a) Tập hợp các số thực, các số tự nhiên, các số hữu tỷ, các số nguyên.
b) Tập hợp A các tứ giác, B các hình vuông, C các hình chữ nhật, D các hình bình hành, E các hình thang.
c) Tập hợp A các tam giác cân, B các tam giác đều, C tam giác thường.
Câu 4: Biểu diễn các tập hợp sau bằng cách xác định tính chất đặc trưng của các phần tử:
a) A = {2, 9, 28, . . .}
b) B = {3, 8, 13, 18, . . .}
Bước 6: Giao những tình huống, vấn đề để SV chuẩn bị trước ở nhà cho bài học sau là bài “Các phép toán trên các tập hợp”.
Câu 1: Nội dung bài “Các phép toán trên các tập hợp” có thể vận dụng trong những phần kiến thức nào của chương trình Toán ở bậc Tiểu học? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Một đội tuyển thi HS giỏi Quốc Gia 3 môn Toán, Văn, Anh Văn có 8 em thi môn Toán, 8 em thi môn Văn, 9 em thi môn Anh Văn. Có 1 em thi cả hai môn Văn, Toán; có 3 em thi cả hai môn Văn, Anh Văn; có 2 em thi cả hai môn Anh Văn, Toán, và 2 em tham gia thi cả ba môn.
Hỏi đội tuyển có tất cả bao nhiêu em? có bao nhiêu em chỉ tham gia thi môn Toán? chỉ thi môn Văn? chỉ thi môn Anh Văn?
2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn theo các tình huống tự học Toán
2.2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Theo kết quả của Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia Maine - Mỹ cho thấy : “Kết quả ghi nhận của người học đạt được sau hai tuần như sau : 10% những gì chúng ta đọc ; 20% những gì chúng ta nghe ; 30% những gì chúng ta nhìn ; 50% những gì chúng ta nghe và nhìn ; 70% những gì chúng ta nói trong thảo luận ; 90% những gì chúng ta nói và làm (dạy lại)” [93]. Chính vì vậy tài liệu tự học có hướng dẫn được viết ra để giúp cho người học được hành động, được tư duy qua các vấn đề và giải quyết các vấn đề đó. Bên cạnh đó, GV giảng dạy theo cách sử dụng tài
liệu hướng dẫn không phải giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà tổ chức cho SV được hành động, giải thích và hướng dẫn lại cho người khác hiểu.
Khi nghiên cứu về quá trình dạy - tự học, GS Nguyễn Cảnh Toàn luôn lưu ý một điều đối với các thầy (cô) giáo trong quá trình dạy - tự học cho HS : Thầy cô không bao giờ được làm sẵn rồi truyền thụ, mà chỉ có quyền gợi mở để HS tự học lấy, tự làm lấy, đến mức cao nhất, huy động cho hết mọi khả năng mà họ có trong tay hay cầm trong tay. Khi cần lắm, thầy (cô) có thể gợi ý để HS tự mình biết phân chia một khó khăn lớn ra nhiều khó khăn nhỏ. Đặc biệt trong trường đại học, vai trò của việc dạy - tự học càng được đánh giá đúng mức. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh : Ở đại học, không dạy kiến thức, mà dạy phương pháp. Như vậy, các thầy (cô) giáo trong quá trình dạy học nói chung, đặc biệt là dạy học tại trường đại học nói riêng cần xác định vai trò và nhiệm vụ của người thầy giáo. Người thầy giáo cần phải thiết kết, tổ chức, hướng dẫn cho người học tự làm lấy từng nhiệm vụ nhỏ bằng cách huy động vốn kiến thức, KN và kinh nghiệm sẵn có của bản thân để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành KN, phương pháp mới chứ giáo viên không phải là người làm sẵn và truyền thụ kiến thức đơn thuần. Đặc biệt trong quá trình dạy học toán, người giáo viên cần tạo môi trường học tập mới để người học chủ động tư duy tự hình thành kiến thức mới thay vì giữ môi trường truyền thống, người học thụ động tiếp thu kiến thức mới. Để người học tư duy trong quá trình học tập, người dạy cần tạo ra các tình huống có vấn đề. Bởi theo các nhà nghiên cứu tâm lý học cho rằng : “Tình huống có vấn đề kích thích con người tư duy” [95]. Như vậy, trong quá trình giảng dạy, thay vì việc soạn bài và lên lớp giảng dạy theo phương pháp truyền thống, người dạy cần soạn bài, chuẩn bị chu đáo những bài tập, nhiệm vụ, tình huống có vấn đề để trên lớp tổ chức, hướng dẫn người học sử dụng vốn kiến thức, KN và kinh nghiệm sẵn có để tư duy, giải quyết các vần đề nhằm hình hành những kiến thức, KN mới. Vì những lý do như trên, chúng tôi đi xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn SV tự học nhằm PT KN THT của SV ĐHSPTH.
2.2.4.2. Mục tiêu của biện pháp
- Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn giúp SV có điều kiện rèn luyện KN THT ở trên lớp cũng như ở nhà nhằm phát triển KN THT cho SV ĐHSPTH.
học.
- Giúp SV biết cách xây dựng tài liệu tự học Toán có hướng dẫn cho HS Tiểu
2.2.4.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
1) Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn đối với môn Toán cho SV ĐHSPTH
a) Tài liệu tự học có hướng dẫn đối với môn Toán
GS. TSKH Hans - Joachim Laabs đã đưa ra những yêu cầu về nội dung, kỹ
thuật thiết kế, chỉ dẫn cho các tác giả viết tài liệu dùng cho SV. Theo tác giả, tài liệu chính dùng cho SV là giáo trình, ngoài ra còn có các tài liệu khác trợ giúp cho việc học như : sách bài tập, tập lưu trữ tư liệu, sách luyện tập, sách tóm tắt tài liệu tham khảo, . . . Đồng thời tác giả chỉ rõ chức năng của các tài liệu dành cho SV là : Chức năng biểu đạt ; chức năng điều khiển ; chức năng khuyến khích động cơ ; chức năng phân hóa, chức năng luyện tập và kiểm tra [25]. GS Nguyễn Cảnh Toàn đã chỉ ra rằng” “để hướng dẫn tự học phải viết tài liệu, in ra và hướng dẫn người học tự học. Tài liệu hướng dẫn phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học tập, nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn phải chỉ ra mối quan hệ logic giữa các chương, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó. Việc hướng dẫn nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ” [78, tr.79]. Theo Từ điển: “Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó” [63, tr.998]. Dựa trên quan điểm của các tác giả trên, chúng tôi cho rằng tài liệu tự học có hướng dẫn Toán học được hiểu là văn bản được giáo viên xây dựng thiết kế trong đó nội dung phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học, nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn phải chỉ ra mối quan hệ logic giữa các chương, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó. Việc hướng dẫn tìm hiểu kiến thức bài nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ.
b) Cấu trúc tài liệu tự học có hướng dẫn đối với môn Toán
Cấu trúc tài liệu tự học có hướng dẫn có thể phân thành nhiều mục, tuy nhiên cần đảm bảo 9 nội dung. Thứ nhất là hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn: Phần này bao gồm cách hướng dẫn người học những phương pháp, hình thức và các bước để tiến hành hoạt động tự học. Ngoài ra còn có các danh mục tài liệu tham khảo cứng (văn bản in) và tài liệu mềm (file văn bản). Thứ hai là mục tiêu: Phần này bao gồm mục tiêu chung của môn học và mục tiêu cụ thể từng mô-đun bài học. Phần này giúp cho người học xác định được mục tiêu cần phải đạt được trong
toàn bộ môn học và mục tiêu cụ thể của các mô-đun trước khi thực hiện hoạt động học tập. Thứ ba là cấu trúc chương trình: Phần này bao gồm cấu trúc chương trình tổng thể môn học và cấu trúc chương trình riêng từng mô-đun bài học. Phần này giúp cho người học có cái nhìn tổng quan và hệ thống về chương trình thời lượng và sự phân bổ tổng thể môn học cũng như từng mô-đun để người học chủ động sắp xếp kế hoạch học tập cho phù hợp. Thứ tư là câu hỏi tự học có hướng dẫn mô-đun : Phần này gồm các câu hỏi được xây dựng đưa ra cho người học để người học dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm và KN sẵn có để giải quyết những câu hỏi đó nhằm mục đích người học tự phát hiện ra những kiến thức mới. Thứ năm là nội dung mô-đun: Phần này là phần gồm các nội dung của bài học được viết một cách chi tiết, dễ hiểu giúp cho người học có thể tham khảo những phần chưa hiểu sau khi thực hiện xong bộ câu hỏi tự học có hướng dẫn mô-đun. Thứ sáu là câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kết quả tự học mô-đun: Phần này gồm các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kết quả đạt được của người học sau khi tiến hành trả lời bộ câu hỏi tự học có hướng dẫn mô-đun và nghiên cứu nội dung mô-đun (nếu cần). Trong phần này còn có phần quy định điểm để người học tự đánh giá kết quả và mức độ tự học, từ đó đưa ra quyết định tiếp tục các hoạt động khác hay quay lại nghiên cứu tiếp bài học. Thứ bảy là kiến thức trọng tâm mô-đun : Phần này là phần tóm tắt những kiến thức trọng tâm của mô-đun nhằm mục đích giúp người học có cái nhìn tổng quan, hệ thống về nội dung chính của mô-đun trước khi làm bài tập vận dụng. Thứ tám là bài tập vận dụng: Phần này gồm những bài tập đưa ra để người học vận dụng những kiến thức mới của mô-đun để giải quyết. Thứ chín là đáp án bài tập vận dụng: Phần này gồm những đáp án cho bài tập vận dụng để người học có thể kiểm tra kết quả bài tập vận dụng của mình xem mức độ mình đạt được như thế nào.
Thông thường, tài liệu THT có hướng dẫn được xây dựng giúp SV THT ở nhà, chuẩn bị nội dung cho bài mới. Đôi khi SV cũng có thể sử dụng ngay trên lớp tùy theo mức độ đơn giản hay phức tạp của bài học, thậm chí tùy thuộc vào cách thức tổ chức học tập của GV. Tuy nhiên, về cơ bản SV có thể sử dụng theo quy trình sau:
c) Quy trình sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn đối với môn Toán
Để sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn môn Toán có hiệu quả cho SV ĐHSPTH, GV tổ chức theo quy trình 10 bước sau:
Bước 1: SV xác định mục tiêu bài học;
Bước 2: SV xem và định hình cấu trúc bài học; Bước 3: SV nghiên cứu nội dung bài học;
Bước 4: Trả lời các câu hỏi tự học (nếu bài làm không đạt quay lại bước 3, nếu bài làm đạt tiếp tục bước 5);
Bước 5: Ghi nhận các thông tin trả lời qua các câu hỏi;
Bước 6: Làm bài trắc nghiệm đánh giá kết quả tự học (nếu bài làm không đạt, quay lại bước 5, nếu bài làm đạt tiếp tục bước 7);
Bước 7: SV thảo luận, xử lý các tình huống GV đưa; Bước 8: SV làm bài tập vận dụng kiến thức bài học; Bước 9: SV kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập vận dụng.
Bước 10: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của SV GV tổ chức hướng dẫn SV ĐHSPTH tự học Toán theo các bước sau :
Hình thức | Hoạt động | |
Bước 1: SV xác định mục tiêu bài học | Cá nhân | Tự xác định mục tiêu bài học |
Bước 2: SV xem và định hình cầu trúc bài học | Cá nhân | Sử dụng sơ đồ tư duy |
Bước 3: SV nghiên cứu nội dung bài học | Cá nhân | Tự nghiên cứu |
Bước 4: Trả lời các câu hỏi tự học | Cá nhân | Tự trả lời câu hỏi |
Bước 5: Ghi nhận các thông tin trả lời qua các câu hỏi. | Hợp tác | Thảo luận bạn |
Bước 6: Làm bài trắc nghiệm đánh giá kết quả tự học | Cá nhân | Tự làm bài trắc nghiệm |
Bước 7: SV thảo luận, xử lý các tình huống GV đưa. Hoàn thiện sơ đồ tư duy về bài học | Cá nhân, hợp tác | Cùng thảo luận nhóm nhỏ, cùng hoàn thiện sơ đồ tư duy về bài học |
Bước 8: SV làm bài tập vận dụng kiến thức bài học | Hợp tác | Thảo luận cùng làm theo nhóm nhỏ |
Bước 9: SV kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập vận dụng | Nhóm đôi | Trao đổi bài để chấm |
Bước 10: GV tổng kết, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của SV | GV kết hợp tập thể lớp | Tổng kết, nhận xét và đánh giá |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 11
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 12
- Biện Pháp 3: Xây Dựng Và Vận Dụng Tình Huống Tự Học Toán Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học
- Tìm Hiểu Phép Chia Hết Và Phép Chia Có Dư Trong Tập Các Số Tự Nhiên Ở
- Phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên Tiểu học - 16
- Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Và Điều Kiện Thực Hiện Các Biện Pháp Phát Triển Kỹ Năng Tự Học Toán Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Tiểu Học
Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.
d) Xây dựng tài liệu tự học có hướng dẫn giúp sinh viên tự học mô-đun “Phép chia hết và phép chia có dư”[30, tr.73-74]
Ngoài những phần như : Hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học có hướng dẫn ; mục tiêu ; cấu trúc chương trình ; nội dung mô-đun ; kiến thức trọng tâm mô-đun ; bài tập vận dụng ; đáp án bài tập vận dụng. Trong đó, chúng tôi xin đưa ra ví dụ minh chứng cho câu hỏi hướng dẫn tự học và câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kết quả tự học như sau :
* Câu hỏi tự học mô-đun “Phép chia hết và phép chia có dư”
MÔ ĐUN 1: PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ TRONG TẬP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
1.1. PHÉP CHIA HẾT
1.1.1. Định nghĩa
TH 1:Xét các ví dụ sau:
Ví dụ 1: Với hai số 12 và 3 ta nhận thấy rằng có số 4 để cho 3.4=12. Trong trường hợp này ta nói 3 chia hết 12, hay 3 là ước của 12, ký hiệu 3|12 hoặc 12 chia hết cho 3, hay 12 là bội của 3 (123 ).
Ví dụ 2: Với hai số 35 và 5 ta nhận thấy rằng có số 7 để cho 5.7=12. Trong trường hợp này ta nói 5 chia hết 35, hay 5 là ước của 35, ký hiệu 5|35 hoặc 35 chia hết cho 5, hay 35 là bội của 5 ( 355 ).
? Hãy khái quát hóa để đưa ra định nghĩa tổng quát về phép chia hết của hai số tự nhiên a, b?
1.1.2. Tính chất
TH 2
1) Cho a và b là hai số tự nhiên bất kỳ, hãy cho biết a có là ước của b hay không? vì sao? trong các trường hợp sau:
a) b = 0 b) a = b c) a = 1
a, b,c
2) nếu a | b, a | c thì a có là ước của b+c không? vì sao?
a, b,c
3) nếu a | b thì a có là ước của bxc không? vì sao?
a, b,c
4) nếu a | b, b | c thì a có là ước của c không? vì sao?
? Từ những kết quả thu được ở trên em có thể rút ra những tính chất gì về quan hệ chia hết trong tập các số tự nhiên, hãy phát biểu các tính chất đó?
1.2. PHÉP CHIA CÓ DƯ (PHÉP CHIA ƠCLIT)
1.2.1. Định lý về phép chia có dư (định lý Ơclit)
TH 3:Phát hiện định lý
Ví dụ 1: Cho hai số a = 14; b = 3.
? Tìm cặp hai số tự nhiên (q, r) sao cho a = bq + r
? Trong các kết quả đã tìm được nêu trên có bao nhiêu cặp (q, r) mà ở đó
0 r b .
Ví dụ 2: Với các câu hỏi tương tự như ở ví dụ trên hãy thực hiện với hai số: a
= 35 và b = 5
Từ các ví dụ nêu trên, chúng ta có nhận xét: Cặp hai số tự nhiên (q, r) tìm được
r b
sao cho a = bq+r và 0 là tồn tại và duy nhất. (Trong trường hợp này ta nói q
là thương (hụt) và r là dư trong phép chia a cho b. Phép toán cho a, b tìm thương và dư gọi là phép chia Ơclit hay là phép chia có dư). Đó chính là nội dung của định lý về phép chia có dư.
? Em hãy phát biểu định lý đó?
? Em hãy chứng minh định lý đó?
Chứng minh sự tồn tại của cặp hai số tự nhiên (q, r)
TH4:Từ ví dụ 1 đã nêu ở trên, với a = 14 và b = 3, khi đó nếu đặt
x ,3x 14
M
? Hãy liệt kê các phần tử của tập M
? M bị chặn trên bởi số nào
? Số lớn nhất trong các số thuộc M là số nào?
x , bx a
TH 5:Đặt M
? Chứng minh rằng M
? Hãy xác định phần tử chặng trên của M
q, r
a bq r
0 r b
TH 6:Hãy chỉ ra sự tồn tại hai số q, r sao cho bằng cách:
- Gọi q là số lớn nhất của M
? Với q là số lớn nhất của M vậy q thỏa mãn điều kiện gì?
? Từ điều kiện bq a hãy chỉ ra sự tồn tại r bằng cách biểu diễn r theo a, b, q
? Sau đó biểu diễn a qua r, b, q (gọi đẳng thức (1))
? Chứng minh r 0
- Chứng minh r < b bằng phương pháp phản chứng, tức là ta giả sử r b
? Khi r b , hãy biểu diễn r qua b và r' với r'
? Hãy biểu diễn a qua r' , q, b
? Khi đó phần tử q + 1có thuộc tập M không? Vì sao?
? Với kết luận về phần tử q+1 ở trên có mâu thuẫn gì với điều kiện của q
? Vậy ta rút ra kết luận gì trong phép chứng minh phản chứng này
Chứng minh tính duy nhất của định lý
TH 7:Hãy giả sử tồn tại hai cặp số (q, r) và
q' , r'
sao cho:
q, r
a bq r
0 r b
q' , r'
a bq'
r'
0
r'
b
(2) và (3)
? Từ điều kiện (2), (3) ta có đẳng thức chỉ mối quan hệ của b,q,r ,q' ,r'
đẳng thức (4))
(gọi là
q'
- Chứng minh q
- Do vai trò của q, q'
bằng phương pháp phản chứng, tức là ta giả sử q
q'
q'
giống nhau nên không mất tính tổng quát, ta giả sử q
? Hãy biểu diễn q theo q '
và s, với s
(gọi đẳng thức (5))
*
? Kết hợp hai đẳng thức (4), (5) để được đẳng thức (6) chỉ mối quan hệ của
b,s,r ,r'
? Từ đẳng thức (6), hãy sắp xếp thứ tự ba phần tử bs; r' ; b (gọi là bất đẳng thức
(7))