phương thức thực hiện thế nào. Nghiên cứu đưa ra năm giai đoạn chính của một thương vụ M&A gồm: Xem xét tổng thể khả năng thực hiện thương vụ M&A; Xác định và nghiên cứu các mục tiêu có thể đạt được từ thương vụ; Đánh giá các mục tiêu đã đưa ra; Tiến hành đàm phán giữa các bên có liên quan, và Giải quyết các vấn đề sau khi sáp nhập hoặc hợp nhất.
Nghiên cứu của Herrera Partners (2009) [58] xem xét lợi ích các bên đạt được từ thương vụ hợp nhất. Thông thường sau khi hợp nhất, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh số, tăng thị phần và thu hút được nguồn nhân tài từ doanh nghiệp trước hợp nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chấp nhận hi sinh về thời gian và chi phí trước khi đạt được các mục tiêu trên. Điểm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, quyết định sự thành công của thương vụ M&A là việc lựa chọn được doanh nghiệp hướng tới giá trị mục tiêu trong kinh doanh tương tự nhau, đảm bảo mức độ hài hòa về mục tiêu, chiến lược kinh doanh của cả hai bên. Nghiên cứu này đồng thời khẳng định một liên minh giữa hai doanh nghiệp với nhau có thể là một sự lựa chọn tốt cho quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp khi mà việc sáp nhập cổ phần của các doanh nghiệp không khả thi. Thêm vào đó, liên minh cũng cần được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mối quan hệ đối tác thành công, chia sẻ các giá trị và triết lý trong kinh doanh với mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng cao hơn so với trước khi hình thành các liên minh, hợp nhất.
Jefferson Wells (2009) [64, tr 57-82] “Mergers & Acquistions: Turning your vision into reality” thực hiện phân tích sâu về thực tế các thương vụ M&A trên thế giới. Trên thực tế, có khoảng 2/3 số thương vụ mua bán và sáp nhập bị thất bại hay không đạt được kết quả như mong đợi. Một số lý do chính gây nên sự thất bại của các thương vụ M&A đó là các bên thiếu kinh nghiệm giao dịch, không thỏa thuận được các vấn đề liên quan tới nguồn lực nội bộ thời điểm giao kết hợp đồng, định giá giá trị doanh nghiệp thiếu chính xác, không có kế hoạch đánh giá quá trình thực hiện thương vụ, không quan tâm tới vấn đề liên quan tới nhân sự của doanh nghiệp bị sáp nhập. Do vậy, bước quan trọng đầu tiên nhằm hướng tới một thương vụ M&A thành công là cả hai bên bán và mua cần phải xác định rõ mục tiêu chung cần đạt được và tìm ra tiếng nói chung để đạt được những mục tiêu đó.
Nghiên cứu của Michael.E.S Frankel (2010) [70] đã hệ thống hóa rõ thuật ngữ M&A (Mergers and Acquisitions), đây là thuật ngữ được dùng để chỉ sự Sáp nhập và
Thâu tóm của các doanh nghiệp. Trong đó, Sáp nhập là hình thức kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, thống nhất với nhau, hình thành một doanh nghiệp mới, thâu tóm/thôn tính/hợp nhất là hình thức kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp nhưng không hình thành một pháp nhân mới. Tuy nhiên về bản chất, sáp nhập, hợp nhất hay mua lại chính là cơ sở để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cắt giảm bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất và nâng cao thị phần. Xét về bản chất thì nội dung cốt lõi, không thay đổi của hoạt động M&A chính là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung tư bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp, trên cơ sở thực hiện những mục tiêu chiến lược, sách lược của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra các bước cần thiết để thực hiện trong quá trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Nghiên cứu không đề cập cụ thể một loại hình doanh nghiệp mà chỉ nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập chung cho tất cả các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm tới M&A.
Roger Neeland (2012) [80, tr 123-168] mô tả các hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đi sâu phân tích quá trình mua bán và sáp nhập trên cả quan điểm của người mua và người bán theo kinh nghiệm của các bên tham gia. Nghiên cứu tổng kết bốn công đoạn cần lưu ý trong quá trình tiếp cận một thương vụ M&A là lập kế hoạch M&A, xác định mục tiêu của M&A, tiếp cận thực hiện mục tiêu đó và tiến hành đàm phán thương vụ giữa các bên. Khi tham gia thương vụ M&A, doanh nghiệp cần cân nhắc việc tiến hành thương vụ thì cả doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán cần phải lập thành một nhóm, thực hiện công việc hướng tới mục đích chung và giúp cho thương vụ dễ dàng giao dịch, dẫn tới thành công một cách dễ dàng hơn. Thêm vào đó việc phát triển các chiến lược phục vụ cho quá trình M&A cũng đòi hỏi sự thống nhất ý kiến giữa cả nhóm thành viên, những người có sự hiểu biết rõ nhất về thương vụ và hài hòa mục tiêu của cả bên mua và bên bán. Điểm quan trọng nhất tạo nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A đó chính là việc quan điểm về chiến lược và lợi ích đạt được của người mua và người bán có nhằm hướng tới một mục tiêu chiến lược chung hay không.
Những nghiên cứu trên đa phần xoay quanh các khía cạnh khác nhau của hoạt động mua bán và sáp nhập tại các ngân hàng và một số tổ chức tài chính. Và đây là nhưng kinh nghiệm quý báu thực hiện các thương vụ trên thế giới và luận án này sẽ kế thừa về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt, luận án kế thừa và phát triển mô hình của
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Án.
- Các Công Trình Nghiên Cứu Nước Ngoài
- Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng
- Quy Trình Thực Hiện Mua Bán Và Sáp Nhập [31], [32], [53]
- Phát Triển Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
Neter, J và Wasserman, Stevens, K.L.,và Simkowwitz, và R.J. Monroe để xây dựng một mô hình mới trên cơ sở kết hợp các mô hình đã nghiên cứu để đánh giá sự tác động của các kết quả hoạt động kinh doanh tới sự phát triển của các thương vụ M&A trong các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua.
Những nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính ngân hàng nói chung cả ở tầm vi mô và vĩ mô trên thế giới cũng như ở Việt Nam là nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện luận án của tác giả. Những tư liệu quan trọng này là nguồn hỗ trợ tác giả thực hiện nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập, đánh giá sự ảnh hưởng tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính. Để từ đó thấy rằng, phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam là một giải pháp tốt và cần thiết. Từ đó, tác giả luận án đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động này vì sự phát triển bền vững và ổn định của nền tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam dưới góc độ nghiên cứu tổng thể hoạt động mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp tài chính ngân hàng trong nền kinh tế, trong đó M&A đóng vai trò là giải pháp tài chính quan trọng góp phần nâng cao và cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tài chính. Qua tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sau hoạt động mua bán và sáp nhập, luận án chứng minh có có mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động mua bán và sáp nhập với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, để thấy rằng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập là cần thiết để phát triển nền tài chính Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tài chính ngân hàng Việt Nam nói riêng.
1.3.2. Hệ thống dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong luận án chủ yếu được lấy từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (số 49 Lý Thái Tổ - Hoàn Kiếm – Hà Nội). Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp cận nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính,
báo cáo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm được thu thập trong giai đoạn từ 2007 đến 2013. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nguồn số liệu từ website của các tổ chức tài chính có uy tín trên thị trường để đảm bảo mức độ tin cậy của số liệu như VACO, Price Water Coopers (PWC), KPMG, A&C...
Dữ liệu sơ cấp: Đề tài thực hiện khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn lấy ý kiến các cán bộ đang công tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn từ 01/06/2012 đến 31/12/2013.
1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
Theo nhà nghiên cứu Hair và Bollen (1989) [56], khi sử dụng phương pháp ước lượng thì kích thước mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu khảo sát phiếu hỏi sẽ được thực hiện với tối thiểu là từ 100 đến 150 quan sát [Hair và Bollen 1989]. Thêm vào đó, phương pháp ước lượng trên cơ sở đánh giá kết quả định lượng, số quan sát thực hiện để đảm bảo mức độ tin cậy của số liệu thống kê với thời gian từ 5 năm trở lên và số quan sát tối thiểu 100. Do vậy, tác giả luận án đã thực hiện phát ra 1000 phiếu điều tra, tổng số phiếu thu về là 916 phiếu. chiếm tỷ lệ 91,60%. Sau khi nhập dữ liệu và làm sạch số liệu không phù hợp thì phiếu khảo sát hợp lệ được sử dụng để xử lý số liệu là 833 phiếu, chiếm tỷ lệ 90,94
%, thỏa mãn yêu cầu để đảm bảo mức độ tin cậy của số liệu điều tra với tỷ lệ thống kê trên 90% (α ≤ 10%).
Tác giả đã thực hiện điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính tại 34 ngân hàng và các chi nhánh, 16 công ty chứng khoán, 7 công ty bảo hiểm, 10 công ty tài chính và 23 các tổ chức liên quan tới lĩnh vực tài chính.
1.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Số liệu thứ cấp được phân loại và hệ thống hóa theo năm tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức và số liệu về giá trị và số lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm SPSS phiên bản
11.5.0 và phần mềm EVIEW phiên bản 6 sau khi xem xét, loại bỏ các số liệu không
phù hợp. Luận án sử dụng kết hợp cả phương pháp định lượng và định tính trong việc đánh giá dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
Phương pháp thống kê mô tả: trên cơ sở thống kê các dữ liệu và số liệu thu thập được, tác giả thực hiện việc mô tả và diễn giải các số liệu trên cơ sở mô tả và chỉ ra những đặc tính cơ bản nhất của nguồn dữ liệu thu thập.
Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để rút ra những vấn đề lý luận cụ thể về hoạt động mua bán và sáp nhập.
Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic: nhằm phân tích, đánh giá, xem xét có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập lên kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính ngân hàng giai đoạn trước và sau khi thực hiện thương vụ mua bán và sáp nhập.
Phương pháp phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được: dựa trên các tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích các số liệu, đặc biệt là các số liệu thực tế về các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để từ đó rút ra xu hướng, triển vọng phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thời gian tới.
Phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa: kiểm định đánh giá mối quan hệ giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và khả năng, xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập.
Trong phương pháp mô hình hóa, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Probit [14, tr 404], [72, tr 168] để xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tài chính và khả năng, xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập. Mô hình được sử dụng đánh giá gồm 7 các biến tài chính chính là vốn chủ sở hữu (VONSH), doanh thu (DTHU), tổng tài sản (TS), lợi nhuận trước thuế (LNT), ROE, nợ xấu (NOXAU), dư nợ (DUNO), mô hình có dạng:
F(Ii = βo + β1VONSH + β2DTHU + β3TS + β4LNT + β5ROE + β6NOXAU + β7DUNO )
βo + β1VONSH + β 2DT + β3TS + β4LNT + β5ROE + β6NOXAU + β7DUNO
= ∫
_ ∞
1 e_ t 2 / 2 dt (2π1 / 2 )
(1.1)
2
= F(Ii) =
1
(2π)1 / 2
e_(βo + β1VONSH + β2DT + β3TS + β 4LNT + β5ROE + β6NOXAU + β7DUNO) / 2
(1.2)
Mô hình Probit là mô hình hồi quy nhị phân. Mô hình này thường được sử dụng trong nghiên cứu định lượng, nhằm giải thích mối quan hệ của một biến phụ thuộc định tính với các biến độc lập định lượng (biến định tính sẽ chỉ nhận giá trị 0 hoặc 1). Trong mô hình này không ước lượng giá trị của biến phụ thuộc mà ước lượng xác suất để biến phụ thuộc nhận giá trị bằng 1 hoặc bằng 0 khi các biến định lượng độc lập thay đổi. Đồng thời, mô hình nghiên cứu những ảnh hưởng của biến độc lập là một số biến tài chính như doanh thu, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, nợ xấu...đến xác suất để biến phụ thuộc là hoạt động mua bán và sáp nhập nhận giá trị là 1 hoặc 0 hay doanh nghiệp có/không thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập [14].
Phương pháp kiểm định thống kê toán : Phân tích phương sai – ANOVA, kiểm định T-Test, kiểm định F...là phương pháp để đánh giá sự tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc trong mô hình là hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam theo mô hình hồi quy tuyến tính và biến độc lập là các biến liên quan tới tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
2.1. Tổng quan về lĩnh vực tài chính ngân hàng
2.1.1. Lĩnh vực tài chính ngân hàng
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm đạt mục tiêu của chủ thể ở những điều kiện nhất định. Khi xã hội có sự phân công lao động sẽ dẫn tới sự chiếm hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động, nền sản xuất hàng hóa ra đời và từ đó tiền tệ xuất hiện. Các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng bởi các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hay cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các quan hệ kinh tế đó làm nảy sinh phạm trù tài chính.
Cùng với quá trình phát triển của xã hội, khi Nhà nước ra đời đã thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tài chính đặc biệt là hoạt động tài chính của các tổ chức trung gian hay còn gọi là tổ chức tài chính ngân hàng.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế. Tài chính ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế, với những hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng, thanh toán, huy động vốn...Mặc dù, lĩnh vực tài chính ngân hàng không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động đặc thù là chu chuyển dòng tài chính, do đó lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia và khu vực.
2.1.2. Một số tổ chức tài chính trung gian
2.1.2.1. Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại nói riêng và hệ thống tài chính ngân hàng nói chung đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế, liên quan tới hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 16/06/2010 có hiệu lực thực thi từ 01/01/2011 thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” (mục 2 Điều 4) và “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản“ (mục 12 Điều 4) [102].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về NHTM, tuy nhiên có thể nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất là nhận tiền ký thác để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, do nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các ngân hàng không ngừng tăng cường mở rộng các danh mục các sản phẩm ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả và thu lợi nhuận cao. Về cơ bản có thể xắp xếp các hoạt động đó vào một trong ba nhóm:
- Hoạt động huy động tiền gửi.
- Hoạt động tín dụng.
- Hoạt động cung cấp các dịch vụ.
* Huy động tiền gửi:
Ngân hàng tập trung huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân, bên cạnh đó, khi cần vốn cho nhu cầu thanh khoản hay đầu tư cho vay, các Ngân hàng thương mại có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ các công ty khác, các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính. Trong quá trình thu hút nguồn vốn Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí giao dịch, chi phí trả lãi tiền gửi, trả lãi Ngân hàng vay và các khoản chi phí khác có liên quan. Những khoản chi này đòi hỏi Ngân hàng phải sử dụng vốn huy động được hiệu quả để có thể bù đắp các khoản chi phí và đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
* Hoạt động tín dụng
- Cho vay
+ Cho vay thương mại: Ngay thời kỳ đầu, các ngân hàng đã thực hiện chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước). Sau đó bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua), giúp