có thể tìm được đối tác qua mạng, nhưng việc tìm được đối tác phù hợp trong thị trường có tới 840 thành viên rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
+ Giá hoặc lãi suất qua Công ty môi giới là giá cạnh tranh, phản ánh đúng cung cầu trên thị trường (các giao dịch song phương thường không phản ánh đúng giá thị trường do thiếu thông tin).
+ Do yếu tố bí mật thông tin mà các thành viên không tự chào giá qua mạng hoặc màn hình giao dịch (vì bị lộ danh tính) mà thông qua Công ty môi giới để giữ bí mật cho đến khi giao dịch thành công.
- Chức năng tự doanh: Đây là điểm khác biệt với các công ty môi giới của Mỹ và Châu âu. Với chức năng này, công ty môi giới công có thề cho vay/vay hoặc mua/bán các công cụ tài chính cho bản thân mình để kiếm lời.
- Chức năng hỗ trợ thị trường như cung cấp cho thị trường trung tâm lưu giữ thế chấp, hệ thống xác nhận hợp đồng giao dịch cho các thành viên.
- Chức năng cung cấp thông tin cho khách hàng về các điều kiện của thị trường, dự báo. . .và đây là kênh thông tin quan trọng nhất của NHTƯNB trong việc kiểm soát và điều tiết thị trường.
Chức năng đưa ra các quy định hoạt động của thị trường: Ở Nhật Bản, NHTƯNB không ban hành các quy định về hoạt động của thị trường mà Hiệp hội môi giới công bố các hướng dẫn hoạt động cho thị trường bằng việc đưa ra các quy tắc và thực hành. Khi giao địch qua công ty môi giới, thành viên thị trường bắt buộc phải xác nhận hợp đồng giao dịch qua hệ thống xác nhận của công ty và không thể