Cơ Sở Vckt Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Tính Đến 31/12/2006


lịch với tổng số vốn là: 2.245,572 tỷ đồng, chủ yếu là đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, khách sạn du lịch cao cấp, đầu tư phát triển các khu du lịch và khu vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hoá các sản phẩm du lịch cho tỉnh, đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch. Riêng các dự án đầu tư được chấp thuận đầu tư năm 2005-2006 với tổng mức vốn đầu tư là: 1.060,387 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2006 các dự án đã đầu tư được 344,130 tỷ đồng đạt 32,4%. Nhìn chung các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh phát triển du lịch triển khai chậm, chưa thực hiện đúng tiến độ đã được phê duyệt. Có dự án trong năm 2006 hầu như không triển khai đầu tư. Một số dự án rất tích cực đầu tư đảm bảo đúng tiến độ như dự án của Công ty TNHH Thảo Sơn, Ninh Bình Plaza, khu du lịch nước khoáng nóng Kênh Gà của Công ty CP Việt Thái…Hiện nay các dự án đã đưa một số hạng mục công trình vào sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả…Có thể nói, đây là những dự án được lập và thực thi nhanh, hiệu quả cao đối với ngành du lịch Ninh Bình, từ đó tạo khả năng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kêu gọi các đối tác đầu tư phát triển ngành du lịch Ninh Bình

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đang xem xét hồ sơ để chuẩn bị làm thủ tục cấp phép đầu tư cho các dự án như:

Xây dựng sân golf Gia Sinh của Công ty Hwasung Spaco.Ltd của Hàn Quốc với tổng mức vốn dự kiến là 9,5 triệu USD.

Đầu tư xây dựng cụm biệt thự du lịch bằng đá tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư của tập đoàn đầu tư Việt Nam Hotel Project BT ( Hà Lan ) với tổng mức vốn dự kiến là 2,35 triệu USD ( DA 100% vốn nước ngoài ).

* Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch:


Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm


năng, nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Trong đó, hệ thống cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Thời gian qua hệ thống cơ sở lưu trú đang được chú trọng đầu tư. Trước đây, lượng khách sạn nhà nghỉ của tỉnh rất ít ỏi. Nếu năm 1992 cả tỉnh mới chỉ có 1 khách sạn, năm 1993 có thêm 1 khách sạn nữa nhưng với qui mô còn nhỏ bé, thì đến nay toàn tỉnh đã có 86 cơ sở lưu trú với 1157 buồng. Trong đó có 7 khách sạn 2 sao, 2 khách sạn 1 sao, 32 khách sạn đạt tiêu chuẩn. Các cơ sở lưu trú phân bố hầu hết ở các huyện thị xã để phục vụ du khách một cách thuận tiện nhất: Thị xã Ninh Bình có 42 cơ sở, Thị xã Tam Điệp có 14 cơ sở lưu trú, huyện Hoa Lư có 13 cơ sở, còn lại phân bố rải rác ở một số huyện khác. Nói chung, về qui mô, chất lượng của khách sạn ở Ninh Bình chủ yếu là vừa và nhỏ. Các khách sạn, nhà nghỉ có qui mô trên 20 phòng rất ít, chỉ chiếm có 12,7%; còn lại các khách sạn có qui mô dưới 20 phòng là chủ yếu. Vì vậy, khách sạn cũng có nhiều bất lợi trong việc tiếp nhận các đoàn khách lớn. Và đối tượng khách chủ yếu là khách nội địa, khách du lịch ba lô, khách nước ngoài có khả năng thanh toán thấp.

Hiện nay, một số đơn vị kinh doanh du lịch có những phòng ăn lớn, hội trường lớn nhỏ phục vụ nhu cầu du khách. Tổng số phòng ăn là 108 với 8405 ghế, có 17 hội trường với 2030 ghế, có 6 bể bơi, 2 sân tennis, 65 phòng xông hơi- massage…


Bảng 2.3: Cơ sở VCKT phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tính đến 31/12/2006


STT

Tên cơ sở lưu trú

T.số

buồng

T.số

giường

Phòng

ăn

Số ghế

Hội

trường

1

Thị xã NB

587

1.061

66

3.706

8

2

Thị xã Tam Điệp

160

251

4

600

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 9



3

Huyện Yên Mô

31

47

17

559

1

4

Huyện Nho Quan

117

228

7

270

3

5

Huyện Hoa Lư

129

193

19

2.050

2

6

Huyện Gia Viễn

111

119

11

1.220

2

7

Huyện Kim Sơn

22

34

0

0

0


Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình


Ngay ở mỗi khu du lịch cũng có hệ thống cơ sở vật chất dịch vụ phục vụ du khách. Khu Tam Cốc Bích Động có Khách sạn Tam Cốc, 2 nhà ăn của Công ty CP du lịch Ninh Bình cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn nhà nghỉ tư nhân và các dịch vụ phục vụ nhu cầu du khách như đồ lưu niệm, cho thuê xe đạp, xe máy đi xuyên núi cùng gần 1080 chiếc thuyền tôn để phục vụ du khách

Bảng 2.4: Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Tam Cốc - Bích Động

Đơn vị tính: Cơ sở, phòng


STT

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1

Số lượng KS, nhà nghỉ


Số lượng phòng

1


10

1


10

2


20

3


30

3


30

4


48

2

Nhà hàng ăn uống

7

7

10

12

16

16

3

Cơ sở bán hàng lưu niệm

10

10

12

15

30

30

Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình

Từ bảng trên cho thấy, năm 2000 và 2001 cả khu mới chỉ có 1 nhà nghỉ, năm 2002 có 2 nhà nghỉ, và từ năm 2003 đến nay cả khu mới có 4 KS, nhà nghỉ với số lượng phòng trên 40 phòng là quá ít ỏi so với một khu du lịch lớn trong tỉnh. Cơ sở vật chất còn rất đơn điệu, các nhà đầu tư không dám đầu tư vào cơ sở lưu trú vì mang lại hiệu quả kinh tế không cao do du khách lưu trú


lại thấp. Điển hình, khách sạn Tam Cốc là một đơn vị lưu trú có vị trí trong kinh doanh du lịch thuận lợi, lượng khách đến đây đông nhất trong các điểm du lịch nghiên cứu, tuy nhiên cơ sở lưu trú lại ở mức tối thiểu. Do đó, Tam Cốc đã bỏ đi cơ hội kinh doanh cho các cơ sở lưu trú khác, tình trạng thừa phòng là điều dễ hiểu. Khu vườn quốc Gia Cúc Phương cũng có cơ sở hạ tầng khá khang trang, với các cơ sở phục vụ cho lưu trú, đón tiếp khách, ăn uống,

bán hàng, vui chơi giải trí. Khu nhà nghỉ của vườn Quốc gia Cúc Phương được bố trí ở khu cổng Vườn, khu trung tâm Bống, Bản Mường. Tại đây vườn có hai hội trường lớn chuyên phục vụ hội nghị, hội họp; có 3 nhà ăn phục vụ theo nhu cầu của du khách; ngoài ra vườn còn có 2 điểm dịch vụ chuyên bán đồ ăn nhanh và một số hàng lưu niệm, 1 bể bơi và 1 phòng hát karaoke. Với cơ sở vật chất ở đây Cúc Phương đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về ăn, ở của du khách. Tuy nhiên, dịch vụ bán hàng và các cơ sở vui chơi giải trí ở đây còn kém và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cũng như sự quan tâm của du khách.

Từ số liệu trên cho thấy, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch trên địa bàn còn yếu kém chưa thu hút được du khách nghỉ lại…

Mạng lưới điện của tỉnh được xây dựng tương đối qui mô, hệ thống cấp thoát nước được tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn.

Hệ thống thông tin liên lạc: toàn tỉnh có một bưu điện lớn ở trung tâm thị xã Ninh Bình và hệ thống các đại lý nằm rải rác ở khắp nơi. Ninh Bình đã hoàn thành mạng VIBA với tổng đài điện tử TDX 1B và các tổng đài vệ tinh ở 6 huyện thị, cùng việc xây dựng hệ thống thông tin tự động ở các huyện lỵ và mở rộng các hộ thuê bao để tận dụng công suất lắp đặt.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở Ninh Bình hiện nay vẫn chưa phát triển đủ đáp ứng nhu cầu của du khách, vì thế du lịch đến Ninh Bình của các du khách đi theo tour thường đi về trong ngày, vì


chỉ cách hơn 90km đường quốc lộ họ lựa chọn về Hà Nội nghỉ ngơi, giải trí. Do đó, Ninh Bình nên trú trọng nâng cấp, xây mới một số cơ sở để thu hút lượng khách nghỉ lại.

2.2.3 Lực lượng lao động tham gia trong ngành Du lịch


Số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động trong du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch. Người lao động không chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch mà còn đóng vai trò sứ giả trực tiếp trong việc cung ứng các sản phẩm đến người tiêu dùng là khách du lịch.

Có thể nói, số lượng lao động làm du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có sự gia tăng lớn. Theo số liệu thống kê năm 1995 cả tỉnh mới chỉ có 2000 lao động làm du lịch, năm 2000 cả tỉnh có 5.500 lao động làm du lịch, 2001 là 5.510 lao động thì đến năm 2006 số lao động làm du lịch trong tỉnh đã tăng lên là 6.555 lao động tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1995, đạt tỷ lệ bình quân hàng năm 15,36%. Số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch cũng tăng lên đáng kể. Năm 2000 số lao động này mới chỉ có 338 lao động, đến năm 2005 tăng lên 650 người và đến năm 2006 tăng lên 916 lao động. Trong đó số lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú du lịch là 768 lao động, tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng khách sạn năm 2005 là 0,54 ( mức trung bình của cả nước là 1,4 ).

Bảng 2.5: Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch Ninh Bình


Chỉ tiêu

Năm

Tăng

trưởng TB

2001

2002

2003

2004

2005

2006

1.Lao động làm du lịch

trên địa bàn

5.510

5.500

5.620

5.700

6.000

6.555

1,76%

2. Lao động phục vụ trong ngành du lịch

Tổng số lao động

353

409

470

621

650

916

13,97%



Trình độ đào tạo:








- ĐH và CĐ

30

45

50

70

85

183

29,88%

- Trung cấp nghề

135

165

195

158

190

216

9,44%

- Loại khác

120

160

195

215

255

517

17,06%

Trình độ ngoại ngữ

90

135

147

180

286

>300

29,34%

3. Thu nhập BQ/tháng

(nghìn đồng )

450

450

520

560

750

900

-


Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình


Bảng trên cho thấy số lao động có trình độ Đại học và cao đẳng trung bình chỉ chiếm 11%-12%, trong số đó thì số lượng lao động được đào tạo chuyên ngành du lịch còn rất ít, chủ yếu là đào tạo tại chức, phần còn lại chỉ

được đào tạo nghiệp vụ du lịch và cũng có nhiều lao động chưa qua đào tạo. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng 68%. Một số lao động mới vào nghề, đào tạo chắp vá và sơ sài, tỷ lệ lao động lành nghề thấp, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch vừa thiếu, vừa yếu, thiếu hẳn đội ngũ nhân viên khai thác thị trường. Trình độ ngoại ngữ là tiêu chí quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế. Song,

đến nay ở Ninh Bình trình độ ngoại ngữ của lao động làm du lịch còn rất thấp, chỉ đủ giao tiếp ở mức giao dịch giản đơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thời gian qua do sự tăng trưởng khá mạnh của ngành du lịch đã tạo ra cơn sốt du lịch. Nhiều tổ chức cá nhân bung ra đầu tư vào du lịch khiến cho lượng lao động du lịch tăng nhanh, trong khi chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ chưa được quan tâm thoả đáng. Ninh Bình là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Hoạt

động du lịch diễn ra tương đối sôi nổi, tuy nhiên cũng chỉ tập trung vào 1 số thời điểm lễ hội, các tháng hè, theo mùa du lịch. Do đó, số lao động phục vụ du lịch cũng chỉ tập trung vào thời điểm này và việc lao động theo mùa vụ cũng khiến cho tay nghề của người lao động không được nâng cao thường


xuyên. Trong khi đó, công tác đào tạo nhân lực cho ngành du lịch không chỉ ở Ninh Bình nói riêng mà ở cả nước nói chung còn mới mẻ, cán bộ giảng dạy còn thiếu, tài liệu tham khảo, chuyên môn chưa nhiều. Công tác sử dụng lao

động chưa hợp lý. Thu nhập của người lao động còn thấp và chưa thoả đáng.

Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng con em tỉnh nhà được đào tạo

đúng chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt nhưng nhiều người không về phục vụ tỉnh nhà mà phục vụ cho tỉnh khác có phát triển du lịch hoặc làm trái ngành nghề. Đó là một thực tế xảy ra ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Ninh Bình. Điều đó thể hiện chế độ tiền lương cũng như việc tạo ra những triển vọng, cơ hội của du lịch Ninh Bình để thu hút lao động còn cứng nhắc và chưa được chú ý, quan tâm. Trình độ năng lực quản lý kinh doanh du lịch của

đội ngũ cán bộ chưa cao. Điều này một phần làm cho tốc độ phát triển của du lịch Ninh Bình chậm lại.

Trong cơ chế thị trường các thành phần kinh tế được quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch. Sự có mặt của các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch làm cho bức tranh về du lịch trở nên phong phú

đa màu sắc, góp phần tăng thêm lượng cung về sản phẩm dịch vụ du lịch lưu trú trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tối thiểu về du lịch ngày càng tăng trong cả nước nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng.

Trên thị trường du lịch Ninh Bình có 2 thành phần kinh tế chủ yếu tham gia kinh doanh du lịch là thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế tư nhân. Trước năm 2006 có 4 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 12 doanh nghiệp tư nhân... Ngoài ra còn có một bộ phận đông đảo các hộ cá thể tham gia. Tuy nhiên, từ tháng 10 năm 2006 thực hiện chủ trương của nhà nước về cổ phần hoá, các doanh nghiệp Nhà nước đang từng bước thực hiện cổ phần hoá. Hiện nay chỉ còn một doanh nghiệp Nhà nước tham gia kinh doanh du lịch là Khách sạn Tràng An - TX Ninh Bình.


Nếu tính cơ cấu doanh thu theo thành phần kinh tế thì doanh thu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng doanh thu. Năm 2004, tổng doanh thu là 40.710 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng doanh thu du lịch đã tăng lên 87.995 triệu đồng (tăng hơn 2 lần so với năm 2004); trong đó doanh thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác năm 2006 là 75.836 triệu đồng chiếm 86% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước. Tình trạng doanh thu của doanh nghiệp kinh tế Nhà nước ít hơn các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực du lịch chủ yếu là do các cơ sở lưu trú đã được xây dựng từ lâu, mặc dù qui mô lớn song số lượng phòng, buồng và chất lượng phục vụ khách về mọi mặt chưa cao, vẫn tồn tại cơ chế cũ trong kinh doanh du lịch. Trong thời gian tới, để

đảm bảo đạt hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh tế Nhà nước trước đây cần phải xây dựng và nâng cấp hơn nữa các cơ sở lưu trú, đồng thời đổi mới dần trong cơ chế quản lý.‌

2.3 Thực trạng các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:

2.3.1 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ ăn uống.


* Kinh doanh khách sạn:


Đây là hình thức kinh doanh du lịch cần thiết nhất đầu tiên đối với khách du lịch, bởi nó đáp ứng nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, chỗ ngủ nghỉ tạm thời cho du khách trong thời gian xa nhà. Nên việc đáp ứng một cách hoàn hảo dịch vụ này cũng làm tăng thêm giá trị chuyến đi của du khách. Hơn nữa, trong tiến trình phát triển du lịch, đối với một địa phương có tài nguyên du lịch chỉ cần có thêm những cơ sở lưu trú tốt cũng tạo nên dáng vẻ của một ngành kinh doanh du lịch. Các cơ sở lưu trú gồm: khách sạn, nhà nghỉ, nhà sàn, ....

Có thể nói, trong những năm gần đây du khách đến tham quan du lịch Ninh Bình ngày càng đông. Năm 2006 toàn ngành đã đón được 1.186.988 lượt

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 17/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí