Từ bảng thống kê trên cho thấy ngành dịch vụ ở Ninh Bình (bao gồm dịch vụ thương mại và du lịch ) đã có bước phát triển mạnh mẽ, đã khẳng định vị trí của mình góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nếu năm 1995 tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế là 26,4% thì sau 10 năm (2005) tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đã tăng lên là 33,4%. Đây là hướng phát triển theo đúng chủ trương đường lối kinh tế theo nghị quyết IX và nghị quyết X đại hội Đảng toàn quốc. Hiện nay cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – Xây dựng cơ bản rồi đến dịch vụ và cuối cùng mới là nông nghiệp, khu vực dịch vụ chiếm gần 40% trong cơ cấu. Với đà phát triển này, trong những năm tới, cùng với các ngành kinh tế khác, hoạt động kinh tế du lịch Ninh Bình chắc chắn sẽ liên tục phát triển đi lên. Ngành kinh tế du lịch Ninh Bình sẽ tạo được điểm nhấn ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Khách du lịch đến Ninh Bình ngoài việc đi thăm quan các danh lam thắng cảnh, tìm hiểu phong tục tập quán, truyền thống của điạ phương, chiêm ngưỡng các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi điều dưỡng còn có nhiều nhu cầu khác như ăn ở, mua sắm quà lưu niệm… do đó nếu du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển cuả một số ngành kinh tế khác có liên quan đến du lịch.
+ Đặc điểm về lĩnh vực văn hóa - xã hội khác:
- Giáo dục và đào tạo: Ninh Bình là một tỉnh nghèo, hàng năm luôn cần sự hỗ trợ của Trung ương, nhưng ngay từ ngày đầu tỉnh mới được tái lập do xác định được vai trò, vị trí của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển của địa phương nên đã ưu tiên tập trung đầu tư cho lĩnh vực giáo dục. Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong năm 2006 đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục đạt hơn 98 tỷ đồng chiếm khoảng 3 % tổng vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách Nhà nước.
Phong trào xã hội hóa giáo dục, đào tạo có bước phát triển tích cực, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện để "dạy tốt, học tốt".
Hiện nay có 100% số xã phường, thị trấn đã có trường kiên cố và thành lập hội khuyến học, đã huy động đóng góp hàng trăm triệu đồng lập quĩ khuyến học nhằm hỗ trỡ học sinh nghèo vượt khó và kịp thời động viên khen thưởng các em học sinh giỏi. Tỉnh đã công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ tháng 12/2002. Điều đó cho thấy trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được quan tâm đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế, tạo đà thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
- Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe:
Trong những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư củng cố hệ thống mạng lưới y tế, phát triển đồng bộ phủ kín 100% các xã, phường, thị trấn. Hiện nay, toàn tỉnh có 10 bệnh viện đa khoa, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 1 trạm điều dưỡng và 145 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh là 2.045 giường. Đến hết năm 2005, tổng số cán bộ y tế là 1.987 người, trong đó có 562 bác sỹ đại học và trên đại học, 42 dược sỹ cao cấp; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 36,5% (năm2000) xuống 25% (năm 2005). Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư các cơ sở y tế đã từng bước trang bị những thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Tất cả đều phản ánh năng lực của ngành trên đà phát triển và đã đóng góp phần tích cực vào việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.
2.1.2 Nguồn tài nguyên phát triển du lịch Ninh Bình
Có thể bạn quan tâm!
- Du Lịch Góp Phần Củng Cố Và Phát Triển Các Mối Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế.
- Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Tỉnh Thành Ở Việt Nam
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở
- Hệ Thống Tổ Chức, Quản Lý Các Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch.
- Cơ Sở Vckt Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Tính Đến 31/12/2006
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình Qua Các Năm
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
* Tài nguyên du lịch sinh thái
Ninh Bình được thiên nhiên ban tặng cho một nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng phong phú. Rừng nguyên sinh Quốc gia Cúc Phương, dãy núi đá vôi Tam Điệp hùng vĩ đầy huyền thoại lịch sử. Xen trong dãy núi đá vôi là những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tạo nên một cảnh quan môi trường thơ mộng. Có thể kể đến một trong những thương hiệu du lịch nổi tiếng là Tam
Cốc - Bích Động, vườn Quốc Gia Cúc Phương, cố đô Hoa Lư… ngoài việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, các tài nguyên du lịch tiếp tục được khám phá, phát hiện tôn tạo hình thành những tuyến điểm địa danh hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế như: tuyến thăm quan du lịch khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, tuyến thăm quan sinh thái Kênh Gà Vân Trình, tuyến du lịch Thạch Bích – Thung Nắng, tuyến thăm quan hang động thăm quan làng nghề Ninh Vân. Hệ thống những khối núi đá Karst già với diện tích hàng ngàn ha, nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Ninh Bình đã ví nơi đây như là “ Hạ Long Cạn”, đó là quần thể núi đá vôi tại cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, khu vực Kênh Gà Vân Trình, khu hang động Tràng An…Ngoài ra Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị cho phát triển du lịch như Địch Lộng, động Tiên, hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái, núi chùa Bái Đính, động Trà Tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang Bụt… đều là những tài nguyên du lịch có giá trị.
* Tài nguyên du lịch nhân văn: Ninh Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, tiền đề để phát triển du lịch sinh thái, song trong đó còn chứa đựng cả nguồn tài nguyên giành cho du lịch nhân văn. Có thể kể đến một số điểm di tích văn hoá lịch sử như:
- Cố đô Hoa Lư: là kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha. Tồn tại 42 năm qua 3 triều đại.
- Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền toạ lạc trên khuôn viên diện tích chừng 5 ha, thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sỹ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17-19.
- Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): đền thờ vua Lê Đại Hành. Cách đền vua Đinh chừng 500m. Đền soi bóng xuống mặt sông Hoàng Long. Trước mặt đền là núi Đen, sau lưng là núi Đìa. Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10.
- Nhà thờ đá Phát Diệm là một quần thể kiến trúc bao gồm ao hồ, Phương Đình… Nhà thờ đá là một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam thể hiện sự hài hoà của nghệ thuật kiến trúc Á Đông và Châu Âu.
- Chùa Bái Đính đang được xây dựng với qui mô hoành tráng nhất Đông Nam Á. Ngoài ra không thể bỏ quến một số điểm du lịch khác như núi Thuý cùng với đền danh nhân Trương Hán Siêu, đền Thái Vi, đền đức Thánh Nguyễn, chùa Bích Động, đền Dâu, đền Quán Cháo là những điểm du lịch tín ngưỡng tâm linh lớn, khách hành hương đến đây không chỉ là người dân trong tỉnh mà khắp cả nước.
* Các lễ hội: Đến Ninh Bình, du khách không chỉ được thả hồn vào khung cảnh sơn thuỷ hữu tình, thưởng ngoạn những giá trị của du lịch sinh thái, du lịch nhân văn, mà còn được hấp dẫn trong không gian văn hoá đậm đà của vùng đất Châu thổ sông Hồng với những lễ hội truyền thống, lễ hội làng mang đậm yếu tố dân gian. Hai lễ hội to và quan trọng nhất là hội Trường Yên và hội đền Thái Vi, thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.
- Lễ hội Trường Yên: được tổ chức vào tháng 3 hàng năm với các chương trình rất đặc sắc như: rước nước, dâng hương, cắm trại cùng các cuộc
thi: thi người đẹp Hoa Lư, làng vui chơi, làng ca hát, kéo co, bóng chuyền giữa các cơ quan ban ngành, giữa các làng, các xã trong huyện với nhau…thu hút đông đảo nhân dân và du khách về tham dự
- Lễ hội đền Thái Vy (thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư): cũng được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Đền thờ Trần Nhân Tông, hoàng hậu Thuận Thiên và Trần Thánh Tông - ông vua có công rất lớn đối với làng Văn Lâm. Đền Thái Vy được xây dựng theo kiểu “ nội công, ngoại quốc”, trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh.
* Du lịch làng nghề: Các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình cũng có khả năng khai thác tốt để phát triển du lịch. Thông qua du lịch làng nghề có thể tạo ra một phương thức du lịch khác như nghiên cứu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, ký hợp đồng kinh doanh trong nước và quốc tế, xuất khẩu tại chỗ....Du khách sẽ được chứng kiến những động tác thao diễn tinh sảo, độc đáo của những bàn tay tài hoa từ sản xuất thủ công làm nên những sản phẩm quí giá. Ninh Bình có tới vài ba chục làng nghề truyền thống. Song, nói đến làng nghề ở Ninh Bình không thể không nói đến các làng nghề nổi tiếng, có nghề đã phát triển qua hàng thế kỷ, hàng chục thế kỷ. Đặc sắc nhất phải nói đến làng thêu ở Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư), làng chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân, nghề sản xuất hàng cói xuất khẩu ở Thượng Kiệm, Kim Chính, Quang Thiện (Kim Sơn)...Đó cũng là những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Tóm lại, có thể thấy Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc có khả năng khai thác để phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao. Khả năng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch của tỉnh là tương đối thuận lợi do đặc điểm phân bố và điều kiện khai thác. Cũng do đặc điểm về tự nhiên và nhân văn, tài nguyên du lịch Ninh Bình khá nhạy cảm và
dễ bị “tổn thương” do tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội nếu thiếu các biện pháp bảo tồn và phát triển trên quan điểm bền vững.
2.2 Đặc điểm chung về tình hình phát triển ngành du lịch Ninh Bình
2.2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch
2.2.1.1 Cơ quan chức năng quản lý nhà nước về hoạt động du lịch:
Sau khi tỉnh Ninh Bình được chia tách từ tỉnh Hà Nam Ninh, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp đi ngay vào việc xác định phương hướng kinh tế - xã hội theo đặc trưng, đặc thù riêng của tỉnh Ninh Bình. Trong đó tỉnh đã sớm nắm bắt các nguồn tài nguyên du lịch. Thông qua việc khám phá, khảo sát, tổng hợp các nguồn tài nguyên đó để đề ra chiến lược phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Căn cứ nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương và căn cứ những đặc thù của Tỉnh Ninh Bình có khu du lịch quốc gia, du lịch vùng có sản phẩm du lịch đặc trưng: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng và du lịch được xác định là ngành kinh tế then chốt có vai trò quan trọng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết lao động ở địa phương. Cho nên UBND Tỉnh đã thành lập Sở du lịch là cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh. Căn cứ quyết định số 1860/2005/QĐ-UB ngày 18/8/2005 của UBND Tỉnh Ninh Bình đã qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở du lịch Ninh Bình.
+ Vị trí và chức năng:
Sở du lịch Ninh Bình là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, tham mưu và giúp cho UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch trên phạm vi quản lý của Sở theo qui định của pháp luật. Thực hiện một
số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của UBND Tỉnh và theo qui định của pháp luật.
Sở du lịch chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của UBND Tỉnh về tổ chức, biên chế và hoạt động, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.
+ Về nhiệm vụ và quyền hạn:
Sở du lịch Ninh Bình có nhiệm vụ trình UBND Tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về quản lý lĩnh vực du lịch, thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Tổng cục Du lịch, chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.
Trình UBND Tỉnh qui hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược phát triển du lịch quốc gia, quy hoạch vùng và qui hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch.
Trình UBND tỉnh các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch địa phương và phân cấp quản lý các điểm du lịch, các khu du lịch, tuyến du lịch địa phương. Trình UBND Tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch của Sở.
Trình UBND Tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc ủy quyền quản lý Nhà nước về Du lịch đối với UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh theo qui định của pháp luật.
Sở cũng có nhiệm vụ giúp UBND Tỉnh quản lý Nhà nước về du lịch đối với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân các thành phần kinh tế, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động kinh doanh du lịch theo phân cấp và qui định của pháp luật. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn
bản qui phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch đã được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở tài chính hướng dẫn, kiểm tra cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật. Tổ chức thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, thẩm định và quyết định công nhận cơ sở lưu trú du lịch loại đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch và cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của Sở theo qui định của pháp luật.
Sở có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và ngoài nước; cung cấp thông tin về du lịch cho khách du lịch, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề xuất với UBND Tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch.
Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư do UBND tỉnh giao; thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án đầu tư, phát triển du lịch hoặc có liên quan đến du lịch theo qui định của pháp luật. Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra, đánh giá phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.
Sở có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở và phát triển nguồn nhân lực du