Tóm lại, các điểm du lịch Ninh Bình còn chưa khai thác hết tiềm năng của nó và chất lượng còn hạn chế nên chưa để lại dấu ấn mạnh mẽ do đó du khách có khi chỉ đến có 1 lần mà ít có khả năng quay lại. Chính vì vậy ngành du lịch Ninh Bình cần phải quan tâm đến chất lượng phục vụ, đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra những kỷ niệm in dấu cho khách du lịch đến Ninh Bình ở lại dài ngày và khi trở về khách sẽ nhớ và sẽ phải quay trở lại với Ninh Bình.
2.2.3 Kinh doanh vận chuyển hành khách
Vận chuyển khách du lịch đang trở thành 1 trong những ngành chính của du lịch. Về kinh doanh vận chuyển khách, trong 3 năm gần đây đã tăng lên với con số khả quan.
Bảng 2.9: Kinh doanh vận chuyển.
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm | |||||
2000 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng Doanh thu du lịch | 14.724 | 27.320 | 40.710 | 65.923 | 87.995 |
Doanh thu vận chuyển khách | 1.300 | 5.570 | 6.600 | 6.996 | 8.786 |
Tỷ trọng doanh vận chuyển trong tổng doanh thu (%) | 8,8 | 20,3 | 16,2 | 10,6 | 9,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Thống Tổ Chức, Quản Lý Các Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch.
- Cơ Sở Vckt Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Tính Đến 31/12/2006
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình Qua Các Năm
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Nhằm Phát Triển Mạnh Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình.
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Cho Các Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch:
- Chú Trọng Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
Qua bảng trên ta thấy, năm 2006 kinh doanh vận chuyển đạt 8.786 triệu đồng, tăng gấp 6,8 lần so với năm 2000 và tăng lên so với năm 2005 là 25,5% ( năm 2005 con số này đạt 6.996 triệu đồng). Bình quân qua 4 năm có tốc độ tăng khoảng 20%. Có được kết quả cao đó là do trong những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đã tích cực đưa những sản phẩm của địa phương vào các hoạt
động kinh doanh phù hợp với từng địa điểm cụ thể. Đối với du lịch Ninh Bình, loại hình vận chuyển chủ yếu phục vụ du khách là dịch vụ chở đò và dịch vụ xe bò. Bởi hầu hết khách đến du lịch Ninh Bình đều đi theo Tour từ Hà Nội hoặc Sài Gòn, điển hình như phương tiện vận chuyển truyền thống: xe trâu, xe bò ở Gia Vân, chèo thuyền ở Tam Cốc- Bích Động, mang nét đặc trưng của mỗi vùng quê Ninh Bình sẽ là một trong những dấu ấn với mỗi du khách khi đến thăm quê hương Ninh Bình.
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh quý I năm 2005 và năm 2006 của trạm du lịch
Vân Long.
Các chỉ tiêu | Năm 2005 | Năm 2006 | |
A. | Lượt khách (lượt) | 14.122 | 17.150 |
1. | Quốc tế | 13.791 | 16.300 |
2. | Nội địa | 331 | 850 |
B. | Doanh thu (triệu đồng) | 338.500 | 614.000 |
I. | Theo đối tượng khách | ||
1. | Quốc tế | 332.500 | 604.118 |
2. | Nội địa | 6.000 | 9.882 |
II. | Theo loại hình kinh doanh | ||
1. | Vận chuyển + Danh lam (triệu đồng) | 338.500 | 614.000 |
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình Doanh thu chủ yếu từ dịch vụ vận chuyển chiếm gần 2/3 trong tổng doanh thu của trạm Vân Long trong mỗi quý, còn lại là nguồn thu từ danh
lam. Và riêng chỉ có du lịch vận chuyển khách du lịch bằng xe trâu, xe bò ở Vân Long là một nét nổi bật và hiếm có so với các vùng quê khác của Việt Nam. Cả xã có 30 xe được biên chế hoạt động thường xuyên nhưng khi cần có thể huy động được đến 100 xe để phục vụ du khách. Mỗi lượt đi chỉ mất khoảng 30 phút nhưng cũng đủ để khách du khảo làng quê nhỏ bé Gia Vân với nền văn minh truyền thống – văn minh lúa nước. Mỗi tháng có khoảng gần 200 lượt xe giá mỗi lượt xe cố định tuỳ thuộc vào từng Công ty. Giá thường là 45.000 – 50.000,đ/ chuyến xe trâu, xe bò. Loại hình này cũng được khoán hết cho dân địa phương, nên người dân cũng phải bỏ ra một lượng vốn ban đầu khá lớn để mua sắm trâu, bò và 1 chiếc xe .
Dịch vụ chở đò cũng mang lại nguồn thu lớn cho ngành Du lịch Ninh Bình.
Bảng 2.11: Dịch vụ chở đò ở Ninh Bình
Diễn giải | Vân Long | Tam Cốc - Bích Động | |
1 | Vé chở đò | ||
Quốc tế | |||
Người lớn | 20.000đ/người/lượt | ||
Trẻ em | 10.000đ/người/lượt | ||
Việt Nam | |||
Người lớn | 10.000đ/người/lượt | ||
Trẻ em | 5.000đ/người/lượt | ||
2 | Số thuyền | <300 | >1000 |
3 | Đặc điểm phương tiện | Thuyền nan | Thuyền tôn, thuyền gỗ |
4 | Công đò | 15.000đ/chuyến đò | 75% giá vé đò |
5 | Thuế VAT | 10% | 10% |
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình.
Với quy mô hoạt động của loại hình dịch vụ này nó không chỉ thu hút khách trong nước và quốc tế ngày càng nhiều hơn mà nó còn mang lại cho địa phương thêm nguồn thu nhập và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho các hộ ở
địa phương.
2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh du lịch Ninh Bình
2.4.1 Những kết quả đạt được:
Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, trong thời gian qua du lịch Ninh Bình cũng đã có bước phát triển đáng kể.
Lượng khách quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên. Năm 2006 toàn ngành đón được 1.263.356 lượt khách, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2005 và tăng gấp 3,14 lần so với năm 2000. Trong đó: khách quốc tế là 777.756 lượt, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm 2005. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đạt từ 15%-20%.
Bảng 2.12: Số lượt khách đến du lịch Ninh Bình qua các năm:
2000 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng lượt khách đến | 401.516 | 394.550 | 708.956 | 1.011.371 | 1.263.356 |
Khách quốc tế | 318.738 | 290.547 | 408.666 | 590.965 | 777.756 |
Khách nội địa | 82.778 | 104.003 | 300.290 | 420.406 | 485.600 |
Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình
Doanh thu dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương. Năm 2006 doanh thu du lịch đạt 87.995 triệu đồng, tăng 33,5% so với năm 2005 và tăng gấp gần 6 lần so với năm 2000 ( Năm 2000 doanh thu du lịch mới chỉ đạt 14.724 triệu đồng). Nộp ngân sách 8,633 tỷ đồng, tăng 15,67% so với năm 2005. Kết quả đó được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 2.13: Tổng hợp các chi tiêu phát triển du lịch đạt được qua các năm
ĐVT | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng doanh thu | Tỷ đồng | 30,56 | 40,41 | 41,61 | 51 | 63,18 | 87,995 |
Nộp ngân sách | Triệu đồng | 3.500 | 4.637 | 4.500 | 6.060 | 7.463 | 8.633 |
Số cơ sở lưu trú du | 19 | 21 | 20 | 30 | 41 | 86 | |
lịch (Trong đó): | Phòng | ||||||
Số khách sạn đạt sao | 1/103 | 1/103 | 5/196 | 6/243 | 8/283 | 9/302 | |
Số phòng | 335 | 385 | 455 | 529 | 639 | 1.157 |
Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình
Các mặt quản lý Nhà nước có nhiều tiến bộ, công tác hướng dẫn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm trong kinh doanh du lịch được duy trì. Chất lượng dịch vụ, phục vụ được nâng lên. Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú bước đầu đã quan tâm đầu tư thiết bị mới, đồng thời duy trì bảo dưỡng các trang thiết bị hiện có để phục vụ khách.
Vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, tổng Cục du lịch đặc biệt quan tâm, chỉ đạo nên đã tăng lên đáng kể, mở ra một triển vọng mới cho du lịch Ninh Bình. Một số dự án trọng điểm ( dự án khu du lịch Tràng An) được tỉnh theo dõi chỉ đạo kịp thời hàng tuần, hàng tháng tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ.
Du lịch Ninh Bình cũng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ...đóng góp tích cực trong công tác xoá đói giảm
nghèo của địa phương. Năm 2006 tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống chỉ còn 6,2%.
Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Ninh Bình cũng được trú trọng. Nhiều ấn phẩm mới (Phim, báo, ảnh, sách, pano...) được đưa vào phục vụ khách. Lượng khách đến tham quan du lịch Ninh Bình ngày một đông. Du lịch Ninh Bình đã góp phần trao đổi văn hoá giữa khách du lịch và cư dân địa phương cũng như người làm du lịch ở địa phương đó thông qua việc tổ chức giao lưu các hoạt động văn hoá - thể dục thể thao, mỗi khi có đoàn khách đến tham quan tại Ninh Bình.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cũng đang từng bước được hoàn thiện. Sở Du lịch Ninh Bình luôn trú trọng việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên ngành du lịch. Liên tục mở các lớp giáo dục du lịch cộng đồng.
Có được những kết quả trên là do ngành du lịch Ninh Bình thường xuyên nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Tổng cục du lịch và sự phối kết hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Sự đoàn kết thống nhất của lãnh đạo sở và tập thể cán bộ, công nhân viên ngành du lịch trong việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được ngành rất quan tâm. trong việc chỉ đạo điều hành Sở đã sâu sát cơ sở, tập trung giải quyết các việc khó, phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đầu tư phát triển để tạo điều kiện cho cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra. Các ngành các cấp đã nhận thấy được tầm quan trọng và hiệu quả của du lịch đem lại, quan hệ giữa du lịch với chính quyền địa phương, nhân dân được
cải thiện tốt. Các ngành, các cấp đã phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong công tác quản lý Nhà nước và đầu tư phát triển du lịch
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:
* Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh du lịch:
Tuy đã đạt được một số kết quả như trên, song sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh:
- Chi tiêu du lịch của khách còn thấp; Công tác ANTT, VSMT, văn minh du lịch ở một số điểm, khu du lịch đã được cải thiện đáng kể nhưng hiện tượng chèo kéo khách chụp ảnh, bán hàng bừa bãi không đúng nơi quy định, xin tiền bồi dưỡng, cắt giảm tour du lịch của khách vẫn còn diễn ra. Hệ thống thu gom, chứa và xử lý sơ bộ chất thải tại các điểm du lịch còn chưa đảm bảo yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có.Việc thu hút đầu tư vào các khu du lịch còn hạn chế. Hoạt động du lịch phần lớn còn khai thác tự nhiên, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo...hệ thống sản phẩm du lịch và chất lượng sản phẩm du lịch được cải thiện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước. Tính chuyên nghiệp du lịch chưa cao, sự phối hợp liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong dịch vụ du lịch còn yếu, hoạt động kinh doanh lữ hành kém, thiếu tính chủ động sáng tạo. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch còn nhiều bất cập.
- Cơ sở lưu trú và hệ thống dịch vụ phục vụ còn chưa cao nên phần đông khách du lịch đều đến và đi trong ngày, do vậy chưa tận dụng được nguồn thu.
- Các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp mới chỉ chú ý đến kinh doanh ăn nghỉ chưa chú ý đến các dịch vụ bổ sung như: mua sắm, thể thao, vui chơi
giải trí, chữa bệnh chăm sóc sức khoẻ...Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý, hướng dẫn viên và phục vụ kinh doanh du lịch còn quá nhỏ bé. Nhiều doanh nghiệp còn đang trông chờ vào hoạt động quảng bá của ngành là chính, chưa tự tổ chức quảng bá riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa hoàn chỉnh. Hiện nay, mới lập được quy hoạch chi tiết phát triển du lịch khu vực Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An, vì vậy đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
* Hạn chế trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, việc đầu tư xây dựng CSHT, cơ sở vật chất kinh doanh du lịch mới chỉ bắt đầu, hầu hết các hạng mục công trình còn đang dở dang chưa đưa vào phục vụ khách. Công tác ANTT, VSMT, văn minh du lịch, công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch còn nhiều bất cập. Những năm qua các doanh nghiệp vẫn chậm đổi mới trong việc đưa các sản phẩm du lịch mới vào phục vụ, vẫn dựa vào sản phẩm du lịch tự nhiên là chính, chưa chú ý đi sâu khai thác những sản phẩm du lịch từ truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, ẩm thực độc đáo sẵn có của Ninh Bình.
- Thứ hai, Công tác lữ hành, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn non yếu, chưa tạo được sự thống nhất trong hoạt động liên doanh, liên kết.
- Thứ ba, Hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch chưa được thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh. Việc phối hợp quản lý Nhà nước về du lịch giữa ngành với cấp cơ quan và doanh nghiệp chưa được thường xuyên liên tục. Đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch chưa ngang tầm với nhiệm vụ. Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ làm du lịch trong các doanh nghiệp kinh doanh du