Cân Bằng Đồng Thời Trên Thị Trường Hàng Hoá Và Tiền Tệ


MD = + kY – hi.

Thị trường tiền tệ cân bằng khi cung tiền bằng cầu tiền M/P = + kY – hi

Trong đó: cầu tiền độc lập với thu nhập và lãi suất; Giá trị k là hệ số của cầu tiền thực đối với thu nhập. Giá trị h là hệ số phản ánh độ nhạy cảm của cầu tiền thực đối với lãi suất.

Đây chính là phương trình đường LM.

b. Sự hình thành đường LM


MS

A

i

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

LM

i2

Kinh tế học vĩ mô - 18

(2)

i

(2)

1

MD2

(1)

MD1

i i2 i1


0 Lượng tiền 0

Y1 Y2 Y


Hình 5.11: Sự hình thành đường LM

Giả sử mức cung tiền thực tế xác định và các yếu tố khác không thay đổi, chỉ có sản lượng thay đổi, tác động làm lãi suất thay đổi sao cho thị trường tiền tệ cân bằng. Ở mức sản lượng Y1, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1, cho chúng ta xác định được tổ hợp cân bằng của sản lượng và lãi suất (Y1, i1 ).

Với mức sản lượng là Y2, thị trường tiền tệ cân bằng ở lãi suất cân bằng i2, cho

chúng ta xác định tổ hợp cân bằng sản luợng và lãi suất (Y2, i2). Nối hai điểm cân bằng lãi suất và sản lượng trên ta có đường LM trên Hình 5.12

Đường LM đi lên thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sản lượng (thu nhập Y) và lãi suất (i)

Độ dốc của đường LM

Từ phương trình đường LM chúng ta có thể viết lại

i = (k/h)Y + (1/k)( - M/P) (5.8)

Độ dốc của đường LM chính là k/h. Giá trị h càng nhỏ thì đường LM càng dốc. Giá trị nhỏ của h cho biết rằng độ co giãn cầu tiền tệ theo lãi suất thấp và do đó ta có đường LM dốc tương ứng. Giá trị k càng lớn thì đường LM càng dốc.Trong trường hợp cầu tiền không nhạy cảm với lãi suất thì đường LM trở nên thẳng đứng; còn khi


cầu tiền cực kỳ nhạy cảm với lãi suất hoặc không nhạy cảm với thu nhập thì đường LM trở thành nằm ngang.

c. Sự di chuyển dọc theo đường LM và Sự dịch chuyển đường LM

Khi cung tiền tệ không đổi sản lượng thay đổi làm cầu về tiền thay đổi, cầu về tiền thay đổi dẫn đến lãi suất thay đổi, tạo sự chuyển động dọc theo đường LM.

MS

i

LM

i2

B

(2)

(1)

i

1

A

(3)

MD2


MD1

i i2 i1


0 M*

Lượng tiền 0

Y1 Y2 Y


Hình 5.12: Sự di chuyển dọc theo đường LM


Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường cầu tiền tệ là MD1, cung tiền tệ là MS, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1. Sản lượng ban đầu là Y1 và chúng ta đã dựng được đường LM.

Khi có tác động làm tăng sản lượng từ Y1 đến Y2 dẫn đến cầu tiền tăng, đường cầu tiền tệ dịch chuyển về phía phải từ MD1 đến MD2 tạo một cân bằng mới trên thị trường tiền tệ tại (i2, M*) với i2 > i1. Lãi suất tăng tạo sự chuyển động dọc đường LM từ điểm A đến điểm B.

Khi sản lượng không đổi, lượng cung tiền tệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường LM.

Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1(M1, i1) với cầu tiền tệ là MD, cung tiền tệ là MS1 và đường LM1 ứng với sản lượng Y1. Khi cung tiền tệ tăng, sản lượng không đổi do đó cầu tiền tệ cũng không đổi, lãi suất sẽ giảm từ i1 đến i2, thị trường tiền tệ lúc này cân bằng tại E2 (i2, M2), đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (Hình 5.13)

Vậy , khi cung tiền thực tăng đường LM sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.

Giả sử lúc ban đầu chúng ta có đường cầu tiền tệ là MD1, cung tiền tệ là MS, thị trường tiền tệ cân bằng tại mức lãi suất i1. Sản lượng ban đầu là Y1 và chúng ta đã dựng được đường LM.

Khi có tác động làm tăng sản lượng từ Y1 đến Y2 dẫn đến cầu tiền tăng, đường cầu tiền tệ dịch chuyển về phía phải từ MD1 đến MD2 tạo một cân bằng mới


trên thị trường tiền tệ tại (i2, M*) với i2 > i1. Lãi suất tăng tạo sự chuyển động dọc đường LM từ điểm A đến điểm B.

Khi sản lượng không đổi, lượng cung tiền tệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường LM.

MS1 MS2

i

LM1

E1

i2

MD

E2

i1

i

LM2

i2 i1


0 M1 M2

M/P 0

Y1 Y

Hình 5.13: Sự dịch chuyển của đường LM

Giả sử ban đầu thị trường tiền tệ cân bằng tại E1(M1, i1) với cầu tiền tệ là MD, cung tiền tệ là MS1 và đường LM1 ứng với sản lượng Y1. Khi cung tiền tệ tăng, sản lượng không đổi do đó cầu tiền tệ cũng không đổi, lãi suất sẽ giảm từ i1 đến i2, thị trường tiền tệ lúc này cân bằng tại E2 (i2, M2), đường LM sẽ dịch chuyển sang phải (Hình 5.13)

Vậy khi cung tiền thực tăng đường LM sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.

5.5.3. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ

Cuối cùng, có thể đưa các đường IS và LM vào cùng một hệ trục toạ độ và tìm một kết hợp (i0, Y0) phù hợp với sự cân bằng trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ. Vì các điểm nằm trên đường IS phù hợp với sự cân bằng trên thị trường hàng hoá, các điểm nằm trên đường LM phù hợp với sự cân bằng trên thị trường tiền tệ, điểm tại đó hai đường cắt nhau sẽ cho một tổ hợp của lãi suất và GDP thực mà cả hai thị

LM

A

IS

trường đều cân bằng.i


i0



0 Y0 Y

Hình 5.14. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ


Cùng quan sát một ví dụ cụ thể: Một nền kinh tế có các thông số sau: Thị trường hàng hoá:

C = 100 + 0.75 (Y –T) I = 200 – 2000 i

G = 100 T = 0,2Y

Thị trường tiền tệ:

MS = 200

MD = 100 + 0.5Y -2500 i

Từ những thông số trên chúng ta có thể viết phương trình đường IS0 lúc này là: Y = 750-5000 i

Phương trình đường LM0 là: Y = 200 + 5000 i

Cân bằng đồng thời ở cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ: IS0 = LM0 750 – 5000 I = 200 + 5000 i

550 = 10.000 i

i = 0.055 hay i = 5,5 %

=> Y = 475

Vậy xác định được mức sản lượng và lãi suất cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường là: Y = 475 và i = 5,5%. Biểu diễn bằng đồ thị:


LM

B C

A

E

D

IS

i (%)


8


5,5


3


0 350 475 600 Y

Hình 5.15. Cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ

Đồ thị mô hình IS - LM trên cho thấy nền kinh tế chỉ đạt cân bằng trên thị trường hàng hoá và tiền tệ tại điểm A(475; 5,5). Nền kinh tế nằm ở những điểm ngoài điểm A thì không có sự cân bằng đồng thời trên thị trường hàng hoá và tiền tệ. Xét điểm B (350,8), tại B thị trường hàng hoá cân bằng nhưng thị trường tiền tệ thì không cân bằng. Với mức lãi suất 8% thì thị trường tiền tệ chỉ cân bằng tại C(600,8). Tương


tự, tại mức lãi suất 3% thì thị trường hàng hoá cân bằng tại D(600,3), thị trường tiền tệ cân bằng tại E (350,3).

5.6. PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách tài khoá với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đầu tư tiêu dùng, xuất nhập khẩu hay tác động đến tổng cầu. Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền và lãi suất, tác động trực tiếp tới thị trường tiền tệ và qua đó tác động trở lại tới các thành phần của tổng cầu làm tổng cầu thay đổi. Cả hai chính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu, nhưng mỗi chính sách lãi gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu. Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý, kiểm soát được sự thay đổi của tổng cầu và sản lượng, từ đó có thể điều chỉnh được tổng cầu và sản lượng theo mong muốn.

Như vậy, trên góc độ nền kinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu chung cho cả hai loại chính sách tài khoá và tiền tệ. Và phải có sự phối hợp giữa hai chính sách khi thực thi các chính sách này, có như vậy, tác động của các chính sách mới cùng chiều, tránh các tác động ngược chiều gây tổn hại cho nền kinh tế.

Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách tài khoá tiền tệ có cùng mục tiêu.

- Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp, có thể dùng cặp chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng, khi đó đường IS và đường LM sẽ dịch chuyển sang bên phải lúc này tổng cầu và sản lượng sẽ tăng.

- Nếu tổng cầu ở mức quá cao cần phải cần phải giảm sản lượng xuống, thì có thể dùng cặp chính sách tài khoá chặt và chính sách tiền tệ chặt. Như vậy, tổng cầu sẽ giảm và sản lượng sẽ giảm mạnh.

- Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng đối ổn định và ở mức dự kiến thì có thể dùng cặp chính sách tài khoá chặt, tiền tệ nới lỏng hoặc chính sách tài khoá nới lỏng và chính sách tiền tệ chặt. Như thế tổng cầu hầu như không thay đổi, sản lượng tương đối ổn định, nền kinh tế sẽ có sự ổn định.




I/ LÝ THUYẾT

NỘI DUNG ÔN TẬP

A/ CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Khái niệm về tiền tệ, phân loại và các chức năng của tiền tệ

2. Trình bày quá trình tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại

3. Phân tích ảnh hưởng của tiền tệ đối với lãi suất, tổng cầu

4. Phân biệt các khái niệm: cơ sở tiền, cung tiền, dự trữ, dự trữ bắt buộc và tiền mặt ngoài ngân hàng.. Cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đó.

5. Số nhân của tiền là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới số nhân của tiền.

6. Hãy trình bày các nhân tố quyết định đến mức cung tiền và các công cụ mà ngân hàng trung ương có thể sử dụng để điều tiết mức cung tiền.

7. Cầu về tiền được hiểu như thế nào? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu về tiền

B/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

8. Giá trị của số nhân tiền tăng khi

a. Các ngân hàng cho vay nhiều hơn và dự trữ ít hơn

b. Lãi suất chiết khấu giảm

c. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm

d. Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng giảm

e. Tất cả các câu trên

9. Hoạt động thị trường mở

a. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương mua bán các trái phiếu công ty

b. Có thể làm thay đổi lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, nhưng không làm thay đổi lượng cung tiền.

c. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương mua và bán trái phiếu Chính phủ

d. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền.

e. Liên quan đến việc ngân hàng Trung ương kiểm soát tỷ giá hối đoái.

10. Khối lượng tiền tệ M1 bao gồm

a. Tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn và các tài khoản có thể viết séc khác.

b. Tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, quy tương hỗ của thị trường và các khoản tiền gửi có kỳ hạn nhỏ.

c. Tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ vàng và tiền xu.

d. Không phải những điều nêu trên.

11. Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị trục tung là lãi suất, trục hoành là lượng tiền thì sự gia tăng về mức giá sẽ làm


a. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất.

b. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất

c. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm giảm lãi suất.

d. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất.

e. Không câu nào đúng.

12. Trên thị trường hàng hoá, ảnh hưởng ban đầu của sự gia tăng trong cung tiền là.

a. Làm dịch chuyển tổng cầu sang phải.

b. Làm dịch chuyển tổng cầu sang trái.

c. Làm dịch chuyển tổng cung sang phải

d. Làm dịch chuyển tổng cung sang trái.

13. Nếu lãi suất danh nghĩa là 7% và tỷ lệ lạm phát là 3% thì lãi suất thực tế là. a. 2% b. 3% c. 4% d. 10% e.21%

14. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 25% thì số nhân tiền gửi là a. 0,25 b. 4,0 c. 5,0 d. 25,0

e. Không có trường hợp nào.

15. Hiệu ứng ban đầu của sự tăng lên trong cung tiền là

a. Làm tăng giá.

b. Làm giảm mức giá.

c. Làm tăng lãi suất.

d. Làm giảm lãi suất

16. Tiền là:

a. Một loại tài sản có thể sử dụng để tiến hành các giao dịch.

b. Những đồng tiền giấy trong tay công chúng.

c. Phương tiên dự trữ giá trị, đơn vị hạch toán và phương tiện trao đổi.

d. Tất cả những điều ở trên.

17. Chi phí cơ hội của việc giữ tiền

a. Bằng không khi các thành viên của M1 không được trả lãi

b. Thay đổi tỷ lệ nghịch với lãi suất

c. Bằng phần lợi tức phụ thêm có thể kiếm được nếu như số tiền đó được dùng để mua trái phiếu

d. Không phải những điều ở trên

18. Sự tăng lên của tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng Trung ương quy định sẽ

a. Không tác động đến các ngân hàng thương mại không có dự trữ thừa

b. Tạm thời trao cho các ngân hàng thương mại những khoản dự trữ thừa

c. Dẫn tới việc mở rộng các khoản tiền gửi và cho vay

d. Dẫn tới việc cho vay được ít hơn và dự trữ tiền mặt tăng lên


II/ BÀI TẬP

1. Giả sử hàm tiêu dùng C= 100 + 0,75YD, hàm đầu tư I = 150 – 10i, hàm chi tiêu của Chính phủ G = 50, hàm số thuế T = 10 + 0,1Y , hàm xuất khẩu ròng NX = 40

– 0,2Y.

a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường IS

b. Nếu chi tiêu của Chính phủ tăng lên 60, thì đường IS thay đổi như thế nào?

c. Nếu Chính phủ không thay đổi chi tiêu mà thay đổi thuế T = 10 + 0,05 Y, thì đường IS sẽ thay đổi như thế nào?

d. Đầu tư tư nhân thay đổi I = 150 – 20i , thì đường IS thay đổi thế nào? bạn có nhân xét gì về độ dốc của đường IS so với đường IS ban đầu.

2. Giả sử hàm cầu tiền là MD = 0,2Y - 5i, Mức cung tiền thực tế bằng 200.

a. Hãy viết phương trình và vẽ đồ thị của đường LM.

b. Nếu cung tiền tăng lên đến mức là 220 thì đường LM thay đổi như thế nào?

c. Đường cầu tiền thay đổi MD = 0,2Y -10 , thì đường LM thay đổi như thế nào? độ dốc của đường LM thay đổi như thế nào so với đường LM ban đầu.

d. Nếu đường MD = 0,4 Y – 5i thì đường LM thay đổi như thế nào?, độ dốc của đường LM thay đổi như thế nào so với đường LM ban đầu.

3. Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ được biểu diễn bởi các thông số sau (đơn vị tính: tỷ đồng).

C = 50 + 0,75 YD; T = 0,2 Y; I = 100 – 10i; G = 100; MD = 40 + 0,2 Y – 8i; MS = 100.

a. Viết phương trình biểu diễn của đường IS, LM

b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.

c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 10 tỷ đồng. Hãy xác định mức lãi suất và thu nhập cân bằng.

4.Thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ được biểu diễn bởi các thông số sau (đơn vị tính: tỷ đồng).

C = 100 + 0,75 YD; T = 0,2 Y; I = 150 – 10i; G = 200; MD = 50 + 0,2 Y – 8i; MS = 200.

a. Viết phương trình biểu diễn của đường IS, LM

b. Xác định mức thu nhập và lãi suất cân bằng.

c. Giả sử chi tiêu của Chính phủ tăng 30 tỷ đồng. Hãy xác định mức lãi suất và thu nhập cân bằng mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022