Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Tiền Tệ Của Singapore


huỷ bỏ hợp đồng đó. Vai trò của NHTƯNB trong việc kiểm soát TTTT. NHTƯNB có vai trò rất quan trọng đối với TTTT Nhật Bản. NHTƯNB tham gia thị trường với tư cách là một thành viên và là người kiểm soát TTTT.Từ tháng 3/2006, NHTƯNB đã thay đổi mục tiêu kiểm soát thị trường từ kiểm soát khối lượng tiền tệ sang kiểm soát lãi suất thông qua hai loại công cụ chủ yếu sau.

Công cụ trực tiếp mang tính định hướng: NHTƯNB lấy lãi suất cho vay qua đêm không có tài sản bảo đảm trên TTLNH làm lãi suất mục tiêu vì đây là lãi suất để kiểm soát. Cho vay qua đêm liên ngân hàng là hình thức các định chế tài chính thường sử dụng để duy trì số dư tiền gửi tại NHTƯ NB một cách hợp lý và thông qua công cụ NVTTM, NHTƯ NB dễ dàng can thiệp vào cung hoặc cầu thị trường, từ đó có thể kiểm soát lãi suất thị trường. Lãi suất cho vay qua đêm được coi là lãi suất chuẩn, khi NHTƯ NB kiểm soát được lãi suất này thì nó cũng ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn của thị trường và NHTƯNB cũng gián tiếp kiểm soát được các loại lãi suất khác.

Công cụ gián tiếp để can thiệp thị trường: NVTTM là công cụ chủ yếu của NHTƯNB trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ thống. Thông qua việc mua, bán GTCG trên thị trường để 'bơm" hoặc "hút" tiền, NHTƯNB đã tác động trực tiếp tới cung-cầu vốn trên TT.LNH, từ đó tác động tới lãi suất của thị trường.

1.3.1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của Singapore

Singapore áp dụng mô hình thị trường tiền tệ cổ điển, là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) đặt dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương (NHTW). Hàng ngày, tại đây hình thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ là lãi suất thị trường liên ngân hàng Singapore hay lãi suất SIBOR ( Singapore interbank offered rate). Có thể vẽ thành mô hình như sau:



Ngân hàng Trung ương

Quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Quản lý

Quản lý

Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới - 10

Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng


vay vốn ngắn hạn

Hình thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ là lãi suất thị trường liên ngân hàng singapore(SIBOR)

Sơ đồ 1.5: Thị trường tiền tệ Singapore

(Nguồn Internet)

Thị trường tiền tệ Singapore rất phát triển, nó cũng bao gồm các chủ thể tham gia là ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, nhà môi giới và các chủ thể kinh tế phi ngân hàng. Trong đó Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia, công cụ được Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất là công cụ nghiệp vụ thị trường mở. Ngân hàng Trung ương Singapore thực hiện chính sách tiền tệ thông qua quản lý dự trữ và tổ chức đấu thầu, phát hành thanh toán tín, trái phiếu chính phủ nhằm phát triển dịch vụ tài chính.Ngân hàng Trung ương quản lý chính sách tiền tệ thông qua quản lý hối đoái bằng cách mua hoặc bán đồng đô la Singapore lấy các đồng tiền khác tạo tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ bằng cách bơm hay rút tiền vào thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương không phải là người cho vay cuối cùng vì vậy các ngân hàng không nằm trong 10 đơn vị được chọn giao dịch tự vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, do quản lý dự trữ bắt buộc nên ngân hàng trung ương có cho vay thanh toán bù trừ để đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng khi vay mượn qua 10 ngân hàng được Ngân hàng trung ương chọn phải có tài sản thế chấp bằng tín phiếu, trái phiếu chính phủ. Ngân hàng trung ương cũng áp dụng quy chế phạt khi không đảm bảo dự trữ bắt buộc. Ngân hàng trung ương không thể cố định đồng thời lãi suất và tỷ giá được.


Ngân hàng trung ương lựa chọn điều hành chính sách tiền tệ thông qua công cụ tỉ giá hối đoái và hoàn toàn tự do hóa lãi suất vì mục đích hoạt động thương mại, doanh số xuất gấp 3 lần GDP, đồng thời cũng rất mở cửa cho các luồng vốn ra vào Singapore.

Ngân sách của Singapore không bị thâm hụt mà trái lại luôn thặng dư nhưng Chính phủ vẫn thông qua ngân hàng trung ương Singapore phát hành tín, trái phiếu chính phủ. Ngân hàng trung ương chỉ chọn 10 ngân hàng có uy tín và chỉ giao dịch bơm hay rút tiền trên thị trường tệ thông qua 10 ngân hàng được lựa chọn. Điều kiện để được lựa chọn:

+Xếp hạng tín dụng cao

+Giới hạn giao dịch (điều kiện tài chính tốt, có thể tổ chức phát triển thị trường thứ cấp tốt với khả năng vốn lớn, tính thanh khoản cao)

Trong tổng số 10 Đơn vị được chọn có khoảng 5 Đơn vị trong nước (DBS, OUB, UOB, OCDC, và KEPPEL BANK) và 5 Đơn vị nước ngoài ( bank of America, citybank, standard chartered bank,HSBC, CHASE).

Ngân hàng Trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối căn cứ vào tỉ giá bình quân của rổ tiền, không công bố biên độ nhưng các giao dịch được thực hiện theo kiểu thả nổi tỷ giá có điều chỉnh. Các công cụ của Chính sách tiền tệ:

1-Mua bán Đô la Singapore lấy USD

2-Swaps hối đoái hay swaps đảo ngược

3-Cho vay hoặc vay trực tiếp với các ngân hàng 4- Mua bán hẳn tín,trái phiếu Chính phủ

5- Mua bán có kỳ hạn (repo) hoặc bán mua đảo ngược

Trong các công cụ trên thì mua bán có kỳ hạn (repo) hoặc bán mua đảo ngược được sử dụng thường xuyên và chiếm tỉ trọng lớn, tiếp đến là mua bán Đô la singapore lấy USD. Việc giao dịch các công cụ trên được thực hiện bình thường.

Có thể thấy, thị trường tiền tệ Singapore gồm hai thị trường có quan hệ chặt chẽ với nhau là thị trường liên ngân hàng và thị trường chiết khấu. Trên thị trường liên ngân hàng, lượng vốn dư thừa thường được cho các tổ chức cần vốn vay với thời hạn qua đêm, một tuần hoặc lâu hơn, thường lên tới 12 tháng. Trên thị trường chiết khấu, các công cụ thị trường tiền tệ ngắn hạn được phát hành, giao dịch và


chiết khấu. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ trong nước chủ yếu là thị trường tiền gửi, các công cụ thị trường tiền tệ chính thức chỉ có vị trí hạn chế trên thị trường này. Từ năm 1987, các Nhà kinh doanh chứng khoán Chính phủ và ngân hàng đã thay thế các công ty chiết khấu trong giao dịch các công cụ thị trường tiền tệ. Những nhà kinh doanh trên thị trường sơ cấp đầu tiên này hoạt động như một kênh để vận hành các hoạt động thị trường mở của cơ quan tiền tệ Singapore (MAS). Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Singapore là một thị trường mang tính cạnh tranh mà MAS chỉ can thiệp để đối phó với hoạt động đầu cơ tỷ giá. Thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng có quan hệ mật thiết với nhau. MAS bổ trợ cho chính sách tỷ giá thông qua các hoạt động TTTT để quản lý vốn khả dụng trong nước.

Thị trường tiền tệ của Singapore là thị trường lớn thứ hai trên thế giới hiện nay. Sở dĩ thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Singapore đạt được những thành công như hiện nay là do nó được đặt trong điều kiện hoạt động thuận lợi: Singapore là một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, mở, đồng bộ, cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống thanh toán hiện đại. Ngân hàng Trung ương Singapore không trực tiếp can thiệp vào việc quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng và xác định lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ( Lãi suất SIBOR ). Việc xác định và công bố lãi suất chuẩn để các nước tham khảo và áp dụng do hãng Telerate và Reuters thực hiện.

