Đánh giá của người dạy và tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của xã hội.
1.3.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực
Bản chất của dạy và học tích cực là: Khai thác động lực học tập của người học để phát triển chính họ; Coi trọng lợi ích nhu cầu của cá nhân người học,đảm bảo cho họ thích ứng với đời sống xã hội.
Đặc trưng của dạy và học tích cực gồm: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh; Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học; Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác; Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò; Dạy và học tích cực nhấn mạnh: Tính hoạt động cao của người học; Tính nhân văn cao của giáo dục.
Vai trò của giáo viên trong dạy học tích cực
Giáo viên là người: Thiết kế và tạo môi trường cho phương pháp học tích cực; Khuyến khích, ủng hộ, hướng dẫn hoạt động của HS; Thử thách và tạo động cơ cho HS; Khuyến khích đặt câu hỏi và đặt ra những vấn đề cần giải quyết; Nhận thức của giáo viên về việc thực hiện giờ dạy trên lớp và kiểm tra đánh giá học sinh; Cốt lõi của đổi mới dạy học là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh mà đổi mới phương pháp dạy học sẽ là khâu đột phá. Để thực hiện được điều đó giáo viên cần tổ chức hoạt động học đa dạng cho học sinh, thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp từ kiểm tra bài cũ, dạy học kiến thức mới, ôn luyện, củng cố, nâng cao kiến thức đã học, đến việc kiểm tra, đánh giá bước đầu việc nắm kiến thức của học sinh ngay trên lớp. Giáo viên nên chú ý đến sự kết hợp các phương pháp dạy học đa dạng như đàm thoại, gợi mở; dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm của học sinh có thể nhóm theo bàn, theo dãy bàn, theo tổ, …giờ dạy sẽ sinh động, hấp dẫn, tránh nhàm chán. Chuẩn bị tốt các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học như: Phiếu học tập, máy chiếu, bảng phụ, nam châm, tư liệu, tranh ảnh…Giáo viên cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học coi đó là công cụ hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học có hiệu quả nhưng cũng không nên lạm
dụng công nghệ thông tin biến nó thành phương tiện dạy học chính yếu,... Ta cũng không nên tầm thường hoá việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen vì giáo viên không được viết, xoá thoải mái. Tránh dạy học ứng dụng công nghệ thông tin nhưng cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự thú vị một cách chung chung; Đối với phần củng cố kiến thức, GV tổ chức các hình thức game show như ô chữ, đố vui, tìm từ khóa hoặc ứng dụng bài tập… để HS khắc sâu kiến thức đã học với tinh thần “Vui để học”; Riêng phần dặn dò, GV cho HS ghi hướng dẫn, phân công công việc, tìm tư liệu, hình ảnh… cho tiết học sau của từng nhóm, từng cá nhân (nhớ kiểm tra lại công việc đã giao ở tiết sau). Để giờ dạy hấp dẫn giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động, ngắn gọn, dễ hiểu, tác phong thân thiện, gần gũi, coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tạo hứng thú thực sự cho các em bởi vì nhà giáo không đơn thuần là người nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa trong tâm hồn các em; Giáo viên cũng cần chú ý đến việc dạy học sát đối tượng trong đó coi trọng bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong từng tiết dạy; Kiểm tra, đánh giá, Đây là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ phản ánh kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh mà còn tác động mạnh tới các khâu khác của quá trình dạy học. Nếu chỉ đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp mà không đổi mới kiểm tra, đánh giá thì đổi mới sẽ không hiệu quả. Đề kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phải thể hiện ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đề kiểm tra cần mang tính phân hoá học sinh, phải vừa sức với học sinh, cần bám sát chương trình, nội dung học tập và sách giáo khoa Nên chú trọng đến dạng câu hỏi mở để có thể phát huy tối đa khả năng tư duy, liên tưởng, sáng tạo, chính kiến cá nhân của học sinh, nhất là đối với môn ngữ văn…Giáo viên cũng nên
đa dạng hình thức kiểm tra đánh giá không chỉ thầy đánh giá trò mà còn là trò đánh giá trò, trò tự đánh giá mình, trò đánh giá thầy,…
Nói chung, để có một giờ dạy thực sự hiệu quả, hấp dẫn, sinh động người giáo viên cần có nền tảng kiến thức vững vàng, kĩ năng ứng xử sư phạm linh hoạt muốn vậy cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ qua hình thức tự học, tích cực dự giờ đồng nghiệp, tích cực tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng hơn hết theo tôi để việc dạy học của giáo viên thành công người thầy cần có cái “Tâm” với nghề, bởi thầy giáo mà thiếu chữ “Tâm” thì không thể giáo dục người khác được
Vai trò của Học sinh trong dạy học tích cực:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 1
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn - 2
- Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Của Giáo Viên Trong Trường Thpt
- Về Năng Lực Chuẩn Bị Lập Kế Hoạch Dạy Học Môn Học
- Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Của Giáo Viên Đáp Ứng Chuẩn Nghề Nghiệp Theo Yêu Cầu Đổi Mới Giáo Dục Hiện Nay
- Số Liệu Về Giáo Dục Của Thành Phố Lạng Sơn Năm 2012
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
- Chủ động trao đổi/xây dựng kiến thức.
- Khai thác, tư duy, liên hệ.
- Kết hợp kiến thức mới với kiến thức đã có từ trước.
Về vai trò của người học
Trước đây HS học theo lối thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào GV. Vào lớp, HS chỉ biết nghe GV giảng và chép theo những gì GV đọc. Thi thoảng các em cũng tham gia xây dựng bài mới nhưng không có thói quen thảo luận, làm việc nhóm. Với việc đổi mới hình thức dạy và học hiện nay các em không còn xa lạ với việc sinh hoạt nhóm nữa, thậm chí các em còn rất thích.
HS còn phải tự học tự rèn ở nhà. Trước khi đến lớp, HS phải đọc bài mới trong SGK, gạch dưới những ý chính, trả lời một số câu hỏi gợi ý của GV hoặc câu hỏi trong SGK vào vở bài soạn. Nếu có thắc mắc thì ghi lại bảng câu hỏi để vào lớp trao đổi nhóm hoặc hỏi thầy cô. Có như vậy HS mới chủ động hơn trong việc xây dựng và tiếp thu bài mới. GV chốt lại và nhấn mạnh trọng tâm nội dung bài học để học sinh tự ghi bài. Trên lớp các em phải thực hiện phương châm: “Tai nghe, tay viết, mắt nhìn, óc suy nghĩ”.
Năm yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực trong lớp học
Có 5 yếu tố thúc đẩy dạy và học tích cực gồm: 1) Không khí và các mối quan hệ nhóm; 2) Phù hợp với trình độ phát triển của học sinh; 3) Sự gần gũi với
thực tế; 4) Mức độ hoạt động trong giờ học; và 5) Phạm vi tự do sáng tạo của học sinh
Cụ thể như sau:
Không khí và các mối quan hệ nhóm
Xây dựng môi trường lớp học mang tính kích thích (bàn ghế, trang trí trên Tường, cách sắpxếp không gian lớp học…); Quan tâm tới sự thoải mái về tinh thần; Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực; Tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiện quan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm,.. và hợp tác trong các hoạt động tổ chức và học tập; Tạo ra môi trường học tập thoải mái, không căng thẳng, không nặng lời, không gây phiền nhiễu; Cho phép có các hoạt động giải trí nhẹ nhàng, truyện vui, đùa giỡn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phù hợp với trình độ phát triển của học sinh
Tính tới sự phân hoá về nhịp độ học tập giữa các học sinh khác nhau; Tính tới sự khác biệt về trình độ phát triển của học sinh; Trình bày sáng rõ về những mong đợi của thày ở trò (nhất trí thoả thuận); Đưa ra các yêu cầu rõ ràng, tránh mơ hồ, đa nghĩa; Cho phép học sinh giúp đỡ lẫn nhau; Quan sát trẻ học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng em; Dành thời gian đặt các câu hỏi yêu cầu trẻ động não và hỗ trợ từng học sinh; Tạo điều kiện trao đổi về nhiệm vụ với trẻ (vòng tròn đánh giá).
Sự gần gũi với thực tế:
Nỗ lực gắn liền nội dung nhiệm vụ với các mối quan tâm của trẻ và thế giới thực tại xung quanh; Tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc với vật thực/tình huống thực; Sử dụng các công cụ dạy học hấp dẫn (trình chiếu, video, tranh ảnh,…) để “mang” học sinh lại gần đời sống thực tế; Giao các nhiệm vụ có ý nghĩa với trẻ, và là những nhiệm vụ vận dụng môn học; Khai thác những đề tài vượt lên trên những giới hạn của cácmôn học riêng rẽ.
Mức độ hoạt động trong giờ học:
Hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi; Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; Tích hợp các hoạt động học mà chơi/các trò
chơi giáo dục; Thay đổi xen kẽ các hoạt động và nhiệm vụ học tập; Tăng cường các trải nghiệm thành công; Tăng cường sự tham gia tích cực; Đảm bảo hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ thày cô); Đảm bảo đủ thời gian thực hành.
Phạm vi tự do sáng tạo:
Động viên khuyến khích học sinh tự mình giải quyết vấn đề; Đặt các câu hỏi mở, yêu cầu tự luận - thay vì các câu hỏi đóng mang tính nhắc lại (cho phép trẻ đào sâu suy nghĩ sáng tạo); Tạo điều kiện và cơ hội để học sinh tham gia.
1.3.2. Trách nhiệm của Sở GD&ĐT, nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên trong thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục học sinh
Trách nhiệm của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới PPDH, KTĐG cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và tổ chức tổng kết thực tiễn về đổi mới PPDH, KTĐG.
Tổ chức bồi dưỡng (tập trung, từ xa, hướng dẫn giáo viên tự học, tư vấn giúp đỡ qua thanh tra, kiểm tra ...) cho giáo viên về đổi mới PPDH, KTĐG.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán môn học, mạng lưới hỗ trợ chuyên
môn
Phát triển các mô hình điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy
tác dụng của các gương điển hình về đổi mới PPDH, KTĐG.
Huy động, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của địa phương, của ngành để tạo điều kiện tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH, KTĐG.
Giám sát, đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG ở địa phương/các nhà trường
Trách nhiệm của hiệu trưởng
- Xây dựng môi trường học tập trong nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên thường xuyên phát triển chuyên môn nghiệp vụ, tập trung vào đổi mới PPDH, KTĐG
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong nhà trường
Kiên trì tổ chức hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.
Chăm lo các điều kiện, phương tiện phục vụ giáo viên đổi mới PPDH.
Tổ chức thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong nhà trường và học sinh về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng giáo viên trong trường.
Đánh giá sát đúng trình độ, năng lực và sự phù hợp trong PPDH, KTĐG của từng giáo viên trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng những giáo viên thực hiện đổi mới PPDH mang lại hiệu quả.
Phối hợp giữa các tổ chuyên môn trong nhà trường .Phối hợp với cộng đồng địa phương, CMHS thực hiện đối mới PPDH,KTĐG.
Trách nhiệm của tổ chuyên môn
Phải hình thành giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH, KTĐG.
Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực thực hiện đổi mới PPDH, KTĐG có hiệu quả.
Trách nhiệm của giáo viên
Để đổi mới PPDH,KTĐG mỗi giáo viên phải thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, KTĐG, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH Học hỏi kinh nghiệm ở trong trường và trường bạn,những giáo viên dạy giỏi; Khai thác cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...phục vụ đổi mới PPDG, KTĐG; Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi
mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao); Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn; Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập; Thực hiện phương pháp bàn tay nặn bột, khích lệ học sinh tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
1.4. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên
1.4.1. Quy định về chuẩn hoá
Chuẩn hoá là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng, phạm trù nhất định ... đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó.
Chuẩn hoá trong giáo dục là những quá trình cần thiết làm cho sự vật, đối tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục. Chuẩn hoá trong giáo dục có các chức năng cơ bản là:
Định hướng quản lý giáo dục; Quy cách hoá các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục; Tạo môi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục.
Quá trình của mỗi chu kỳ chuẩn hoá trong giáo dục bao gồm: Phát triển chuẩn (xây dựng và điều chỉnh chuẩn); Áp dụng chuẩn (ban hành và thực hiện chuẩn trong thực tế).
Quản lý chuẩn hoá (giám sát, đánh giá việc áp dụng chuẩn và đánh giá hiệu lực của chuẩn để phát triển chuẩn cho chu kỳ chuẩn hoá tiếp theo) .
Ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT các Chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên trung học. Quy định này áp dụng đối với giáo viên trung học
giảng dạy tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.
Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.
Làm cơ sở để nghiên cứu, để xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.
1.4.2. Các nội dung của Chuẩn nghề nghiệp
Xin tóm tắt các Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT:
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp