Những Vấn Đề Đặt Ra Cần Giải Quyết Nhằm Phát Triển Mạnh Kinh Tế Du Lịch Ninh Bình.


lịch chưa được quan tâm đúng mức nhất là ngoại ngữ, giao tiếp, nghiệp vụ du lịch...

2.4.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm phát triển mạnh kinh tế du lịch Ninh Bình.

Với những ưu điểm và hạn chế trong việc khai thác tiềm năng du lịch ở Ninh Bình cho thấy du lịch Ninh Bình cần phải nhanh chóng có những giải pháp hữu hiệu để khai thác và bảo vệ nguồn tiềm năng du lịch sẵn có, thực hiện chủ trương phát triển du lịch với tốc độ nhanh và bền vững.

- Các cơ chế chính sách về khai thác tiềm năng du lịch cần được cụ thể hoá thành luật lệ, biện pháp và chương trình hành động. Thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch các tỉnh trong nước và du lịch trên thế giới tổng kết thực tiễn để kịp thời phát huy tiềm năng du lịch.

- Du lịch Ninh Bình phải xuất phát từ điều kiện và lợi thế của mình để chủ động xây dựng kế hoạch nhằm khai thác tối ưu nguồn tiềm năng du lịch phong phú.

- Tăng cường phối hợp liên ngành, địa phương chặt chẽ và đồng bộ trong quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của du lịch Ninh Bình trong cả nước.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch trên mọi lĩnh vực: cơ chế chính sách, đầu tư phát triển du lịch, tổ chức bộ máy quản lý...Nâng cao nhận thức về du lịch và liên kết hợp tác du lịch của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội biến thành sức mạnh tổng hợp thúc đẩy du lịch phát triển.


- Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong ngành, nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

- Chú trọng tuyên truyền quảng bá du lịch, nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. đa dạng, phù hợp với khả năng thực tế của du khách.


CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH Ở NINH BÌNH‌‌

3.1 Định hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Ninh Bình:


3.1.1 Các quan điểm cơ bản:


Để phát triển ngành du lịch Ninh Bình có hiệu quả, bền vững, tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh cần nắm vững những quan điểm sau:

- Phát triển du lịch phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV. Đó là, Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử...tạo bước phát triển mới về du lịch trong những năm tới.

- Phát triển du lịch với vai trò một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, của các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Phát triển kinh tế du lịch phải trú trọng tới hiệu quả kinh tế xã hội đồng thời phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

- Khai thác tiềm năng du lịch Ninh Bình phải phù hợp với nhu cầu, khả năng của tỉnh, gắn với định hướng, chiến lược, qui hoạch phát triển của tỉnh. Lồng ghép du lịch vào trong qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển du lịch Ninh Bình phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận và khu vực như các tỉnh vùng núi Tây bắc,


các tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng và đặc biệt là mối liên hệ với thủ đô Hà Nội... để đảm bảo tính liên kết vùng tạo nên những thị trường khách ổn định.

3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình.


3.1.2.1 Định hướng chung trong phát triển ngành Du lịch Ninh Bình


Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV đã xác định: "Trong những năm tới cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng tạo bước phát triển mới về du lịch. Làm tốt việc xây dựng và thực hiện quy hoạch các điểm du lịch. Phấn đấu trong những năm tới giá trị kinh tế du lịch và các ngành kinh tế dịch vụ khác chiếm hơn 40% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh".[43]. Để phát triển du lịch Ninh Bình nhanh và bền vững trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần tập trung phát triển một số lĩnh vực chủ yếu sau:

+ Về định hướng thị trường cần tập trung theo hướng sau: Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, song song với việc phát triển thị trường nội địa phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Ninh Bình.

- Khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm như:


Thị trường Tây Âu: Khai thác 2 thị trường truyền thống quan trọng nhất là Pháp ( chiếm trên 20% thị phần) và Anh ( khoảng 6-7%). Đứng thứ 3 là thị trường Đức. Ngoài ra, Ninh Bình còn đón khách du lịch từ Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch.


Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: Chiếm tới 42% thị phần khách quốc tế đến Ninh Bình trong năm qua và luôn có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới, bao gồm: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Các nước ASEAN và Hàn Quốc.

Thị trường du lịch Bắc Mỹ: chủ yếu là Mỹ và Canada là thị trường có nhiều triển vọng đối với du lịch Ninh Bình, chiếm 8-10% thị phần. Đây cũng là thị trường có khả năng thanh toán cao, có nhu cầu về chất lượng dịch vụ cao.

- Thị trường khách nội địa: Khách nội địa đến Ninh Bình rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn. Vì vậy, cần trú trọng kích cầu du lịch nội địa

+ Về định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Trên cơ sở định hướng thị trường chính xác và điều chỉnh linh hoạt để xây dựng những sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Ninh Bình, đủ sức cạnh tranh với các tỉnh lân cận và cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng tới phát triển du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ môi trường; Phát triển du lịch văn hoá, tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống và di tích lịch sử; Phát triển du lịch thể thao mạo hiểm gắn với hệ thống các hang động; Phát triển du lịch tham quan danh lam thắng cảnh gắn với mua sắm đồ lưu niệm.

Đánh giá thực trạng các sản phẩm du lịch của tỉnh; gắn sản phẩm với thị trường, đồng thời đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh như: Nhóm các sản phẩm tham quan danh lam thắng cảnh gồm cảnh quan Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Tràng An; Cảnh quan Vân Long- Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình; Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa gồm các lễ


hội văn hoá tâm linh, các di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa lư, Tam Cốc - Bích Động; các làng nghề truyền thống tiêu biểu cho văn minh lúa nước vùng đồng bằng Sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư...; Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gồm Du lịch sinh thái vườn quốc gia Cúc Phương, khu nghỉ dưỡng sinh thái Vân Long, vui chơi giải trí sân golf...

+ Về đầu tư phát triển du lịch: Đầu tư du lịch là đầu tư phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Ninh Bình và hỗ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá...Hướng đầu tư vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch.

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2010 và 2020:

+ Mục tiêu về kinh tế:


Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010 và 2020

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2007

2010

2015

2020


1

Khách du lich

Ngàn người

1.400

1.680

2.530

3.500

- Khách quốc tế

Ngàn người

440

580

930

1.300

- Khách nội địa

Ngàn người

960

1.100

1.600

2.200

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 12



2

Tổng doanh thu

Tỷ đồng(*)

95

358,82

1.256,42

3.027,2

Ngàn USD

5.937

22.426

78.526

189.200

3

Tổng giá trị GDP

du lịch

Tỷ đồng(*)

57,55

240,41

753,85

1.816,32

Ngàn USD

3,56

21.855

68.532

165.120

4

Tốc độ tăng trưởng

GDP du lịch

%

30,8

26,7

25,6

19,2

Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình


+ Mục tiêu về văn hoá xã hội:


- Lao động và việc làm: Đến năm 2010 lao động du lịch đạt 8.550 lao động, trong đó lao động trực tiếp đạt 2.850 người; năm 2015 thu hút được 17.700 lao động trong đó 5.900 lao động trực tiếp và đến năm 2020 số lao động trực tiếp tham gia ngành du lịch là 10.700 trong tổng số 32.100 lao động.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: xây dựng mới cơ sở lưu trú du lịch đạt 1.900 phòng vào năm 2010; 3.700 phòng vào năm 2015 và 6.700 phòng vào năm 2020. Đầu tư phát triển hoàn thiện các khu du lịch và vui chơi giải trí trong tỉnh khoảng 5-10 khu nhằm tạo diện mạo mới về cảnh quan và môi trường.

+ Mục tiêu xan sẻ lợi ích cộng đồng từ hoạt động du lịch: Phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư có tài nguyên du lịch; tạo mọi điều kiện để họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch; san xẻ lợi ích cho họ; có như vậy họ mới thực sự trở thành chủ nhân của nguồn tài nguyên du lịch và có trách nhiệm bảo vệ và tôn tạo nguồn tài nguyên đó.

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch Ninh Bình


Để thực hiện tốt và có hiệu quả các định hướng và mục tiêu trên, phấn đấu đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trước nhiều cơ hội và thách thức mới, ngành du lịch Ninh Bình cần hướng vào thực hiện những giải pháp cơ bản sau:

3.2.1 Về phía Nhà nước:


3.2.1.1 Công tác quản lý qui hoạch các hoạt động du lịch.


* Làm tốt công tác qui hoạchphát triển và quản lý theo qui hoạch các hoạt động du lịch.

+ Về xây dựng qui hoạch:


Thời gian qua có thể thấy trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình, du lịch Ninh Bình đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch cả nước. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện quy hoạch trong những năm qua có thể thấy: Đã xác định được một số điểm tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị, tiêu biểu là quần thể di tích Tràng An, khu bảo tồn ngập nước Vân Long; một số điểm danh thắng, hồ nước có giá trị du lịch ở Tam Điệp, các làng nghề ở Kim Sơn…Một số điểm tài nguyên có giá trị, mặc dù đã có được sự đầu tư khai thác, song những giá trị tài nguyên này chưa phát huy được để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn tương xứng, như nhà thờ đá Phát Diệm. Việc triển khai đầu tư các dự án trọng điểm du lịch theo quy hoạch trong những năm qua, ngoài việc đầu tư (của nhiều ngành) vào các khu vực Hoa Lư, Tam Cốc, các dự án khác chưa được triển khai, hoặc triển khai ở quy mô hạn chế, chưa tạo được tác động lớn, dẫn tới đột phá trong phát triển du lịch Ninh Bình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022