Kết Quả Thực Hiện Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Hà Nội Trong Giai Đoạn 2018-2021


Quy trình cho vay ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội thông qua Tổ TK&VV theo quy định hiện hành của NHCSXH.


(1)

(6)

Người vay

(6)

Tổ Tiết kiệm và

vay vốn

(7)

(2)

(5)

Tổ chức chính

trị xã hội

Ngân hàng Chính sách xã

hội

(3)

(4)

Ban giảm nghèo

xã, UBND xã

(5)


Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay có ủy thác chương trình GQVL


Bước 1: Người vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV tại thôn, tổ dân phố nơi mà người vay vốn đang cư trú hợp pháp;

Bước 2: Tổ TK&VV nhận hồ sơ vay vốn của người vay vốn, tiến hành họp bình xét cho vay dưới sự chứng kiến của tổ chức CT-XH cấp xã, kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ vay vốn, sau đó lập danh sách đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn trình UBND cấp xã xác nhận;

Bước 3: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH;

Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Giám đốc NHCSXH phân công cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Kế hoạch - Nghiệp vụ kiểm soát, trình Giám đốc NHCSXH xem xét, phê duyệt;

- Đối với khách hàng vay vốn từ nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ xem xét, phê duyệt;

- Đối với việc cho vay từ nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam,


Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý thì thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức trên xem xét, phê duyệt;

- Đối với khách hàng vay từ nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì giám đốc NHCSXH xem xét, phê duyệt.

Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT-XH cấp xã (đơn vị nhận ủy thác cho vay) và tổ TK&VV.

Bước 6: Tổ chức CT-XH cấp xã, Tổ TK&VV thông báo cho người vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng.

Bước 7: Người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nhận tiền vay.


2.2.3.2. Kết quả thực hiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021

Hiện nay, các đối tượng sử dụng vốn vay GQVL chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản chiếm 55%, trồng trọt 35%, còn lại 10% làm dịch vụ và buôn bán nhỏ. Vốn vay được lồng ghép vào các chương trình dự án của địa phương giúp hộ nghèo chưa có việc làm có đủ vốn và chi phí cho trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh nhỏ cũng như giúp hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống. Qua nguồn vốn vay đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh tăng thu nhập. Hàng năm đã thu hút và tạo việc làm cho trên 30 ngàn lao động tại địa phương góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thủ đô. Điều đó khẳng định được hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn từ nguồn cho vay giải quyết việc làm. Hoạt động cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình triển khai, thể hiện rõ trong bảng sau:


Bảng 2.2. Kết quả thực hiện cho vay GQVL làm tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

1

Doanh số cho vay

3.270

1.961

3.512

3.946

2

Doanh số thu nợ

2.330

1.061

1.375

1.979

3

Doanh số xóa nợ

0,17

0,15

0,14

0,02

4

Tổng dư nợ

2.776

3.677

5.813

7.780

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 9

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH thành phố Hà Nội)


Qua bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay trong giai đoạn này đều lớn hơn doanh số thu nợ, điều này chứng tỏ có sự phát triển, tăng trưởng về nguồn vốn. Năm 2018, 2019 doanh số cho vay lớn hơn doanh số thu nợ lần lượt là 940 tỷ đồng và 900 tỷ đồng. Đến năm 2020, 2021 có sự tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay, đều lớn hơn doanh số thu nợ 2.137 tỷ đồng và 1.967 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay vì trong giai đoạn 2020-2021, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội nhận nguồn vốn ủy thác địa phương thành phố, các quận, huyện tăng cường hỗ trợ cho vay giải quyết việc làm đối với những người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19.

Doanh số xóa nợ giảm dần qua các năm, giảm từ 170 triệu đồng năm 2018 xuống còn 20 triệu đồng, trung bình giảm 35% qua các năm. Doanh số xóa nợ giảm chứng tỏ chất lượng cho vay GQVL tại chi nhánh ngày càng được nâng cao. Hoạt động cho vay GQVL có xu hướng phát triển tốt.

Tổng dư nợ đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2019 dư nợ cho vay GQVL tăng 32% so với năm 2018. Đặc biệt, giai đoạn năm 2019-2021, tăng trưởng mạnh từ 3.677 tỷ đồng năm 2019, lên 5.813 tỷ đồng năm 2020 và 7.780 tỷ đồng năm 2021. Sự tăng trưởng mạnh mẽ dư nợ của chương trình cho vay giải quyết việc làm chủ yếu đến từ việc nguồn vốn ủy thác của thành phố, quận, huyện cho Chi nhánh để triển khai cho


vay giải quyết việc làm tăng. Bên cạnh đó, do có sự thay đổi chính sách mới về việc nâng mức cho vay, quy trình thủ tục đơn giản hơn, khiến cho người dân dễ tiếp cận với nguồn vốn. Điều này thể hiện vấn đề giải quyết việc làm là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển của thành phố Hà Nội, khi mà tỷ lệ hộ nghèo giảm, cơ cấu kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, dẫn đến tình trạng nhiều người không có việc làm. Vì vậy, thành phố ưu tiên nguồn lực để thực hiện cho vay giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

2.3.1. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội theo chỉ tiêu định lượng

Quy mô cho vay giải quyết việc làm


Quy mô cho vay được thể hiện rõ nét thông qua tình hình dư nợ cho vay giải quyết việc làm giai đoạn 2018-2021.

Dư nợ theo phương thức cho vay

Khác với Ngân hàng thương mại, việc cho vay thực hiện trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng thì tại NHCSXH, một vài chương trình cho vay là ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức CT-XH. Với việc xây dựng mạng lưới giao dịch đến từng địa phương thông qua tổ giao dịch lưu động tại địa bàn cấp xã, phường và sự kết hợp với các tổ chức CT-XH, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện các công tác cho vay, thu nợ đạt hiệu quả tốt. Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyền tải nguồn vốn cho vay ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh và hiệu quả; đồng thời, huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tình hình dư nợ theo phương thức cho vay giai đoạn 2018-2021 của NHCSXH Thành phố Hà Nội như sau:


Đơn vị: Tỷ đồng


9000

8000

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

7772

5804

3653

2443

Cho vay ủy thác

Cho vay trực tiếp

333

24

9

8

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Hình 2.2: Dư nợ cho vay GQVL theo phương thức cho vay tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội)


Chủ yếu dư nợ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội là cho vay ủy thác thông qua các tổ chức CT-XH. Qua biểu đồ có thể thấy hoạt động cho vay ủy thác ngày càng phát triển mạnh, tăng từ 2.443 tỷ đồng năm 2018 lên 7.772 tỷ đồng năm 2021, bình quân tăng 47% mỗi năm. Tuy nhiên, phương thức cho vay trực tiếp giảm mạnh, từ 333 tỷ đồng năm 2018 giảm còn 8 tỷ đồng năm 2021, giảm 325 tỷ đồng. Tại chi nhánh, cho vay trực tiếp đều là cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh. Để triển khai thực hiện hiệu quả phương thức cho vay ủy thác, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã thường xuyên phối hợp với các tổ chức CT-XH, quan tâm xây dựng, củng cố và kiện toàn các Tổ TK&VV ở cơ sở. NHCSXH Chi nhánh Hà Nội thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chủ yếu theo phương thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH. Thông qua tổ chức hội, đoàn thể các cấp, các Tổ TK&VV, công tác cho vay của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn Thành phố.


Dư nợ theo nguồn vốn.


Xét theo nguồn gốc vốn hình thành dư nợ, nguồn vốn trung ương và nguồn vốn huy động sẽ gộp chung là nguồn vốn trung ương cho vay GQVL, còn nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách thành phố, quận, huyện là nguồn vốn địa phương.

Bảng 2.3: Dư nợ theo nguồn vốn tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: tỷ đồng



Chỉ tiêu Năm

Cho vay GQVL nguồn vốn trung ương

Cho vay GQVL nguồn vốn địa phương

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Năm 2018

419

15,1

2.357

84,9

Năm 2019

913

24,8

2.764

75,2

Năm 2020

1.952

33,6

3.861

66,4

Năm 2021

2.602

33,4

5.178

66,6

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng –NHCSXH thành phố Hà Nội)


Về mặt kết cấu nguồn vốn, dư nợ Quỹ quốc gia GQVL của trung ương được bổ sung tăng thêm hàng năm còn thấp, việc tăng trưởng dư nợ cho vay GQVL nguồn vốn trung ương chủ yếu đến từ việc huy động vốn từ các tổ chức, các nhân thông qua gửi tiết kiệm tại ngân hàng; từ 419 tỷ đồng năm 2018 lên 2.602 tỷ đồng năm 2021, tăng 2.183 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,4% trên tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việt làm. Tỷ trọng của nguồn vốn trung ương ngày càng tăng, trung bình tăng 27% mỗi năm. Như vậy cho thấy Chi nhánh đã tăng tính tự chủ về nguồn vốn huy động, giảm dần tỷ lệ vốn do trung ương điều chuyển và nguồn vốn ủy thác địa phương.

Cho vay GQVL nguồn vốn địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, trung bình tăng trưởng 30% mỗi năm, đạt 5.178 tỷ đồng năm 2021, chiếm tỷ trọng 66,6% trên tổng nguồn vốn vay GQVL. Cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi rõ nét thể hiện chính quyền địa phương rất quan tâm đến chính sách cho vay GQVL, tạo cơ


hội cho người vay phát triển, cải thiện đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.

Tỷ trọng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng qua các năm

Dư nợ cho vay giải quyết việc làm chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội, điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2018-2021

Đơn vị: tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Dư nợ cho vay GQVL

2.776

3.677

5.813

7.780

Tổng dư nợ

7.280

8.283

10.166

11.786

Tỷ trọng dư nợ GQVL trên tổng dư nợ (%)


38,1%


44,4%


57,2%


66%

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay GQVL


29%


32,5%


58%


34%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội)


Giai đoạn 2018-2021, dư nợ cho vay GQVL có tốc độ tăng trưởng lớn, chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ, liên tục tăng qua các năm. Năm 2019 dư nợ cho vay GQVL tăng 901 tỷ đồng, tương ứng tăng 32,5% so với năm 2018. Năm 2020, 2021 dư nợ tiếp tục tăng mạnh, tăng 2.136 tỷ đồng so với năm 2019; tăng 1.967 tỷ đồng so với năm 2020, tương đương tăng 58% và 34% so với năm trước.

Không chỉ tăng lên về mặt số lượng, tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL trong tổng dư nợ tín dụng toàn chi nhánh cũng tăng liên tiếp từ 38,1% vào năm 2018 lên 66% trong năm 2021. Có thể thấy, dư nợ cho vay GQVL đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh. Mục tiêu hoạt động của chi nhánh cho đến năm 2025 là tiếp tục phát triển mạnh hoạt động cho vay GQVL, phấn đấu đến


năm 2025 tỷ lệ dư nợ cho vay GQVL của chi nhánh đạt trên 80%/tổng dư nợ tín dụng, để bù đắp cho nguồn vốn các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm trong tương lai.

Như vậy, hoạt động cho vay GQVL của chi nhánh đã không ngừng mở rộng về quy mô và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ. Có được kết quả này còn do chi nhánh ngày càng cải thiện chất lượng dịch vụ, thủ tục hồ sơ đơn giản hơn, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng cũ, tăng cường công tác tuyên truyền thu hút thêm nhiều khách hàng vay. Đây được coi là thành công của chi nhánh trong việc duy trì và và mở rộng hoạt động cho vay này.

Việc tăng trưởng dư nợ chương trình cho vay GQVL qua các năm đã khiến chương trình chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng dư nợ đến thời điểm 31/12/2021. Điều này được thể hiện rõ tại biểu đồ dưới đây:


2% 3%

Cho vay GQVL

17%

Cho vay hộ nghèo, cận nghèo

Cho vay hộ mới thoát nghèo

10%

Cho vay NSVS&MT

66%

1%

Cho vay NOXH

Cho vay các chương trình khác

Hình 2.3: Tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL năm 2021


(Nguồn: Báo cáo hàng năm của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội)


Năm 2021, dư nợ cho vay GQVL đạt 7.780 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66% trên tổng dư nợ. Hiện nay, nguồn vốn giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội là do tình trạng thất nghiệp ở thủ đô còn cao. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp cao là thành phố Hà Nội đang trong quá trình phát triển, đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, nền kinh tế đất nước đang trong giai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023