lịch của tỉnh theo kế hoạch của UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch giao. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch; Xây dựng hệ thống thông tin, tư liệu về lĩnh vực quản lý du lịch của địa phương. Đồng thời, Sở cũng thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo qui định của pháp luật. Bên cạnh đó, Sở còn thực hiện các nhiệm vụ khác của UBND Tỉnh giao.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Du lịch:
Đứng đầu Sở Du lịch là Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của Sở về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm báo cáo trước Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Tổng cục Du lịch khi được yêu cầu. Tiếp đó, là Phó giám đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở như: văn phòng, thanh tra, phòng kế hoạch nghiệp vụ. Ngoài ra, còn có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở là: Trung tâm Xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình.
2.2.1.2 Hệ thống tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch.
Hệ thống hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình tuy qui mô hoạt động còn nhỏ bé nhưng cũng có đủ các cơ sở đại diện cho các thành phần kinh tế tham gia. Tính đến nay có hơn 60 các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Trong đó có:
- Các Công ty cổ phần như: Công ty CP du lịch Hoa Lư; Công ty cổ phần du lịch Ninh Bình; Công ty CP du lịch và thương mại Thanh Xuân, Nhà khách Tràng An cũng đang chuẩn bị chuyển sang cổ phần hóa.
- Các Công ty TNHH như: Công ty TNHH Thảo Sơn, Công ty TNHH Nguyễn Phan, Công ty TNHH Tràng An...
- Các doanh nghiệp tư nhân như: Khách sạn Hoàng Gia, Kinh Đô, Ngôi Sao, Thùy Anh, Thanh Bình...và các cơ sở tư nhân khác. Các Công ty kinh doanh du lịch và các hộ tư nhân ngày càng phát triển trong hệ thống hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình.
Tuy nhiên, mỗi điểm, khu du lịch do có đặc thù riêng nên tuỳ mỗi nơi việc tổ chức điều hành quản lý hoạt động du lịch cũng khác nhau. Mô hình quản lý ở một số nơi trọng điểm như sau:
+ Khu du lịch Cố đô Hoa Lư:
Do ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình trực thuộc Sở văn hoá Ninh Bình quản lý. Ban này được Sở văn hoá thông tin giao cho trọng trách quản lý Nhà nước về chuyên môn tất cả các di tích, danh lam trên địa bàn toàn tỉnh đặc biệt là quản lý toàn diện khu Cố đô Hoa Lư. Đồng thời được giao nhiệm vụ tác nghiệp về dịch vụ du lịch cho du khách ở một số khâu: bán vé, soát vé tham quan, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn viên du lịch. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an ninh, vệ sinh môi trường trong khu du lịch, chụp ảnh, bán sách giới thiệu về lịch sử cố Đô cho khách và nhận tiền công đức của du khách ở 2 đền vua Đinh và vua Lê.
Sơ đồ: Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình
Hướng dẫn Thuyết minh
Lãnh đạo
Chuyên môn nghiệp vụ
Bán vé, soát vé, bảo vệ
Hành chính
Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Ninh Bình
+ Khu du lịch Vườn Quốc Gia Cúc Phương:
Với thế mạnh đặc trưng riêng của mình vườn Cúc Phương đã và đang có những khai thác du lịch hiệu quả. Vườn vừa có chức năng quản lý toàn diện về những tài nguyên thiên nhiên và những gì gọi là tài sản quốc gia thuộc địa giới của diện tích rừng nguyên sinh Cúc Phương, đồng thời Vườn quốc gia Cúc Phương còn khai thác những tiềm năng du lịch. Đó là kết quả của một quá trình tìm hiểu tổ chức, sắp xếp. Vườn có ban du lịch trực thuộc lãnh đạo vườn. Ban này thực hiện nhiệm vụ dịch vụ du lịch cho du khách, gắn liền với nó là bộ máy tổ chức quản lý. Ban du lịch phân chia thành các bộ phận với nhiệm vụ cụ thể của nó. Giữa các bộ phận thường xuyên có sự phối hợp liên kết chặt chẽ với nhau, họ không ngừng được nâng cao năng lực nghiệp vụ, đào tạo trình độ. Ban du lịch được đặt ở cổng vườn với chức năng điều hành, quản lý, hoạt động tham quan, học tập, nghiên cứu, nghỉ dưỡng của du khách…Tại đây, ngoài các dịch vụ ăn ở nhà sàn…nếu có nhu cầu du khách sẽ được hướng dẫn viên đưa đi tham quan các loại hình du lịch như: tham quan vườn thực vật, bản Mường…
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân viên các tổ nghiệp vụ trong ban du lịch
rừng quốc gia Cúc Phương.
Số lượng | Trình độ ( ĐV: Người) | ||||||
Chính thức | Hợp đồng | Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Bồi dưỡng nghiệp vụ | Ngoại ngữ | |
1. Tổ hướng dẫn | 3 | 11 | 7 | 1 | 5 | 1 | 6 |
2. Tổ buồng | 4 | 6 | 1 | - | 2 | 5 | 2 |
3. Tổ dịch vụ | 3 | 12 | 2 | - | 2 | 11 | 1 |
4. Tổ trung tâm | 2 | 6 | - | - | 1 | 7 | 1 |
5. Trạm giao dịch | 2 | - | - | - | 2 | - | - |
Tổng cộng | 14 | 35 | 10 | 1 | 12 | 24 | 10 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Tỉnh Thành Ở Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở
- Đặc Điểm Chung Về Tình Hình Phát Triển Ngành Du Lịch Ninh Bình
- Cơ Sở Vckt Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Tính Đến 31/12/2006
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình Qua Các Năm
- Kết Quả Kinh Doanh Quý I Năm 2005 Và Năm 2006 Của Trạm Du Lịch
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình
+ Khu du lịch Sinh thái Vân Long:
Quản lý hoạt động du lịch ở Vân Long là trạm du lịch Vân Long trực thuộc UBND huyện Gia Viễn. Bộ máy quản lý du lịch sinh thái Vân Long chịu trách nhiệm bán vé và điều hành đội thuyền, hướng dẫn tham quan là trạm du lịch Vân Long, cơ cấu gồm 1 trạm trưởng và 16 nhân viên vừa bán vé, vừa hướng dẫn. Ở đây trạm chịu sự quản lý của huyện, nên công tác tổ chức hoạt động còn nhiều chồng chéo. Nhìn chung, công tác tổ chức điều hành du lịch của trạm du lịch Vân Long vẫn còn qúa sơ sài, chưa có sự chuyên môn hoá cao, đặc biệt chưa có đội ngũ hướng dẫn viên để phục vụ nhu cầu tìm hiểu thêm của du khách, chưa khai thác phát huy với hiệu quả cao so với tiềm năng và những cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật đã được xây dựng.
+ Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động:
Tỉnh Ninh Bình phải mất gần 15 năm mới tìm ra được mô hình quản lý và khai thác khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đạt hiệu quả cao. Trước khi ban quản lý khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được thành lập, từ năm 1992
lần lượt Trung tâm du lịch Tam Cốc - Bích Động, Công ty du lịch Ninh Bình và Công ty Cổ phần du lịch Ninh Bình được giao quản lý khai thác khu du lịch này song không đơn vị nào thành công, hiệu quả kinh tế yếu kém. Mặc dù đã được Nhà nước đầu tư khá lớn kinh phí, nguồn nhân lực thu hút vào đây tương đối chính quy. Song, không đáp ứng được các yêu cầu về mặt kinh tế xã hội. Các đơn vị chỉ lo bán vé tham quan còn việc sắp xếp đò chở khách, làm vệ sinh môi trường, giữ trật tự an ninh lại phó mặc cho chính quyền xã Ninh Hải ( huyện Hoa Lư ). Do không có người "cầm trịch" và buông lỏng quản lý nên từ tháng 10/2006 trở về trước, tình trạng người dân sở tại đeo bám ép khách mua hàng, chụp ảnh, vòi tiền trở nên nhức nhối. Hầu như du khách nào cũng than phiền về tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở đây, nhiều hãng lữ hành không dám đưa khách về. Do đó từ tháng 10/2006 UBND tỉnh và ngành du lịch đã có cơ sở pháp lý giải thể công ty Cổ phần du lịch Ninh Bình để thay bằng một mô hình quản lý khác có hiệu quả hơn đó là Ban quản lý khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động, từng bước phát huy hiệu quả kinh tế xã hội của ngành kinh tế du lịch Ninh Bình nói chung và khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nói riêng.
Thực hiện Điểm a khoản 2 điều 28 Luật Du lịch: " Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch", Sở Du lịch Ninh Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban quản lý khu Du lịch Tam Cốc - Bích Động gồm 51 cán bộ nhân viên với nhiệm vụ: quản lý công tác qui hoạch, đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.
Sau khi thành lập ban quản lý đã mở các lớp tập huấn cho hàng trăm người dân về kiến thức du lịch cộng đồng, gắn biển số cho 1080 chiếc đò, đưa việc chèo đò vào nề nếp. Trên 1000 người chở đò, 265 thợ chụp ảnh, 13 đơn vị kinh doanh đã ký cam kết với ban quản lý và UBND xã phục vụ khách văn
minh lịch sự, giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường. Ban quản lý cũng đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và các đoàn thể xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư ) tập trung giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường. Nguồn thu từ vé tham quan đã được ban quản lý sử dụng phần lớn vào việc nâng cấp cống Chăn Nuôi để giải quyết ắch tắc giao thông, dựng biển quảng cáo, băng rôn, trồng cây ở giải phân cách từ Cầu Vòm đến bến xe Đồng Gừng và khu bến thuyền Tam Cốc, lắp hệ thống điện chiếu sáng, lắp đặt ghế đá, sửa lại Giếng Đình Các ở khu vực bến thuyền để phục vụ khách ngồi ngắm cảnh, thư giãn. Nhờ đó mà môi trường du lịch ở Tam Cốc - Bích Động đã thay đổi, lượng khách tăng nhanh, đặc biệt là khách đi theo tuor. Đến nay nhiều du khách đã khen ngợi môi trường trong sạch cũng như phong cách thái độ phục vụ của nhân viên ban quản lý và người chở đò.
Qua tổng hợp lại một số mô hình quản lý kinh doanh và các hoạt động du lịch nêu trên, chắc chắn Ninh Bình còn phải tiếp tục chỉ đạo, làm thử, cải tiến để tìm ra được một vài mẫu tổ chức quản lý về du lịch có hiệu quả, thúc đẩy cho hoạt động du lịch nói chung, kinh tế du lịch của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng và nguồn kinh phí của Nhà nước và các thành phần kinh tế đã đầu tư vào các khu, các điểm du lịch trong tỉnh.
2.2.2 Đặc điểm cơ sở vật chất và đầu tư phát triển ngành du lịch.
* Đầu tư CSHT phát triển du lịch:
Để tạo điều kiện cho ngành du lịch Ninh Bình phát triển nhanh, mạnh từ năm 2000 đến nay tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đầu tư xây dựng mạnh mẽ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch nói riêng.
Nói đến cơ sở hạ tầng - kỹ thuật trước hết là đường giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước. Toàn tỉnh có 5 dự án chuyển tiếp từ năm
2005 đầu tư vào các khu du lịch với tổng mức vốn đầu tư là: 2.879,378 tỷ đồng (từ nguồn vốn ngân sách TW và ngân sách địa phương). Tính đến 31/12/2006 số vốn các dự án đầu tư xây dựng CSHT đã đầu tư được 421,453 tỷ đồng bằng 15% tổng mức đầu tư đã được duyệt. Bao gồm các hạng mục đầu tư như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc – Bích Động; đầu tư xây dựng CSHT khu du lịch Sinh Thái Vân Long; CSHT khu làng nghề truyền thống ở các xã Ninh Xuân, Ninh Hải, Ninh Vân, Ninh Thắng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tràng An; đầu tư mạng lưới thông tin phục vụ công tác QLNN về du lịch.
