Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 7


tượng được hình thành từ tâm thức mà thôi. Ngoài tâm thức ra thì không có bất cứ tính thực tại nào. Tâm thức là tiền đề của nhận thức, vạn vật đều không tách rời khỏi tâm thức là sự biến thiên và biểu hiện của tâm thức, do tâm thức phân biệt ra.

Thứ ba, quan niệm về quy luật vận hành của thế giới:

Các cõi đó đều tương ứng với sáu dòng tâm: tham là ngã quỷ, sân là địa ngục, atula là ganh tỵ, trời là kiêu mạn, súc sinh là si mê, con người là sự chuyển đổi cả năm dòng tâm trên. Từ năm dòng tâm đó mà tạo nên toàn bộ cõi luân hồi. Thế giới quan Phật giáo về thế giới luân hồi chính là được tạo nên bởi sáu trạng thái tâm đó. Khi điều phục được sáu trạng thái tâm đó, con người sẽ tới được Niết bàn, Tịnh độ. Các cõi Tịnh độ không còn quy luật duyên sinh, vô thường, nhân quả chi phối nữa, phân tích ra sẽ làm rõ thế giới quan Phật giáo là quan niệm về cõi luân hồi và các cõi tịnh độ, từ các trạng thái tâm biến hiện ra.

Căn cứ vào Phật pháp mà nói, thì sự hình thành và hoại diệt của vũ trụ đều do hai chữ “nhân duyên”. Cũng theo Phật pháp, hai chữ “nhân” và “duyên” này chưa hề tách rời nhau. Tuy nhiên, nếu đứng trên lập trường tương đối mà nói, thì “nhân” tức chỉ cho đặc tính của vạn hữu, còn “duyên” là chỉ cho những tác dụng thiết thực tạo nên vạn hữu. Nhân là chỉ cho điều kiện chủ yếu của sự vật sinh diệt, còn duyên là chỉ cho điều kiện hỗ trợ cấu thành vạn hữu. Như vậy, hai chữ “nhân duyên”, nếu dùng ngôn ngữ hiện đại mà nói, thì đó chính là điều kiện và mối quan hệ của điều kiện. Do đó, sự sinh diệt của một sự vật trong vũ trụ luôn luôn có đầy đủ các điều kiện nào đó; sự tồn tại của mỗi sự vật cũng cần phải có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Điều kiện hay mối quan hệ tồn tại hoặc sinh diệt của một sự vật được gọi là nhân duyên của sự vật ấy.

Hai chữ “nhân duyên” này, trong kinh A Hàm, theo đức Phật, cái này có nên cái kia có, vì cái này sanh nên cái kia sanh, vì cái này không nên cái kia không, vì cái này diệt nên cái kia diệt. Đoạn kinh này nói lên tất cả sự vật trong vũ trụ đều không có sự tồn tại tuyệt đối mà tất cả chỉ là mối quan hệ nương tựa tồn tại mang tính tương đối. Mối quan hệ tồn tại nương tựa lẫn nhau này chứa đựng hai loại hiện tượng là đồng thời và khác thời. Hiện tượng đồng thời chính


là “vì cái này có nên cái kia có, vì cái này không nên cái kia không”. Hiện tượng này nêu rõ mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Hiện tượng khác thời chính là “vì cái này sinh nên cái kia sinh, vì cái này diệt nên cái kia diệt”. Hiện tượng này nêu lên mối quan hệ giữa nhân và quả. Như vậy, cả hai hiện tượng đều phô diễn mối quan hệ phong phú của không gian và thời gian. Nếu căn cứ vào thời gian mà bàn luận, thì vũ trụ chính là sự tương tục của nhân quả, đồng thời nhân và quả này nối tiếp nhau từ vô thủy đến vô chung. Nếu dựa vào không gian mà nói, thì vũ trụ này là mối tương liên giữa chủ thể và khách thể tác động qua lại với nhau liên tục nhưng không hề có trung tâm và biên tế tuyệt đối. Mối quan hệ nhân quả tương tục và sự tương liên của chủ thể và khách thể này tạo nên thế giới vạn hữu ràng buộc và tồn tại nương tựa lẫn nhau.

Tuy nhiên, bất luận mối quan hệ nhân quả khác thời hay mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể khác thời, thì điều kiện căn bản của nó đều không thoát ra ngoài năm uẩn. Do nhân duyên năm uẩn hòa hợp mà tạo thành khí thế gian với sơn hà đại địa và hữu tình thế gian với chúng sinh có tình thức. Nhưng thế gian năm uẩn vô số sự vật hiện hữu đều sinh diệt biến dị trong từng sát na không ngừng. Trong quá trình sinh diệt biến dị của vạn vật hoàn toàn tuân thủ theo luật nhân quả của các pháp.

Sự hình của vũ trụ không phải do thần linh sáng tạo ra; sự biến đổi của vạn hữu cũng không phải do thượng đế chi phối. Ngược lại, tất cả đều do vay mượn các duyên hòa hợp để hình thành nên. Sự sinh khởi từ “không” đến “có” này nếu căn cứ vào “nhân” mà nói, thì gọi là “duyên khởi”, còn đứng trên lập trường của kết quả mà nhìn nhận, thì gọi “duyên sinh”. Do vậy, Phật giáo nói muôn sự vạn vật tồn tại trong vũ trụ là pháp được nhân duyên sinh, và sự sinh khởi của vạn hữu là nhân duyên sinh của vạn pháp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Vũ trụ vạn hữu vốn vay mượn các duyên để sinh khởi và hoại diệt, do đó, từ hữu tình thế gian đến khí thế gian, từ hiện tượng tinh thần đến hiện tượng vật chất đều hiện tồn trong lưu chuyển biến động, sinh diệt biến hóa không ngừng. Sự sinh, già, bệnh, chết của hữu tình chúng sinh và bốn giai đoạn:


Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 7

thành, trụ, hoại, không của khí thế gian đều biểu hiện qua vạn pháp lưu chuyển, sinh diệt vô thường. Trong quá trình sinh diệt lưu chuyển này bị chi phối bởi một quy luật cơ bản nhất định là luật nhân quả của các pháp, theo quan điểm của Phật giáo. Luật nhân quả này chính là quy tắc nguyên nhân và kết quả để nghiên cứu sự vật. Khoa học hiện đại cũng có nói đến luật nhân quả, nhưng nhân quả của khoa học chỉ áp dụng dựa trên sự biến hóa của vật lý. Luật nhân quả của Phật giáo ứng dụng cho cả sự biến hóa của tinh thần lẫn vật chất và sự biến hóa tương liên của tâm và hiện tượng. Phật pháp lấy quy tắc này để phân tích sự vật một cách hết sức cẩn mật rõ ràng, dựa vào quy tắc này để thiết lập nên nhân sinh quan của ba đời, đồng thời dùng mối liên của khái niệm nghiệp báo, luân hồi v.v để tương hỗ sáng lập nên tư tưởng luân lý về nhân quả thiện ác trong ba đời.

Như vậy, nhân quả tức là nhân duyên và quả báo. Nhân là nguyên nhân; duyên là trợ duyên. Do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra sự vật được gọi là quả. Quả này lại tiếp tục tạo ra nhân nên gọi là “báo”. Thế gian và xuất thế gian, từ chúng sinh đến thành Phật, tất cả sinh diệt biến dị đều bị quy tắc này chi phối. Bất cứ sự vật nào tồn tại trên đời này đều có nguyên nhân của nó. Tuy nhiên, có nhân nhưng không có duyên thì cũng không thể sinh khởi. Cũng vậy nếu không có nhân duyên hòa hợp, thì không thể hình thành nên quả báo. Không chỉ sự sinh thành của sự vật là thế mà ngay cả sự biến dị và hoại diệt của sự vật. Duyên khởi luận trong thế giới Phật giáo có nhiều thuyết khác nhau,

trong cuốn Triết học Phật giáo Việt Nam, Nguyễn Duy Hinh viết: Phan Văn Hùm viết cuốn Phật giáo triết học mà bản in lần thứ 3 là năm 1943, năm 1953 tái bản năm 1943. Phan Văn Hùm viết: Duyên khởi luận trong Phật giáo có nhiều thuyết. Thuyết thứ nhất là Nghiệp cảm duyên khởi. Thuyết thứ hai là A lại da duyên khởi. Thuyết thứ ba là Chân Như duyên khởi. Thuyết thứ tư là Pháp giới duyên khởi. Thuyết thứ năm là Lục đại duyên khởi [75, tr.33].

+ Nghiệp cảm duyên khởi. Đây là học thuyết có từ thế giới Phật giáo nguyên thủy, rút ra từ Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên. Tứ diệu đế cho rằng vì mê vọng (vô minh) nên có hành động sai lầm từ đó phải chịu khổ.


Vòng nhân quả này cứ tiếp tục mãi tạo ra chính báo (thân ta) và y báo (cảnh bên ngoài). Cảnh sở dĩ có là có một cách tương đối với thân ta. Khi nghiệp nhân biến đổi thì nghiệp quả cũng biến đổi, do đó chính báo và y báo cũng biến đổi theo.

+ Alaida duyên khởi. Là của phái Duy thức (Du già phái, Pháp Tướng tông) theo Du già sư địa luận và Nhiếp Đại Thừa luận của Vô Trước (khoảng thế kỷ IV- sau công nguyên). Thuyết này cho rằng sau khi chết, ngũ uẩn tan ra, Nghiệp lực dẫn dắt đi đầu thai. Nhưng nghiệp dẫn dắt cái gì? Lục thức, ý thức sinh diệt vô thường. Bởi vậy, Đại thừa sơ khởi bổ sung thêm hai thức nữa là Manas (mạt la thức) và Alaya (A lại da thức).

+ Chân như duyên khởi. Thuyết này theo kinh Lăng già, kinh Đại bát Niết bàn, kinh Đại thừa khởi tín luận thuộc thời kỳ Đại thừa (khoảng đầu công nguyên). Cho rằng, Chân như cũng là chân tâm. Đại thừa cho rằng chân như (chân tâm) tùy duyên sinh ra muôn pháp (nhất thiết duy tâm tạo). Tâm bao gồm tất cả và gồm hai phương diện: về phương diện động thì tâm là cái cửa của sinh diệt; về phương diện tịnh thì tâm là cái cửa của chân như.

Chân như (chân tâm) vốn thường trụ, bất động nhưng do vô minh (vọng niệm) ấy mà thấy có chủ - khách, tha - ngã, có vũ trụ, vạn hữu. Vạn tượng không phải ngoài tâm mà tồn tại được. Ở đây Tâm ví như biển, Chân như ví như nước, Vạn tượng ví như sóng. Chúng sinh vì vô minh che lấp nên chỉ thấy sóng. Như vậy, Tâm gồm có Chân như và Vạn tượng: tịnh là Chân như, động là Vạn tượng. Động, tịnh không rời nhau, không cùng là một, nhưng cũng không phải là khác nhau. Đó là hai phương diện của tâm, “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Tịnh (chân như) đi đến động (sinh diệt) và ngược lại là giải thoát.

+ Lục đại duyên khởi. Đây là chủ trương của Chân ngôn hay Mật tông. Lục đại gồm địa, thủy, hoả, phong, không và thức. Sáu đại này đều dung thông nhau và tùy duyên sinh khởi ra vũ trụ, vạn hữu. Năm đại trước thuộc về sắc pháp (vật), đại thứ sáu thuộc về tâm pháp (tâm). Vật và tâm không tách rời nhau, chúng là hai phương diện của một bản thể nhất như. Ta có ở đây là do sự


kết hợp của lục đại. Mà lục đại tan rã ra thì ta không còn. Còn mất chẳng qua chỉ là sự hợp tan của lục đại. Vạn vật, vũ trụ cũng vậy. Vũ trụ là sự hoạt động không ngừng của lục đại. Chân như là bản thể của lục đại mà lý trí của ta trừu tượng hoá chứ còn thực ra chân như và lục đại; bản thể và hiện tượng không tách rời nhau.

+ Pháp giới duyên khởi. Thuyết này theo kinh Hoa nghiêm và Hoa nghiêm tông, kinh Hoa nghiêm thuộc đầu công nguyên, nhưng Hoa nghiêm tông thì do Đỗ Thuận lập vào đầu thế kỷ thứ VIII. Cho rằng pháp giới (tức vũ trụ, vạn hữu) là một duyên khởi lớn tức là các pháp làm nhân duyên cho nhau, nương tựa, tương phản, dung thông nhau mà thành lập. Do pháp này dung thông nhau, cùng nhau làm duyên khởi, mỗi lớp mỗi lớp không tận cùng cho nên còn gọi là vô tận duyên khởi hay trùng trùng duyên khởi.

Như vậy, vũ trụ vạn hữu là một cuộc đại hoạt động của hiện tượng, từ vô thủy đến vô chung, nối tiếp và tràn lan vô cùng tận, như những đợt sóng. Vì có hoạt động nên mới có sinh diệt chuyển biến. Nếu không có hoạt động thì không có chuyển biến, tức không có vạn vật, không có vũ trụ.

Trong thế giới quan Phật giáo, sự tồn tại của thế giới như trên gọi là trạng thái vô thường, vô ngã.

+ Vô thường: tức là mọi cái không thường hằng, có sinh có diệt, biến đổi, trôi chảy không ngừng, không có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn, có sống tất phải có chết. Sự biến đổi theo chu kỳ “thành - trụ - hoại - không” hay “sinh - trụ - dị - diệt”. Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thường. Vạn vật trên thế giới đều bị chi phối bởi quy luật vô thường, luôn thay đổi cùng với thời gian. Nói một cách chung nhất, vô thường là tính chất căn bản của vạn pháp thế gian bao quát toàn bộ thân, tâm, cảnh. Sự thay đổi này luôn tiếp diễn không ngừng và dẫn chúng ta đến cái đích cuối cùng của cuộc sống hiện tại - đó là cái Chết - một hiện tượng rõ rệt nhất, lớn lao nhất và khốc liệt nhất của vô thường. Đây cũng là một đề mục lớn trong đề tài quan niệm về vô thường mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong phần thực hành kế tiếp. Đức Phật cho rằng trong tất cả


các phép quán thì quán vô thường là lớn nhất. Vì vậy, nhờ có pháp quán vô thường, con người nuôi dưỡng niềm tin sâu hơn với sự thực hành Phật pháp. Chính vì thế Phật giáo đã đi đến khái niệm vô ngã.

+ Vô ngã: tức là không có cái tôi, cái ta, Phật nhìn ra thế giới bên ngoài là mờ mờ - ảo ảo, hư hư - thực thực, có có - không không. Theo học thuyết này, không có “cái tôi hay bản ngã” theo ý nghĩa của một cái gì đó vĩnh cửu, không thể tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân. Những gì chúng ta nghĩ là bản ngã hay “cái tôi” chỉ là một kinh nghiệm tạm thời. Với vô ngã, mặc dù không có “cái tôi vĩnh cửu” hay linh hồn, nhưng vẫn có cuộc sống sau khi chết, sự tái sinh và kết quả nghiệp báo. Con người phải có cái nhìn sâu sắc từ đó hành động đúng đắn để giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy (Theravada), sự hiểu biết thật sự về vô ngã chỉ có thể thực hành bởi các nhà sư chứ không phải là cho những cư sĩ vì đó là trạng thái tâm lý khó đạt được. Nó đòi hỏi phải áp dụng tất cả học thuyết về sự vật và hiện tượng, từ chối “cái tôi” của bất kỳ người nào, và xác định các ví dụ về bản ngã và vô ngã. Trạng thái Niết bàn là trạng thái của vô ngã. Tuy nhiên, điều này bị tranh cãi bởi một số người, người ta nói rằng Niết bàn thật sự là một “bản ngã siêu việt” không bị chi phối bởi tất cả.

Trong Phật giáo Đại thừa một biến thể của Vô ngã được gọi là tính không. Tất cả sự vật và hiện tượng đều không có bản chất. Vì không có gì tồn tại, hiện tượng tồn tại chỉ khi chúng liên quan đến các hiện tượng khác. Do đó, theo học thuyết này, Phật tính là bản chất cơ bản của tất cả chúng sinh. Chính từ hai quan niệm về vô thường, vô ngã mà thế giới quan Phật giáo nhìn sự vật hiện tượng thế giới bên ngoài chỉ là ảo ảnh, giả tướng, có đấy nhưng không thực.

Vậy thế giới quan Phật giáo gồm cả quan niệm về các cõi Tịnh độ chính là dòng tâm vắng bặt các trạng thái tâm trên. Các cõi Tịnh độ không còn quy luật duyên sinh, vô thường, nhân quả chi phối nữa mà từ các trạng thái tâm biến hiện ra.


Thứ tư, quan niệm về vị trí, vai trò của con người trong thế giới

Quan niệm của thế giới quan Phật giáo về con người chủ yếu tập trung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết về sự xuất hiện và tái sinh (tức nghiệp, luân hồi) (Karma - Samsara). Nó chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng, khi cho rằng vạn vật trong vũ trụ này không do một vị thần, một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra. Thế giới quan Phật giáo phủ định quan điểm con người là sản phẩm của Barhman (Tinh thần sáng tạo tối cao).

Về cấu tạo hay các yếu tố hình thành nên con người, thế giới quan Phật giáo có mấy thuyết sau:

- Thuyết Danh - Sắc: Thực ra danh - sắc có từ thời Upanisad. Nhưng đến thời đức Phật thì danh chỉ yếu tố tinh thần, còn sắc chỉ yếu tố vật chất. Do vậy, theo thuyết Danh - Sắc, con người được cấu tạo bởi hai yếu tố đó là vật chất và tinh thần.

- Thuyết Lục đại: Thuyết này cho rằng con người được cấu tạo bởi sáu yếu tố (lục đại), bao gồm: Địa (đất, xương thịt); Thủy (nước, máu, chất lỏng); Hỏa (lửa, nhiệt khí); Phong (gió, hô hấp); Không (các lỗ trống trong cơ thể).; Thức (ý thức, tinh thần).

Trong sáu yếu tố trên thì năm yếu tố đầu thuộc về vật chất, chỉ có yếu tố thứ sáu là thuộc về tinh thần. Nếu theo thuyết Danh - Sắc, cấu tạo con người nhìn chung có sự cân bằng vật chất và tinh thần, thì theo thuyết Lục đại, cấu tạo của con người lại nghiêng về vật chất. Và thuyết Ngũ uẩn dưới đây, thì cấu tạo con người nghiêng về tinh thần.

Thuyết Ngũ uẩn: Trong Kinh A-hàm, Phật dạy ngũ uẩn là vô ngã. Phật giáo phân tích cho thấy thân này có năm phần, gọi là năm uẩn. Năm uẩn luôn luôn phủ che Phật tính có sẵn nơi mọi người. Đó là: Sắc; Thọ; Tưởng; Hành; Thức. Như thế, chấp sắc là thân ta, chấp thọ là tâm ta, chấp tưởng là tâm ta, chấp hành là tâm ta, chấp thức là tâm ta. Chấp như vậy thì một người có năm cái ta. Một người mà có năm cái ta có hợp lý không? Sắc thân có đây rồi sẽ hoại diệt, tan rã. Thọ, tưởng, hành, thức cũng là pháp sinh diệt, chợt hiện chợt


mất, không thường không thật, lại mê chấp là thường, là thật, là ta. Vì vậy mà bị nó kéo đi mãi trong vòng sinh tử không dừng.

Vì thế giới là vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có tự tính hay không có bản thể riêng). Sự vô tự tính thể hiện thành phạm trù vô ngã (anatman) ở con người. Không có cái ngã thường hằng, ổn định tuyệt đối ở con người và mọi vật trong vũ trụ. Cuộc sống luôn vận động, biến đổi không ngừng như dòng chảy. Trong dòng chảy đó, con người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn. Thuyết Ngũ uẩn của Phật giáo thì cho rằng, con người được cấu tạo bởi 5 yếu tố: Sắc: vật chất, bao gồm tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong); Thụ: Những cái chỉ tình cảm, cảm giác, biết do cảm mà biết. Nó hơi nghiêng về tình; Tưởng: đó là biểu tượng, tưởng tượng, tri giác, ký ức; Hành: Đó là ý chí, những yếu tố khiến cho tâm hoạt động; Thức: Ý thức, cái biết phân biệt, thức. Năm nhóm này tác động lẫn nhau mà tạo thành cái ngã giả tạm gồm hai phần Thân và Tâm.

Từ quan niệm vô thường mà thế giới quan Phật giáo cho rằng con người là sự kết hợp động của những yếu tố động (chẳng hạn như ngũ uẩn) nên không có gì định hình có thể gọi là nó được, và suy cho cùng nó là vô ngã. Với cách nhìn vậy, mọi sự vật, hiện tượng chỉ là giả danh, không thực; con người chỉ là giả hợp của Ngũ uẩn mà thành nên nó là hư vọng, huyễn hoá. Đủ nhân duyên hợp lại thì gọi là sống, hết duyên tan ra gọi là chết. Sống chết chỉ là giả hợp tan của ngũ uẩn. Vô thường mà tưởng là thường, vô ngã mà tưởng là có ngã, đó là mê lầm lớn nhất của con người. Và cũng chính cái mê lầm (vô minh) ấy mà con người lại càng đau khổ. Điều này thế giới quan Phật giáo quá nhấn mạnh động mà bỏ qua cái tĩnh, không thấy được quan niệm đúng đắn về sự thống nhất biện chứng giữa vận động và đứng im tương đối.

Con người là trung tâm của mọi mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, là chủ thể của tư duy và các hệ tư tưởng, do đó quan niệm về con người là nội dung cốt lõi của các học thuyết và thế giới quan. Những luận điểm đó quyết định bản chất hệ tư tưởng thế giới quan của các học thuyết triết học. Quan niệm

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí