Viện Kiểm Sát Thụ Lý Kiểm Sát Điều Tra (Vụ/bị Can)

chuẩn bắt tạm giam; không có trường hợp nào bị tạm giữ, tạm giam quá hạn hoặc phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp xong phải trả tự do vì không có căn cứ và trái pháp luật. [45], [46], [47], [48], [49].

* ADPL trong thực hành quyền công tốgiai đoạn điều tra qua việc đề ra yêu cầu điều tra và thực hiện một số hoạt động điều tra khi cần thiết

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 63/2013/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm và Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của VKSND tối cao chỉ đạo các biện pháp tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. Kiểm sát viên được phân công giải quyết án hình sự đã ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản.

Cả năm 2014, VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái đề ra được 131 yêu cầu điều tra, chiếm 25% án khởi tố mới [48]. Đến năm 2015, hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái đã đề ra 421 yêu cầu điều tra bằng văn bản, chiếm tỷ lệ 82,7% số án mới kiểm sát điều tra [46]. Số liệu này thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ Kiểm sát viên ngành Kiểm sát tỉnh Yên Bái về vai trò, tầm quan trọng của việc tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra mà biểu hiện cụ thể và rò nét nhất là việc đề ra yêu cầu điều tra, chỉ đạo điều tra đối với CQĐT.

Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã chủ động kiểm sát chặt chẽ các vụ án ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình điều tra, tích cực đề ra yêu cầu điều tra, đảm bảo việc thu thập chứng cứ đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật, đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, đảm bảo thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội. Nhờ vậy, chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra từng bước được nâng cao, không có vụ án nào quá hạn điều tra, truy tố, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung được hạn chế ở mức thấp nhất.

Trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, VKSND tỉnh Yên Bái luôn đề cao trách nhiệm thực hành quyền công tố, chủ động đề ra yêu cầu điều tra để cơ quan điều tra thực hiện, bám sát tiến độ điều tra và các kết quả thu được qua hoạt

động điều tra. Do đó, trong nhiều trường hợp, Viện kiểm sát thấy cần phải tự tiến hành một số hoạt động điều tra để có thể phát hiện, thu thập chứng cứ một cách kịp thời, đầy đủ chứ không chỉ bị động chờ đợt kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Kiểm sát viên thường xuyên tiến hành một số hoạt động điều tra được pháp luật cho phép như: triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự; tiến hành đối chất... theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

* ADPL trong thực hành quyền công tố qua việc quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án

Theo số liệu báo cáo, thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái, từ năm 2011 đến 2015, VKS hai cấp tỉnh Yên Bái đã kiểm sát điều tra 2.574 vụ/4.755 bị can, Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố 2.332 vụ/3.713 bị can, đình chỉ điều tra 22 vụ/29 bị can, tạm đình chỉ 136 vụ/56 bị can. [45], [46], [47], [48], [49].

Bảng 2.4: Viện kiểm sát thụ lý kiểm sát điều tra (vụ/bị can)


NĂM

CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng thụ lý KSĐT

540/831

475/736

527/864

523/762

509/730

CQĐT đề nghị truy tố

425/675

455/704

503/877

461/716

488/741

CQĐT đình chỉ điều tra

5/3

2/4

2/3

6/8

7/11

CQĐT tạm đình chỉ điều tra

20/19

21/17

21/9

33/07

41/4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân – Thực tiễn tại tỉnh Yên Bái - 9

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái).

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được chú trọng và tăng cường ngay từ đầu, do đó về cơ bản hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp số bị can đã khởi tố sau phải đình chỉ vì không phạm tội, không để xảy ra trường hợp oan sai hoặc bỏ lọt tội, hình sự hoá các quan hệ dân sự, hành chính… Áp dụng pháp luật trong trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, truy tố của Viện kiểm sát đảm bảo đúng người, đúng tội và có

căn cứ pháp luật, không có trường hợp nào Viện kiểm sát phải rút quyết định truy tố hoặc Viện kiểm sát truy tố mà Toà án tuyên không phạm tội.

Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái đã phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự. Hằng năm, liên ngành tố tụng hai cấp xây dựng được từ 5 đến 10 vụ án điểm để điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, đưa hàng trăm vụ án đi xét xử lưu động nhằm tuyên truyền pháp luật và phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tổng số án Viện kiểm sát tỉnh Yên Bái phải giải quyết trong 5 năm (2011- 2015) là 2.363 vụ/3.770 bị can; VKS đã quyết định truy tố 2.339 vụ/3.679 bị can; quyết định đình chỉ 20 vụ/71 bị can; tạm đình chỉ 6 vụ/8 bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung 12 vụ/24 bị can (Bảng 2.5). [45], [46], [47], [48], [49].

Bảng 2.5: Viện kiểm sát thụ lý giải quyết (vụ/bị can)


NĂM

CHỈ TIÊU

2011

2012

2013

2014

2015

Thụ lý

448/718

455/704

511/891

461/716

488/741

Truy tố

425/668

464/698

513/891

454/685

483/737

Đình chỉ

5/24

1/5

5/18

5/20

4/4

Tạm đình chỉ

0

1/1

0

0

6/7

Trả ĐTBS

0

3/3

0

3/3

6/8

(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái).

Với số liệu thống kê ở trên cho thấy số vụ án, bị can mà Viện kiểm sát hai cấp hàng năm truy tố đề nghị Tòa án xét xử có chiều hướng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước. Tuy số lượng án phải xử lý không nhỏ nhưng Viện kiểm sát hai cấp đã nỗ lực cố gắng, hàng năm tỷ lệ giải quyết án của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đạt rất cao: Năm 2011 đạt 95,9%, năm 2012 đạt 98%, năm 2013 đạt 99,2%, năm 2014 đạt 98,6%, năm 2015 đạt 99,6%, đều vượt kế hoạch của ngành đề ra. [45], [46], [47], [48], [49].

Các quyết định truy tố của Viện kiểm sát đều chính xác, có căn cứ, đúng pháp luật; không để xảy ra oan, sai, không có vụ án nào Viện kiểm sát truy tố mà

Tòa án tuyên không phạm tội. Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của ngành Kiểm sát tỉnh Yên Bái trong những năm qua.

Trên cơ sở kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát tỉnh Yên Bái đã tổng hợp các vi phạm của cơ quan điều tra, kịp thời kiến nghị yêu cầu khắc phục. Một số vi phạm phổ biến được kiến nghị như: Vi phạm trong việc để quá thời hạn xử lý tin báo, tố giác tội phạm; thu thập chứng cứ; xử lý vật chứng; quá thời hạn điều tra; chưa tích cực điều tra...

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái trong quá trình thực hành quyền công tố không chỉ quan tâm đến việc phát hiện và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi phạm tội mà còn đặc biệt chú trọng đến công tác phòng ngừa tội phạm, thường xuyên tổng hợp làm rò những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội từ đó kiến nghị với các cơ quan, tổ chức; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để có các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, phòng ngừa tội phạm trên địa bàn một cách có hiệu quả.

Cũng theo số liệu báo cáo, thống kê của Viện kiểm sát hai cấp tỉnh Yên Bái, trong 5 năm qua, cơ quan điều tra đã đình chỉ 22 vụ/29 bị can (năm 2011 đình chỉ 5 vụ/3 bị can, năm 2012 đình chỉ 2 vụ/4 bị can, năm 2013 đình chỉ 2 vụ/3 bị can, năm 2014 đình chỉ 6 vụ/8 bị can, năm 2015 đình chỉ 7 vụ/11 bị can); số vụ án/bị can mà cơ quan điều tra đã tạm đình chỉ điều tra là 136 vụ/56 bị can (năm 2011 là 20 vụ/19 bị can, năm 2012 là 21 vụ/17 bị can, năm 2013 là 21 vụ/9 bị can, năm 2014 là 33 vụ/7 bị can, năm 2015 là 41 vụ/4 bị can). Viện kiểm sát hai cấp đã đình chỉ 20 vụ/71 bị can (năm 2011 đình chỉ 5 vụ/24 bị can, năm 2012 đình chỉ 1 vụ/5 bị can, năm 2013 đình chỉ 5 vụ/18 bị can, năm 2014 đình chỉ 5 vụ/20 bị can, năm 2015 đình chỉ 1 vụ/1 bị can); tạm đình chỉ 6 vụ/8 bị can (năm 2012 tạm đình chỉ 1 vụ/1 bị can, năm 2015 tạm đình chỉ 5 vụ/7 bị can) [45], [46], [47], [48], [49].

Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù số lượng vụ án và bị can đã khởi tố, điều tra lớn nhưng tỷ lệ án đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra cũng không nhỏ. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ điều tra là có căn cứ, chủ yếu là do sau khi phạm tội các bị can bỏ trốn, hoặc hết thời hạn điều tra chưa xác định được bị can. Các vụ án phải đình chỉ

chủ yếu là do bị can chết, hoặc do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu đối với các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Cơ quan điều tra đã áp dụng căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ đúng pháp luật, thủ tục ra quyết định bảo đảm tố tụng; các bị can tạm đình chỉ, đình chỉ do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tâm thần đều đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc ngay sau đó; các bị can trốn đều có quyết định truy nã và có thông báo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, trong những năm qua, với sự nỗ lực, cố gắng của toàn ngành Kiểm sát nói chung và VKSND tỉnh Yên Bái nói riêng, hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra đã đạt được những chuyển biến rò rệt, góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân; từng bước hạn chế, khắc phục tình trạng làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm theo đúng tinh thần, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra như đã phân tích ở trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất: Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm rất lớn đến công tác tư pháp, đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác này trong đó đáng chú ý là Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000, Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị... Trên cơ sở đó, Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều văn bản pháp luật; các cơ quan tư pháp Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn ADPL, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương ADPL một cách đồng bộ, thống nhất. Các văn bản pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác liên quan ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh phù hợp và bảo vệ các quan hệ kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS trong hoạt động điều tra ngày càng được củng cố và phát triển, ghi nhận rò hơn trong các văn bản pháp luật, nhất là Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND và các văn bản hướng

dẫn thi hành. Sự phát triển đó của pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho VKS thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, bảo đảm phương châm chính xác, kịp thời và triệt để, làm rò nguyên nhân của tội phạm và các vi phạm pháp luật để kiến nghị phòng ngừa.

Trong quá trình thực hiện các hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, VKSND hai cấp tỉnh Yên Bái cũng đã tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy, Hội đồng nhân dân, sự ủng hộ của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của nhân dân trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Thứ hai: VKSND là cơ quan thường trực của các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương, đã tổ chức tốt việc giao ban liên ngành tố tụng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động ADPL, từ đó tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là giữa VKS và CQĐT trong hoạt động ADPL ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các khâu công tác trong từng đơn vị và sự học tập, đúc rút kinh nghiệm giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát Yên Bái đối với công tác này. Vì thế, đã góp phần nâng cao chất lượng ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra, không để xảy ra tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong ngành được tăng cường và thực hiện kịp thời. VKSND tỉnh Yên Bái đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; xây dựng và hoàn thiện hệ thống các Quy chế nghiệp vụ, chế độ thống kê, báo cáo, quản lý án hình sự; thường xuyên tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học; đổi mới và tăng cường công tác sắp xếp, đào tạo cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử án hình sự. Các VKS cấp huyện cũng đã xây dựng kế hoạch công tác của đơn vị, bám sát nhiệm vụ, kế hoạch công tác của VKS tỉnh cũng như chỉ thị, kế hoạch công tác của VKSND tối cao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.

Thứ tư: Lãnh đạo, Kiểm sát viên và cán bộ ngành Kiểm sát tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến, trưởng thành về trình độ chính trị, hiểu biết pháp luật và

năng lực chuyên môn nghiệp vụ; đã nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của hoạt động ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra. Từ đó VKS hai cấp tỉnh Yên Bái đã có sự sắp xếp, bố trí thành bộ phận chuyên trách, chuyên sâu để giải quyết công việc. Kiểm sát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ về cơ bản đều có trình độ pháp lý và năng lực chuyên môn nghiệp vụ (đều được đào tạo qua trình độ cử nhân luật, cao đẳng kiểm sát, một số đồng chí có trình độ thạc sỹ luật) do đó đã từng bước nắm vững và vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự trong hoạt động nghiệp vụ, ADPL chính xác và thống nhất.

Thứ năm: VKSND tỉnh Yên Bái trong những năm qua đã được sự quan tâm của ngành và của địa phương trong việc trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc... về cơ bản cho đến nay đã hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Các đơn vị trong hai cấp kiểm sát tỉnh Yên Bái đều có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị máy vi tính, máy photo-copy, ô tô, xe máy công... để phục vụ công tác. Về chế độ tiền lương, phụ cấp của Kiểm sát viên tuy còn nhiều bất cập nhưng cũng không phải là thấp so với mặt bằng chung. Với sự tạo điều kiện và quan tâm như trên, cán bộ, Kiểm sát viên ngành Kiểm sát tỉnh Yên Bái đã phần nào yên tâm công tác, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

2.2. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái (2011 - 2015) và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, hoạt động áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh Yên Bái thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc nắm và quản lý tố giác, tin báo về tội phạm của một số đơn vị còn yếu, chưa chủ động yêu cầu CQĐT thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và còn lúng túng về phương thức kiểm sát. Định kỳ, VKS chưa nắm được tình hình tội phạm trên địa bàn hoặc lĩnh vực phụ trách; chưa nắm chắc những tố giác, tin báo về tội phạm còn bỏ sót không được CQĐT thụ lý, xác minh. Chất lượng phân loại, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm còn thấp, chưa đánh giá được tỷ

lệ khởi tố và không khởi tố vụ án hình sự trên tổng số tố giác, tin báo về tội phạm mà CQĐT đã tiếp nhận được. Thiếu biện pháp đôn đốc CQĐT khắc phục tình trạng để tồn đọng thông tin về tội phạm, quá hạn luật định chưa giải quyết.

Thứ hai, là cơ quan được pháp luật giao quyền hạn, trách nhiệm quyết định và kiểm sát việc khởi tố, bảo đảm cho việc khởi tố đúng pháp luật, có căn cứ nhưng một số đơn vị VKSND cấp huyện và đơn vị thuộc VKS tỉnh còn thụ động, chưa nhận thức đầy đủ, chưa thể hiện được vai trò, quyền hạn và trách nhiệm này. Quá trình kiểm sát có lúc, có nơi thực hiện các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án, bị can hoặc để hủy bỏ các quyết định khởi tố không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT chưa được VKS hai cấp thực hiện một cách có hiệu quả, thiếu kiên quyết. Có trường hợp còn để CQĐT khởi tố, điều tra sau đó thấy không đủ căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ hoặc đình chi vụ án do bị can không thực hiện hành vi phạm tội. Số vụ tạm đình chỉ điều tra do chưa xác định được đối tượng gây án và do bị can bỏ trốn còn chiếm tỷ lệ đáng kể (khoảng 16-17%) nhưng VKS chưa tích cực đôn đốc CQĐT truy bắt bị can để phục hồi điều tra, xử lý. Số vụ đình chỉ điều tra còn nhiều, trong đó đáng lưu ý số vụ đình chỉ do hành vi của bị can không cấu thành tội phạm vẫn xảy ra.

Thực tế, theo báo cáo, thống kê của VKSND tỉnh Yên Bái từ năm 2011 đến năm 2015, số vụ án, bị can mà VKS trực tiếp khởi tố, hủy bỏ các quyết định không khởi tố không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT là không có; số vụ án VKS yêu cầu CQĐT khởi tố để điều tra là 2 vụ/tổng số 2.519 vụ án khởi tố mới (chiếm 0,08%); số bị can VKS yêu cầu CQĐT khởi tố để điều tra là 4 bị can/tổng số 3.850 bị can khởi tố mới (chiếm 0,1%), đây là con số rất khiêm tốn.

Trên thực tế, nhiều Viện kiểm sát cấp huyện do chưa có biện pháp nắm, quản lý và xử lý tin báo, tố giác tội phạm có hiệu quả, mặc dù đã mở hòm thư tố giác và công khai số điện thoại cho nhân dân biết. Vì vậy, trong nhiều năm liền có đơn vị VKSND cấp huyện không trực tiếp khởi tố được vụ án nào. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít tội phạm xảy ra nhưng không được phát hiện xử lý kịp thời để khởi tố điều tra hoặc CQĐT không khởi tố vụ án nhưng VKS không nắm được để khởi tố hoặc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022