Sáp Nhập Và Mua Lại (M&a), Hợp Nhất - Phương Thức Chủ Yếu Để Hình Thành Tập Đoàn Tài Chính - Ngân Hàng


Bên cạnh đó, đối với các ngân hàng mà tự nhận thấy mình có khả năng phát triển lên thành tập đoàn thì bản thân, trước hết phải đáp ứng được các điều kiện bên trong tập đoàn: tình hình tài chính tốt, đủ năng lực về vốn, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro,Ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng, trong đó xác định sản phẩm cốt lõi, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm phù hợp với trình độ công nghệ tiên tiếnChỉ khi công ty mẹ mạnh về vốn, công nghệ, khả năng quản lý nhân lực và thị trường tốt, từ đó mới có thể thiết lập các công ty con và liên kết được với các công ty thành viên khác.


4. Đặc điểm tập đoàn tài chính - ngân hàng

4.1. Sáp nhập và mua lại (M&A), hợp nhất - phương thức chủ yếu để hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng

Sáp nhập và hợp nhất có thể nói là phương thức nhanh nhất để một ngân hàng có đủ năng lực vươn ra hoạt động đa năng và hướng tới toàn cầu, để các tập đoàn không ngừng tăng cường sức mạnh và mở rộng quy mô cả về vốn và về mặt địa lý. Các tổ chức tài chính với những lợi thế riêng đã liên kết với nhau nhằm tận dụng sức mạnh của nhau, phục vụ cho mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh và thu lợi nhuận cao nhất có thể. Ngân hàng lớn thứ 3 của Mỹ JPMorgan Chase là kết quả sáp nhập giữa 550 ngân hàng và các định chế tài chính khác. Năm 2007, thương vụ mua sáp nhập lớn nhất trong lịch sử sẽ thuộc về hai đại gia: ngân hàng Châu Âu Barclays Plc của Anh và ABN Amro của Hà Lan với giá trị giao dịch 89,7 tỷ USD. (Phụ lục 1: Top các thương vụ M&A lớn nhất thế giới đến 4/2007).

Ngoài ra, tập đoàn tài chính còn được hình thành theo phương thức tăng trưởng truyền thống. Theo đó, xuất phát từ một ngân hàng thương mại đáp ứng được các điều kiện: quy mô vốn lớn, mạng lưới kinh doanh rộng khắp, khả năng quản trị điều hành hiệu quả, tiềm lực công nghệ cao,có thể tự


mình xây dựng và phát triển thành tập đoàn tài chính. Với hướng đi này, ngân hàng sẽ thành lập các công ty con trực thuộc với chức năng hoạt động khác nhau, nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đa dạng và hỗ trợ hoạt động cho ngân hàng mẹ trong việc đưa ra gói sản phẩm toàn diện,Tuy nhiên, phương thức này thường được áp dụng trong giai đoạn phát triển ban đầu của tập đoàn. Sau khi đạt đến một trình độ phát triển nhất định, các tập đoàn dạng này cũng sẽ tiến hành phương thức sáp nhập và hợp nhất với các định chế khác nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong một thị trường tài chính phát triển toàn cầu.

4.2. Cấu trúc tổ chức phức tạp

Tập đoàn kinh tế nói chung và tập đoàn tài chính - ngân hàng nói riêng có cơ cấu tổ chức rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng nấc, nhiều mô hình khác nhau. Theo Bank of Japan (2005), tập đoàn tài chính - ngân hàng có thể được tổ chức theo 3 mô hình:

+ Mô hình ngân hàng đa năng (universal banking)

+ Mô hình công ty mẹ - con (parent - subsidiary relationship)

+ Mô hình công ty sở hữu tài chính (financial holding company)



Loại hình

Ngân hàng đa năng

Quan hệ công ty mẹ- con

Công ty sở hữu tài chính


Mô hình


Cổ đông Ngân hàng


Kinh Kinh doanh Kinh doanh chứng doanh

ngân khoán bảo hiểm

hàng


Cổ đông Ngân hàng


Công ty Công ty

chứng bảo hiểm

khoán


Cổ đông Công ty mẹ


Ngân hàng Công ty Công ty

chứng bảo hiểm khoán

Sự chi phối của cổ đông công ty đứng

đầu

Các cổ đông của ngân hàng chi phối tất cả hoạt động kinh doanh (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm)

Cổ đông ngân hàng

- Trực tiếp chi phối ngân hàng

- Gián tiếp chi phối các công ty chứng khoán và bảo hiểm

Cổ đông công ty mẹ gián tiếp chi phối tất cả các công ty con trong cả ba lĩnh vực: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Vai trò của Ban quản

trị công ty đứng đầu

Trực tiếp điều hành các hoạt động của mỗi công ty con.

- Trực tiếp điều hành hoạt động ngân hàng.

- Thực hiện quyền nắm giữ cổ phần tại công ty chứng

Ban quản trị công ty mẹ có quyền nắm giữ cổ phần ở tất cả các công ty con.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số nước Châu Âu - 6





khoán và công ty bảo hiểm.


Quan hệ vốn giữa các lĩnh vực kinh doanh

Không có sự tách biệt vốn chính thức giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, song vẫn có thể có sự phân phối vốn cho mục đích quản trị nội bộ trong mỗi

lĩnh vực.

Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình.

Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm nắm giữ vốn của chính mình.


Việc cách ly rủi ro giữa các lĩnh vực

Rất khó để ngăn ngừa rủi ro giữa các hoạt động kinh doanh.

Những tác động của mạng an toàn lên một hoạt động kinh doanh sẽ lan truyền trực tiếp đến

những hoạt động khác.

Có thể cách ly rủi ro ở một mức nhất định.

Những tác động của mạng an toàn lên ngân hàng mẹ có thể lan truyền trực tiếp đến các công ty con.

Tương đối dễ dàng cách ly các rủi ro.

Những tác động của mạng an toàn lên một lĩnh vực không tác động trực tiếp đến các lĩnh vực

khác.


Điển hình

ở Châu Âu, ngân hàng có thể thực hiện kinh doanh chứng khoán, nhưng không có một nước công nghiệp lớn nào cho phép một công ty đơn lẻ hoạt

động cả ba lĩnh vực tài chính.

ở Mỹ và Nhật Bản, mô hình này chỉ được chấp thuận khi các ngân hàng quốc gia tham gia kinh doanh chứng khoán hoặc bảo hiểm.

Cấu trúc này được áp dụng ở nhiều tập đoàn quốc tế.

Được áp dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật Bản và chủ yếu là các ngân hàng lớn.



(Nguồn : The expansion of Corporate Groups in the Financial Services Industry: Trends in Financial Conglomeration in Major Industrial Country - Bank of Japan)



Trong mỗi mô hình có một cấu trúc tổ chức khác nhau. Khác nhau giữa các cấu trúc tổ chức chủ yếu về quyền chi phối của cổ đông công ty đứng đầu với các công ty con, quyền điều hành của ban quản trị công ty đứng đầu trong mọi hoạt động của các công ty con. Mối quan hệ vốn giữa công ty đứng đầu với các công ty thành viên khác và giữa các công ty thành viên khác với nhau tác động lớn đến mức độ lây truyền rủi ro cũng như tính an toàn của một đơn vị trong tập đoàn đến các đơn vị còn lại.

Tuy nhiên, cả 3 mô hình đều có điểm chung lớn nhất, đó là vai trò hạt nhân của ngân hàng, sở dĩ như vậy là vì ngân hàng có những đặc trưng lợi thế hơn hẳn các công ty khác về các mặt: chức năng hoạt động ngân hàng đảm bảo tốt hơn cho quá trình quản trị tài chính, quy mô và phạm vi hoạt động rộng hơn trong lĩnh vực tài chính và mức độ quan hệ với các chủ thể trên thị trường, đội ngũ cán bộ mang tính chuyên nghiệp hơn,

Vì vậy, hiện nay, các tập đoàn tài chính - ngân hàng chủ yếu do các ngân hàng cỡ lớn đứng đầu. Vị thế của ngân hàng này trước hết biểu hiện ở biểu tượng (logo) của tập đoàn và ở khả năng chi phối hướng phát triển của các công ty con trong tập đoàn. Các ngân hàng lớn thường là những chủ thể chủ động mua các tổ chức tài chính khác. Sau quá trình sáp nhập, công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, tên và logo sẽ được thay thế bằng tên và logo của tập đoàn (thực chất là của ngân hàng nhận sáp nhập).

Trong 2 mô hình: mô hình quan hệ công ty mẹ - công ty con và mô hình công ty sở hữu tài chính, quyền quản lý cả tập đoàn thuộc về công ty đứng đầu thông qua mối quan hệ về vốn. Công ty mẹ trong mô hình công ty sở hữu tài chính không nhất thiết phải tiến hành một hoạt động sản xuất kinh doanh riêng nào đó mà tập trung vào quản lý chung các vấn đề của cả tập đoàn. Việc quản lý tập trung trong mô hình công ty sở hữu tài chính mang lại hiệu quả cao hơn nên hiện nay, mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới.


Tất cả các bộ phận trong tập đoàn được quản trị thống nhất và tập trung theo ngành dọc, bao gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng điều hành, Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban quản lý rủi ro và các uỷ ban khác. Hội đồng quản trị tập đoàn chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược đầu tư thông qua các đòn bẩy kinh tế. Các công ty thành viên hoàn toàn chủ động trong việc quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty thành viên có ban quản trị và ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành các hoạt động riêng của công ty đó theo định hướng và chiến lược chung của cả tập đoàn. Các thành viên trong Hội đồng quản trị và các uỷ ban chức năng hoạt động theo tôn chỉ và mục đích chung đã được các bên thống nhất từ trước và đa số theo cơ chế kiêm nhiệm. Chính nhờ mô hình chặt chẽ và rõ ràng như vậy, do đó, dù có cơ cấu phức tạp đến đâu và dù có thay đổi nào (sáp nhập, hợp nhất, chia, tách), tập đoàn vẫn duy trì hoạt động ổn định và giữ chân được khách hàng.

4.3. Quy mô lớn

Các tập đoàn tài chính - ngân hàng có quy mô rất lớn về vốn, tổng tài sản và mạng lưới hoạt động cả trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Với quy mô vốn lớn và tài sản khổng lồ, các tập đoàn tài chính luôn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn trước các đối thủ cạnh tranh.

Trong một tập đoàn tài chính - ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu và tiềm lực tài chính đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho tập đoàn phát triển lâu dài. Nguồn vốn của công ty mẹ phải đủ mạnh để:

- Thứ nhất, cung cấp và phân bổ vốn cho các công ty con trong tập đoàn

- Thứ hai, đủ khả năng đầu tư cho các chương trình và dự án phát triển sản phẩm mới, tăng cường trang thiết bị và công nghệ hiện đại.


- Thứ ba, cho phép mở rộng trụ sở, các chi nhánh và văn phòng nhằm bắt kịp với sự phát triển của thị trường, mở rộng địa bàn phục vụ, đa dạng các đối tượng khách hàng.


Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của tập đoàn tài chính - ngân hàng rất lớn, và chiếm tỷ lệ đáng kể trong GDP.

Bảng 1 : Quy mô của một số ngân hàng lớn trên thế giới

Đơn vị: triệu USD


Số liệu về tập đoàn tài chính - ngân hàng

Số liệu về quốc gia

Tập đoàn

Xếp

hạng

Tổng tài

sản

Vốn

CSH

CAR

(%)

Tên nước

GDP

TổngT

S/ GDP

Citigroup

1

1.484.101

74.415

11,85

Mỹ

10.833.492

14 %

HSBC Holdings

3

1.276.778

67.259

12,00

Anh

1.552.437

82 %

MTFG

7

980.285

39.932

11,76

Nhật

3.978.728

25 %

Bank of China

11

515.972

34.851

11,04

TQ

1.649.329

31 %

Kookmin Bank

76

176.577

7.830

11,01

HQ

679.674

26 %

DBS

83

107.451

7.207

15,80

Singapore

104.993

102 %

Maybank

161

46.549

3.201

15,10

Malaixia

117.775

40 %

Bangkok Bank

196

36.029

2.460

13,50

Thái Lan

163.491

22 %

Bank of the Philipine

Islands

396

8.365

975

8,50

Philipin

96.929

8,6%

(Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục thống kê, The Banker, UBS, website của các ngân hàng, WB và ADB, số liệu năm 2004)


Quy mô về tổng tài sản của các tập đoàn tài chính - ngân hàng không ngừng tăng mạnh, đạt được những con số khổng lồ.

Bảng 2 : Quy mô tập đoàn tài chính trong 100 tập đoàn kinh tế lớn nhất thế giới theo giá trị tài sản (tháng 3/2007)

Tập đoàn

Theo số lượng

Theo tài sản

Tập đoàn có tài sản >1000tỷUSD

Số

Tỷ lệ

Giá trị

Tỷ lệ

Số

Tỷ

Giá trị

Tỷ lệ

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 05/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí