ngôn ngữ chung cho một cuộc sống chung hay sự tồn tại của doanh nghiệp sau khi sáp nhập hoặc hợp nhất. Nghiên cứu chỉ ra sự hài hóa về văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần tới 36% sự thành công của một thương vụ M&A. Do hạn chế của một bài báo, tác giả không thể bao quát tất cả các vấn đề ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A mà chỉ tập trung vào yếu tố văn hóa. Bên cạnh yếu tố văn hóa còn có rất nhiều nhân tố tạo nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A như cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên, cung cấp các thông tin liên quan tới thương vụ M&A một cách đầy đủ tới mọi nhân viên trong doanh nghiệp, cách thức điều hành của ban lãnh đạo mới...
Nghiên của của Trần Đình Cung, Lưu Minh Đức (2010) [27] đã làm rõ các khái niệm về mua bán và sáp nhập trên góc độ quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty. Nhìn chung, tác giả chỉ tập trung phân tích về hoạt động mua bán và sáp nhập dưới góc độ quản trị doanh nghiệp với vai trò của nhà quản lý doanh nghiệp nói chung mà không đề cập tới các vấn đề mua bán và sáp nhập ở góc độ doanh nghiệp tài chính.
Theo Vũ Thống Nhất (2011) [34] nội dung cơ bản của nghiên cứu đề cập tới hoạt động M&A trong ngành ngân hàng và một số nhân tố tác động tới hoạt động M&A của ngành ngân hàng. Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới hoạt động M&A của ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện nay là sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới quyết định M&A của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải sáp nhập, hợp nhất nhằm tăng quy mô, thị phần. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc nêu lên các nhân tố, mà chưa có sự đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó tới hoạt động M&A trong ngành ngân hàng ở mức độ thế nào. Bên cạnh đó, một phần do tính hạn chế của một bài báo nên nghiên cứu cũng không thể đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng thế nào tới hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính Việt Nam.
Tác giả Harry Hoan Tran CFA và Thuan Nguyen FCCA, trong báo cáo tư vấn tài chính của Tập đoàn StoxPlus Việt Nam (2011) [8] cho rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng do chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và về quản lý rủi ro. Do vậy, Chính phủ cần phải nhanh chóng đưa ra chương trình tái cơ cấu ngành thông qua công cụ mua bán và sáp nhập để giúp các ngân hàng không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Từ đó, hướng tới mục tiêu hỗ trợ các ngân
hàng giải quyết 3 vấn đề là giảm nợ xấu, tăng vốn sở hữu và nâng cao tính thanh khoản của hệ thống. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ dừng lại ở việc nêu lên tình hình thực tế hoạt động tại một số ngân hàng Việt Nam mà không bao quát toàn bộ ngành tài chính. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ giới hạn phạm vi trong việc phân tích sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập riêng cho ngành ngân hàng, mà hiện nay hoạt động M&A có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, ngay cả trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng bao gồm cả công ty bảo hiểm và công ty chứng khoán.
Nghiên cứu của Trần Phi Hùng (2011) [29] khẳng định hoạt động M&A tại Việt Nam còn rất sơ khai, tuy nhiên đây là một thị trường hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư cho các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước. Hiện số lượng và giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn khi so sánh với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên các thương vụ đã diễn ra phần nào có tác động tích cực đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. M&A đã dần khẳng định là một giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua thay đổi quy mô và tái cấu trúc bộ máy quản lý, điều hành. Nghiên cứu đề cập tới những thuận lợi, cơ hội của M&A đối với nền kinh tế Việt Nam cũng các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, nghiên cứu không xem xét tới những thách thức có thể ảnh hưởng tới việc phát triển hoạt động M&A tại thị trường Việt Nam. Bởi thực tế cho thấy, dù giá trị lợi ích đạt được từ M&A là rõ và có đóng góp lớn trên thị trường, thì cũng còn nhiều vấn đề khác cần giải quyết nhằm tạo cơ hội cho M&A phát triển như vấn đề pháp lý, sự am hiểu về M&A, mức độ minh bạch của các thông tin công bố, vấn đề nhân sự…
Võ Văn Cần, Huỳnh Thị Xuân Mai (2011) [31] nghiên cứu quy trình thực hiện M&A tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những công cụ tài chính hữu ích trong thời kỳ kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp trước nguy cơ phá sản, M&A là “tấm phao cứu sinh” hiệu quả. Nghiên cứu cho ra rằng M&A tới đây sẽ phát triển mạnh trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, khai thác mỏ, công nghệ, dịch vụ tài chính và các sản phẩm tiêu dùng. Tại thị trường Châu Á, hoạt động M&A sẽ tăng mạnh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bất động sản, hàng tiêu dùng, viễn thông và hàng không. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu rộng nên nghiên cứu giới hạn ở việc thống kê các quy trình M&A của một số quốc gia, khu vực mà chưa hệ thống hóa để nêu lên một quy trình M&A cơ bản mà có thể đáp ứng và áp dụng phù hợp tại
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 1
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu Của Luận Án.
- Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Dữ Liệu
- Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng
- Quy Trình Thực Hiện Mua Bán Và Sáp Nhập [31], [32], [53]
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
thị trường Việt Nam.
Tác giả Vũ Anh Dũng (2012) [32] nghiên cứu quy trình tiến hành một thương vụ M&A gồm 4 giai đoạn chính là lập kế hoạch chiến lược, điều tra và lựa chọn doanh nghiệp, tiến hành đàm phán và hợp nhất doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động M&A tại Việt Nam hiện nay đa phần tập trung vào hình thức bán hay nhượng lại một phần cổ phần cho các đối tác chứ chưa thực sự là hình thức hợp nhất hay mua lại toàn bộ 100% cổ phần sở hữu giữa các bên giống như hoạt động M&A quốc tế. Trong những trường hợp như vậy thì quy trình M&A đơn giản hơn nhiều so với thực tế quy trình của một thương vụ M&A thực sự. Nghiên cứu tập trung vào một khía cạnh của thương vụ M&A, đó là quy trình thực hiện một thương vụ và không hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan tới hoạt động mua bán và sáp nhập cũng như hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Điểm chung của các bài viết và công trình nghiên cứu trên mới dừng lại ở nêu những kiến thức khái quát về hoạt động mua bán và sáp nhập, tình hình phát triển chung của hoạt động này tại thị trường Việt Nam. Các nghiên cứu hạn chế đi sâu vào phân tích một lĩnh vực, ngành nghề cụ thể hoặc do những hạn chế về thời lượng nghiên cứu, nên các nghiên cứu thường chỉ nêu ra mà không chứng minh. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tập trung tới một khía cạnh nào đó của M&A. Điều đáng quan tâm khi tiến hành xem xét M&A là khả năng tập trung kinh tế, hình thành các tổ chức lớn mạnh hơn, góp phần giảm đi số lượng các doanh nghiệp cùng cung ứng một loại hình sản phẩm/dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường... thì các nghiên cứu không đề cập tới.
Tóm lại, các nghiên cứu trước đây về hoạt động mua bán và sáp nhập đã có những đóng góp quan trọng về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động M&A, cũng như sự hình thành và phát triển của hoạt động này tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là công cụ tài chính vẫn còn khá mới, đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển và tiềm năng phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, do vậy đòi hỏi một nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể. Trong đó nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thông qua việc đánh giá sâu mức độ ảnh hưởng cụ thể của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mua bán là một vấn đề cần thiết để nghiên cứu trong bối cảnh hệ
thống tài chính ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình tái cấu trúc ngành.
