hàng nhằm giải quyết nhiều vấn đề, cần có sự xem xét và đánh giá cụ thể về: hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các phương thức, quy trình thực hiện và một số nhân tố chính tác động tới hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong đó xem xét và đánh giá để thấy được có mối liên hệ mật thiết giữa kết quả hoạt động kinh doanh của của doanh nghiệp và khả năng, xác suất doanh nghiệp tài chính sẽ thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam” làm đề tài để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Tác giả luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với mục tiêu phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển của mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, cũng như xem xét sự tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập tới tình hình hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính trên thị trường, tập trung vào 3 nhóm tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm để thấy có mối liên hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động mua bán và sáp nhập có những tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ. Do vậy, tác giả nhận định cần phải phát triển hoạt động này trong lĩnh vực tài chính Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, cũng từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu tổng quát, toàn bộ luận án sẽ nghiên cứu từ các vấn đề mang tính lý luận cơ bản của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đến thực trạng tình hình phát triển hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, cụ thể trong 3 nhóm tổ chức tài chính trung gian là Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo triển vọng, đề xuất, và khuyến nghị
nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. Các mục tiêu cụ thể như sau:
i. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
ii. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 1
- Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Nước Ngoài
- Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Dữ Liệu
- Hoạt Động Mua Bán Và Sáp Nhập Trong Lĩnh Vực Tài Chính Ngân Hàng
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
iii. Đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thông qua sự gia tăng về số lượng và giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam.
iv. Đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và xem xét mối quan hệ giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tài chính với khả năng, xác suất doanh nghiệp sẽ thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập.
v. Dự báo triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.
vi. Đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
- Câu hỏi nghiên cứu: để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án trả lời một số câu hỏi sau:
i Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tại các tổ chức tài chính Việt Nam cụ thể trong ba nhóm tổ chức tài chính trung gian là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm trong giai đoạn 2007 đến 2013 diễn biến ra sao về số lượng, giá trị và chất lượng thương vụ ?
ii Hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng thế nào tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tài chính giai đoạn sau thương vụ mua bán ?
iii Kết quả kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào tới khả năng doanh nghiệp sẽ tiến hành các thương vụ mua bán trong tương lai ?
iv Triển vọng, xu hướng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian tới ?
v Cần những giải pháp gì để phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh
vực tài chính ngân hàng Việt Nam ?
vi Nhà nước, các bộ ngành liên quan cần có những chính sách hỗ trợ ra sao để tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam từ nay đến năm 2020 ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động mua bán và sáp nhập và tình hình phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án, tác giả nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thời gian qua, cụ thể giai đoạn 2007 đến 2013, tập trung ở ba nhóm tổ chức tài chính trung gian là Ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. M&A được xem xét trên phương diện là giải pháp tài chính quan trọng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả tập trung xem xét đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của 22 doanh nghiệp tài chính ngân hàng đại diện cho toàn bộ thị trường để thấy có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau khi thực hiện thương vụ mua bán. Thêm vào đó, tác giả cũng xem xét, đánh giá để thấy có mối liên hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tới xác suất, khả năng các doanh nghiệp tài chính nói chung sẽ tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Tác giả luận án sử dụng bộ dữ liệu khảo sát 833 cán bộ làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của 34 ngân hàng và các chi nhánh, 16 công ty chứng khoán, 7 công ty bảo hiểm, 10 công ty tài chính và 23 tổ chức liên quan tới lĩnh vực tài chính như quỹ đầu tư, công ty tư vấn tài chính...để đánh giá về triển vọng phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2014 đến 2020.
- Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát tập trung chủ yếu từ năm 2007 đến năm 2013. Các đề xuất và khuyến nghị đến năm 2020. Tác giả lựa chọn nghiên cứu sâu từ năm 2007, bởi đây là thời điểm có sự tăng trưởng đột biến của các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính Việt Nam, đây cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, thời kỳ này cũng đánh dấu việc thực thi nhuần nhuyễn hệ thống các văn bản pháp quy mới như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu Tư 2005, Luật chứng khoán 2006 và nhiều văn bản pháp lý khác.
- Giới hạn nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tài chính là vấn đề rộng, bao gồm nhiều khía cạnh nghiên cứu như phương thức, quy trình, cách thức, tổ chức, các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính và sự phát triển của các thương vụ mua bán và sáp nhập, sự tác động của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán. Sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, và phân tích báo cáo tài chính của 22 tổ chức tài chính giai đoạn 2007 đến 2013 cho thấy hoạt động mua bán và sáp nhập có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, luận án của tác giả sẽ tập trung vào đánh giá sự gia tăng của số lượng, giá trị, chất lượng của các thương vụ mua bán tại các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tài chính và khả năng phát triển của các thương vụ mua bán trong tương lai.
4. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu độc lập từ trước về hoạt động mua bán và sáp nhập, luận án có một số đóng góp mới, khác biệt với các nghiên cứu trước đây cụ thể như sau:
(1) Tác giả lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập trên phạm vi của cả 3 loại hình tổ chức tài chính trung gian đặc thù của lĩnh vực tài chính là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm thay vì chỉ nghiên cứu hoạt động này tại một nhóm tổ chức riêng biệt như các nghiên cứu trước.
(2) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 22 tổ chức tài chính ngân hàng đại diện trên thị trường đã thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập, luận án đã xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá và cho thấy có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn sau thương vụ mua bán.
(3) Nghiên cứu không chỉ đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hoạt động
mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như các nghiên cứu trước, mà tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi để thấy rõ có mối liên hệ giữa tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
(4) Tác giả đã vận dụng mô hình hồi quy định lượng Probit để tiến hành đánh giá và chứng minh hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính, và mối quan hệ mật thiết giữa tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp tới xác suất doanh nghiệp sẽ tiến hành các thương vụ mua bán và sáp nhập.
(5) Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn dữ liệu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế đã công bố để thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013. Từ đó, đưa ra một số nhóm đề xuất và khuyến nghị tới Nhà nước, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước nhằm tăng cường rà soát và hoàn thiện kịp thời các văn bản chính sách điều tiết lĩnh vực tài chính ngân hàng để tạo điều kiện cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, tạo nền tảng cho quá trình phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục sơ đồ, bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo, và Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án.
Chương 2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Chương 3. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam.
Chương 4. Một số nhóm đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập, tuy nhiên số lượng không nhiều và cũng chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định của hoạt động mua bán. Hơn nữa, số lượng thương vụ cũng không nhiều và đa phần tập trung vào giai đoạn từ 2007 trở lại đây, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Do vậy, nghiên cứu hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong toàn bộ lĩnh vực tài chính ngân hàng trong 3 nhóm tổ chức tài chính trung gian gồm ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm là một vấn đề mới, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa lĩnh vực tài chính, bãi bỏ các rào cản phân biệt giữa doanh nghiệp tài chính trong nước và các doanh nghiệp tài chính nước ngoài theo các cam kết quốc tế đã ký.
Nghiên cứu của Trần Ái Phương (2008) [25] đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập là cơ hội cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, hình thành các nguồn thu nhập mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, giúp tổ chức xây dựng và phát triển chiến lược quảng bá thương hiệu, nâng cao lợi thế kinh tế theo quy mô và đạt được những lợi thế kinh tế từ các cơ hội. Nghiên cứu đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập là quan trọng khi các ngân hàng nhỏ hợp nhất lại với nhau dưới cùng một chủ sở hữu, bộ máy quản lý, từ đó tạo cơ sở hỗ trợ tổ chức hợp nhất vận hành tốt hơn, tập trung hơn, các hoạt động kinh doanh sẽ có thể được điều tiết tốt hơn thông qua cơ chế chia sẻ nguồn lực và tạo thêm nhiều cơ hội mới khi sáp nhập hoặc hợp nhất. Tuy nhiên mặc dù hoạt động M&A trong ngành tài chính ngân hàng rất phổ biến trên thế giới nhưng lại khá mới tại thị trường Việt Nam, chính vì vậy Việt Nam cần tận dụng lợi thế là người đi sau để phát huy các lợi thế từ công cụ tài chính quan trọng này. Nghiên cứu tập trung vào các giải pháp phát triển hoạt động M&A theo hướng tự các ngân hàng nội địa sáp nhập lại với nhau để hình thành các tập đoàn tài chính nội địa. Bài nghiên cứu chưa đề cập tới hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài, mà trên thực tế M&A là công cụ tài chính có cả yếu tố trong nước và ngoài nước. Trong đó, một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên xu thế M&A toàn cầu là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo xu hướng phát triển chung và cam kết mở của thị trường tài chính ngân hàng của Chính phủ Việt Nam, không còn sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, do vậy, khi đề cập tới M&A cần phải quan tâm tới cả khía cạnh nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà (2009) [35, tr 32- 45] tập trung nghiên cứu, đề cập đến khái niệm của hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), các hình thức mua bán và sáp nhập, những thuận lợi và khó khăn của việc phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam. Nghiên cứu đi sâu vào tình hình M&A ở Việt Nam liên quan tới số lượng và giá trị thương vụ, một số hạn chế và phân tích nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những khía cạnh cơ bản nhất, nêu một cách chung chung về hoạt động mua bán và sáp nhập, mà chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu của Nguyễn Hòa Nhân (2009) [12, tr 25-32] đã tiến hành nêu lên thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tại thị trường Việt Nam, đánh giá sự cần thiết phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập bởi M&A là công cụ tài chính quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu chỉ ra những lợi ích cơ bản mà công cụ M&A hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bởi, hoạt động M&A là một công cụ tài chính đặc biệt, nó thường xuất hiện nhiều trong giai đoạn khi nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ không thể tiếp tục tồn tại, điều này buộc các doanh nghiệp hoặc tuyên bố phá sản hoặc sử dụng công cụ M&A để liên kết với các đối tác mới để có thể tiếp tục tồn tại trên thị trường. Trong nghiên cứu, tác giả cũng nêu rõ cụm từ M&A hiện khá phổ biến và được gọi là “Sáp nhập (Mergers) và Thâu tóm (Acquisitions). Tác giả đã tiến hành hệ thống hóa các loại hình sáp nhập, nêu điểm giống và khác nhau giữa các loại hình sáp nhập. Bên cạnh đó, tác giả nêu lên những khó khăn, thách thức của hoạt động M&A trong tất cả các lĩnh vực tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008. Tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của bài báo, việc đề cập toàn diện nhiều vấn đề M&A sẽ không đảm bảo được chiều sâu của các nội dung nghiên cứu. Do vậy, nhìn chung các thông tin tác giả đưa ra mang tính chất liệt kê, dàn trải của hoạt động mua bán và sáp nhập trong của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, phần giải pháp cũng chỉ mang tính chất chung chung, bài viết chưa nêu rõ giải pháp cụ thể để thực hiện các đề xuất nêu ra.
Nguyễn Mạnh Thái (2009) [13] dự báo trong thời gian tới sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp Việt nam đặt mục tiêu thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường. Do vậy, đây chính là cơ hội và triển vọng cho một thị trường M&A phát triển. Nghiên cứu cho rằng, M&A là một sự lựa chọn tốt đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi họ đánh giá cao tiềm năng phát triển của Việt Nam. Việt nam đã, đang và sẽ mở rộng cánh cửa dịch vụ tài chính, viễn thông, đây là cơ hội cho thị trường M&A Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cơ sở pháp lý về hoạt động M&A còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất, nằm rải rác trong nhiều văn bản, là rào cản trực tiếp cho việc tiếp cận M&A của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc đề cập sự phát triển thị trường mua bán và sáp nhập ở tất cả các loại hình doanh nghiệp mà không tập trung riêng cho lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thanh Lam (2009) [1, tr 23-28] khẳng định M&A là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở tập trung nguồn lực, mở rộng phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, “làm sạch” các doanh nghiệp yếu kém và là phương thức thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả, thúc đẩy thị trường chứng khoán và thị trường quốc gia phát triển. Nghiên cứu chỉ tập trung vào thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong ngành ngân hàng, không đề cập tới tổng thể lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trong nghiên cứu, tác giả tập trung vào các giải pháp mang tính pháp lý vĩ mô mà không đề cập tới các giải pháp khác ở khía cạnh vi mô. Để tạo cơ sở cho M&A phát triển trên cơ sở thực trạng nghiên cứu, ngoài yếu tố pháp lý còn có rất nhiều yếu tố như bản thân doanh nghiệp tham gia vào hoạt động M&A, năng lực cán bộ công tác liên quan tới M&A và tư duy của doanh nghiệp trong việc minh bạch công bố các thông tin tài chính phục vụ cho công tác M&A.
Nghiên cứu điển hình của Trịnh Thị Phan Lan và Nguyễn Thùy Linh (2010) [30] cho rằng sự hòa hợp về văn hóa là một trong những nhân tố quyết định tới sự thành công của một thương vụ M&A. Trong đó, sự hòa hợp văn hóa trong M&A không có nghĩa là sự xâm phạm nét riêng của tổ chức về văn hóa, mà nếu thật sự có sự “thôn tính” của nền văn hóa này với một nền văn hóa khác thì đó không gọi là hòa hợp hay hòa nhập văn hóa. Sự hòa nhập về mặt văn hóa chính là quá trình doanh nghiệp đi tìm