Quan Điểm Nâng Cao Vai Trò Hoạt Động Cho Vay Của Nhtmcp Đối Với Việc Phát Triển Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd


Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ: Xây dựng và triển khai Dự án “Khảo sát năng lực đổi mới công nghệ (nhân lực, dây chuyền công nghệ) đề xuất định hướng nhóm các lĩnh vực công nghệ cần đổi mới và hướng dẫn tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho Doanh nghiệp;

Tiếp tục thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn cho các cụm, điểm công nghiệp và các cơ sở sản xuất làng nghề để đảm báo môi trường; tiếp tục thực hiện tốt các quy định về quản lý và sử dụng Quỹ khuyến công, về hỗ trợ đầu tư xây dụng hạ tầng Khu công nghiệp nhỏ (nay là Cụm công nghiệp), về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, về hỗ trợ đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa... đồng thời rà soát các cơ chế, chính sách những nội dung không còn phù hợp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Khảo sát, xây dựng kế hoạch và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, theo địa chỉ và theo yêu cầu cho doanh nghiệp. Quán triệt phương châm đào tạo gắn với sử dụng, chất lượng đào tạo phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường sức lao động.

Hàng năm ngân sách hỗ trợ xây dựng chương trình trợ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý, kiến thức pháp luật, tổ chức các hội chợ gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục hành chính: Tiếp tục rà soát tinh giản thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài chính, theo hướng giải quyết công việc thuận lợi nhất, nhanh nhất cho DN và các nhà đầu tư. Phấn đấu giảm 10-15% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và DN.

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ tốt việc cung cấp dịch vụ công, mở rộng diện cung cấp dịch vụ qua mạng internet tại các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhất là tại ngành Thuế, Hải quan, Đăng ký kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm giao dịch một cửa, một cửa liên thông: niêm yết công khai về yêu cầu hồ sơ, thời hạn xử lý, người chịu trách nhiệm xử lý; đầu tư trang thiết bị; bố trí cán bộ đáp ứng cả chuyên môn và phẩm chất, đạo đức. Đồng thời, có chế tài khen thưởng, kỷ luật nghiêm túc đối với cán bộ, công chức tại bộ phận này.

Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất: Tập trung quy hoạch, xây dựng hạ tầng các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc xác định địa điểm bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh. Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư các công trình hạ tầng cho các dự án, nhà máy sớm đi


vào hoạt động, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp: Tổ chức tốt các hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển DN nhỏ và vừa của tỉnh. Rà soát tổ chức bộ máy, bổ sung chức năng nhiệm vụ của các Trung tâm liên quan đến hỗ trợ DN như: Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Tư vấn phát triển, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Trung tâm Xúc tiến thương mại, Trung tâm Khuyến công, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ tài chính, Trung tâm Công nghệ thông tin; bổ sung cán bộ có chuyên môn, trình độ, đầu tư kinh phí và các điều kiện, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: Tiếp tục hỗ trợ DN ứng dụng khoa học công nghệ; bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, nghiên cứu mở rộng thị trường, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách, các loại quy hoạch của tỉnh. Thực hiện Quy hoạch phải đi trước một bước, công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các ngành, tạo điều kiện tốt nhất cho các DN, nhà đầu tư tiếp cận thông tin và cơ hội đầu tư kinh doanh trên địa bàn, đồng thời định hướng phát triển DN theo quy hoạch.

4.1.2. Quan điểm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD

Thứ nhất, cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho vay gắn với hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu vay và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để thúc đẩy tăng quy mô, tốc độ phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD

Thực tiễn cho thấy, hoạt động cho vay của NHTMCP trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đến việc thay đổi quy mô, tốc độ phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa, và qua đó nó thúc đẩy tăng quy mô của nền kinh tế trên địa bàn tỉnh. Nguồn vốn vay của NHTMCP không chỉ góp phần làm tăng quy mô nguồn vốn đầu tư, tăng quy mô sản xuất sản phẩm mà còn góp phần mở rộng thị trường sản phẩm, thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng quy mô và tốc độ phát triển của các DNN&V.

Hiện nay, khi xem xét nhu cầu vay vốn, cả phía NHTMCP và các doanh nghiệp phần lớn chỉ tập vào việc cho vay để trực tiếp mở rộng quy mô sản xuất sản phầm. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Những năm tới, bên cạnh việc cho vay để tăng quy mô sản xuất sản phẩm, các ngân hàng cần quan tâm đến nhu cầu doanh nghiệp vay vốn để sản xuất sản phẩm mới. Tất nhiên, cho vay để sản xuất sản phẩm mới là phương án mạo hiểm hơn, nhưng có thế mới giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị


trường sản phẩm, cung ứng cho xã hội nhiều chủng loại sản phẩm. Điều đó sẽ làm tăng vai trò cho vay đối với mở rộng quy mô, nâng cao tốc độ phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng năng suất lao động của doanh nghiệp.

Thêm nữa, đối với doanh nghiệp CN&XD nhu cầu vay vốn để đâù tư tài sản cố định là lớn, thời gian dài. Vì thế NHTM cần chú ý cải thiện quy mô và thời hạn cho vay đối với DNN&V trong CN&XD.

Xuất phát từ thực trạng hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn các phương án vay vốn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng về cả mục đích vay và khả năng thực hiện sau khi vay vốn, các cán bộ thẩm định dự án cần có am hiểu và những kiến thức thực tế về lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khi vay vốn.

Sau khi cho vay vốn, các ngân hàng cần có biện pháp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích vay vốn, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích vay, từ đó có thể giúp doanh nghiệp có trách nhiệm hơn và quản lý nguồn vốn vay đó hiệu quả hơn, góp phần phát triển các doanh nghiệp này.

Thứ hai, ưu tiên vay vốn để chuyển đổi cơ cấu quy mô, ngành nghề và kỹ thuật của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD

Dù là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng là những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và xây dựng, nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại máy móc thiết bị kỹ thuât sản xuất có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành này. Nếu không đổi mới được công nghệ sản xuất, không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khó có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.

Chính vì thế, để nâng cao vai trò cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển DNN&V trong CN&XD, những năm tới cần có chính sách ưu tiên cho các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD vay vốn để đầu tư đổi mới tài sản cố định, mua sắm máy móc trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng máy móc thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp công nghiệp và các máy kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của các DNN&V trong lĩnh vực xây dựng; đầu tư mua sắm các kỹ thuật sản xuất tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu, vừa nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa thân thiện với môi trường sinh thái.

Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD có cơ hội đổi mới kỹ thuật sản xuất, kinh doanh trên cơ sở ững dụng


công nghệ 4.0. Vì thế, các NHTMCP cần có chính sách hỗ trợ DNN&V đổi mới, ững dụng công nghệ mới.

Thứ ba, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, các NHTMCP cần chú ý khuyến khích doanh nghiệp vay vốn để hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động

Hiệu quả sản xuất của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là tiêu chí quan trọng hàng đầu đánh giá tác động của việc phát huy vai trò cho vay của các NHTMCP. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường sẽ tăng, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt, các doanh nghiệp sẽ có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và từ đó thu nhập của người lao động cũng sẽ được cải thiện.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ là phụ thuộc vào việc khai thác sử dụng tài nguyên, trình độ kỹ thuật sản xuất, của máy móc thiết bị, trình độ năng suất lao động,... mà còn phụ thuộc vào trình độ đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và trình độ kỹ thuật của người lao động. Do vậy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật là yêu cầu quan trọng đối với các DNN&V nói chung, trong lĩnh vực CN&XD nói riêng. Xuất phát từ đó, trong khi đó khi xác định nhu cầu vay để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng cần tính đến nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động.

Vì thế, những năm tới, bên cạnh cho vay để trực tiếp mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm, đổi mới kỹ thuật sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành nghề, cả ngân hàng và doanh nghiệp cần chú ý đến cho vay để các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo và trình độ tay nghề của công nhân. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có phương án sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay cho các hoạt động từ đào tạo nguồn lực để nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

4.1.3. Dự báo một số chỉ tiêu nhằm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD

Xuất phát từ thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD hiện nay, chúng tôi dự báo một số chỉ tiêu cho nhưng năm 2020, tầm nhìn 2025 như bảng 4.1 sau đây


Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu dự báo tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển của DNN&V trong CN&XD

trên địa bàn tỉnh Nghệ An



Tiêu chí

ĐV tính

2015

2020

2025

1

Số NHTMCP

NH

24

26

28


Tốc độ tăng

%

100,00

108,33

116,66

2

Số DNN&V trong CN&XD

DN

2.813

2.954

3.102


Tốc độ tăng

%

100,00

105,01

110,27

3

Dư nợ cho vay khách hàng BQNH

Tr.đồng

603.164

1.086.921

2.234.127


Tốc độ tăng

%

100

180,2

205,5

3.1.

Trong đó dư nợ cho vay khách hàng là DNN&V trong CN&XD BQNH

Tr.đồng

156.624

219.673,3

337.994,5


Tốc độ tăng

%

100,00

140,3

153,9

4

Quy mô vốn bình quân của DNN&V trong CN&XD

Tỷ đồng

21,83

30,61

41,1


Tốc độ tăng

%

100,00

140,2

153,8

5

Giá trị sản xuất bình quân của DNN&V trong CN&XD

Tỷ đồng

26,67

41,98

73,99


Tốc độ tăng

%

100,00

157,4

176,2

6

Lao động bình quân của DNN&V trong CN&XD

Người/DN

72

83

112


Tốc độ tăng

%

100,00

115,9

127,6

7.

Tổng số DNN&V trong ngành CN&XD theo quy mô sản xuất

%

100,00

100,00

100,00


Chia theo: Doanh nghiệp nhỏ


88,80

85,7

78,55


Doanh nghiệp vừa


11,20

14,3

21,45


Chia theo Ngành công nghiệp


40,88

42,92

45,07


Ngành xây dựng


59,12

57,08

59,93


Chia theo Hiện đại


5,2

5,8

6,4


Tương đối hiện đại


40,0

42,2

45,6


Trung bình


52,7

50,8

47,4


Lạc hậu


2,1

1,2

0,6

8.

Tiền lương

Triệu đồng/DN

5745,1

8817,7

15539,81


Tốc độ tăng

%

100,00

161,1

176,2

8

Thu nhập hỗn hợp

Triệu đồng

362,4

508,3

782,1


Tốc độ tăng

%

100,00

140,3

153,9

10

Thuế

Triệu đồng

422,3

570,2

727,7


Tốc độ tăng

%

100,00

135,01

127,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 18

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các số liệu thu thập từ điều tra, khảo sát


Thứ nhất, về quy mô và tốc độ phát triển của DNN&V

Cùng với những chính sách hỗ trợ của địa phương từ chủ trương chính sách với những biện pháp hỗ trợ cụ thể về vốn vay, về cơ chế, thủ tục hành chính, các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiếp tục mở rộng cả về mặt chất và mặt lượng của phát triển, mở rộng cả về quy mô và tốc độ phát triển, phấn đấu tăng về số lượng của các doanh nghiệp cũng như chất lượng DNN&V trong lĩnh vực CN&XD.

Theo dự báo ở bảng 4.1. nếu số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong CN&XD năm 2015 là 2.813 thì năm 2020 tăng lên 5,01% và năm 2025 tăng 10,27%. Dư nợ cho vay khách hàng là DNN&V trong CN&XD BQNH năm 2015 là 156.624 triệu đồng/ doanh nghiệp thì năm 2020 tăng lên 219.673,3 triệu đồng/doanh nghiệp tăng khoảng 140,3% trong cả giai đoạn và đến năm 2025 tăng thêm khoảng 153,9% trong cả giai đoạn lên con số 337.994,5 triệu đồng/DN .

Quy mô vốn bình quân của DNN&V trong CN&XD năm 2015 là 21,83 tỷ đồng/doanh nghiệp thì năm 2020 tăng lên 30,61 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng khoảng 140,2% cho cả giai đoạn và năm 2025 tăng lên là 153,5% cho cả giai đoạn 2020-2015 với số tăng tuyệt đối năm 2025 là 41,1 tỷ đồng.

Thứ hai, cải thiện cơ cấu về quy mô, cơ cấu về ngành nghề, cơ cấu về kỹ thuật của DNN&V

Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần, các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có thể thay đổi cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp với mục tiêu: tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại để có thể sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Tiếp theo đó, các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có phương án cụ thể trong việc thay đổi cơ cấu, ngành nghề mũi nhọn để đáp ứng nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập

Theo bảng 4.1, quy mô doanh nghiệp có sự thay đổi, tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ giảm xuống từ 88,80% năm 2015 xuống 78,55% năm 2025; tỷ trọng doanh nghiệp vừa tăng lên từ 11,2% năm 2015 lên 21,45% năm 2025

Tương tự tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng lên từ 40,88% năm 2015 lên 45,07% năm 2025; trong khi đó tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động xây dựng giảm xuống từ 59,12% năm 2015 xuống 54,93% năm 2025

Đồng thời, tỷ trọng các doanh nghiệp có trình độ hiện đại, tương đối hiện đại, trung bình và lạc hậu. Cụ thể là tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật hiện đại và


tương đối hiện đại tăng lên, trong khi đó tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ trung bình và lạc hâu giảm xuống

Thứ ba, về nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNN&V

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các sản phẩm được sản xuất ra của các doanh nghiệp không chỉ cần đáp ứng về mẫu mã sản phẩm đẹp mà còn phải đáp ứng yêu cầu chất lượng và các điều kiện khắt khe về tiêu chuẩn hàng hóa khi thâm nhập vào thị trường của các nước trong khu vực, việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó có thể góp phần tăng doanh thu và góp phần mở rộng lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng.

Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần đầu tư hệ thống máy móc thiết bị kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, thay đổi mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nâng cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn.

Các chỉ tiêu về tiền lương, thu nhập hỗn hợp và đóng góp thuế cho nhà nước trong bảng 4.1 trên đây phản ánh xu hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỉ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

4.2.1. Hoàn thiện môi trường thể chế cho vay

4.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Vì môi trường thể chế là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nên môi trường thể chế hoàn thiện, rõ ràng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả đối tượng cho vay và đối tượng tiếp cận nguồn vốn vay.

4.2.1.2. Nội dung giải pháp

Việc hoàn thiện môi trường thể chế để nâng cao vai trò cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD cần chú ý giải quyết tốt cả ba vấn đề sau đây


Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện môi trường luật pháp về hoạt động cho vay cho ngân hàng thương mại. Thực tế tác giả đã chứng minh rằng, nếu cơ chế hoàn thiện, môi trường thể chế hoàn thiện sẽ có tác động tích cực với vai trò cho vay của NHTMCP với sự phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD nó thể hiện thông qua: Luật pháp về hoạt động cho vay đối với DNN&V: Các quy định của Nhà nước về điều chỉnh, khống chế hoạt động của các ngân hàng theo mục tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng và của nền kinh tế. Sự hạn chế hay nới lỏng trong quy định của Nhà nước đối với hoạt động của ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng phản ánh trực tiếp thông qua cơ chế cho vay và sự sẵn sàng cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V, ví dụ như: nếu cơ chế của ngân hàng nhà nước cho phép giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng thương mại cổ phần, điều đó góp phần làm tăng lượng tiền có thể cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần này với các đối tượng vay trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Chính vì vậy, để hoàn thiện môi trường thể chế, nhà nước cần tạo môi trường về pháp luật và cơ chế chính sách thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động; cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhỏ: Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình trợ giúp cả nhà nước với các doanh nghiệp: các chương trình này được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch trung hạn do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ tín dụng cho các DNN&V hoạt động trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng cho các địa phương, chú trọng hỗ trợ DNN&V, chính sách tài chính cần chú trọng vào chính sách thuế, lệ phí, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách lãi suất ưu đãi với chính sách tín dụng.Thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNN&V để bảo lãnh cho các DNN&V khi vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng không đủ tài sản thế chấp

Ngân hàng Nhà nước có cơ chế nhằm thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTMCP

Thứ hai, các NHTMCP cần có chính sách cho vay phù hợp đối với đối tượng DNN&V trong lĩnh vực CN&XD. Mục đích của hoạt động cho vay là đầu tư bổ sung vốn cho khách hàng, phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng để chủ trương mở rộng khoản tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đối với DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng được thành công thì một trong những vấn đề quan tâm là hoạt động cho vay cần phải được thực hiện theo đúng quy trình, không bỏ qua, không làm tắt đặc biệt chú trọng công tác thẩm định dự án nhằm có những đánh giá đúng nhất về khách hàng.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 06/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí