Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình Qua Các Năm


khách, tăng 16,23% so với cùng kỳ năm 2005. Khách quốc tế đến tham quan du lịch Ninh Bình năm sau cao hơn năm trước, thị trường khách truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Pháp, Tây Ban Nha, Singapore, Mỹ...

được duy trì. Trước sự gia tăng của dòng khách đến Ninh Bình, hệ thống cơ sở lưu trú đã phát triển với tốc độ nhanh, với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Đối với Ninh Bình sản phẩm du lịch lưu trú chủ yếu được quan tâm kinh doanh và phát triển là khách sạn, bởi nó phù hợp với hoàn cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh khách sạn là một loại hình kinh doanh

được chuyên môn hoá để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của du khách.


Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Ninh Bình, Năm 1992 cả tỉnh mới chỉ có một khách sạn Hoa Lư; năm 1993 có thêm một khách sạn nữa, nhưng khách sạn này vẫn còn nhỏ bé về qui mô, số lượng phòng ít và chưa đạt tới tầm của một phân hạng khách sạn quốc tế. Riêng công ty du lịch Ninh Bình có 33 phòng ( trong đó có 10 phòng quốc tế và 23 phòng nội địa với tổng số giường là 66). Năm 1994, tính cả Công ty du lịch Ninh Bình và toàn bộ thành phần kinh tế thì cả tỉnh có 266 phòng ( 43 phòng quốc tế và 233 phòng nội

địa). Đến năm 1995 khách sạn Hoa Lư được xây mới thêm 5 tầng với số buồng là 90 và đồng thời có 18 khách sạn tư nhân cũng được thành lập với qui mô vừa và nhỏ. Với cơ sở lưu trú trên, ngành du lịch Ninh Bình không thể thoả mãn một phần nhu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Ninh Bình, cuộc canh tranh để chiếm lĩnh thị trường khách nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 86 cơ sở lưu trú du lịch với

1.157 buồng. Trong đó khách sạn được sếp hạng từ 1 đến 2 sao là 9 khách sạn; 32 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 414 buồng. Trên tổng số 1.157 buồng có 301 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% tổng số phòng nghỉ toàn tỉnh. Năm 2006 các doanh nghiệp đẫ đầu tư vào cơ sở kinh doanh lưu trú là 23,7 tỷ

đồng.


Các cơ sở lưu trú phân bố hầu hết ở các huyện, thị xã: Thị xã Ninh Bình có 42 khách sạn; Thị xã Tam Điệp có 14 khách sạn; huyện Hoa Lư có 13 khách sạn; huyện Gia Viễn 5 khách sạn; huyện Kim Sơn có 3 khách sạn. Khách sạn, phòng nghỉ đa dạng với nhiều kiểu và chất lượng khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của từng đối tượng du khách.


Bảng 2.6: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Ninh Bình qua các năm


Hạng mục

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tăng

95-00

00-05

95-05

Tổng số

CSLT

25

35

38

40

45

60

73

86

6,96

14,87

10,84

Tổng số phòng

240

500

511

561

626

815

982

1157

15,81

14,45

15,13

Tổng số

giường

-

800

869

937

1.064

1.468

1.639

19.33

-

-

-

Công suất sử dụng buồng ( %)


<50


51


53


46


48


-


45


>50


-


-


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 10

Nguồn: Sở du lịch Ninh Bình

Doanh thu lưu trú ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 doanh thu lưu trú mới chỉ đạt 3.784 triệu đồng, thì đến năm 2006 doanh thu lưu trú đã tăng lên 33.441 triệu đồng; tăng gấp 8,8 lần so với năm 2000 và tăng 26,5% so với năm 2005 ( năm 2005 doanh thu du lưu trú đạt 26.430 triệu đồng). Có được kết quả trên là sự cố gắng trong công tác nâng cao chất lượng phục vụ và cơ sở hạ tầng lưu trú.

Như vậy, mạng lưới du lịch hoạt động hiệu quả, mọi chỉ tiêu đều tăng, tuy nhiên cần chú ý nâng cao công suất sử dụng buồng và giường bằng cách thu hút khách, kéo dài ngày lưu trú của du khách tại khách sạn, bằng các hoạt động Maketting để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng có hiệu quả hơn.

Bảng 2.7: Kết quả kinh doanh du lịch Ninh Bình

Đơn vị tính: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

2000

2003

2004

2005

2006

Tổng Doanh thu

14.724

27.320

40.710

65.923

87.995

Doanh thu lưu trú

3.784

6.270

11.600

26.430

33.441

Doanh thu ăn uống

4.664

7.030

9.300

19.257

31.332

Doanh thu hàng hoá

4.659

3.659

4.957

3.900

4.535

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006- Cục thống kê Ninh Bình Ngoài dịch vụ lưu trú, các dịch vụ kinh doanh ăn uống và bán hàng lưu niệm phụ trợ cũng mang lại nguồn thu lớn. Theo thống kê từ năm 2000 đến nay số lượng nhà hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn giữ trên 2.500 nhà hàng lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, số lượng nhà hàng kinh doanh ăn uống và hàng hoá gắn với mỗi khu, điểm du lịch có qui mô tương đối ở Ninh Bình còn

rất hạn chế và chưa đáp ứng được hết nhu cầu đa dạng của du khách đến Ninh Bình, đặc biệt là khách quốc tế về chất lượng món ăn cũng như về trình độ cơ cấu tổ chức và quản lý của mỗi đơn vị. Bởi vì, những nhà hàng nhỏ chỉ mang tính chất là 1 quán ăn do cá nhân, tư nhân tự mở ra ở địa phương để kinh doanh buôn bán.

Nói đến ẩm thực Ninh Bình, chúng ta không thể không nhắc tới nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), tái dê Hoa Lư, rượu cần Nho Quan, nem Yên Mạc…Những món ăn này với những nguyên liệu rất đơn giản, có sẵn tại địa phương, với bàn tay khéo léo và kỹ năng gia truyền đã tạo nên ấn tượng sâu

đậm cho mỗi du khách khi đến Ninh Bình. Từ bảng trên ta thấy, nếu năm 2000 doanh thu ăn uống chỉ là 4.664 triệu đồng thì đến năm 2006 doanh thu

ăn uống đã tăng lên 31.332 triệu đồng tăng gấp 6,7 lần và tốc độ tăng bình quân đạt trên 40%. Điều đó cho thấy ngày càng có nhiều nhà hàng hay các

đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này và họ đã biết sử dụng những sản phẩm sẵn có ở địa phương để mang đến hương vị đặc trưng, sâu sắc tới du khách. Và kinh doanh ăn uống ở Ninh Bình đang dần cố gắng đáp ứng nhu


cầu đa dạng của du khách từ nhiều miền, quốc gia khác đến. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu đối với du khách nên nếu tập trung khai thác tốt thì hiệu quả mang lại là rất cao trong tổng doanh thu các loại hình du lịch.

Du lịch phát triển kéo theo nhiều dịch vụ hàng hoá kèm theo, tại các điểm du lịch dân cư địa phương cũng tham gia vào hoạt động buôn bán hàng lưu niệm, các đặc sản của địa phương. Ngay cả trong các khách sạn, nhà nghỉ cũng trưng bày và bán các sản phẩm này. Từ bảng trên, ta thấy hoạt động kinh doanh hàng hoá năm 2005 so với các năm trước đã giảm rõ rệt và năm 2006 doanh thu hàng hoá cũng đã tăng nhưng không đáng kể. So với năm 2004 doanh thu hàng hoá giảm đi 21.4%. Song, sự tham gia mà chưa có phương thức quản lý hợp lý đã làm nảy sinh ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và các hoạt động khác, đồng thời tác động xấu tới du khách. Nguyên nhân làm giảm doanh thu bán hàng là:

Thứ nhất, Do hàng hoá bày bán la liệt ở bến thuyền ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan du lịch.

Thứ hai, Thái độ mời chào chèo kéo ồn ào gây bỡ ngỡ cho du khách lần đầu tới tham quan.

Thứ ba, Giá cả một số hàng hoá không thống nhất, đặc biệt đối với khách du lịch nước ngoài, tình trạng tăng giá gây tâm lý phân biệt.

Thứ tư, thái độ phục vụ chưa tốt, điển hình là tình trạng vòi tiền du khách của người chèo thuyền tại bến thuyền.

Vì thế trong những năm qua ngành kinh doanh hàng hóa và kinh doanh khác đang mất lợi thế của mình. Để khôi phục lại không chỉ cần đến sự cố gắng phối kết hợp của các bên liên quan, mà còn cần có sự cố gắng từ phía chính cư dân tại địa phương tham gia phát triển du lịch. Các khu du lịch cần thiết phải tạo được thị trường tại chỗ như chợ, siêu thị, qui hoạch những điểm


bán hàng để dịch vụ thương mại cùng đồng hành với du lịch góp phần làm tăng nguồn thu từ dịch vụ thương mại.

2.3.2 Kinh doanh du lịch lữ hành


Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối giữa cung và cầu trong du lịch, là loại hình doanh nghiệp đặc biệt không thể thiếu được trong sự phát triển du lịch hiện đại. Trước hết, ta phải hiểu kinh doanh lữ hành là thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, chương trình trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện các chương trình và hoạt động du lịch.

Kinh doanh lữ hành là một lĩnh vực kinh doanh tương đối quan trọng của Công ty CP du lịch Ninh Bình. Công ty lữ hành Ninh Bình được thành lập từ tháng 7 năm 1994, và là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được Tổng cục du lịch cấp giấy phép hoạt động lữ hành quốc tế (số 0085/2002/TCDL/GPLHQT). Ngay từ khi ra đời, cùng với sự hoạt động của các Công ty lữ hành tỉnh, thành phố cấp trên, công ty lữ hành Ninh Bình được UBND tỉnh giao chức năng quản lý, khai thác và bán vé tham quan tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, tuyến du lịch Kênh Gà - động Vân Trình, Địch Lộng. Để hoạt động lữ hành có hiệu quả, Công ty đã thành lập 01 trung tâm dịch vụ lữ hành Quốc tế chuyên thực hiện việc nghiên cứu, thiết kế, tuyên truyền, quảng cáo và bán các chương trình du lịch cho Công ty du lịch, hãng lữ hành lớn...trong nước và quốc tế, đã thực hiện được nhiều hợp đồng liên kết phục vụ khách, đưa được hàng nghìn lượt khách quốc tế về tham quan ăn nghỉ tại các hệ thống dịch vụ của Công ty nói riêng, trong toàn tỉnh Ninh Bình nói chung.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cũng như sự cố gắng nỗ lực của Công ty cổ phần du lịch Ninh Bình tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động,


Công ty đã có một hệ thống dịch vụ tương đối hoàn hảo ( khách sạn, 2 nhà hàng...) cùng với đội ngũ cán bộ, CNV, HDV thuyết minh được đào tạo đúng chuyên ngành đầy nhiệt tình, năng động đủ để đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch của mọi đối tượng du khách. Trung tâm thực hiện hai loại tuor đó là tour trọn gói và tour từng phần. Đối với tour trọn gói các du khách phải chịu các chi phí như chi phí ăn uống, chi phí nghỉ ngơi, chi phí danh lam, vé thuyền, cước phí vận chuyển khách, thuế GTGT, đồ uống…Căn cứ vào đối tượng khách, trung tâm sẽ xây dựng tiêu chuẩn thực đơn ăn của khách và tình hình thực tế của sản phẩm theo mùa. Chẳng hạn như đối với khách Anh, Pháp hay Mỹ thì tiêu chuẩn ăn của đoàn khách tại các khu du lịch ở Ninh Bình thường là 40.000,đ - 60.000,đ/khách; khách Nhật Bản là 70.000,đ-120.000 đ/khách …Ở Ninh Bình chỉ có khách sạn 2 sao và khách sạn 1 sao, giá phòng giao động từ 10 USD – 25 USD /phòng/đêm do đó khách có thể tuỳ chọn. Còn đối với các khu du lịch có giá vé danh lam và vé đò là khác nhau với các loại hình du lịch khác nhau vì nó tuỳ theo chương trình. Chẳng hạn, đối với khách quốc tế : khu du lịch Tam Cốc - Bích Động giá vé là 50.000,đ/người, còn đối với khách Việt Nam chỉ có 40.000đ/người. Đối với các tour từng phần, thì tuỳ theo yêu cầu của khách và yêu cầu của các đối tác là các Công ty du lịch và hãng lữ hành trong nước, lữ hành quốc tế khi đưa khách về tham quan du lịch tại Ninh Bình. Hiện nay, tại Ninh Bình có các Tour chính được ký kết với các hãng lữ hành và các Công ty du lịch trong toàn quốc và quốc tế thường là là các dịch vụ như: ăn, nghỉ, vé danh lam, vé thuyền tại các điểm du lịch. Ở Ninh Bình thường có một số tour chính sau:

- Tam Cốc – Bích Động - Địch Lộng ( 1 ngày )


- Vân Trình – Kênh Gà - Địch Lộng ( 1 ngày )


- Thăm nhà thờ và đình cổ tại đất Cố đô ( 1 ngày )


- Cúc Phương–Nhà thờ đá Phát Diệm– Chùa Non nước(2 ngày, 1 đêm)…


Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động lữ hành ở Ninh Bình đã giảm sút nhanh chóng và hoạt động cầm chừng. Năm 2006 doanh thu lữ hành chỉ đạt 93 triệu đồng, giảm 53,5 % so với năm 2005. Nhìn lại qua các năm thì hoạt động lữ hành từ năm 2002 trở lại đây hoạt động kém, nhất là năm 2006 doanh thu lữ hành giảm mạnh so với các năm trước và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu du lịch. Ta có thế thấy điều đó qua bảng sau:


Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh lữ hành năm 2000-2006

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm

2000

2003

2004

2005

2006

Tổng Doanh thu du lịch

14.724

27.320

40.710

65.923

87.995

Doanh thu lữ hành

72

150

180

200

93

Tỷ trọng doanh thu lữ hành trong tổng doanh thu (%)

0,4

0,54

0,44

0,3

0,1

Nguồn: Cục thống kê Ninh Bình


Có thể thấy đây là hoạt động thể hiện tính yếu kém nhất trong tất cả các loại hình du lịch tại Ninh Bình. Đối với hoạt động lữ hành Quốc tế thì đã có nhiều hạn chế so với mong muốn của doanh nghiệp, chưa có điều kiện vươn tới thị trường nước ngoài để trực tiếp ký kết các hợp đồng. Do kém ưu thế cạnh tranh đối với các hãng lữ hành truyền thống, các Công ty du lịch lớn nên hàng năm Công ty thực hiện các chương trình quảng cáo, các chiến dịch quảng cáo đối với các thị trường quốc tế ở khu vực Châu Âu và Châu á...chỉ đạt một phần kết quả mong muốn. Công ty mới thực hiện chủ yếu việc kết nối


Tour với các lữ hành lớn trong nước. Có thể lý giải được điều này, bởi xu hướng du khách đi du lịch là mua các Tour trọn gói từ các Công ty lữ hành lớn nên trung tâm lữ hành Ninh Bình ít có cơ hội được tiếp xúc với các chương trình du lịch từ các nơi khác. Hơn nữa, du khách đến Ninh Bình gần như chỉ đi trong ngày hoặc độ dài khách ngắn nên nguồn thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung và các loại hình dịch vụ là hạn chế. Bên cạnh đó, trong những năm qua còn nhiều nguyên nhân khách quan khác cũng gây ra tác động lớn đối với hoạt động lữ hành Quốc tế tại Ninh Bình nói riêng và toàn quốc nói chung ví dụ như: dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng...


Đối với hoạt động lữ hành nội địa, trong những năm trước, cũng là một nguồn thu quan trọng của Công ty. Nhưng từ năm 2005, do sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, ở Ninh Bình tình trạng phá giá tour đã làm cho việc giới thiệu, chào bán các chương trình du lịch rất khó khăn, vất vả, lượng tour nội địa do Công ty bán ra giảm mạnh ( chỉ bằng 50% lượng tour bán ra của năm 2004). Một mặt, do sự xuất hiện của một số cơ sở" lữ hành" mang tính chất tự phát (không chịu sự quản lý của Nhà nước, không phải ký quỹ lữ hành theo quy định của tổng cục du lịch, không phải nộp thuế VAT...), và để tranh khách tour nội địa trong mấy tháng hè, các cơ sở "lữ hành" này đã dùng mọi thủ thuật để chào bán, mồi chài, rồi sau đó thực hiện các hành vi lừa khách với các thủ đoạn cắt bớt dịch vụ trong tour để bù đắp chi phí, do đó một loạt tour "đại hạ giá" được tung ra khắp thị trường. Và khi sự cạnh tranh không lành mạnh xuất hiện đã gây một áp lực lớn cho chính bản thân doanh nghiệp trên địa bàn, trong khi bản thân doanh nghiệp lại không đủ năng lực...Mặt khác, các cơ sở này cũng nhằm trúng điểm yếu của khách hàng bằng việc hứa hẹn, cam kết bán với giá rẻ, chất lượng tốt nhất, trong khi đó giá cả thị trường các mặt hàng đều lớn, đặc biệt là giá thực phẩm, giá xăng dầu...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022