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Hoạt động mua bán và sáp nhập khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các thương vụ trong ngành tài chính. Các nghiên cứu về vấn đề này cũng rất nhiều và tập trung ở nhiều khía cạnh khác nhau của thương vụ mua bán. Sau đây là một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về hoạt động mua bán và sáp nhập nói chung và hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng:
Stevens, K.L., (1973) [86, tr 149-158] tiến hành phân tích định lượng một số yếu tố tài chính ảnh hưởng tới quyết định thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp. Stevens, K.L đưa ra mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của doanh nghiệp khi tiến hành M&A trên cơ sở 7 biến độc lập là (1) Mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, (2) Quy mô vốn doanh nghiệp, (3) Lợi nhuận của doanh nghiệp, (4) Đòn bẩy tài chính, (5) Chính sách cổ tức, (6) Tính thanh khoản của cổ phiếu, (7) Quy mô của thị trường chứng khoán. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả rút ra kết luận, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định của doanh nghiệp khi thực hiện M&A chính là tình trạng lợi nhuận của doanh nghiệp và quy mô vốn của doanh nghiệp. Trong khi đó, Simkowwitz, và R.J. Monroe (1971) [83, tr 1 - 14] lại nhìn nhận mục tiêu hợp nhất của doanh nghiệp ở khía cạnh tình trạng thanh khoản của cổ phiếu, lợi nhuận doanh nghiệp, quy mô thị trường tài chính, và các đặc tính khác của thị trường.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Neter, J và Wasserman (1974) [72] đưa ra mô hình dự đoán xác suất xảy ra thương vụ mua bán và sáp nhập trong tổ chức tài chính ngân hàng trên cơ sở đánh giá các biến tài chính độc lập tác động tới khả năng tổ chức tài chính sẽ thực hiện M&A. Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu trong 5 năm tài chính của 50 tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…tại Châu Âu mà đã thực hiện các giao dịch M&A Trên cơ sở dữ liệu, các tác giả tiến hành đánh giá mô hình xác suất xảy ra các thương vụ M&A theo mô hình nghiên cứu lựa chọn 9 biến độc lập có sự tác động ảnh hưởng tới xác suất xảy ra M&A
(1) Mức độ thanh khoản, (2) Tình trạng lợi nhuận của doanh nghiệp, (3) Quy mô của doanh nghiệp, (4) Tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, (5) Mức độ tăng trưởng doanh thu, (6) Thu nhập trên cổ phiếu, (7) Đặc điểm của thị trường cổ phiếu, (8) Thị
giá của cổ phiếu, và (9) Chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu kết quả cho thấy với xác suất 63,75% doanh nghiệp sẽ thực hiện M&A nếu tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản tăng lên và lợi nhuận giảm đi với mức độ tin cậy 95% và 90%, có ý nghĩa thống kê Sig 0.000.
Nghiên cứu của Neely Walter (1987) [71] khẳng định trong hoạt động kinh doanh đặc biệt liên quan tới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, một quy luật đơn giản đó là tồn tại hay không tồn tại. Các ngân hàng cần sự tăng trưởng nhất định trong chu kỳ kinh doanh để duy trì và tăng thị phần, tạo ra lợi thế kinh tế và đem lợi tức cho các cổ đông. Trong quá trình đó, các thương vụ mua bán và sáp nhập đóng vai trò quan trọng giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh và hạn chế khả năng doanh nghiệp không thể tạo ra lợi tức cho cổ đông hay buộc phải tuyên bố phá sản. Mua bán và sáp nhập là một phần quan trọng của bất cứ một nền kinh tế tăng trưởng tốt nào, trong nền kinh tế đó, các doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu cho cả chủ sở hữu và các nhà đầu tư.
Benston thực hiện nghiên cứu (1995) [41, tr 27] đã chỉ ra một trong những động cơ ảnh hưởng tới quyết định của tổ chức tài chính ngân hàng khi thực hiện các giao dịch M&A là tăng lên cơ hội tăng doanh thu, giảm chi phí. Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng phân tích rõ hơn động cơ mà các nhà tài chính ngân hàng khi thực hiện một thương vụ M&A là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp đạt được, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh thời kỳ hậu sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu mới chỉ đề cập tới doanh thu như một biến tài chính ảnh hưởng tới quyết định thực hiện M&A của tổ chức, trong khi đó quyết định M&A của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều các biến tài chính khác như vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, thị phần...
Nghiên cứu của Vaare E. (1995) [90] đã đi sâu nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng tới kết quả của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nghiên cứu bao gồm phân tích đánh giá sự tác động của yếu tố văn hóa lên các quyết định của doanh nghiệp thời kỳ hậu sáp nhập đặc biệt là các vấn đề liên quan tới chính sách nhân sự. Thêm vào đó, trong nghiên cứu, tác giả cũng đánh giá sự tác động trên cơ sở chấm điểm theo bảng hỏi theo tỷ lệ phần trăm các ảnh hưởng tới kết quả thương vụ. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá sự tác động của các yếu tố văn hóa tới kết quả của các thương vụ mua bán không phải là yếu tố duy nhất tạo nên kết quả của một thương vụ. Nếu nghiên cứu chỉ tập trung vào vấn đề văn hóa để
đưa ra kết luận cho kết quả của thương vụ M&A thì trên thực tế cũng như về mặt lý luận đều chưa đầy đủ.
Cartwright S., Cooper và Jordan (1996) [46, tr 263 - 269] nghiên cứu hai cách tiếp cận các thương vụ M&A có yếu tố nước ngoài. Trong đó, cách tiếp cận truyền thống là cách tiếp cận trên khía cạnh tổ chức hay doanh nghiệp, hoạt động M&A được nhấn mạnh tới sự phù hợp của chiến lược và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Cách tiếp cận về phía tổ chức tập trung vào mức độ phù hợp của tổ chức liên quan, trong đó các tổ chức khi tham gia vào thương vụ M&A có phù hợp về văn hóa, hệ thống, các quyết định quản lý và các mối quan hệ cộng đồng. Việc tách biệt này có thể được hiểu thông qua việc đưa ra các quyết định về M&A và thực hiện các thương vụ M&A. Trong khi cách tiếp cận truyền thống, thì hoạt động M&A được xem xét trong quá trình thực hiện M&A, trong khi đó cách tiếp cận về phía tổ chức, hoạt động M&A lại gắn trực tiếp với việc quản lý quá trình hợp nhất hai doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Hutchison và Mason (2001) [59] nghiên cứu các phương thức, hình thức, quy trình thực hiện một thương vụ mua bán và sáp nhập trong hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu phân tích hình thức M&A, đánh giá ưu nhược điểm và đưa ra nhận định về các phương thức, hình thức nào phù hợp với tổ chức là ngân hàng. Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh phương thức mua tài sản, mua cổ phiếu là khá phổ biến trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, dù dưới bất kỳ hình thức nào, hoạt động sáp nhập và hợp nhất trong ngành ngân hàng cũng cần cân nhắc tới các vấn đề như tài chính doanh nghiệp, quy định pháp lý và các vấn đề thuế điều chỉnh. Hoạt động M&A cần đảm bảo ba mục tiêu quan trọng là thông tin tài chính rõ ràng, minh bạch, có sự tham gia tích cực từ tất cả các bên, doanh nghiệp mua và doanh nghiệp bán, và có sự đảm bảo về quyền lợi và trách nhiệm giữa tất cả các bên về quyền hạn, vốn, tài sản, trách nhiệm, báo cáo tình hình tài chính, các loại thuế phải nộp, hợp đồng và các cam kết trách nhiệm khác.
John T. Barkoulas và Christopher F. Baum (2001) [65] nghiên cứu những cản trở, khó khăn trong quá trình thực hiện một thương vụ M&A tại các ngân hàng, lấy một ngân hàng điển hình tại Mỹ để phân tích, đánh giá. Nghiên cứu rút ra kết luận rằng các tổ chức tham gia cần kiên trì vượt qua những thử thách ban đầu để hướng tới mục tiêu chung tốt hơn có thể đạt được sau sáp nhập, hợp nhất. Một trong những thách thức của quá trình thực hiện thương vụ là việc thống nhất quan điểm, hành vi giữa các
bên vì mỗi doanh nghiệp đều có văn hóa kinh doanh và cách thức kinh doanh riêng trước M&A. Do vậy, để sáp nhập, hợp nhất thành một doanh nghiệp với mục tiêu phát triển kinh doanh thống nhất đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của tất cả các bên tham gia và hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp liên quan.
Nghiên cứu của Josep L. Bower (2002) [66] xem xét các vấn đề liên quan tới quản trị của các ngân hàng trong quá trình sáp nhập. Trong đó, đề cập tới cách quản lý và tính toán, liên quan tới tài sản của ngân hàng trong quá trình sáp nhập. Có ba vấn đề về quản trị liên quan tới hoạt động M&A đó là các mục tiêu kinh doanh mà lãnh đạo doanh nghiệp đi mua mong muốn đạt được từ thương vụ M&A, hai là thời gian hoàn thành thương vụ và ba là quá trình thực hiện thương vụ. Hoạt động mua bán và sáp nhập là một quá trình kinh doanh, ở đó, nhà quản lý cần phải học làm thế nào để quản trị tốt nhất. Điều nhà quản lý mong muốn đạt được là khả năng tiếp cận các giá trị nguồn lực, thỏa thuận thương vụ với giá hợp lý, hài hòa lợi ích các bên và gắn kết hai doanh nghiệp sau sáp nhập vì mục tiêu phát triển kinh doanh chung. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ giới hạn ở khía cạnh quan điểm của doanh nghiệp đi mua trong việc quản trị các vấn đề liên quan tới quan điểm về phía hoạt động mua hoặc thâu tóm một doanh nghiệp mà không đề cập tới doanh nghiệp bán.
David Logan Scott (2003) [48] chỉ rõ quá trình hợp nhất là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty, trong đó có tài sản và trách nhiệm pháp lý của (những) công ty được công ty khác tiếp nhận. Mặc dù hãng bị mua lại có thể làm một tổ chức khác đi rất nhiều sau quá trình bị mua lại, nhưng nó vẫn là thực thể ban đầu. Còn, sáp nhập là quá trình sáp nhập tài sản như máy móc, một bộ phận hay thậm chí là toàn bộ công ty của các công ty tham gia vào thương vụ và hình thành nên một doanh nghiệp mới hay một pháp nhân mới. Tác giả cho rằng M&A là một dạng của hoạt động đầu tư, vì vậy để đầu tư hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp cả bên mua và bên bán cần hiểu rõ quy trình đầu tư ra sao để có thể nhận được kết quả đầu tư là tối ưu nhất.
Ingo Walter (2004) [61, tr 70-108] nghiên cứu các công việc, hoạt động liên quan tới các thương vụ trong ngành tài chính. Trong đó chỉ ra một số nguyên nhân chính dẫn tới thương vụ thành công hoặc thất bại. Ngoài ra, trong nghiên cứu cũng xem xét các vấn đề liên quan tới các nguồn lực được phân bổ trong hoạt động sáp nhập, mua lại, chỉ ra một số lý do chính khi các tổ chức tài chính sử dụng công cụ M&A. Một số lý do được đưa ra đó là khả năng thâm nhập vào thị trường mới, tạo ra
dòng sản phẩm mới, tăng khả năng cung cấp sản phẩm, doanh nghiệp trở nên năng động hơn, nâng cao khả năng tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới doanh nghiệp, hạn chế rủi ro trong kinh doanh, mở rộng thị phần quốc tế, thâm nhập thị trường mới và giảm mức độ cạnh tranh từ các đối thủ trên thị trường.
Nghiên cứu của Robert G. Eccles và Thomas C. Willson (2005) [78] đã đề cập tới vấn đề định giá doanh nghiệp trong đó có đề cập tới giá trị cộng hưởng mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động mua bán và sáp nhập. Nghiên cứu này đã thống kê và chỉ ra cơ sở tạo nên giá trị cộng hưởng của một thương vụ M&A, hay cách xác định giá trị cộng hưởng doanh nghiệp có được từ M&A.
Jarrod Mc Donald, Max Coulthard và Paul de Lange (2005) [63] tập trung đi sâu vào vai trò và tầm quan trọng của việc định giá trong việc tạo nên sự thành công của thương vụ M&A. Định giá đúng giá trị doanh nghiệp là một công việc cần thiết để xem xét các mục tiêu có thể đạt được từ M&A. Trong đó, điều quan tâm đầu tiên là lập kế hoạch cho hoạt động định giá, từ đó doanh nghiệp có thể xác định được đúng giá trị của doanh nghiệp tương ứng. Nghiên cứu định nghĩa “định giá là một hoạt động tích cực, tại đó các bên tham gia vào thương vụ cần phải cố gắng tìm hiểu và hỗ trợ lẫn nhau, tránh sự hiểu lầm nhằm đảm bảo đi đến một mức giá sáp nhập hợp lý nhất”. Tác giả đưa ra kết quả của công tác định giá, là cơ sở cho các đánh giá mục tiêu doanh nghiệp có đạt được hay không. Kết quả liên quan tới các mục tiêu mà doanh nghiệp tập trung như dòng tiền, mức độ ổn định tài chính và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp giai đoạn hậu sáp nhập. Có thể khẳng định, quá trình định giá là một trong những khâu cần thiết tạo nên sự thành công của một thương vụ mua bán và sáp nhập. Hơn nữa, tính phức tạp của hoạt động này sẽ ngày càng tăng lên, đặc biệt khi nó liên quan tới yếu tố nước ngoài.
Matt H. Evans (2009) [69] thực hiện xem xét các vấn đề liên quan tài chính ảnh hưởng tới quyết định thực hiện mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng công cụ mua bán và sáp nhập là một trong những cách quản lý tài chính khá ưu việt của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính và cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ tài chính này, doanh nghiệp cũng cần phải lường trước những khó khăn, thách thức và những rào cản khi thực hiện. Và điều này hoàn toàn có thể giải quyết nếu các doanh nghiệp đều có nhưng hiểu biết cơ bản về M&A như M&A là gì, quy trình ra sao,