Tỷ Lệ Hộ Vay Vốn Gqvl Tại Nhcsxh Chi Nhánh Hà Nội Giai Đoạn 2018-2021


đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều lao động không có việc làm và thiếu vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo việc làm để tiến tới giảm tỷ lệ thất nghiệp, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội xác định: cho vay giải quyết việc làm là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn cho vay ưu đãi.

Số hộ vay vốn GQVL, mức cho vay bình quân và sự gia tăng số khách hàng hàng năm

Bảng 2.5: Tỷ lệ hộ vay vốn GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: triệu đồng, người


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Số lượt khách hàng vay

vốn

38.162

45.559

73.730

79.035

Số khách hàng dư nợ vay

GQVL

78.857

93.200

131.180

163.526

Mức cho vay bình quân

(triệu đồng)

35,2

39,5

44,3

47,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 10

(Nguồn báo cáo hàng năm của NHCSXH thành phố Hà Nội)


Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy, số lượt khách hàng vay vốn và số khách hàng dư nợ tăng đều hàng năm, cùng với đó là mức cho vay bình quân mỗi hộ tăng do sự tăng trưởng vượt bậc về tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ ngày càng nhiều khách hàng được tiếp cận vốn, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Trung bình mỗi năm, số lượt khách hàng vay vốn tăng 30%, đặc biệt năm 2020 tăng 28.171 lượt khách hàng, tương ứng 61,8% so với năm 2019. Sở dĩ có sự gia tăng vượt trội về số khách hàng là do có sự thay đổi về chính sách vay vốn, đối tượng vay vốn được mở rộng, giảm thiểu thủ tục, quy trình, tăng mức vay khiến cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay GQVL.

Số khách hàng dư nợ GQVL tăng từ 78.857 người năm 2018 lên 163.526 người năm 2021, tăng 84.669 người, với mức cho vay bình quân toàn thành phố năm 2021 là 47,6 triệu đồng. Có thể thấy mức vay bình quân vẫn còn thấp do nguồn vốn vay


chưa đủ lớn để thỏa mãn nhu cầu vốn của người lao động đầu tư sản xuất, kinh doanh.


Như vậy, trong giai đoạn 2018-2021 thực hiện, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã tiến hành cho vay 163.526 khách hàng, trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng có làng nghề truyền thống như Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín…và các địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao, người dân mất đất canh tác như Hoài Đức, Đan Phượng, Bắc Từ Liêm… nên đã phát huy kết quả tốt.

Tỷ lệ nợ nợ xấu, nợ quá hạn và nợ khoanh từ cho vay GQVL


Mặc dù nợ xấu có giảm so với thời điểm nhận bàn giao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của chương trình cho vay Giải quyết việc làm là cao nhất trong số các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù của Chương trình cho vay như: hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố khách quan (các dự án vay vốn tạo việc làm tập trung nhiều ở các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên), khả năng kinh doanh, thực hiện dự án của các đơn vị xin vay vốn và yếu tố chủ quan trong đó có sự ảnh hưởng của những vấn đề về kinh tế.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn từ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu Năm


Tổng dư nợ cho vay GQVL

Nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu (%)

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn (%)


Nợ khoanh

Tỷ lệ nợ khoanh

(%)


Tổng cộng

Năm 2018

2.776

1,58

0,06

0,81

0,03

2,39

0,09

Năm 2019

3.677

1,39

0,04

0,78

0,02

2,17

0,06

Năm 2020

5.813

1,19

0,02

0,19

0,003

1,38

0,02

Năm 2021

7.780

1,12

0,01

0,28

0,004

1,4

0,02

(Nguồn báo cáo hàng năm của NHCSXH thành phố Hà Nội)


Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 chiếm tỷ trọng 0,09% trên tổng dư nợ, giảm xuống còn 0,02% năm 2021, tương ứng nợ quá hạn và nợ khoanh cũng giảm đều trong giai đoạn này. Riêng năm 2021, tuy tỷ lệ nợ quá hạn giảm, nhưng tỷ lệ nợ khoanh tăng nhẹ từ 0,19% năm 2020 lên 0,28% năm 2021. Nguyên nhân việc tăng nợ khoanh là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người vay vốn sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chính vì vậy ngân hàng thực hiện khoanh nợ cho những trường hợp khó khăn không đủ khả năng trả lãi và gốc đến hạn.

Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, nợ khoanh trong hoạt động cho vay GQVL của chi nhánh đều ở mức thấp trong hệ thống. Trong những năm vừa qua, công tác khắc phục, thu hồi nợ xấu của chi nhánh luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Các phòng giao dịch, tổ nghiệp vụ đã nghiêm túc thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, thường xuyên theo dõi sát sao từng khách hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ gia hạn và nợ quá hạn. Có thể thấy, chất lượng cho vay GQVL của chi nhánh ngày càng được nâng cao, đem lại hiệu quả hoạt động cao cho chi nhánh. Phần là do khi mở rộng quy mô tín dụng thì việc kiểm soát các khoản nợ cũng trở nên khó khăn hơn. Và dù tỷ lệ nợ xấu cho vay GQVL của chi nhánh là khá thấp và không đáng báo động nhưng chi nhánh cũng cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay để tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất có thể, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Hệ thống Phòng giao dịch


Hiện nay, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội có 28 Phòng giao dịch tại 30 quận, huyện thị xã, trong đó có một Phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn hai quận là Hai Bà Trưng và Hoàn Kiếm.

Khách hàng vay vốn chủ yếu tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội là khách hàng cá nhân, hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, số lượng khách hàng rất lớn và phân bổ dàn trải, rộng khắp. Do đó, việc thiết lập mô hình hoạt động cũng phải thích ứng với điều kiện thực tế, có như vậy thì nguồn vốn của ngân


hàng mới có thể phát triển và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là đưa vốn đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm từng bước giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, nếu bố trí mạng lưới rộng khắp thì chi phí quản lý và vận hành hệ thống là rất lớn, nhưng nếu không có mạng lưới rộng thì khó kiểm soát hết được nguồn vốn cho vay và đáp ứng nhu cầu nguồn vốn của khách hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn cho vay. Chính vì vậy, ngoài việc giao dịch tại trụ sở của 28 Phòng giao dịch, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã thành lập các Tổ giao dịch lưu động hoạt động tại 556 trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong toàn thành phố với hình thức mỗi tháng một lần tổ chức giao dịch theo thời gian và ngày cố định trong tháng. Tổ giao dịch lưu động hoạt động với quy trình nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ, thực hiện đầy đủ hoạt động chính của ngân hàng như cho vay, thu nợ, thu lãi, gửi tiết kiệm... nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng đến giao dịch.

2.3.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội theo chỉ tiêu định tính

Hoạt động của Tổ chức chính trị xã hội và các Tổ Tiết kiệm và vay vốn


Đến 31/12/2021, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội có 7.080 Tổ TK&VV đang hoạt động phối hợp với ngân hàng. Chi nhánh xây dựng các tiêu chí quản lý về dư nợ, tỷ lệ thu nợ, thu lãi, tỷ lệ nợ xấu…nhằm đánh giá hoạt động của các Tổ TK&VV hàng năm, qua đó kịp thời chấn chỉnh những tổ TK&VV xếp loại trung bình, yếu, nhằm phát triển tốt hơn về chất lượng hoạt động cho vay. Năm 2021, toàn Chi nhánh có 6.985 Tổ xếp loại Tốt (tỷ lệ 98,66%), 82 Tổ xếp loại khá (tỷ lệ 1,15%), 12 Tổ xếp loại trung bình (tỷ lệ 0,17%), 01 Tổ xếp loại yếu (tỷ lệ 0,01%). Tổng dư nợ ủy thác cho vay GQVL qua các tổ chức CT-XH đạt 7.772 tỷ đồng với hơn 163.526 khách hàng đang vay, chiếm tỷ trọng 66% tổng dư nợ. Tỷ trọng dư nợ cho vay ủy thác với bốn tổ chức CT-XH gồm Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên được thể hiện rõ qua hình sau:


Đơn vị: tỷ đồng, %


397

5%

Hội Nông dân

Hội Liên hiệp phụ nữ

Hội Cựu chiến binh

Đoàn Thanh niên

1449

19%

1750

22%

4176

54%

Hình 2.4: Tỷ trọng và dư nợ cho vay thông qua các tổ chức CT-XH năm 2021


Trong đó, dư nợ cho vay GQVL qua Hội Liên hiệp Phụ nữ là 4.176 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54%, cao nhất trên tổng dư nợ cho vay ủy thác, Hội Nông dân là 1.750 tỷ đồng (tỷ trọng 22%), dư nợ qua Hội Cựu chiến binh là 1.449 tỷ đồng (tỷ trọng 19%), dư nợ qua Đoàn Thanh niên là 3971 tỷ đồng (tỷ trọng 5%). Hội Liên hiệp Phụ nữ đã làm rất tốt vai trò của mình, tích cực đem nguồn vốn chính sách đến với người lao động, kết hợp cùng với các chương trình của Hội xây dựng giúp chị em phụ nữ làm giàu, phát triển kinh tế gia đình. Hoạt động của tổ TK&VV dưới sự giám sát, chỉ đạo của các tổ chức CT-XH và UBND các cấp. Hàng năm, chi nhánh đều tổ chức các lớp tập huấn chính sách, nghiệp vụ cho các tổ TK&VV, tổ chức CT-XH kịp thời nắm bắt những chủ trương, chính sách mới và cách triển khai những công việc phối hợp với ngân hàng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.

Chất lượng dịch vụ cho vay


Đối với các chương trình vay vốn tại NHCSXH đều thực hiện theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về đối tượng vay vốn, điều kiện vay, mức vay, lãi suất,… Vì vậy, mọi thông tin về các chương trình vay vốn chính sách đều được công khai trên thông tin đại chúng, website, trụ sở của ngân hàng và tại UBND xã, phường, thị trấn nên khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin vay vốn tại chính địa phương mình sinh sống.


Khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội đều được miễn phí mọi chi phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm định tài sản đảm bảo, phí phạt trả nợ trước hạn,…

Để đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 30 Tổ trưởng TK&VV, 120 khách hàng vay vốn của 30 Tổ TK&VV tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, về chương trình cho vay GQVL dựa trên các tiêu chí cụ thể.

Bảng 2.7. Số liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chương trình cho vay đối GQVL tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

Đơn vị: %


TT

Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá


1


Quy trình, thủ tục

Đơn giản

Bình

thường

Phức tạp

Tổng


82

18

0

100


2


Thời gian xử lý hồ sơ

Nhanh,

kịp thời

Bình

thường

Chậm

Tổng


68

22

10

100


3


Mức cho vay

Cao

Bình

thường

Thấp

Tổng

0

67

33

100


4


Lãi suất cho vay

Hợp lý

Bình

thường

Cao

Tổng

83

11

6

100

5

Thời gian cho vay

Hợp lý

Ngắn

Dài

Tổng

85

15

0

100


6

Cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch

Tốt

Chấp nhận

được

Không tốt

Tổng

58

42

0

100


7

Một số nội dung khảo sát

khác

Rất hài

lòng

Hài lòng

Không hài

lòng

Tổng

Tác phong phục vụ của nhân

viên ngân hàng

39

53

8

100

Chất lượng dịch vụ cho vay

30

65

5

100

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)


Qua bảng số liệu trên ta thấy, về quy trình thủ tục vay vốn đều được đánh giá đơn giản, có 82% khách hàng nhận định quy trình thủ tục đơn giản, 18% đánh giá bình thường và không có ai đánh giá phức tạp. Các món vay GQVL tại chi nhánh chủ yếu là món vay cá nhân, dư nợ thấp, nên đều không cần giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo, người vay vốn chỉ cần làm giấy đề nghị vay vốn gửi ngân hàng. Khi đó, các tổ TK&VV, cùng các tổ chức CT-XH sẽ hỗ trợ người vay làm các thủ tục xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn tiếp theo và gửi ngân hàng.

Tác phong phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng được đánh giá cao, có 92% khách hàng cảm thấy hài lòng và rất hài lòng với tác phong phục vụ của nhân viên. Chỉ có 8% khách hàng chưa hài lòng, chủ yếu nguyên nhân đến từ việc phải chờ đợi khi đến giao dịch tại các điểm giao dịch của ngân hàng. Do đặc thù riêng của NHCSXH, việc thực hiện giao dịch thu lãi, thu nợ, cho vay, nhận gửi tiết kiệm tại được thực hiện chủ yếu tại điểm giao dịch lưu động tại mỗi UBND xã, phường vào một ngày cố định trong tháng, vì vậy, vào ngày giao dịch tại xã phường đó giao dịch viên sẽ phải thực hiện rất nhiều công việc cộng dồn trong một tháng để giải quyết nên nhiều khi khách hàng đến giao dịch vẫn phải chờ đợi lâu, và đánh giá chưa cao về tác phong của giao dịch viên.

Thời gian xử lý hồ sơ về cơ bản kịp thời khi khách hàng có nhu cầu vốn, có 68% khách hàng đánh giá ngân hàng đã kịp thời giải ngân khi họ có nhu cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chưa cao, do nguồn vốn vay chính sách vẫn còn hạn chế, phụ thuộc vào kỳ chuyển vốn của ngân hàng trung ương, các nguồn vốn ủy thác địa phương, vậy nên NHCSXH Chi nhánh Hà Nội không chủ động về việc cung cấp vốn cho vay GQVL. Tỷ lệ khách hàng đánh giá thời gian xử lý hồ sơ bình thường và chậm lần lượt là 22% và 10%. Mặc dù khách hàng cá nhân khi vay vốn hồ sơ cần chuẩn bị rất đơn giản, nhưng quy trình thủ tục để bình xét cho vay phải thông qua nhiều thành phần như tổ TK&VV, tổ chức CT-XH cấp xã và gửi UBND cấp xã, phường xác nhận về đối tượng được tiếp cận nguồn vốn, khi đó hồ sơ mới được gửi lên ngân hàng tiếp tục kiểm tra và phê duyệt. Bên cạnh đó, đặc trưng của NHCSXH là giao dịch cho vay, thu nợ tại điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở các UBND xã, phường, thị trấn vào một ngày cố định trong tháng, vì vậy việc giải ngân vốn vay thường thực hiện vào một ngày giao dịch xã cố định tại xã, phường, thị trấn đó.


Thông qua khảo sát, có 94% khách hàng hài lòng với lãi suất cho vay hiện tại là 7,92%/năm, được đánh giá đây là mức lãi suất hợp lý trên thị trường. Đối với NHCSXH, lãi suất cho vay thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, và lãi suất này luôn ở mức thấp so với lãi suất của các món vay trung hạn tại NHTM, nhằm tạo điều kiện cho những người nghèo cũng có khả năng trả lãi trong khi vay vốn. Ngoài ra, NHCSXH cũng thực hiện tính lãi vay trên dư nợ giảm dần, và khách hàng không phải trả bất kỳ khoản phí nào khi thực hiện trả nợ trước hạn, lãi suất vay cũng giữ nguyên trong chu kỳ vay vốn, không có sự điều chỉnh biên độ lãi suất như các NHTM.

Chất lượng dịch vụ cho vay còn được đánh giá thông qua cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch. Khảo sát đã cho thấy 58% khách hàng đánh giá tốt về cơ sở vật chất, 42% đánh giá ở mức cơ bản. Hiện nay, các phòng giao dịch tại NHCSXH chi nhánh Hà Nội đều được xây dựng khang trang, sạch sẽ, đảm bảo điều kiện thực hiện giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn hẹp nên máy móc, thiết bị vẫn chưa được đồng bộ hoàn toàn, quy mô chưa được đầu tư như các NHTM. Mặt khác, giao dịch của NHCSXH chủ yếu diễn ra tại các điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường nên về bàn ghế, cơ sở vật chất do UBND xã, phường sắp xếp, thường là đơn giản, sơ sài, chưa đáp ứng được một cách tốt nhất về máy móc, phương tiện giao dịch.

2.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.3.3.1 Kết quả đạt được

Sau gần 20 năm triển khai cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi, 15 năm sau khi thực hiện theo nghị định của Chính phủ về tín dụng cho vay GQVL, chương trình cho vay GQVL do Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội triển khai thực hiện đã nhận được nhiều thành tựu như sau:

Thứ nhất, khối lượng vốn tín dụng phục vụ cho hoạt động cho vay GQVL của NHCSXH chi nhánh Hà Nội ngày một tăng, cùng với đó chất lượng cho vay ngày càng được cải thiện. Quy mô cho vay GQVL tiếp tục được mở rộng và tăng nhanh trong giai đoạn 2018-2021, điều này được thể hiện rõ ở doanh số và dư nợ cho vay

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023