quản lý, sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng phù hợp để quảng bá và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. Đề án này đã mang lại những kết quả trong việc nâng cao nhận thức của DNVVN về vai trò của CNTT. Tuy nhiên, để chương trình được triển khai rộng rãi đến mọi vùng miền thì cần có sự phối hợp của các ban ngành, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và các hiệp hội.
3.2.2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xây dựng một lộ trình đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin trên cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
Khi đầu tư và triển khai ứng dụng CNTT trong DNVVN phải tuân theo lộ trình và đặc biệt phải lưu ý đến các điểm:
- Đầu tư tập trung vì ứng dụng CNTT đòi hỏi chi phí lớn, không chỉ về tài chính mà còn về nhân lực. Do vậy, doanh nghiệp không nên đầu tư dàn trải mà tập trung vào một số hoạt động mà doanh nghiệp coi là quan trọng hơn cả.
- Đầu tư phải dựa trên một thiết kế tổng thể, đảm bảo tính hệ thống và tích hợp đồng bộ. Trong doanh nghiệp có nhiều ứng dụng khác nhau sử dụng cho các mục đích khác nhau như: tài chính, sản xuất, lưu kho, phân phối, bán hàng, v.v... Các ứng dụng này phải được liên kết với nhau, sử dụng cùng những nguồn dữ liệu.
- Sử dụng Internet triệt để: doanh nghiệp phải có website riêng và chỉ bằng cách như vậy mới có thể tham gia vào thị trường lớn.
Nhiều dự án CNTT vào DNVVN thất bại là do họ đã không xây dựng một lộ trình ứng dụng đúng đắn. Hiện nay, các DNVVN hầu hết chưa xây dựng được lộ trình ứng dụng CNTT trong vòng 5 năm trở lên, hoặc mới chỉ có kế hoạch ở mức đơn giản. Chính những kế hoạch đơn giản này đã gián tiếp tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho những dự án không thành công của doanh nghiệp. Thông thường, việc xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT phải bắt đầu từ các cấp lãnh đạo cao nhất, vì lộ trình ứng dụng CNTT phải phù hợp với lộ trình phát triển của doanh nghiệp đó. Nó phải được xây dựng ở tất cả các cấp và phải được đầu tư đầy đủ nguồn lực cần thiết. Việc kết hợp các nhà tư vấn cũng rất cần thiết. Xây dựng lộ trình ứng dụng CNTT không chỉ dừng lại ở phần mềm quản lý mà còn bao gồm hệ thống, phần cứng, hạ tầng mạng, các ứng dụng trong tương lai, v.v…
3.2.3. DNVVN cần có chính sách tuyển dụng và quản lý nguồn nhân lực có trình độ CNTT một cách hợp lý
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức vì nó không thể được xác lập trong một thời gian ngắn. Do đó, DNVVN cần có chiến lược quản trị nhân lực để thu hút người tài và giữ chân người lao động giỏi. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp.
Trước hết, để có nguồn nhân lực có chất lượng cho ứng dụng CNTT, DNVVN cần chú trọng đến chất lượng của các ứng viên ngay từ khâu tuyển dụng. Việc tuyển chọn những nhân viên có trình độ CNTT sẽ giúp DNVVN tiết kiệm được nhiều chi phí đào tạo, giải quyết ngay được tình trạng khan hiếm nhân lực có trình độ CNTT trong DNVVN.
Có thể bạn quan tâm!
- Thương Mại Điện Tử Giúp Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tăng Doanh Thu
- Những Yêu Cầu Về Phát Triển Công Nghệ Thông Tin Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, DNVVN cần có kế hoạch quản lý nhân sự hợp lý. Điều này thể hiện ở việc DNVVN phải xây dựng những chính sách, kế hoạch đào tạo, phát triển nhân viên, các chính sách khen thưởng và động viên khuyến khích các cá nhân có đóng góp trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong DNVVN để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là lao động giỏi.
Tóm lại, các DNVVN đang trong giai đoạn phát triển và tích lũy kinh nghiệm để hội nhập với nền kinh tế thế giới. DNVVN cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trên con đường phát triển. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT là tất yếu, đòi hỏi nỗ lực của các bên liên quan, từng bước xây dựng khu vực DNVVN ngày càng lớn mạnh, hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu đề tài về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. DNNVV Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Với số lượng đông đảo, DNNVV giữ vị trí ngày càng quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, khu vực DNNVV Việt Nam vẫn còn những khó khăn, tồn tại có tính nội tại và lâu dài như: khó khăn về nguồn vốn, trình độ quản lý, kinh doanh còn hạn chế, trình độ công nghệ chỉ ở mức trung bình, thiếu kinh nghiệm tiếp cận và mở rộng thị trường,v.v...dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn kém khi tham gia vào thương mại quốc tế. Do đó, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
2. Sự phát triển của DNNVV được đóng góp một phần to lớn bởi sự phát triển của công nghệ thông tin. ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh đã làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý sản xuất, giúp DNNVV có thể tiếp cận với phương thức kinh doanh hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, rút ngắn khoảng cách giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV là phù hợp với xu thể của thời đại.
3. DNNVV ở Việt Nam đã ý thức được lợi ích của ứng dụng CNTT và bước đầu triển khai ứng dụng, tuy còn nhiều bất cập song đây cũng thể hiện chuyển biến lớn so với phương thức kinh doanh thủ công truyền thống, đưa DNNVV từng bước phát triển thích ứng với xu hướng kinh doanh mới. Các DNNVV hiện nay chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng cho ứng dụng CNTT tạo nền tảng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT . Cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ, tin học, bưu chính viễn thông và chính sách khuyến khích của Nhà nước, các DNNVV ở Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh doanh. Các giải pháp về ứng dụng CNTT cũng ngày càng đa dạng và phù hợp theo
quy mô, từng loại doanh nghiệp. Vấn đề là DNNVV cần phải có kế hoạch lộ trình đầu tư cho phù hợp gắn với chiến lược phát triển dài hạn để có thể biến CNTT thành lợi thế cạnh tranh riêng của mình.
4. Trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề cấp thiết để nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các DNNVV ở Việt Nam. Với tiềm lực tài chính rất mạnh và công nghệ hiện đại của các nền kinh tế phát triển, nếu không có ứng dụng CNTT mạnh mẽ và hiệu quả, các DNNVV sẽ rất khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, DNNVV cần chủ động đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, bồi dưỡng nguồn nhân lực, v.v... tăng cường ứng dụng CNTT nhằm nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng và tham gia thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thể hiện vai trò quản lý của mình, sớm hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển CNTT và TMĐT. Đồng thời, cả doanh nghiệp và Nhà nước cần chủ động hợp tác quốc tế về CNTT và TMĐT để tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của thế giới và tìm kiếm nguồn tài trợ.
Sách, tạp chí
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Ân, Trịnh Hoa Mai, Willibold (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh: Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, NXB Thế giới.
2. Nguyễn Tuyết Mai, Mai Thế Cường (2007),Thu thập và sử dụng thông tin Marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Mỹ Dung (2005), Những cơ hội hỗ trợ & nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Thương mại, số 38, trang 24.
4. Đỗ Trọng Khanh (2008), Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ của Việt Nam, Vụ Phương Pháp Chế độ, Đà Nẵng.
5. Hồng Minh (2006), Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Lao động và xã hội số 283, trang 28-29.
6. PV (2006), Nâng cao hiệu quả hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Lao động &Xã hội số 283 (từ 16/3- 31/3/2006).
7. Phan Trọng Phức (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Quang (2006), Hà Nội với các biện pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Lao động &Xã hội, số 283.
9. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
10. Trần Sửu (2006), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Lao động, Hà Nội.
11. Lê Văn Tâm (2000), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà
Nội.
12. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Thảo (2004), Một số ý kiến về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Bưu chính Viễn thông & CNTT số 238.
14. Phạm Minh Tuấn (2005), Nguồn nhân lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 3, trang 16-19.
15. Bộ Công Thương - Báo cáo TMĐT năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008
16. Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thường niên về doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008
17. Đại học Ngoại thương (2006), Các vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử, Đề tài khoa học cấp bộ.
18. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh Phú Yên sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB Tài chính.
19. Micheal Porter (1990), The competitive Advantage of Nation, NXB The Free Press 1990.
20. Osamu Tsukahara (December 2006), SMEs Financing in Japan.
Tài liệu từ Internet
1. http://www.kinhte24h.com/?page=news&id=38805
2. http://www.pcworld.com.vn/pcworld/magazine_b.asp?t=mzdetail&atcl
3. http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=17630
4. http://www.vipcom.vn/camnang/nhaquanly/2008/113.html
5. http://www.truongthanhdesign.com/thu-vien-internet/thuong-mai-dien-tu
6. http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/
7. http://www.mdec.vn/index.php?cgi===wSPdEd0t2Mj1DNtZSPz0mJ1
8. http://bachkhoa-npower.vn/index.aspx?u=n&sb=0000400003
9. http://www.iwayvietnam.com/loi-ich-phan-mem-nguon-mo.html
10. http://www.megabuy.vn/?a=NEWS&news=DETA&hdn_news_id
11. http://www.quantrimang.com.vn/doanhnghiep/doanh-ghiep/22800 12. http://dddn.com.vn/20080804043714359cat118/Ung-dung-CNTT
13. http://www.sukientructuyen.com/tabID/4273/default.aspx?ArticleID
14. http://sobcvthatay.gov.vn/details.aspx?itemid=42&id=22&rows=&