Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Ở Một Số Tỉnh Thành Ở Việt Nam


khách sạn 3 sao với 8.724 buồng; 449 khách sạn 2 sao với 18.447 buồng; 434 khách sạn 1 sao với 10.757 buồng và 923 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 23.482 buồng).

Phương tiện vận chuyển khách du lịch phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ và dần được hiện đại hoá. Một số khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golff, công viên được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách và nhân dân. Năng lực vận chuyển khách du lịch tăng, chất lượng được nâng lên. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành với hàng nghìn xe ô tô, tàu thuyền các loại, nhiều đội xe taxi ở các điểm du lịch được thành lập phuc vụ nhu cầu đi lại của du khách; nhiều tuyến du lịch đường biển, đường sông như Hải Phòng - Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu... đã sử dụng tàu cao tốc với trang thiết bị hiện đại. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành du lịch nước ta đã đảm bảo phục vụ cho hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn...

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường. Ngành du lịch đã trú trọng xúc tiến quảng bá du lịch ở cả thị trường trong nước và quốc tế, tạo thành những chiến dịch xúc tiến mạnh mẽ và thường xuyên hơn đã góp phần đưa du lịch Việt Nam vượt qua khủng hoảng khó khăn, đồng thời quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam giàu tiềm năng, mở rộng được thị trường và mở ra triển vọng phát triển mới, góp phần đẩy mạnh thông tin đối ngoại của đất nước.

Công tác tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được trú trọng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động tay nghề cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.


Có thể nói, trong những năm qua Du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc mới, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Với việc đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, hình ảnh Việt Nam trở nên gần gũi hơn với bạn bè thế giới‌

1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số tỉnh thành ở Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội trong phát triển du lịch.

Hà nội thành phố với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến chứa đựng tiềm năng du lịch to lớn, vị trí thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển du lịch. Với nguồn du lịch tiềm năng, trong những năm qua ngành du lịch Hà Nội ngày càng phát triển và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan cấp trên từ trung ương đến địa phương ngành du lịch Hà Nội đã đạt được những thành công đáng kể. Việc khai thác tiềm năng du lịch Hà Nội đã theo đúng định hướng đề ra trong quy hoạch. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phù hợp với định hướng không gian phát triển du lịch. Các loại hình du lịch tương đối đặc sắc, có sức hấp dẫn khách du lịch. Ngành du lịch Hà Nội đã xây dựng được các chương trình du lịch liên vùng thu hút rất nhiều du khách. Công tác quản lý việc khai thác tài nguyên du lịch Hà Nội đã đi vào kỷ cương, nề nếp. Uy tín của du lịch Hà Nội được nâng cao trong cả nước và quốc tế, nhờ đó Hà Nội đã được bình chọn là 1 trong 10 thành phố du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Với sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan từ trung ương đến địa phương ngành du lịch Hà Nội đã phát triển đúng hướng và đạt được những kết qủa cụ thể sau:

Năm 2006, lực lượng kinh doanh du lịch tại Hà Nội đã phát triển ở tất cả các loại hình với 242 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình - 5


Trong đó có 2 doanh nghiệp ( Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm Diethelm ) đạt danh hiệu Topten công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Trong công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thành phố cũng tích cực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành.

Sự tăng trưởng ổn định trong kinh doanh của ngành du lịch Hà Nội còn là kết quả của hàng loạt các hoạt động trong từng lĩnh vực. Ngành du lịch Hà Nội cũng đã dành sự quan tâm thích đáng đến công tác xúc tiến, tuyền truyền, quảng bá du lịch với nhiều hình thức đa dạng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền quảng bá nhân sự kiện Hội nghị cấp cao APEC trong năm 2006 được ngành du lịch Hà Nội đặc biệt coi trọng, góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của thủ đô. Ngoài ra, việc hợp tác phát triển du lịch giữa Hà Nội và các địa phương cũng đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Tính đến nay, Sở du lịch Hà Nội đã ký thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với 19 tỉnh trong cả nước. Trong thời gian tới ngành sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương khác nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy phát triển du lịch của từng địa phương và cả nước.

Về hợp tác quốc tế: sở du lịch Hà Nội đã tổ chức các đoàn khảo sát xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm như: Mỹ, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ...; tham gia hội chợ triển lãm du lịch tại Thái Lan; phối hợp với văn phòng đại diện hàng không Việt Nam và văn phòng đại diện thương mại Hà Nội tại tokyo cung cấp thông tin tư liệu du lịch phục vụ các hoạt động quảng bá xúc tiến tại Nhật Bản và một số thị trường trọng điểm.

Có thể khẳng định, những năm qua ngành Du lịch Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực cả về chất và lượng, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao; đã xác định đúng hướng đầu tư, phát triển. Bước vào thiên niên kỷ mới cùng


với sự cố gắng nỗ lực và đồng lòng của các ngành, các cấp, du lịch Hà Nội sẽ cùng với cả nước góp phần đưa "Việt Nam trở thành điểm đến của bạn bè du khách năm Châu".

1.4.2 Kinh nghiệm của Thành phố Hải Phòng.

Trong những năm vừa qua, ngành Du lịch Hải Phòng cũng đã đạt được những thành công lớn. Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Hải Phòng. Do có sự quan tâm chỉ đạo của tổng cục du lịch, của UBND thành phố và sự nỗ lực của ngành, du lịch Hải Phòng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều dự án du lịch (khu vui chơi giải trí, các khách sạn mới hiện đại), cải thiện môi trường du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngành cũng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác quy hoạch, đầu tư du lịch; nghiên cứu thị trường, sản phẩm, nâng cao khả năng kinh doanh; đẩy mạnh khai thác các tuyến tour du lịch; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch Hải Phòng trên cả nước và quốc tế nhằm thu hút du khách.

Ngành đã xây dựng đề án phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020 nhằm khai thác tiềm năng du lịch của địa phương đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của thành phố. Những chiến lược cụ thể mà ngành đã đạt được là:

Đã hoàn chỉnh sớm quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Hải Phòng, trước hết đã hoàn thành quy hoạch chi tiết các trọng điểm du lịch ở: Cát Bà, Đồ Sơn, Thuỷ Nguyên...kết hợp với vận động nhân dân bảo vệ, tôn tạo, giữ gìn tài nguyên và môi trường sinh thái các khu du lịch.

Ngành du lịch Hải Phòng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư vào phát triển du lịch, đồng thời tập trung vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cơ sở các vùng trọng


điểm du lịch của thành phố: Đồ Sơn, Cát Bà; xây dựng cảng du lịch nội địa quốc tế, nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế, nâng cấp các nhà nghỉ, khách sạn...Hiện thành phố có 7 doanh nghiệp và 2 chi nhánh có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế, 51 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và 6 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hải Phòng đã tập trung phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch sinh thái biển kết hợp với nghỉ dưỡng, thể thao, hội thảo. Công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp thị du lịch được đẩy mạnh nhằm thu hút du khách, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, Với sự nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế, Ngành du lịch Hải Phòng đã phát triển mạnh và không ngừng vươn lên, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đưa du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế.

1.4.3 Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch.

Có thể khẳng đinh rằng, trong những năm qua, du lịch Quảng Ninh đã thực sự có bước chuyển mình đóng góp tích cực vào hoạt động du lịch của cả nước cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trên cơ sở nắm bắt sâu sát sự chỉ đạo của tổng cục du lịch Việt Nam và các cấp lãnh đạo tỉnh, ngành du lịch Quảng Ninh cũng đã có những hoạch định cụ thể, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn. Với phương châm luôn coi Du lịch là "ngành kinh tế mũi nhọn", du lịch Quảng Ninh đang phát triển ngày càng mãnh mẽ và xuất phát từ đặc thù riêng của mình cùng với du lịch cả nước, du lịch Quảng Ninh đã thực sự "đi trước" trên chặng đường hội nhập.

Từ năm 2001 đến nay, Du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển nhanh, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng được đầu tư lớn. Nhờ đó mà lượng


khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Ninh ngày một đông. Tổng khách du lịch trong giai đoạn này tăng trung bình 14%, trong đó khách quốc tế tăng trung bình 16%, doanh thu tăng 25%. Hoạt động du lịch đã có tác động tích cực đến sự phát triển của ngành kinh tế dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bằng việc ra đời các sản phẩm du lịch mới chất lượng như khu du lịch Tuần Châu, cáp treo Yên Tử, công viên quốc tế Hoàng Gia, từ năm 2001 đến nay du lịch Quảng Ninh đã thực sự mang một diện mạo mới. Đặc biệt trong năm 2006 cầu Bãi Cháy bắc qua sông Cửa Lục đã chính thức khánh thành mang đến cho du lịch Quảng Ninh một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn. Với nhiều sự kiện trọng đại có ý nghĩa của đất nước, của tỉnh, của ngành, năm 2006 du lịch Quảng Ninh đã đón 3,1 triệu lượt khách trong đó khách quốc tế đã vượt ngưỡng 1 triệu. Kết quả đó khẳng định chủ trương, chính sách của Quảng Ninh về phát triển du lịch là: " nhanh - trúng- đúng". Việc ban hành một loạt các nghị quyết như số 08/NQ-TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh về đổi mới, phát triển du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001-2010, Nghị quyết số 21/NQ-TU về đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ giai đoạn 2006-2015, Quyết định về quản lý các hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long ... vừa tạo nên đòn bẩy đồng thời cũng chính là hành lang pháp lý quan trọng để du lịch Quảng Ninh phát triển.

Công tác đầu tư, phát triển du lịch có tốc độ tăng trưởng khá. Về đầu tư cơ sở lưu trú tăng trung bình 18%/năm. Tính đến nay ở Quảng Ninh đã có 11 khách sạn 4 sao. Tổng số buồng, phòng được xếp hạng từ 1 đến 4 sao chiếm tỷ lệ 35% tổng số buồng, phòng. Năm 2001 toàn tỉnh mới chỉ có 251 tàu vận chuyển khách tham quan Vịnh Hạ Long đến nay đã tăng lên 376 tàu, tốc độ tăng trung bình 19%/năm. Loại tàu nghỉ đêm trên vịnh với tổng số 61tàu được đầu tư lớn với 341 phòng đủ tiêu chuẩn chất lượng cao. Từ thực tế trên cho


thấy, công tác đầu tư được chú trọng, tỉnh và ngành đã tập trung vào những mô hình chất lượng, tạo hiệu quả kinh tế xã hội lớn. Thời gian qua, Quảng Ninh đã có 8 dự án đầu tư bằng nguồn vốn của chương trình phát trỉên hạ tầng du lịch quốc gia với tổng kinh phí được phê duyệt là 314 tỷ đồng và hiện nay đã có 4 dự án đưa vào sử dụng.

Một trong những thành công lớn của du lịch Quảng Ninh trong những năm qua là việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cùng với chính sách mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, phát huy lợi thế của địa phương, những năm qua, Quảng Ninh đã không ngừng tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch. Tỉnh và ngành Du lịch Quảng Ninh đã ký kết nhiều thoả thuận hợp tác phát triển du lịch với các địa phương ở các nước như tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), Saint- Malo (Pháp) , Udonthaini (Thái Lan)...Từ tháng 9/2006, Quảng Ninh là thành viên thứ 10 của diễn đàn du lịch Đông Á (EATOF) - Đây là những "cánh cửa " nối dài cánh tay du lịch Quảng Ninh vươn tới nhiều thị trường du lịch.

Có thể thấy, với những sách lược có tính chất đón đầu, cùng con đường mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp Quảng Ninh sớm hội nhập với khu vực và quốc tế. Theo đó, thương hiệu du lịch Hạ Long - Quảng Ninh đã được khẳng định trên sân chơi chung của du lịch quốc tế. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII nêu rõ:" Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có đẳng cấp khu vực và Châu lục vào năm 2015". Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của của Tổng cục du lịch, của lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan ban, ngành Trung ương và địa phương cùng sự nỗ lực của chính mình, ngành du lịch Quảng Ninh cũng đã phát triển mạnh mẽ và đang bước vào một giai đoạn thịnh vượng nhằm mang lại hiệu quả cho trung tâm du lịch lớn của đất nước, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.


* Từ việc phân tích, tổng hợp khái quát một số kết quả đạt được về hoạt động du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh - những trung tâm du lịch lớn của cả nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình như sau:

1. Công tác qui hoạch được thực hiện một cách khoa học, thực tiễn giúp cho việc định hướng đầu tư, qui mô đầu tư, phương thức đầu tư và hiệu quả đầu tư. Công tác qui hoạch nhất thiết phải đi từ qui hoạch tổng thể rồi đến qui hoạch chi tiết. Đồng thời phải chỉ đạo để kịp thời bổ xung qui hoạch và chỉ đạo thực hiện đúng qui hoạch đã được phê duyệt. Ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thể chế hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể. Thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương trong nước và thế giới, tổng kết thực tiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của địa phương.

2. Phải chú trọng tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, tăng khả năng cạnh tranh. Xúc tiến quảng bá là tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch, cần được tiến hành một cách khoa học, chuyên nghiệp, sâu rộng và thường xuyên. Muốn tăng cường thu hút khách du lịch, với số lượng nhiều, thời gian lưu trú lâu và mức chi tiêu cao, một mặt phải nghiên cứu thị trường tỷ mỷ, hệ thống làm cơ sở xây dựng sản phẩm đặc thù, chất lượng cao, đa dạng, giá cả phù hợp khả năng thanh toán của khách. Mặt khác, vấn đề quan trọng là phải tuyên truyền quảng bá ở tầm vĩ mô và quảng cáo ở tầm doanh nghiệp thật sâu, rộng ở trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, thành những chiến dịch, qui mô lớn, tập trung vào những thị trường trọng điểm để phát động, củng cố và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng hợp tác, hội nhập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022