TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 tác giả đã làm rõ những vấn đề sau:
1.Trong những năm 2012-2015 dư nợ cho vay bình quân của NHTMCP với khách hàng DNN&V trong CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tục tăng lên: năm 2012 dư nợ bình quân là 111.792 triệu đồng thì đến năm 2015 là 156.624 triệu đồng;
2. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay đã có tác động đến sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên các phương diện
i) Làm biến đổi về quy mô và tốc độ phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, mặc dù vậy, tác động đó vẫn ở mức độ trung bình.
ii) Làm thay đổi cơ cấu doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm xuống, doanh nghiệp vừa có xu hướng tăng lên; trình độ kỹ thuật hiện đại và tương đối hiện đại tăng lên, trình độ kỹ thuật trung bình và lạc hậu giảm xuống. Tuy nhiên, tác động cho vay đến việc chuyển dịch cơ cấu DNN&V trong CN&XD còn ở mức trung bình và thấp, nhất là chuyển dịch cơ cấu trình độ kỹ thuật của doanh nghiệp. Hiện tại, cơ cấu trình độ kỹ thuật hiện đại của doanh nghiệp vẫn còn thấp, trình độ kỹ thuật trung bình vẫn cao.
iii) Góp phần việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V mới đạt ở mức trung bình, đáng chú ý là cho vay để đổi mới về nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm còn rất thấp.
iv) Làm thay đổi tương đối rõ rệt về quy mô vốn vay và sự thay đổi về tỷ trọng quỹ vốn vay dành cho các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, cải thiện tình tạng nợ xấu của NHTMCP, nâng cao năng lực quản lý của NHTMCP, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay của các NHTMCP trên địa bàn tỉnh.
v) Góp phần nâng cao năng suất, tạo việc làm tăng thu nhập, đóng góp vào ngân sách nhà nước của địa phương và hỗ trợ sự phát triển cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Có thể bạn quan tâm!
- Những Tác Động Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh Nghệ An Khi Nhtmcp Cho Các Dnn&v Lĩnh Vực Cn&xd Vay Vốn
- Ý Kiến Đánh Giá Về Năng Lực Hoạt Động Cho Vay Của Nhtmcp Đối Với Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An
- Năng Lực Sử Dụng Vốn Vay Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd Còn Hạn Chế.
- Quan Điểm Nâng Cao Vai Trò Hoạt Động Cho Vay Của Nhtmcp Đối Với Việc Phát Triển Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd
- Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An - 19
- Nâng Cao Năng Lực Tiếp Cận Và Sử Dụng Vốn Vay Của Dnn&v Trong Lĩnh Vực Cn&xd
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
3. Luận án cũng đã chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD cụ thể là:
i) Môi trường thể chế còn nhiều bất cập và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương còn thấp, trong đó môi trường thể chế như luật pháp về hoạt động cho vay đối với DNN&V;chính sách của ngân hàng nhà nước và các chính sách kinh tế vĩ mô về cho vay đối với DNN&V; các quy định về hoạt động cho vay của ngành ngân
hàng đối với DNN&V; các thể chế phối hợp quản lý hoạt động cho vay đối với DNN&V còn nhiều vấn đề tiếp tục phải tháo gỡ.
ii) Năng lực cho vay của NHTMCP còn hạn chế, thể hiện ở quy mô cho vay thấp; các thủ tục và điều kiện cho vay còn phức tạp, kể từ quy trình cho vay, năng lực thẩm định dự án vay vốn, năng lực bộ máy quản lý, năng lực quản trị rủi ro, khả năng đa dạng hóa dịch vụ tín dụng, thông tin tín dụng, năng lực ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, năng lực cung cấp dịch vụ với mức chi phí cạnh tranh, hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ, hệ thống giám sát chất lượng dịch vụ, tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay, ngăn ngừa rủi ro con người, rủi ro đạo đức nghề nghiệp còn thấp. Thiếu các biện pháp hướng dẫn sử dụng vốn vay
iii) Năng lực tiếp cận và sử dụng vốn vay của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD còn thấp kể từ sự rõ ràng của mục đích vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, khả năng quản lý nguồn vốn vay, năng lực quản lý rủi ro nguồn vốn vay, quy trình thực hiện dự án, kế hoạch sử dụng vốn vay của DN, hiệu quả của việc sử dụng vốn
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH
VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
4.1. Quan điểm nâng cao vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới
4.1.1. Bối cảnh nâng cao vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới
4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Bối cảnh hiện nay đánh dấu những mốc quan trọng trong hội nhập quốc tế rất sâu và rộng của Việt Nam, hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã, đang được kết thúc đàm phán và ký kết. Cho đến nay, Việt Nam đã ký các FTA với Hàn Quốc (ngày 5/5), Liên minh kinh tế Á - Âu (ngày 29/5), Liên minh EU, tại khu vực Đông Nam Á, theo lộ trình, Việt Nam sẽ cùng với các quốc gia ASEAN hình thành Cộng đồng kinh tế (AEC) ngày 31/12/2015. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập toàn diện các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á tiến tới hình thành một cộng đồng chung, dựa trên 3 trụ cột là kinh tế - chính trị, an ninh - văn hóa, xã hội.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng với 4 trụ cột chính:
Đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong đó mục tiêu quan trọng là tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn tự do di chuyển hơn và tự do di chuyển lao động có kỹ năng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh về mặt kinh tế (tiến tới có khả năng cạnh tranh cao) của các nước trong khu vực
Phát triển đồng đều, cân bằng giữa, khắc phục khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên trong khu vực
AEC là một khu vực mở, nhằm đưa kinh tế ASEAN hội nhập sâu sắc hơn với nền kinh tế toàn cầu
Khi AEC được thành lập sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp khu vực ASEAN nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, trong đó một phần lớn là các DNN&V. Các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng như nhau, có cơ hội mở rộng trao đổi thương mại ở một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng, thu hút đầu tư dựa trên lợi thế không gian của một thị trường mở. Các rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ, hầu hết các mặt hàng nhập khẩu trong nội khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, môi trường đầu tư thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, cắt giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với các đối tác như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand thông qua các hiệp định thương mại tự do riêng giữa ASEAN với các đối tác kinh tế lớn cũng như nỗ lực xây dựng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi có được, khi AEC có hiệu lực các doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với thách thức không nhỏ.
Đối với các DNN&V sản xuất trong nước, sức ép từ hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ tăng lên, nếu các doanh nghiệp này của Việt Nam không cạnh tranh được về giá cả và chất lượng sản phẩm, tất yếu sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải rút khỏi thị trường, các hãng phân phối ASEAN đã chuẩn bị để chiếm lĩnh thị trường trong nước và thực sự đang đe dọa các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, đối với hoạt động xuất khẩu: Nguy cơ cao bị đẩy khỏi các thị trường xuất khẩu truyền thống khi không có sự cải tiến đáng kể về chất lượng và giá cả.
Mặt khác phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô, nhóm hàng công nghiệp có sản lượng lớn nhưng chủ yếu là sản phẩm lắp ráp, trong khi đó Quy tắc xuất xứ yêu cầu ít nhất 40% hàm lượng sản phẩm làm ra phải xuất xứ từ khu vực ASEAN thì mới được hưởng thuế suất 0%, nếu nhập quá nhiều nguyên liệu từ ngoài khu vực thì thuế suất 0% cũng trở nên vô nghĩa. Khi gia nhập các cộng đồng kinh tế chung, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó đáp ứng được những quy định nguồn gốc nguyên liệu. Bởi vì hiện nay chỉ khoảng 20% hàng hóa của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về nguyên tắc xuất xứ trong khi các nước khác tỷ lệ này nằm ở mức 90% trở lên.
Bên cạnh đó các nguy cơ về việc dịch chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam sang các nước láng giềng có mức lương cao hơn sẽ đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế khó khăn hơn... Như vậy, khi gia nhập AEC nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn trong khi quy mô nền kinh tế, doanh nghiệp còn nhỏ bé và năng lực cạnh tranh còn thấp. Những khó khăn và thách thức đặt ra là không hề nhỏ, trong điều kiện các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp nhỏ, năng lực quản trị và công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh kém, nếu không có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng, chắc chắn chúng ta sẽ rất khó để hội nhập thành công, nếu không muốn nói là thất bị ngay từ sân nhà.
DNN&V trong lĩnh vực CN&XD hội đủ những điều kiện để có thể tận dụng những lợi thế nhưng cũng phải chấp nhận đối mặt với những thách thức khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, với những khó khăn bên cạnh những thuận lợi của các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, với lợi thế sân nhà, nhân công rẻ, được tạo điều kiện của chính quyền địa phương trong hỗ trợ phát triển, nhưng cũng có những khó khăn, khả năng tiếp cận nguồn vốn kém, trình độ công nghệ chưa thực sự tốt, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường quốc tế.
Một vấn đề khác đặt ra là hiện nay cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0) đang diễn ra trên nhiều nước và có tác động ngày càng rõ rệt ở nước ta. Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mang công nghiệp tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá của công nghệ số,máy và khoa học dữ liệu là tích hợp tất cả các công nghệ thông minh như: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,… để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. (Hồ Tú Bảo, 2017). Cuộc CMCN4.0 thể hiện xu hướng số hóa các phương thức sản xuất, chế tạo truyền thống. Nếu trước đây, chỉ một số công đoạn sản xuất của quá trình sản xuất sản phẩm được tự động hóa bằng việc áp dụng công nghệ thông tin thì trong bối cảnh cách mạng công nghiêp 4.0 xu hướng tự động hóa sản xuất diễn ra với quy mô lớn hơn rất nhiều những gì đã xảy ra vào những năm đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communications Technology - ICT) vào các ngành công nghiệp chế tạo, vận hành sản xuất trên quy mô rộng lớn đang làm lu mờ ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất tự tương tác (Cyber - Physical Production Sytems - CPPSs: Hệ thống sản xuất thực - ảo hay Mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc, các nhóm linh kiện và các linh kiện với nhau). Xu thế này của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên những phát triển vượt trội của ICT và khoa học máy tính để tạo ra sản phẩm, dữ liệu, dịch vụ và mọi người đều có thể kết nối với nhau. Bên cạnh công nghệ thông tin, trí thông minh nhân tạo, người máy, công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới là những công nghệ điển hình đang phát triển theo cấp số nhân, làm thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất, khiến hoạt động sản xuất công nghiệp trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Những công nghệ này không mới, thậm chí đã được phát minh ra từ 20, 30 năm trước đây. Nhưng nhờ năng lực tính toán phát triển nhanh chóng, chi phí sử dụng ngày càng giảm và kích
thước thiết bị được thu gọn, đã cho phép ứng dụng các công nghệ này vào hoạt động sản xuất công nghiệp. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ và quy mô ảnh hưởng rộng lớn của các công nghệ mới, cuộc CMCN4.0 sẽ tạo ra những tác động vô cùng to lớn đến các ngành sản xuất, trước hết là sản xuất công nghiệp, của các nước trên thế giới trên cả khía cạnh tạo ra các cơ hội và đặt ra các thách thức mới.
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các DNN&V nó chung, DNN&V tronglĩnh vực CN&XD nói riêng. DNN&V có cơ hội thuận lợi, dễ dàng hơn trong chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ hiện đại như Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,… do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất của mình. Tuy nhiên, để đổi mới công nghệ, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hởi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn nhất định. Trong điều kiện như thế, vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng, trong đó có NHTMCP đối với sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD lại càng cao hơn.
Tóm lại, hội nhập kinh tế và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt vai trò vốn vay của các NHTMCP và những hỗ trợ của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng với các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD, bởi vì:
Thứ nhất: nguồn hình thành vốn của các doanh nghiệp này chiếm một phần khá lớn là vốn vay của các ngân hàng thương mai cổ phần, nguồn vốn vay giúp các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Thứ hai, với đặc thù của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CN&XD, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này là tương đối lớn, chu kỳ quay vòng vốn là dài đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD
Chính vì vậy, vai trò vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trong bối cảnh quốc tế hiện nay là vô cùng cần thiết và yêu cầu ngày càng tăng cường để có thể giúp DNN&V trong lĩnh vực CN&XD phát triển, giải quyết những thách thức trong bối cảnh hội nhập và các mạng công nghiệp 4.0.
4.1.1.2. Chủ trương phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Phát triển DNN&V nói chung và phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An quan tâm và có
chủ trương phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 3029/QĐ - UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển các DNN&V, cụ thể như sau:
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường pháp luật và các cơ chế chính sách thuận lợi cho DNN&V thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước, trong tỉnh và bên ngoài cho đầu tư phát triển.
Phát triển DNN&V một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.
Ưu tiên phát triển DNN&V lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu địa phương, nhiều lao động, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp khoa học công nghệ; các ngành nghề sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc lợi thế cạnh tranh.
Mục tiêu phát triển doanh nghiệp:
Phát triển nhanh doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên. Phấn đấu để các doanh nghiệp Nghệ An đóng góp quan trọng cho tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nộp ngân sách nhà nước; có nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Nghệ An đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môi trường.
Phần đấu đến năm 2020, tỉnh Nghệ An có: Vốn đăng ký bình quân mỗi doanh nghiệp: 5,5-6,5 tỷ/bình quân 1 doanh nghiệp; Đầu tư của khu vực DNN&V chiếm trên 45% tổng đầu tư toàn xã hội; DNN&V tỉnh Nghệ An đóng góp 42-45% giá trị sản xuất; 55-60 % tổng nguồn thu của tỉnh, trong đó thu nội địa 45-50%; Tạo thêm việc làm cho khoảng 11.000-12.000 lao động hàng năm; Có trên 90 % doanh nghiệp được đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Để thực hiện được các mục tiêu đó, tỉnh Nghệ An đã đề ra các chủ trương cụ thể:
Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý; cải cách thủ tục hành chính, các quy định gia nhập thị trường tạo môi trường đầu tư kinh doanh. Chỉ đạo các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh rà soát, ban hành và thực hiện một số cơ chế chính sách hỗ trợ DN theo lĩnh vực ưu tiên.
Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tài chính. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN thông qua các chương trình phát triển công nghệ, hỗ trợ các tổ chức, cá
nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân, đào tạo nghề cho người lao động; xúc tiến mở rộng thị trường; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc xác định địa điểm bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thông tin. Thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi theo định hướng.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp.
Để thực hiện các chủ trương trên, tỉnh Nghệ An:
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật kinh doanh, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức quản lý doanh nghiệp, cho doanh nhân: Thông qua các cuộc tập huấn, tư vấn hỗ trợ pháp lý, đối thoại DN, website của các ngành... để cập nhật, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật.
Hàng năm, ưu tiên bố trí ngân sách tổ chức các lớp đào tạo khởi sự DN cho bộ phận DN mới thành lập; tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và những văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh cho doanh nhân, người lao động, công chức, viên chức các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ công chức, cán bộ quản lý, người lao động trong DN.
Thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ DN tiếp cận vốn, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo toàn hệ thống áp dụng đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN tiếp cận vốn, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng; tăng cường huy động nguồn, tạo điều kiện cung cấp nguồn vốn cho DN, mặt khác cũng cần chủ động tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ chính thức hoặc thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức, tạo nguồn với lãi suất thấp... từ đó tạo điều kiện để các DN có thể tiếp cận vốn qua ngân hàng.
Đối với các DN đang có nợ cũ tại các NH, cần tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại nợ, giãn nợ; ưu đãi tín dụng cho các DNN&V kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ…, nếu những doanh nghiệp này chứng minh được các nguồn thu để trả nợ ngân hàng.
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Nghệ An, sàn giao dịch Công nghệ & Thiết bị Nghệ An và công nghệ & thiết bị vùng, khu vực trong nước; Xây dựng và triển khai dự án “Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các Doanh nghiệp Nghệ An giai đoạn 2012-2020”; Triển khai thực hiện