Các dự án đầu tư kinh doanh vào khu du lịch đã được UBND tỉnh cấp quyết định chấp nhận đầu tư là: dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Hồ Đồng Thái ( Công ty CP Incomes); dự án đầu tư cơ sở dịch vụ tại khu du lịch sinh Thái Vân Long ( Công ty CP bất động sản Hợp Phát ); dự án đầu tư mở rộng khu du lịch sinh thái Vân Long ( Công ty TNHH Thảo Sơn ); Dự án tôn tạo xây dựng khu du lịch hang động Tràng An ( DNXD Xuân Trường thi công).
Tình hình thực hiện cụ thể một số dự án trọng điểm đầu tư phát triển CSHT du lịch của tỉnh giai đoạn 2000-2006:
- Dự án đầu tư xây dựng phát triển, tôn tạo nâng cấp CSHT khu du lịch Tam Cốc – Bích Động: tổng mức vốn đầu tư là 199,850 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 2001-2006. Dự án đã hoàn thành một số hạng mục công trình chính đưa vào phục vụ khách như: đường, cầu, cống từ cầu Ba Vuông vào bến thuyền Đình Các. Xây dựng xong bến xe Đồng Gừng, sân Đình Các, bến thuyền Cây Đa và nạo vét xong tuyến giao thông đường thuỷ Đình Các đi Tam Cốc – Suối Tiên. Đang tiếp tục thi công đường vào Bích Động, đền Thái Vi.
- Dự án đường làng nghề truyền thống (Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Xuân): tổng mức đầu tư là: 18,965 tỷ đồng. Thời gian thực hiện 2002-2006. Các hạng mục được đầu tư gồm: đường từ thôn Văn Lâm ( Ninh Hải ) đến bến Đò Xước (Ninh Vân), đền từ thôn Khê Thượng đến chùa Bàn Long.
- Dự án nạo vét các tuyến giao thông đường thuỷ Bích Động- hang Bụt, Thạch Bích – thung Nắng với tổng mức vốn đầu tư là 50,8 tỷ đồng. Thực hiện năm 2005-2007. Hiện đang nạo vét các tuyến đường sông.
- Dự án khu du lịch Tràng An và quần thể đi theo nó với diện tích quy hoạch là 1961 ha. Đây là dự án đầu tư CSHT trọng điểm số 1 của tỉnh với tổng mức vốn là 2.572,243 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2003-2008. Thực hiện thông báo số 192-TB/TU của ban thường vụ Tỉnh uỷ và kế hoạch số 17/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2010, ngành đã tập trung đầu tư cơ bản xong tuyến đường trục chính từ thị xã Ninh Bình đi chùa Bái Đính. Các hạng mục còn lại cơ bản hoàn thành như: san lấp mặt bằng khu trung tâm, nạo vét các thung hang chính, hệ thống đường bộ, đường thuỷ 9 tuyến du lịch trong khu hang động. Khu núi chùa Bái Đính đã đặt 4 pho tượng phật vào vị trí chùa Tam Thế và chùa Pháp Chủ.
- Khu du lịch Sinh Thái Vân Long với tổng mức vốn đầu tư là 37,520 tỷ đồng. Dự án đã đầu tư xong đường, cầu, cống từ đường 477A qua 2 xã Gia Vân và Gia Lập, san nền xong 2 bến xe, nạo vét cơ bản xong 2 tuyến giao thông đường thuỷ trong khu du lịch sinh thái Vân Long.
Sở du lịch đã tập trung chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thiện các hạng mục công trình đã triển khai, làm xong đến đâu bàn giao cho chủ đầu tư đến đó để đưa vào sử dụng phục vụ du khách. Có thể nói, các hạng mục công trình của các dự án đầu tư CSHT ở các khu du lịch đưa vào phục vụ khách có chất lượng tốt. Tỉnh cũng đã chấp thuận cho 18 dự án đầu tư vào kinh doanh du