Thực tế, trước 11h sáng theo giờ Singapore, 10 ngân hàng được lựa chọn cung cấp các thông tin cho Telerate và Reuters về lãi suất chào vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với các thời hạn khác nhau, tối đa đến 12 tháng. Các thông tin về lãi suất chào phải dựa trên nguyên tắc hợp lý ( phù hợp với diễn biến lãi suất trên thị trường ) và là lãi suất thực hiện giao dịch liên ngân hàng. Trên cơ sở thông tin về lãi suất này, Telerate và Reuters sẽ tính toán lãi suất chào vay vốn bình quân và công bố kết quả vào lúc 11 giờ sáng qua màn hình. Trên cơ sở lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng, các tổ chức tham khảo và thực hiện vay, cho vay trực tiếp hoặc thông qua công ty môi giới tài chính mà không qua ngân hàng Trung ương. Hiện nay, ở Singapore có 4 công ty môi giới tài chính hoạt động môi giới nhiều loại tiền khác nhau và duy trì hoạt động bằng cách thu phí từ các khách hàng với mức phí tương đối thấp. Các công ty môi giới này hoạt động rất hiệu quả trên cơ sở tiếp nhận các thông tin về lãi suất, thời hạn, khối lượng, v.v....từ khách hàng có nhu cầu cho vay, đồng thời cung cấp thông tin ngược lại cho khách hàng có nhu cầu đi vay.


Các thông tin được các công ty môi giới chuyển tải kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng.

Ở Singapore hoặc ở nhiều ngân hàng trung ương khác, Ngân hàng trung ương thường ít khi sử dụng chức năng là người cho vay cuối cùng vì các ngân hàng hoạt động lớn mạnh, có uy tín cả trong nước và quốc tế, trong trường hợp thiếu vốn tạm thời thì có thể vay của nhau, cả ở trong nước và nước ngoài, một cách nhanh chóng, thuận tiện.

1.3.1.4.Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Anh

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Anh là thị trường tiền tệ lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Thị trường liên ngân hàng Anh gồm hai loại: Thị trường tiền gửi liên ngân hàng và thị trường giao dịch các giấy tờ có giá ngắn hạn. Các giao dịch chủ yếu là không có thế chấp. Hai phương thức giao dịch trên thị trường là: giao dịch gián tiếp thông qua các hãng chiết khấu và giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng không qua môi giới. Hai lãi suất quan trọng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Anh sử dụng là Lãi suất LIBOR và Lãi suất REPO.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Anh có tính năng động, độc lập và chính xác cao. Thị trường mang tính quốc tế cao, đặc biệt thị trường Luân Đôn có tính quốc tế hóa cao nhất trên thế giới.Thị trường được phát triển một cách đồng bộ với nhiều thị trường khác nhau đặc biệt là thị trường ngoại hối. Thanh khoản của thị trường nội địa được bù đắp cả bằng luồng vốn tài chính ngoài quốc gia.Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Anh được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất và phạm vi thanh toán quốc tế rộng lớn nhất. Hầu như các nước có công nghệ ngân hàng phát triển đều tham gia các giao dịch tiền tệ trên thị trường này. Hệ thống thanh toán của Anh được đánh giá là hiện đại nhất và cập nhật với tốc độ nhanh nhất đáp ứng được các nhu cầu của các ngân hàng tham gia. Thị trường liên ngân hàng Anh luôn là thị trường được tín nhiệm trên thế giới.

1.3.1.5. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đức

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đức trải qua nhiều thăng trầm cùng với hệ thống ngân hàng cũng như bất ổn của nền kinh tế. Nền kinh tế Đức đã trải qua những thời điểm suy thoái về kinh tế và lạm phát cao. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đức vận hành hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Liên bang Đức độc lập Chính phủ tức là độc lập thực thi chính sách tiền tệ.


NHTW sử dụng các công cụ điều tiết thị trường rất linh hoạt và có tính tác động mạnh đối với hệ thống các trung gian tài chính.Thị trường liên ngân hàng Đức rất chú trọng hoạt động giám sát ngân hàng. Sự an toàn trong thanh toán liên ngân hàng rất cao. Thị trường xây dựng trên nền tảng của các tổ chức tài chính có lịch sử phát triển lâu dài và tuân thủ chặt chẽ các quy tắc an toàn hệ thống. Các ngân hàng tham gia trên thị trường liên ngân hàng Đức đều là những ngân hàng có bề dày kinh nghiệm và quan trọng là hoạt động của các ngân hàng tại Đức tuân thủ kỷ luật rất cao. Tính minh bạch tài chính thể hiện rõ nét tại các báo cáo tài chính cung cấp cho các cơ quan giám sát tài chính liên bang. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tại Đức có sự phát triển một cách bền vững, chuẩn mực và không bao giờ phá vỡ các nguyên tắc liên quan đến sự mất an toàn trầm trọng trong thanh toán nội bộ cũng như toàn hệ thống. Sự nỗ lực và nghiêm minh trong hoạt động của các ngân hàng thành viên giúp thị trường tiền tệ Đức phát triển rất ổn định.

1.3.1.6. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Châu Âu

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Châu Âu ra đời cùng với thời điểm đồng tiền chung Châu Âu. Thực tế trước đó các ngân hàng Châu âu đã thực hiện những giao dịch liên ngân hàng quốc tế trên thị trường liên ngân hàng Anh. Với sự ra đời của đồng tiền chung EUR khiến thị trường các khu vực Euro trở nên không biên giới. Các luồng vốn chuyển giao trên thị trường liên ngân hàng rất lớn và không có bất cứ rào cản nào. Hệ thống thanh toán tự động, đa phương dẫn đến các giao dịch chuyển tiền, thanh toán là không giới hạn. Ngân hàng TW Châu âu là ngân hàng đầy quyền lực và năng lực dẫn dắt thị trường, thể hiện sức mạnh toàn khối liên minh tài chính - tiền tệ. Ngân hàng chung Châu Âu có trọng trách rất lớn, không những quản lý toàn bộ thị trường mà còn điều tiết và nâng đỡ thị trường rất hiệu quả.

1.3.1.7. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Mỹ

Nền kinh tế Mỹ được đánh giá là mạnh nhất thế giới. Thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng tại Mỹ được coi là thị trường mang tính quốc tế và hiện đại.Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Mỹ phát triển nhất thế giới với sự đa dạng về hàng hóa, khả năng thanh toán hiện đại và nhiều chủ thể tham gia. Tại Mỹ, các NHTM có thể vay nóng dưới hình thức cho vay qua đêm trên thị trường quỹ liên bang (the FED funds). Đây là thị trường bao gồm việc cho vay và đi vay giữa các ngân hàng


về nguồn vốn dư thừa ở NHTW, đặc biệt là các khoản vay mượn trong 24 giờ, và chiếm vị trí chiến lược trên thị trường tiền tệ.

Mặc dù là một cường quốc về kinh tế và tài chính nhưng tần suất xảy ra khủng hoảng ở Mỹ rất cao. Đại suy thoái năm 1930 – 1933, số lượng các vụ vỡ nợ ngân hàng lên đến con số 9.000 vụ, với 1/3 số ngân hàng của Hoa Kỳ vỡ nợ trong 4 năm, đã làm mất trắng các khoản tiền gửi tiết kiệm 140 tỷ USD của nhiều người gửi tại các NHTM.Giai đoan 1934 – 1980, các vụ vỡ nợ ngân hàng là rất hiếm hoi, trung bình 15 vụ/năm đối với các NHTM và dưới 5 vụ/năm đối với các ngân hàng tiết kiệm và cho vay.

Vừa qua là vụ khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2007 bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay thế chấp mua nhà bắt đầu hình thành từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Sự mất cân đối cung cầu về vốn dẫn đến việc thừa các nguồn vốn mà thị trường không sử dụng hiệu quả và cho vay nợ dưới chuẩn là một giải pháp để giải quyết bài toán thừa vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Đến năm 2006, doanh số cho vay dưới chuẩn cung cấp cho thị trường đạt gần 700 tỷ USD hàng năm, chiếm khoảng 25% thị phần cho vay thế chấp mua nhà toàn nước Mỹ.Trong môi trường tín dụng lỏng lẻo, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và cho vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở.Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Trong năm này, bong bóng nhà ở phát triển đến mức cực đại. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả, lãi suất tăng cao tạo nên gánh nặng trả nợ đối với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia tăng rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn bị ảnh hưởng nhanh nhất. Không trả được nợ, hàng loạt người mua nhà bị xiết nợ và phát mại tài sản.Gía nhà tại Mỹ giảm thảm hại trong quý 3/2007, mức tồi tệ nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1930 khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra. Năm 2007 - 2008, một loạt các tổ chức tài chính, NHTM lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ bị phá sản. Cục dự trữ liên bang Mỹ và NHTW Châu Âu phải cắt giảm liên tục lãi suất và khẩn cấp bơm số vốn khổng lồ vào thị trường.Cuộc khủng hoảng này đã làm suy giảm nền kinh tế


hàng đầu của Mỹ, cho thấy những bất ổn của thị trường tài chính Mỹ xuất phát từ chính sự quản lý lỏng lẻo của thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

1.3.1.8. Một số nét về thị trường tiền tệ ở các nước đang phát triển

Thị trường tiền tệ phát triển tốt tồn tại chỉ ở một số quốc gia có thu nhập cao. Ở các nước có thu nhập thấp, thị trường tiền tệ kém phát triển, phạm vi nhỏ hẹp, và trong một số trường hợp hầu như không tồn tại. Mặc dù có sự khác nhau giữa các nước, nhưng nhìn chung mức độ phát triển của hệ thống tài chính của một quốc gia, bao gồm cả thị trường tiền tệ, liên quan trực tiếp đến trình độ phát triển của nền kinh tế.Hầu hết các nước có thu nhập thấp, hệ thống tài chính có giới hạn thì thị trường tiền tệ không có vai trò. Tại các nước Châu phi, các NHTM nước ngoài đã thay thế thị trường tiền tệ địa phương. Lạm phát là yếu tố hạn chế sự tăng trưởng thị trường tiền tệ của các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Mỹ La Tinh.

Hầu hết các nước đang phát triển, Chính phủ theo đuổi chính sách lãi suất thấp để giảm chi phí của nợ Chính phủ và khuyến khích đầu tư.Những chính sách này không khuyến khích tiết kiệm và đồng thời thực hiện các công cụ thị trường tiền tệ không hấp dẫn. Tuy nhiên, nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn đều tồn tại trong các nền kinh tế định hướng thị trường, dẫn đến thị trường tiền tệ hoạt động không có tổ chức và không hiệu quả nhằm tránh sự kiểm soát của Chính phủ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm vận dụng đối với Việt Nam

Việc nghiên cứu, tìm hiểu về sự phát triển thị trường tiền tệ của các nước khác đã cho chúng ta thấy được nhiều bài học kinh nghiệm.

Thứ nhất, việc tự do hoá lãi suất là yếu tố chủ chốt để tạo ra sự sôi động và cạnh tranh trên thị trường tiền tệ ở các nước này. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không hề chịu bất kỳ sự hạn chế nào. Lãi suất trên TT LNH phản ánh rõ nét nhu cầu vốn và tình trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, các NHTM, là các chủ thể chịu tác động mạnh của chính sách tiền tệ cần có sự phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm giữ và bình ổn chung toàn thị trường.

Thứ hai, tăng cường dự trữ thanh khoản hiện tại để phòng ngừa rủi ro. Cần ổn định và bền vững khu vực tài chính - ngân hàng tập trung vào NHTW quản lý điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo phù hợp,linh hoạt với diễn biến thị trường; năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước và việc dự phòng, dự trữ thanh khoản, khả năng đối phó với diễn biến bất lợi của thị trường.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 14/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí