C Hính Sách Của Triều Nguyễn Đối Với Các Cuộc Nổi Dậy

Sơn Tây đang chạy trốn, có liên hệ với các nhóm giặc ở Tuyên Quang. Nhà vua xuống dụ cho quan quân vây bắt và tiêu diệt. Nếu không bắt được giặc ấy, quan quân đều bị xử tội. Năm 1843, Thự Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên là Nguyễn Đăng Giai lại nhắc lại việc giặc Nhàn, giặc Thạch hoành hành. Nhiều lần, quan tỉnh đem vài nghìn quân, tìm nhiều cách dẹp bắt mà không thành công: “Mùa đông năm ngoái, giặc nổi lên 7 chỗ, mùa xuân năm nay, mới trong 1 tháng mà giặc cướp phá 7 nơi, đốt cháy nhà dân 196 hộ, trai, gái, già, trẻ bị chết, bị thương và bị bắt đi đến 60 - 70 người. Nhân dân các huyện bị giặc ức hiếp đến cùng cực”. Ông xin triều đình cấp cho các nhà bị cháy mỗi hộ tiền 2 quan, thóc 1 hộc, mối người bị chết thì cấp tiền tuất 3 quan, trẻ nhỏ 2 quan [81, tr. 158].

2.3.2. Chính sách của triều Nguyễn đối với các cuộc nổi dậy

Theo như quy định pháp luật của nhà Nguyễn thì các hoạt động nổi dậy chống phá triều đình đều bị trừng trị hết sức nghiêm ngặt. Luật Gia Long, phần Hình luật, chương I. Đạo tặc có quy định tội mưu phản đại nghịch có ghi rò: “Phàm những kẻ mưu phản (có hại cho quốc gia, xã tắc) và đại nghịch (bất lợi đối với nhà vua như hủy hoại tôn miếu, sơn lăng và cung khuyết), kể tất cả những người cùng mưu, không phân biệt thủ phạm hay tòng phạm (đã hay chưa hành động) đều bị tội xử tử lăng trì. (Kẻ chính phạm) ông, cha, con, cháu, anh, em và người ở chung trong nhà… tài sản nhập quan” [121, tr. 582]. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, tinh thần cai trị của vua Gia Long là khoan hòa, lấy giáo dục là chính, cho nên các biện pháp cứng rắn trong Bộ luật Gia Long không được thực hiện nghiêm ngặt. Đến thời Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức triều đình mới thực hiện các biện pháp trấn áp mạnh các cuộc nổi loạn. Triều đình thường xuyên phải cử quân đội từ các trấn ở đồng bằng lên trợ giúp các quan lại ở các tỉnh ngoại trấn để dẹp loạn.

Lực lượng chủ yếu mà triều đình sử dụng để đàn áp lại các cuộc nổi

dậy là dùng chính binh lính của địa phương đó. Trong cuộc tiễu trừ giặc Lê Duy Lương ở vùng núi Sơn Âm, Minh Mệnh chỉ thị cho các tướng: “Đánh thẳng vào sào huyệt giặc, dùng người man đánh người man thì chẳng những có thể san phẳng Sơn Âm hiểm trở, mà lại có thể liệu trước được rằng bọn giặc khó lòng lọt lưới được”. Tuy nhiên, chủ trương này của nhà vua không mang lại hiệu quả nên triều đình phải điều động binh lính chính quy ở kinh thành và các tỉnh lân cận đến đánh.

Trong quá trình đánh dẹp các nhóm nổi dậy ở địa phương, triều đình cũng quy định rò ràng trách nhiệm của quan lại địa phương. Vua Minh Mệnh đã chỉ ra một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra loạn ở các địa phương là do quan lại địa phương chưa làm tròn chức trách của mình, vì vậy nhà vua quy định những quan lại không dẹp được loạn ở tỉnh mình thì đều bị cách chức và chịu hình phạt của triều đình. Chẳng hạn như trong vụ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Chính sách an ninh quốc phòng của Triều Nguyễn đối với vùng biên giới phía Bắc 1802 - 1858 - 9

Sơn. Minh Mệnh cho rằng, g

. Vua Thiệu Trị ngay khi lên ngôi cũng xuống Dụ cho Bố chính Lạng Sơn Trần Ngọc Lâm: “Hạt ngươi là nơi quan trọng xung yếu, cần phải hết lòng trông nom bờ còi, để cho không xảy trộm cướp, nhân dân được yên, chớ vì xa cách triều đình hàng muôn dặm mà có sự che giấu”. Nhà vua cũng dụ Án sát Quảng Yên là Vũ Viết Sĩ rằng: “Hạt ngươi đường biển xa rộng, cần phải hết sức phòng giữ, để dẹp yên bọn giặc biển. Lại nên phái người được việc đi ra địa phận ở ngoài biển dò hỏi các thuyền buôn, cho biết hiện nay bọn Tây dương đương chống cự nhau với nhà Thanh, sự thể như thế nào, để phòng sự bất ngờ. Còn ngoài ra thì cứ theo công việc trong tỉnh, yên ủi họ mà cho đi” [81, tr. 147].

Trong nhiều trường hợp sự phối hợp của quân triều đình và quân địa phương vẫn không tiêu diệt được các nhóm nổi dậy, triều đình dùng biện pháp chia rẽ, chiêu dụ lực lượng và trọng thưởng những người có công dẹp loạn. Chẳng hạn như vụ Lý Khai

, người nào bị .


Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, trong suốt một thời gian dài, triều Nguyễn vẫn phải dựa vào đội ngũ thổ tù miền núi để cai quản đất đai và dân cư trên lãnh thổ của mình. Việc đặt thổ tù địa phương tuy có thuận tiện nhưng cũng đã có những bất cập ảnh hưởng đến chính quyền trung ương. Thế lực thổ tù ngày càng lớn mạnh dẫn đến xu hướng ly tâm, chống đối lại triều đình. Do vậy, dưới thời Gia Long, triều đình phải đặt chức quan Phủ Man sứ để chuyên đánh dẹp và phủ dụ số thổ tù đầy quyền lực này. Nhà nước phong kiến thời Nguyễn thi hành chính sách vừa phủ dụ vừa đàn áp, từng bước tăng cường sự kiểm soát của triều đình trung ương, can thiệp trực tiếp vào nội bộ các dân tộc thiểu số, nhưng nhìn chung, chính sách được triều đình sử dụng là vỗ về các thổ hào địa phương, biến họ thành lực lượng trung thành và hỗ trợ đắc lực cho triều đình trong việc đảm bảo an ninh khu vực biên giới. Triều Nguyễn đã thực hiện chính sách “nhu viễn” (mềm mỏng với nơi xa xôi) để phủ dụ các thế lực thổ tù, thổ hào địa phương, khiến cho an ninh vùng biên giới phía Bắc được đảm bảo.

Đã có lúc, chính quyền trung ương có biện pháp mạnh để với tay tới vùng biên viễn này. Điển hình là cuộc cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh với mục đích là nhất thể hóa bộ máy hành chính giữa miền đồng bằng và miền núi, vùng biên viễn. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố chủ quan và khách

quan, công cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh không mang lại những kết quả như triều đình mong đợi, trái lại còn gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Các cuộc nổi dậy của nông dân ngày càng lan rộng ở khắp nơi là sự phản ứng tất yếu đối với những cải cách của chính quyền trung ương. Điều đáng chú ý là những người cầm đầu trong các phong trào này phần lớn là các thổ tù địa phương, là những người đã nắm quyền thống trị lâu đời trên mảnh đất này.‌‌

Những chính sách cải cách hành chính của nhà nước giai đoạn này xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển đất nước, đồng thời cũng do nhu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ ở vùng biên viễn nhằm tạo sự thống nhất về mặt hành chính của quốc gia để có thể từng bước với tay tới vùng biên giới. Tuy nhiên, những chính sách cải cách hành chính của nhà nước lại gây nên sự phản đối của các thổ tù và nhân dân địa phương, đã gây ra nhiều bất ổn trong xã hội khiến nhà nước phải có những biện pháp mạnh để đối phó với tình trạng trên. Nhìn chung, những biện pháp mà nhà nước sử dụng đều mang tính chất mềm dẻo, khoan hòa nhưng cũng có lúc thể hiện sự kiên quyết của chính quyền trung ương đối với những hành động chống đối lại triều đình. Chính sách truyền thống này được đề ra và thực thi dưới triều Minh Mệnh và được kế thừa trong các giai đoạn sau.

Chương 3

TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, BẢO VỆ BIÊN CƯƠNG


3.1. Xây dựng lực lượng quân đội, đối phó với các nhóm Thanh phỉ

3.1.1. Xây dựng lực lượng quân đội

Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, nhưng từ trước đó, trong cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn, ông đã có ý thức xây dựng đội quân tinh nhuệ với vũ khí, kỹ thuật và cách tổ chức theo lối của phương Tây. Sau khi lên ngôi, nhà vua tiếp tục tin dùng các giáo sĩ và cố vấn phương Tây để xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Nhà Vua đã từng khẳng định: “giữ nước, không thể không có quân lính. Cổ nhân đặt ra phủ binh, vệ binh, đặt ở trong dân (tức ngụ binh ư nông) cũng là lấy việc bảo vệ dân làm việc đầu tiên” [107, tr. 46]. Đồng thời, đặt ra chế độ tuyển binh lính định kỳ theo tinh thần “trị binh có chế độ thì dân mới thường yên, nước mới thường trị” [76, tr. 151].

Theo tinh thần chung, chế độ tuyển binh dưới thời Gia Long vẫn theo quy cách của triều đại trước, tức là “7 đinh lấy một, chia lập quân chi, hiệu, đội, theo cận tiện thay phiên nhau giữ địa phận, trước là cho quen thủy thổ, sau là quân ta giữ dân ta như con em bảo vệ cha anh, chân tay gìn giữ đầu mắt” [107, tr. 46]. Tuy nhiên, trên thực tế, chế độ tuyển binh có khác nhau tùy vào từng địa phương. Các tỉnh từ Quảng Bình trở vào nam đến Bình Thuận thì cứ 3 đinh kén lấy một người đi lính; 6 tỉnh Nam Kỳ 5 đinh tuyển lấy 1, Hà Tĩnh trở ra bắc đến 5 tỉnh lớn trong Bắc kỳ, và các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Yên 7 đinh tuyển lấy 1; các tỉnh Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, 10 đinh tuyển lấy 1 [79, tr. 22].

Quy chế tuyển duyệt và hoạt động của binh lính cũng rất linh hoạt, binh lính 1 năm chỉ ở quân ngũ 4 tháng, còn 8 tháng về với gia đình nhưng nếu có công dịch thì phải ra. Thời chiến thì cứ 3 đinh lấy 1 lính [89, tr. 256].

Trang bị vũ khí của quân lính cũng ngày càng được hoàn thiện hơn. Thời Gia Long, cứ 113.000 lính có 30.000 lính có vũ khí phương Tây, cứ

15.000 pháo thủ có 400 đại bác. Đến thời Minh Mệnh thì theo quy định, mỗi vệ (500 - 600) lính có 2 khẩu thần công và 200 khẩu thạch cơ điểu thương với tỷ lệ cứ 10 lính thì 4 người có súng. Sang thời Tự Đức, tỷ lệ lính có vũ khí phương Tây hiện đại giảm sút, theo đó mỗi đội (50 lính) có 5 khẩu điểu thương. Hàng năm quân lính chỉ được tập bắn 1 lần và mỗi tay súng chỉ được phép bắn 6 viên đạn. Ai bắn hơn số đó phải bồi thường [101, tr. 663]. Tổ chức của quân đội thì cơ bản được chia thành 4 binh chủng là bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh. Phẩm trật của các quan vò cũng được chia thành cửu phẩm với các trật Chánh và Tòng. Trong đó, Cơ binh là lính hàng tỉnh do Lãnh binh, Chánh phó Quản cơ trông coi. Mỗi cơ chia thành 5 thập và 10 ngũ [60, tr.45].

Khi Minh Mệnh lên ngôi, tình hình trong nước đã tương đối ổn định, nhưng ông vẫn ý thức được việc xây dựng quân đội phục vụ cho việc trị nước, cho nên vua vẫn dụ truyền bảo các quan phải luyện tập binh mã để phòng khi hữu sự. Ở những nơi hiểm yếu thì lập đồn ải, ở các cửa bể và các đảo thì lập pháo đài và làm tàu đồng, tập thủy quân để phòng giữ mặt bể. Năm 1821, theo lời tâu của Hữu Tham tri Binh bộ lĩnh binh tào Bắc Thành là Trần Quang Vĩnh, nhà vua xuống dụ cho định lại binh chính ở các tỉnh Bắc Thành. Theo quy chế cũ thời Gia Long thì năm nội trấn kén tinh binh, sáu ngoại trấn kén thổ binh, dùng binh ấy để giữ dân đất ấy, đó cũng là phép phủ binh đời Đường. Đến nay tăng lương cho quân lính để khỏi phiền đến dân và thi hành phép đổi thú, hoặc đi thú ở Kinh, hoặc đi thú ở Gia Định, chỉ để lại Bắc Thành không quá 3, 4 phần 10, vào ra nên lần lượt để san sẻ sự khó nhọc và nhàn rỗi cho đều. Như thế thì dân yên nghiệp làm ruộng chăn tằm, không khổ về đóng góp, binh đóng ở đất khách cũng khó trốn được. Duy thổ binh thì vẫn

để đóng giữ như cũ, khỏi thay đổi. Đồng thời nhà vua cũng khẳng định “Quân lữ cốt ở uy” cho nên nhà vua cũng yêu cầu giữ nghiêm quân luật, khi lính trốn ngũ lần đầu xử 100 trượng bắt về ngũ, trốn lần thứ hai xử tột bậc tội lưu cho đồ 6 năm rưỡi, trốn lần thứ 3 xử chém ngay, để cho quân biết sợ mà tránh tội [77, tr. 169].

Theo quy định mới, tên của các cơ thổ binh ở sáu ngoại trấn Bắc Thành cũng có sự thay đổi, lấy tên của trấn ghép với chữ “Hùng”. Cơ Thái Nguyên ở Thái Nguyên làm cơ Thái hùng, cơ Hùng dũng ở Cao Bằng làm cơ Cao hùng, cơ Lạng sơn ở Lạng Sơn làm cơ Lạng hùng, hiệu Hùng nhất ở Tuyên Quang làm cơ Tuyên hùng, hiệu Tiền dũng ở Quảng Yên làm cơ Quảng hùng, hiệu Phấn hưng ở Hưng Hoá làm cơ Hưng hùng. Theo như lời tâu của đình thần Ngô Huy Toàn năm 1834, chúng ta biết được số quân cụ thể đóng ở các ngoại trấn này “năm Minh Mệnh thứ 7 (1826), nhà nước quy định số quân ở 5 nội trấn mỗi cơ 10 đội, còn 6 ngoại trấn mỗi cơ 5 đội, mỗi đội 50 lính”. Do địa thế rộng, lại nhiều giặc lẩn lút, binh số ở tỉnh lại ít nên Ngô Huy Toàn đã xin chiêu mộ dân ngoại tịch để tập hợp cho đủ 5 đội, đặt làm cơ Hưng Hóa thứ 2 và do Binh bộ thần chọn cho một viên Quản cơ đứng ra quản lĩnh [15, tr. 18-19].

Thời Thiệu Trị, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai dâng sớ xin thực hiện chính sách ngụ binh ư nông: “Quân là nanh vuốt của nước để trấn áp những nơi có động, mà ra oai cho những kẻ không phục lòng; nhưng phải quý ở chỗ tinh nhuệ, không quý ở chỗ nhiều, cho nên không thể chỉ phô trương số hư ra được. Triều đình đặt ra quân, khi có việc thì gọi ra, khi không việc thì chia về ban, thế cũng là cái ý của cổ nhân ngụ quân ở trong chỗ làm ruộng”. Tuy nhiên, ý kiến này không được nhà vua chấp thuận, mặc dù Thiệu Trị cũng là người có ý thức xây dựng lực lượng quân đội để tăng cường phòng thủ cho nhân dân. Ông đã từng nói: Quân

để phòng thủ cho dân, là một chính sự lớn trong nước nên cần sửa chữa những mối tệ và quy định hàng năm duyệt tuyển vào tháng 2, và sau đó lại cho về làm ăn, khi có việc thì gọi ra [81, tr. 1059]. Đồng thời năm Thiệu trị thứ 6 (1846) cũng đổi định lại các chức quan vò: Quan vò nguyên trước đặt chức phòng thủ úy, trật tòng tứ phẩm, và việc coi giữ tỉnh thành các tỉnh, hiện đặt chức thành thủ úy, trật tòng tứ phẩm, còn phòng thủ úy là hư hàm. Các nơi đầu nguồn, cửa biển, nguyên trước đặt chức tấn thủ, trật tòng tứ phẩm,chức thủ ngự, trật chánh lục phẩm, phẩm trật hơi xa cách nhau. Từ trước, hoặc lấy cai đội, suất đội án bổ, hoặc lấy chức cũ bổ nhiệm, đều là chưa ổn thỏa! Chuẩn cho đổi định lại: phòng thủ úy, trật chánh ngũ phẩm; tấn thủ, trật tòng ngũ phẩm. Phàm các chỗ đặt đồn như những nơi đầu nguồn, cửa biển, chuẩn cho đặt chức phòng thủ úy hoặc chức tấn thủ, đều chiếu theo nguyên phẩm trật đã được mà cải bổ, bất tất theo quân hiệu cũ. Còn chức danh “thủ ngự” đặt trước thì bỏ bớt đi ngay. Những ai, từ trước nguyên thụ phòng thủ úy, trật tòng tứ phẩm, đều được trích ra đổi bổ làm thành thủ úy [81, tr. 1065].

Sang thời Tự Đức, số lượng binh lính lại được tăng cường thêm nhằm đối phó với phong trào nông dân nổi lên rầm rộ và nguy cơ xâm chiếm từ bên ngoài. Ngoài bộ phận quân chính quy, nhà Nguyễn cũng tận dụng một lực lượng lớn dân binh ở các địa phương phòng khi có việc quân cần kíp thì sẵn sàng huy động. Quy chế này bắt đầu xuất hiện năm 1812, áp dụng với Gia Định. Dưới thời Tự Đức, việc trưng dụng hương binh này chính thức trở thành quy chế. Năm 1854, Án sát Tuyên Quang là Bùi Duy Kỳ nhân dịp vào chầu và tâu báo về binh tình trong hạt mình. Ông cho biết, thú binh ở hạt ấy chủ yếu do Sơn Tây phái bắt, mỗi đội trích lấy 4 - 5 tên, cho đủ 300 tên. Số lính này lại bỏ trốn rất nhiều do không quen thủy thổ nên nếu có biến loạn thì không khỏi phải điều động ở nơi khác bởi khí độc quá nặng, lương thực

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí