Đo Lường Hiệu Quả Các Thương Vụ Mua Bán Và Sáp Nhập Ngân Hàng Thương Mại Nổi Bật Tại Việt Nam



Giá cổ phiếu EIB và STB thường xu hướng đi ngang hoặc chỉ tăng nhẹ nhưng tại thời điểm cuối năm 2011, đầu năm 2012 ngay sau khi có thông tin về thương vụ M&A, giá các cổ phiếu này có xu hướng gia tăng, các nhà đầu tư khá kỳ vọng về sự thành công của thương vụ M&A giữa Sacombank và Eximbank.

Bảng 2.7. Kết quả kinh doanh của Eximbank và Sacombank

Đơn vị tính: tỷ đồng


NH

Năm

Tổng tài

sản

Vốn chủ

sở hữu

Tổng huy

động

Tổng dư

nợ

EXIMBANK

2011

183.567,032

16.302,520

53.652,639

74.044,518

2012

170.156,010

15.812,205

70.458,310

74.315,952

2013

169.835,460

14.680,317

79.472,411

82.643,274

SACOMBANK

2011

141.468,717

14.546,883

75.092,252

79.726,547

2012

152.118,525

13.698,739

107.458,898

94.887,813

2013

161.377,613

17.063,718

131.644,622

109.214,229

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 230 trang tài liệu này.

Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 16

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Eximbank và Sacombank

Nếu thương vụ M&A giữa Eximbank và Sacombank thành công sẽ tạo thành một định chế tài chính lớn nhất trong nhóm NHTMCP với quy mô tài sản hơn

300.000 tỷ, vốn điều lệ hơn 23.000 tỷ đồng. Nếu quy mô lớn như vậy, thì để một NH vươn lên tầm như vậy sẽ phải mất tới 20 năm, còn nếu thực hiện M&A thì chỉ mất chừng 2 - 3 năm. Sự kết hợp giữa Eximbank với thế mạnh là NH xuất khẩu, Sacombank với thế mạnh là một trong những NH bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam sẽ là dấu hiệu tốt với nền kinh tế, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam với các NH trong khu vực và quốc tế. Tháng 1/2013, Sacombank và Eximbank ký thỏa thuận hợp tác toàn diện trong đó có 6 nội dung hợp tác chiến lược bao gồm: cho vay đồng tài trợ, hỗ trợ thanh khoản, kinh doanh ngoại tệ, tập huấn nhân sự, tái cấu trúc và đặc biệt là sự thỏa thuận về chiến lược M&A. Theo đó trong vòng từ 3- 5 năm., các bên sẽ nghiên cứu, xem xét trình đại hội cổ đông cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc M&A nhằm đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Việc thương vụ M&A giữa Eximbank và Sacombank được công bố trước 3-5 năm là yếu tố bất ngờ bởi những thương vụ M&A ở Việt Nam thường được giữ bí mật cho đến



khi hoàn tất. Tuy nhiên, tháng 10/2015, Sacombank sáp nhập NH Phương Nam, thay vì Eximbank như đồn đoán trước đó.

Trong thương vụ của Eximbank và Sacombank vấn đề căn bản nhất đó là vấn đề thông tin. Thời điểm tháng 2/2012, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank công bố nhóm nhà đầu tư mà Eximbank đại diện đã nắm trên 51% vốn cổ phần của Sacombank và yêu cầu bầu lại toàn bộ Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát, thị trường đã có những phản ứng ngay lập tức, nhiều dự đoán về cuộc thâu tóm thực sự đã diễn ra. Tuy nhiên, đầu năm 2014, nhóm nhà đầu tư lớn ở Sacombank lại tiếp tục gây bất ngờ khi lên tiếng sáp nhập với Phương Nam. Do vậy đối với một thương vụ M&A NH cần có sự đánh giá đúng mức về vấn đề cộng lực trên cơ sở phân tích các tiêu chí để lựa chọn hình thức và có sự chuẩn bị quá trình M&A một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.

2.4.3. Đo lường hiệu quả các thương vụ mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại nổi bật tại Việt Nam

Như tác giả luận án đã chỉ ra ở Chương 1, hoạt động M&A có thể mang lại lợi ích cộng hưởng cho các NHTM. Thương vụ M&A giúp các NH tham gia có thể nâng cao hiệu quả hoat động, năng lực tài chính. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong luận án này, đánh giá hiệu quả của các NHTM khi thực hiện M&A tác giả luận án sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. DEA là kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đánh giá 1 đơn vị ra quyết định hoạt động tương đối so với các đơn vị khác trong mẫu như thế nào.

DEA là một công cụ để đánh giá hiệu quả của mỗi đơn vị tạo quyết định (DMUs). DEA cho phép áp dụng với các kích thước mẫu linh hoạt. Phương pháp DEA xác định độ đo hiệu quả chung, hiệu quả kỹ thuật cố định (crste), hiệu quả kỹ thuật biến đổi (vrste), hiệu quả quy mô (scale). Trong mô hình DEA, VRS được chia nhỏ thành hiệu quả giảm theo quy mô (DRS) và hiệu quả tăng theo quy mô (IRS).

Coelli và các cộng sự (2005) [67] thiết lập mô hình DEA với mô hình ở dạng cơ bản như sau: giả sử ta có dữ liệu của N đơn vị được đánh giá, mỗi đơn vị sử dụng X đầu vào và Y đầu ra, với công ty thứ i, dữ liệu đầu vào được thể hiện bằng véc tơ cột xi và đầu ra được thể hiện bằng véc tơ cột yi. Số liệu đầu vào đầu ra của các đơn vị được đánh giá được thể hiện bằng ma trận X (X hàng, N cột) và ma trận Y (Y hàng,



N cột). Với mỗi đơn vị được xem xét, phương pháp DEA sẽ đo tỷ lệ của tổng số lượng các đầu ra trên cơ sở các yếu tố đầu vào được sử dụng Số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu của đơn vị thứ i được xác định:

Max u,v (u’yi/v’xi)

u : véc tơ số lượng đầu ra (Y hàng 1 cột)

v : véc tơ số lượng đầu vào (X hàng, 1 cột) u’yj/v’xj <=1 (j=1,2,3…N; u, v>=0)

Mô hình DEA theo định hướng tối thiểu hóa đầu vào với quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (DEAVRS) (2) được thành lập dựa trên mô hình cơ bản bổ sung thêm ràng buộc N1λ =1

min,(),

yi Y 0,

xi X 0,

N1 1

0

Trong đó, θ - đại lượng vô hướng, thể hiện mức độ hiệu quả của Doanh nghiệp;

λ –Véc tơ hằng số Nx1; N1 – véc tơ đơn vị Nx1.

Đo lường hiệu quả theo quy mô Scale Efficiency – SE theo phương pháp DEA, chúng ta so sánh CRS - DEA và VRS – DEA.

Chúng ta có: TECRS = TEVRS x SE >SE = TECRS/TEVRS

Hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS, SE trong mô hình phân tích đường bao dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. [61]

Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa những nghiên cứu trước đây trong việc tập trung sử dụng DEA là công cụ chủ yếu để đánh giá hiệu quả của các NH thực hiện M&A trong quá trình tái cấu trúc, phân tích so sánh hiệu quả trong hoạt động của các NHTM thực hiện M&A giai đoạn 2011-2015.

Lựa chọn các DMUs:

Để đánh giá hiệu quả của các NHTM thực hiện M&A tác giả lựa chọn bộ số liệu bao gồm các yếu tố đầu vào và đầu ra được trích dẫn từ các báo cáo tài chính của các NHTM (DMUs) có thực hiện M&A trong giai đoạn 2011-2016.Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm DEAP 2.1 do Tim Coelli xây dựng năm 1996.



Bảng 2.8: Thông tin mã hóa các NHTM thực hiện M&A


STT

Mã hóa DMUs

Tên viết tắt

Tên NH

1

DMU1

SCB

NHTM CP Sài Gòn

2

DMU2

LPB

NHTM CP Liên Việt

3

DMU3

SHB

NHTM CP Sài Gòn Hà Nội

4

DMU4

HDB

NHTM CP Phát triển TP Hồ Chí Minh

5

DMU5

BIDV

NHTM CP Đầu tư và phát triển Việt Nam

6

DMU6

STB

NHTM CP Sài Gòn thương tín

7

DMU7

MSB

NHTM CP Hàng Hải

8

DMU8

VTB

NHTM CP công thương

Lựa chọn các yếu tố đầu vào đầu ra:

Trên thực tế, hoạt động NH có đặc điểm là ngành dịch vụ có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra nên khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các NHTM người ta có những cách tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu về việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thực hiện mua bán sáp nhập, NCS lựa chọn biến đầu vào là “Vốn chủ sở hữu”, “Chi phí trả lương”, “Tài sản cố định” các biến đầu ra là “Lợi nhuận trước thuế”, với bộ số liệu thu được từ báo cáo tài chính của các NHTM đã thực hiện M&A, sử dụng phần mềm DEAP 2.1. Mặc dù các biến đầu vào đầu ra được tác giả lựa chọn có thể chưa phải là tối ưu nhất khi sử dụng để đánh giá hiệu quả các NHTM, nhưng các biến được lựa chọn phản ánh sự thay đổi rõ nét những vấn đề liên quan quá trình M&A NHTM đó là sự thay đổi về vốn chủ sở hữu, chi phí lương nhân viên, tài sản cố định, lợi nhuận trước thuế.

Mô hình đánh giá:

Với các biến tiềm năng mà luận án đề cập, tác giả lựa chọn mô hình định hướng đầu vào. Bên cạnh đó, khi sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, mô hình còn được thực hiện dựa trên một trong hai giả định là hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS) và không đổi theo quy mô (CRS). Việc lựa chọn một trong hai giả định nói trên phụ thuộc vào đặc điểm các DMU đang xem xét. Đối với các NHTM thực hiện mua bán sáp nhập tác giả sẽ thực hiện theo giả định VRS mô hình DEA thay đổi theo quy mô để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM thực hiện M&A.

Thống kê số liệu nghiên cứu: (Phụ lục 6)

Kết quả nghiên cứu

Sử dụng phần mềm DEAP 2.1 đo lường hiệu quả DEA tác giả thu được kết



quả đo lường hiệu quả kỹ thuật cố định (crste), hiệu quả kỹ thuật biến đổi (vrste), hiệu quả quy mô (scale) của một số NHTM thực hiện M&A thời kỳ 2010-2016.

Bảng 2.9: Tổng hợp thay đổi hiệu quả kỹ thuật cố định (crste), hiệu quả kỹ thuật biến đổi (vrste) hiệu quả quy mô (scale) của các NHTM thực hiện M&A giai đoạn 2010 - 2016

NH

Tiêu chí

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

SCB

crste

0,395

0,698

0,075

0,072

0,113

0,089

0,135

vrste

0,570

0,745

0,474

1,000

0,715

0,847

1,000

scale

0,693

0,937

0,158

0,072

0,158

0,105

0,135

LPB

crste

0,864

0,964

0,997

0,807

0,504

0,382

0,926

vrste

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

scale

0,864

0,964

0,997

0,807

0,504

0,382

0,926

SHB

crste

0,654

0,755

1,000

0,557

0,603

0,565

0,501

vrste

0,820

0,846

1,000

0,840

1,000

1,000

0,799

scale

0,798

0,892

1,000

0,662

0,603

0,565

0,626

HDB

crste

0,620

1,000

1,000

0,401

1,000

1,000

1,000

vrste

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

scale

0,620

1,000

1,000

0,401

1,000

1,000

1,000

BIDV

crste

0,787

0,828

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

vrste

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

scale

0,787

0,828

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

STB

crste

0,752

0,811

0,411

1,000

0,857

0,242

0,048

vrste

0,849

0,860

0,596

1,000

0,999

0,545

0,505

scale

0,885

0,944

0,690

1,000

0,858

0,443

0,095

MSB

crste

1,000

0,846

0,208

0,465

0,225

0,205

0,300

vrste

1,000

1,000

0,593

1,000

1,000

1,000

1,000

scale

1,000

0,846

0,351

0,465

0,225

0,205

0,300

VTB

crste

1,000

1,000

1,000

0,826

0,846

0,901

1,000

vrste

1,000

1,000

1,000

1,000

1,000

0,910

1,000

scale

1,000

1,000

1,000

0,826

0,846

0,990

1,000

Nguồn: Tính toán của NCS sử dụng phần mềm DEAP 2.1 – chi tiết ở phụ lục 6



Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Dựa trên kết quả đo lường ở trên có thể thấy rằng Vietinbank, BIDV vẫn luôn giữ vai trò của NH dẫn đầu với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô. BIDV có hệ số crste (hiệu quả kỹ thuật cố định theo quy mô), vrste (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô) và scale (hiệu quả quy mô) đa phần đều bằng 1 và cao hơn so với mức trung bình của các NH trong nhóm có thực hiện M&A. Những NHTM CP này là những NH có quy mô vốn và tài sản lớn, là những NHTM CP đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế nên trước và sau thực hiện M&A vẫn duy trì được hiệu quả kỹ thuật ở mức cao. Đối với trường hợp HD Bank, đây là một NHTM hoạt động khá hiệu quả, không gặp khó khăn quá nhiều trong thanh khoản hay nợ xấu - những vấn đề thường trực chung của hệ thống NH khi thực hiện với NHTMCP Đại Á-NHTM CP có xuất xứ là NHTM CP nông thôn được chuyển đổi NHTM CP thành thị đã tận dụng những thế mạnh hiện có của 2 NHTM để nâng cao hiệu quả trong hoạt động. Năm 2013 khi NHTM này thực hiện M&A, hiệu quả kỹ thuật của NHTM này có sự sụt giảm nhưng ngay ở năm sau đó, HDBank đã đạt được đà tăng trưởng ấn tượng. HDBank cũng duy trì được mức độ tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, tạo đà cho sự phát triển bền vững. Kết quả từ mô hình cho thấy 3 NH: BIDV, Vietinbank, HDBank so với các NHTM khác trong mẫu nghiên cứu có khả năng khai thác tốt các nguồn lực trong quá trình hoạt động để đạt hiệu quả tối ưu.

Trong khi đó NHTM CP Hàng Hải, SCB có chỉ số hiệu quả kỹ thuật cố định tương đối thấp so với các NHTM khác. NH SCB thực hiện M&A vào năm 2011, sự kết hợp của 3 NH SCB, Ficombank, Tín Nghĩa Bank thành NH SCB tạo ra NH có quy mô về vốn lớn tuy nhiên kèm theo khối lượng nợ xấu tương đối cao đã khiến cho hiệu quả kỹ thuật của NH này giảm, mặc dù được cải thiện dần qua các năm nhưng vẫn còn thấp. SCB có hiệu quả kỹ thuật cao hơn hiệu quả quy mô, NH này cần có sự khai thác tốt hơn hiệu quả quy mô.

NH SHB sau khi thực hiện M&A năm 2012, do những khó khăn ban đầu trong quá trình thực hiện sáp nhập hiệu quả kỹ thuật cũng giảm mạnh vào năm 2013 nhưng sau đó cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần do những nỗ lực của SHB trong quá trình hoạt động, xử lý nợ xấu. Trong khi đó, ngay sau khi NHTMCP Liên Việt thực hiện M&A với CTCP Tiết kiệm Bưu Điện vào năm 2011, năm 2012 hiệu



quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô và hiệu quả quy mô có sự cải thiện.

Trường hợp của Sacombank, sau khi thực hiện M&A với NHTM CP Phương Nam vào năm 2015, hiệu quả kỹ thuật của NHTM này có sự suy giảm rõ rệt. Nguyên nhân là do khi thực hiện sáp nhập với Southern Bank, Sacombank đã phải đối diện với hàng loạt những khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ xấu. Trước thời điểm sáp nhập, nợ xấu của SouthernBank tính đến cuối năm 2014 ở mức 18.786 tỷ đồng, khi thực hiện M&A, Sacombank phải đối diện với việc xử lý. Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại hậu sáp nhập thì không phải là chuyện đơn giản.

Nhìn chung sau khi thực hiện M&A hiệu quả kỹ thuật biến đổi (vrste) của các NH thực hiện M&A đều có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên hiệu quả quy mô vẫn được chưa khai thác một cách tối ưu. Các NH thuộc nhóm 1 (BIDV, Vietinbank) vẫn là những NH đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đối với 1 số NHTM CP khác, việc thực hiện M&A mới chỉ đạt mục tiêu chủ yếu là tháo gỡ khó khăn của các NH. Mức độ hiệu quả có sự chuyển biến qua các năm nhưng mức thay đổi không nhiều, mức độ hiệu quả kỹ thuật của các NHTM thực hiện M&A ở mức trung bình, một số NHTM đã tận dụng hết các yếu tố đầu vào tuy nhiên bên cạnh đó một số NH chưa thực sự phát huy được hiệu quả của các yếu tố đầu vào và lợi thế về quy mô như (SCB, MSB), có NHTM có xu hướng giảm hiệu quả kỹ thuật sau M&A (Sacombank-STB). Điều này chứng tỏ các NHTM thực hiện M&A vẫn còn cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động, nếu khai thác triệt để hơn nữa những lợi thế về quy mô.

Như vậy có thể thấy rằng những NH có nền tảng cơ sở vững mạnh luôn đạt hiệu quả cao hơn những NH có sức khỏe kém hơn khi thực hiện M&A. Lợi ích cộng hưởng đối với các bên tham gia M&A sẽ thực sự mạnh hơn khi các thương vụ được thực hiện trong một môi trường kinh tế thuận lợi. Không thể phủ nhận rằng M&A đã mang lại hiệu quả cho các NHTM nhưng tác động của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào thực tế tình hình sức khỏe của các NH trước khi thực hiện M&A. Nếu trong thương vụ M&A tình hình tài chính của các NHTM tham gia lành mạnh thì hiệu quả hoạt động được cải thiện rất nhiều, trong khi đó nếu các NHTM tham gia thương vụ trong hoạt động còn nhiều vấn đề tồn tại, nền tảng cơ sở không cao, thì sau M&A quy mô hoạt động có tăng nhưng hiệu quả hoạt động chưa chắc đã có sự cải thiện nhiều vì phải xử lý nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình hậu M&A.



2.5. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.5.1. Những kết quả đạt được

2.5.1.1. Hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

Trong thời gian qua, các NHTM với các thương vụ M&A được thực hiện đã góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng trong bối cảnh quá trình tái cơ cấu hệ thống NH. Tái cơ cấu hệ thống các NHTM là nội dung quan trọng của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. NHNN đã và đang triển khai quá trình tái cấu trúc hệ thống NH, sáp nhập những NH yếu kém và xử lý nợ xấu. Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi và ủng hộ hoạt động sáp nhập, hợp nhất trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích, chiến lược kinh doanh của từng NHTM, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, với những biện pháp can thiệp của NHNN, thông qua mua cổ phần và sáp nhập bắt buộc một số NHTM yếu kếm, với sự tham gia tích cực của các NHTM mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối và mở cửa nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, khơi thông dòng chảy vốn tín dụng cho nền kinh tế và lành mạnh hóa tình hình tài chính của các TCTD.

Với phương thức thực hiện M&A thương lượng được thực hiện trên tinh thần tự nguyện là chủ yếu, các thương vụ M&A NHTM được thành công thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ và NHNN nhằm giải quyết những khó khăn trong hoạt động của các NH, đảm bảo tính an toàn hệ thống, tránh sự đổ vỡ có tính dây chuyền trong hệ thống NH. NHTM sau sáp nhập có sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô, cộng hưởng thế mạnh, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mục tiêu gia tăng năng lực, củng cố hoạt động đòi hỏi các NHTM phải có sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động mới có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Do đó, hoạt động của các NH cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi về mọi mặt, cả quản trị lẫn công tác quản lý rủi ro, hệ thống NH đã đạt được kết quả khả quan. Các NHTM đã thực hiện tái cơ cấu thông qua việc sáp nhập hoặc nhận vốn đầu tư nước ngoài, NHNN đóng vai trò giám sát và hỗ trợ can thiệp khi cần thiết, các thương vụ M&A tạo ra hiệu ứng tích cực đối với hệ thống NH nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Thông qua hoạt động M&A

Xem tất cả 230 trang.

Ngày đăng: 23/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí