BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
HUỲNH CAO KIM THƯ
TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Có thể bạn quan tâm!
- Tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre - 2
- Đối Tượng Nghiên Cứu: “Mở Rộng Tín Dụng Phát Triển Dlst”
- Tín Dụng Ngân Hàng Đối Với Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
HUỲNH CAO KIM THƯ
TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẾN TRE
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ QUANG ĐÀO
TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
TÓM TẮT
Bến Tre cũng như một số tỉnh thành tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái nhằm tạo sinh kế cho người dân tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, loại hình du lịch này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh vì nguồn vốn đầu tư chủ yếu là xuất phát từ cá nhân, hộ gia đình tại địa phương. Nguời dân tại vùng du lịch chưa tiếp cận được nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại để thực hiện hoạt động đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển loại hình du lịch này tôi chọn nghiên cứu đề tài tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bến Tre. Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đề xuất giải pháp để mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái tại Chi nhánh. Để thực hiện được mục tiêu trên tiến hành nghiên cứu định tính nhằm đánh giá thực trạng và tìm hiểu nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng Chi nhánh. Sau đó đề xuất mô hình nghiên cứu để đo lường nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng và kết quả thu được có 5 nhân tố tác động đến mở rộng tín dụng là giá cả tín dụng, chất lượng tín dụng, tiếp tục cấp tín dụng, từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng. Trong đó giá cả tín dụng ảnh hưởng lớn nhất và nghịch chiều đến mở rộng tín dụng. Chất lượng tín dụng và tiếp tục cấp tín dụng tác động thuận chiều đến mở rộng. Nhân tố từ chối cấp tín dụng và khó khăn giao dịch tín dụng tác động nghịch chiều đến mở rộng tín dụng. Dựa vào cơ sở trên tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm giảm giá cả tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô khách hàng, dư nợ và doanh số tín dụng phát triển du lịch sinh thái.
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận văn
Huỳnh Cao Kim Thư
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành được luận văn này, tôi nhận được sự giúp đỡ, góp ý rất chân thành từ người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Hà Quang Đào, do đó xin gửi đến thầy lời cám ơn sâu sắc nhất.
Ngoài ra, cũng xin gửi lời cám ơn đến cán bộ tín dụng tại Agribank Bến Tre, những nhà quản lý, những chủ sở hữu đầu tư kinh doanh sản phẩm phục vụ cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Bến Tre đã cung cấp số liệu giúp tôi thực hiện việc phân tích để hoàn thành bài nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Người thực hiện luận văn
Huỳnh Cao Kim Thư
MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Câu hỏi nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Kết cấu đề tài 4
7. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 5
1.1. Một số vấn đề về phát triển du lịch sinh thái 5
1.1.1. Khái niệm về du lịch sinh thái 5
1.1.1.1. Khái niệm du lịch 5
1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái 5
1.1.2. Phân loại du lịch sinh thái 6
1.1.3. Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 7
1.1.3.1. Tính giáo dục cao về môi trường 7
1.1.3.2. Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng về mặt sinh học 8
1.1.3.3. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 8
1.1.4. Vai trò của việc phát triển du lịch sinh thái 8
1.1.4.1. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội 8
1.1.4.2. Góp phần bảo vệ môi trường 10
1.2. Tín dụng ngân hàng đối với phát triển du lịch sinh thái 11
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái 11
1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng với phát triển du lịch sinh thái 11
1.2.2.1. Tính chất theo mùa 11
1.2.2.2. Nhu cầu vốn lớn, thời gian đầu tư dài 11
1.2.2.3. Hoàn trả vốn có thể diễn ra ngay trong quá trình đầu tư 12
1.2.2.4. Đòi hỏi kỹ thuật thẩm định cao 12
1.2.3. Vai trò tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái 12
1.2.3.1. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất, công nghệ và nguồn nhân lực cho phát triển du lịch sinh thái 12
1.2.3.2. Tín dụng ngân hàng góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai và tài nguyên thiên nhiên có sẵn để phát triển du lịch sinh thái 12
1.2.3.3. Tín dụng ngân hàng thỏa mãn tức thời nhu cầu vốn để đầu tư phát triển du lịch sinh thái 13
1.2.3.4. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước 13
1.2.3.5. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn, nâng cao trình độ dân trí và đời sống vùng phát triển du lịch sinh thái, tác động thúc đẩy ngành nghề khác cùng phát triển 14
1.2.3.6. Tạo điều kiện mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, cũng như góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái 15
1.2.3.7. Phát triển du lịch sinh thái sẽ góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo bình ổn tỷ giá, tăng thu ngân sách nhà nước; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1.2.4. Các hình thức cấp tín dụng ngân hàng phát triển du lịch sinh thái 16
1.3. Mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái 17
1.3.1. Khái niệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái 17
1.3.2. Ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái 17
1.3.2.1. Đối với khách hàng kinh doanh sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái ..17 1.3.2.2. Đối với ngân hàng thương mại 18
1.3.2.3. Đối với nền kinh tế 18
1.3.3. Chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái 18
1.3.3.1. Chỉ tiêu định tính 18
1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng 19
1.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái 23
1.3.4.1. Nhân tố bên ngoài 23
1.3.4.2. Nhân tố bên trong 26
1.4. Bài học kinh nghiệm mở rộng tín dụng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới29 1.4.1. Bài học kinh nghiệm từ Nigeria 29
1.4.2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ 30
Kết luận chương 1 32
Chương 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE 33
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre 33
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển 33
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre giai đoạn 2010 – 2015 33
2.1.2.1. Nguồn vốn huy động 33
2.1.2.2. Tín dụng 35
2.1.2.3. Kết quả tài chính 37
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh Bến Tre 37
2.2.1. Phát triển các điểm du lịch sinh thái 37