Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở‌‌


quốc tế đa dạng, đa phương để tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, khai thác khách, nguồn vốn, kinh nghiệm, công nghệ cho sự phát triển và gắn với thị trường khu vực và thế giới.

3. Quản lý nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực: cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện địa phương, đất nước, hợp thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đầu tư ban đầu bằng ngân sách Nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; quan tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân. Phối hợp liên ngành, địa phương ở tất cả hoạt động liên quan đến du lịch địa phương và ngoài tỉnh.

4. Du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lược mang tính quốc gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hành động. Cần có một sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, đúng hướng và nhanh nhậy từ cấp cao nhất trong bộ máy quản lý đến các cấp thừa hành ở địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở‌‌

TỈNH NINH BÌNH

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch Ninh Bình

2.1.1 Những nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển ngành Du lịch Ninh Bình

Ninh Bình chính thức có tên từ năm 1822 ( năm Minh Mạng thứ 3). Đến năm Minh mạng thứ 12 (1831) chính thức được chuyển thành tỉnh Ninh Bình. Năm 1975 Ninh Bình được hợp nhất với tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1992 Ninh Bình lại được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh để trở về nguyên địa giới hành chính của nó như trước năm 1975. Sở dĩ có việc chia tách đó chính là vì tỉnh Ninh Bình có nét riêng và thế mạnh của mình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế.

* Đặc điểm điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lý:

Tỉnh Ninh Bình có vị trí nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ (đồng bằng Sông Hồng), nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi đá vôi Tam Điệp hùng vĩ. Ninh Bình có địa hình trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Ninh Bình có vị trí địa lý từ 19057'( cửa sông Đáy xã Cồn Thoi huyện Kim Sơn) đến 20028' ( Xóm Lạc Hồng xã Xích Thổ huyện Nho Quan) vĩ độ


bắc và từ 105032'30" (núi Điện, rừng Cúc Phương huyện Nho Quan) đến 105053'20' (bến đò Mười xã Xuân Thiện huyện Kim Sơn) kinh độ Đông.

Phía Bắc tỉnh giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, phía Tây Bắc giáp 2 huyện Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ tỉnh Hoà Bình, phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá, phía Nam là vịnh Bắc Bộ, phía Đông và Đông Bắc giáp 2 huyện Ý Yên và Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định và gianh giới giữa 2 tỉnh là sông Đáy.

Với vị trí đó Ninh Bình có điều kiện thuận lợi để kết nối thị trường du lịch giữa Ninh Bình với các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh lân cận và các vùng miền trong cả nước và quốc tế. Hà Nội là điểm xuất phát của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chỉ cách Ninh Bình hơn 90km. Khách du lịch thập phương phía Bắc đất nước đến Ninh Bình có thể liên kết đi tiếp tour: Như thăm Ninh Bình rồi tắm biển Sầm Sơn, thăm quan du lịch văn hoá thành Nhà Hồ, Thanh Hoá và đi tiếp vào các tỉnh miền Trung…Khách du lịch miền Trung, miền Nam đi lên các tỉnh phía Bắc, dừng chân tại Ninh Bình rồi đi tiếp các tỉnh lân cận cũng rất thuận lợi.

Nếu nhìn trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Ninh Bình nằm trong khu vực đồng bằng Sông Hồng rộng lớn, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc, nguồn nhân lực dồi dào, là những tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế du lịch.

Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam, nối vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) với duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng Nam Bộ.


Ngoài ra, Ninh Bình còn là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh Phía Nam và vùng Tây Bắc có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng phát triển du lịch phong phú đa dạng.

+ Địa hình:

Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 1.384,2km2, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống đông Nam. Nhìn từ trên cao xuống Ninh Bình hiện lên với một địa hình rất đa dạng. Đan xen giữa đồi núi, nửa đồi núi là đồng bằng, vùng trũng và giải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chủ yếu tập trung ở huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp, một phần huyện Gia Viễn và Hoa Lư. Vùng nửa đồi núi tập trung một phần huyện Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp và Yên Mô. Vùng đồng bằng tập trung một phần huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, còn lại chủ yếu ở thị xã Ninh Bình, huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.

Tỉnh Ninh Bình có diện tích núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớn so với tổng diện tích tự nhiên. Nó trải dài thành dãy núi theo hướng tây bắc - đông nam, từ Cúc Phương Nho Quan xuống tới thị xã Tam Điệp. Cũng từ diện tích núi đá vôi, tự nhiên đã ban tặng cho Ninh Bình nhiều hang động đẹp, suối nước nóng Kênh Gà, nguồn nước khoáng Cúc Phương, Tam Cốc Bích Động, những thung lũng, những hình thù sinh động làm cho người ta dễ linh cảm nhận ra từ các quả núi như: con cá, con voi, cỗ xe, ông Bụt, ông thần...Đặc biệt trên địa bàn huyện Hoa Lư bao gồm các xã Ninh Hải, Ninh Xuân, Trường Yên, Ninh Hoà...núi xen giữa cánh đồng làm cho người ta cảm nhận như một Vịnh Hạ Long trên cạn. Đồng thời trong vùng núi đá vôi đã hình thành những điểm di tích lịch sử nổi tiếng trên thế giới, ghi dấu ấn đậm nét những danh nhân, những sự kiện đấu tranh của các triều đại lịch sử dựng nước và giữ nước.

Với tiềm năng đó đã tạo cho Ninh Bình một tiền đề vững chắc để phát triển các loại hình du lịch: du lịch lịch sử, du lịch thăm quan, du lịch leo núi


mạo hiểm, du lịch khám phá hang động kỳ thú, nghỉ dưỡng, du lịch nghiên cứu, học tập ở các vùng đồi núi, rừng huyện Nho Quan….kết hợp với hình thức du lịch tìm hiểu văn hoá lịch sử, du lịch lễ hội ở đồng bằng.

+ Khí hậu và thuỷ văn:

Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng Sông Hồng, Ninh Bình mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.100 giờ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86%. Tổng lượng mưa rơi trên diện tích toàn tỉnh trung bình đạt từ 1860 – 1950 mm. Trung bình một năm có 125 – 127 ngày mưa. Lượng mưa trung bình mỗi tháng là 238,8mm.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều sông lớn như: sông Hoàng Long, sông Đáy và nhiều con sông khác, cùng một số hồ đầm với cảnh quan rất đẹp như Đầm Cút, hồ Đồng Thái, hồ Đồng Chương... Đặc biệt là 2 điểm suối khoáng Kênh Gà và Kỳ Phú với nhiệt độ trung bình 530C, chứa nhiều khoáng chất có giá trị chữa bệnh. Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng

bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 lít/s/km2 ). Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6 – 0,9 km/km2.

Với khí hậu trên, tạo cho Ninh Bình có những thuận lợi trong việc phát triển kinh tế du lịch, thuận lợi trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Song có những vấn đề đặc biệt quan tâm đối với khách đến từ các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Họ vốn không quen với mưa gió bão lũ, thời tiết oi bức nắng nóng của mùa hè và độ ẩm không khí cao vào mùa mưa. Vì vậy mà


mùa hè du khách đến từ Châu Âu đến Ninh Bình bị hạn chế, họ thường lựa chọn đi biển nhiều hơn.

+ Tài nguyên sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật rừng phong phú tập trung ở vườn Quốc Gia Cúc Phương, rừng nguyên sinh Cúc Phương – loại rừng nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng) và 2000 loài. Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú. Hiện đã phát hiện được 233 loài động vật có xương sống nhiều loài chim và 24 bộ côn trùng trong số 30 bộ côn trùng thường gặp ở nước ta. Tất cả tạo nên lợi thế về du lịch rừng cho ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

+ Hệ thống giao thông:

Ninh Bình cũng có hệ thống giao thông khá thuận lợi bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và đường phà sông biển. Trong những năm qua nhờ có sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các ngành các cấp từ trung ương tới địa phương Ninh Bình đã xây dựng được hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh từ quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống đường liên thôn, liên xã rất thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán hai miền Nam – Bắc giữa Ninh Bình với các tỉnh khác trong cả nước và giữa các địa phương trong tỉnh. Ninh Bình nằm trên tuyến giao thông huyết mạch: quốc lộ 1A Bắc – Nam và đầu mút của đại lộ phía Tây. Đồng hành với tuyến đường bộ là tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với chiều dài khoảng 20km, có 4 ga trong đó gồm 1 ga trung chuyển hành khách và 3 ga trung chuyển hàng hoá.

Bên cạnh đó Ninh Bình còn có 1 hệ thống sông ngòi khá phong phú với tổng chiều dài hơn 400km nổi tiếng với con sông Đáy và sông Hoàng Long. Hệ thống sông nội địa của tỉnh không những thuận lợi cho ngành nông nghiệp, giao thông vận tải mà còn rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sông nước.


Với vị trí địa lý thuận lợi và hệ thống giao thông trên Ninh Bình có thể trở thành điểm dừng chân hấp dẫn cho du khách trên chặng đường du lịch miền Bắc, là ngành kinh tế mũi nhọn trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

* Đặc điểm kinh tế - xã hội:

+ Dân số:

Dân số Ninh Bình đang dần ổn định về qui mô, và có xu hướng tăng lên về số lượng. Việc thành lập thành phố Ninh Bình cùng với việc phát triển công nghiệp, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở tầm quốc gia và quốc tế sẽ làm cho dân số Ninh Bình tăng nhanh cả về cơ học. Thời gian qua dân cư Ninh Bình tăng tương đối nhanh: năm 2004 số dân toàn tỉnh là 911.572 người, đến năm 2006 toàn tỉnh đã có 922.582 người. Như vậy, năm 2006 tăng so với năm 2004 là 1,17%.

Mật độ dân số cũng có sự thay đổi theo hướng gia tăng, đến nay mật độ dân số toàn tỉnh là 662 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 10,42%o đến năm 2005 giảm xuống còn 9,9%o và đến năm 2006 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm xuống chỉ còn 8,7%o. Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm 23 dân tộc: đa số là dân tộc kinh chiếm trên 98,2%;

đứng thứ 2 là dân tộc Mường chiếm gần 1,7%, các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Hoa, Dao….chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có từ trên một chục đến 100 người. Do kết cấu dân số trẻ nên bản thân Ninh Bình có một nguồn lao động tương đối dồi dào. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56% dân số toàn tỉnh; tính đến 31/12/2006 có 473.214 nghìn lao động đang hoạt động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân trong tỉnh: trong đó có 10 tiến sĩ, 7014 cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học.

Như vậy, nguồn lao động trong tỉnh còn rất dồi dào. Ngành du lịch của tỉnh phát triển sẽ tạo nên một bước trong việc bố trí, thu hút sắp xếp cơ cấu


lao động hợp lý hơn, từ đó giải quyết một phần việc làm cho xã hội mà trực tiếp là những cư dân địa phương.

+ Đặc điểm kinh tế:

Trong những năm vừa qua nhất là giai đoạn 2001-2005 kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2005 đạt 20,5% tăng 8,5% so với năm 2004. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 52,8%, trong đó thành phần kinh tế công nghiệp của trung ương tăng gấp 2,3 lần, công nghiệp địa phương tăng 17,2%. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 14,9%. Thu ngân sách đạt 544,6 tỷ đồng.[6]. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực làm thay đổi bộ mặt của tỉnh trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, đời sống, văn hoá, xã hội. Tỷ trọng ngành nông- lâm- thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế giảm dần, tỷ trọng các ngành công nghiệp tăng lên. Năm 2006 tỷ trọng nông- lâm -thuỷ sản chiếm 27.7%, Công nghiệp -xây dựng cơ bản là 39%, khu vực dịch vụ chiếm 33,3%.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp về cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm qua:



Năm

Tổng


GTSX (Tr.đồng)

Cơ cấu được tính theo lĩnh vực ( % )

Nông, lâm, TS

CN & XDCB

Dịch vụ

1995

1377,8

55,4%

18,2%

26,4%

2002

2808,5

44,2%

23,4%

32,4%

2003

3136

40,5%

27,4%

32,1%

2004

3818,3

36,7%

30%

33,3%

2005

4814,7

30,9%

35,7%

33,4%

2006

5901,2

27.7 %

39%

33,3%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 6

Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Bình năm 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022