Tình Hình Dư Nợ Theo Chương Trình Cho Vay Giai Đoạn 2018-2021


trình tín dụng đã giúp cho trên 117 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó có 3.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo,

79.000 lượt khách hàng vay vốn chương trình GQVL, góp phần thu hút, tạo việc làm cho 87.000 lao động, góp phần hoàn thành 54% kế hoạch GQVL của thành phố năm 2021 (trong đó, riêng nguồn Ủy thác thành phố cho vay trên 49.400 lượt khách hàng, góp phần thu hút, tạo việc làm cho gần 52.400 lao động); cho vay 157 lượt người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 38.020 lượt người lao động do ảnh hưởng của dịch COVID-19; 105 khách hàng vay vốn để mua nhà ở xã hội; trên 34.500 hộ gia đình vay vốn để xây mới, cải tạo trên 69.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...Vốn tín dụng của NHCSXH đã góp phần thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố thể hiện rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình dư nợ theo chương trình cho vay giai đoạn 2018-2021


Đơn vị: tỷ đồng



TT


Chương trình cho vay


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020


Năm 2021

1

Cho vay Hộ nghèo

282,4

169,3

93,3

44,2

2

Cho vay Hộ cận nghèo

231,5

187,5

143,7

101,1

3

Cho vay hộ mới thoát nghèo

2.265,6

2.443,2

1.942,8

1.178,6


4

Cho vay Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

(HSSV)


123,8


93


70


55

5

Cho vay Giải quyết việc làm

2.776,5

3.549,7

5.813,3

7.780

6

Cho vay xuất khẩu lao động

0,77

0,48

0,095

0,058

7

Cho vay Nước sạch vệ sinh

và môi trường (NSVS&MT)

1.302,8

1.462

1.634,4

1.993

8

Cho vay Doanh nghiệp nhỏ

và vừa (dự án KFW)

1,7

1



9

Cho vay hộ sản xuất kinh

doanh vùng khó khăn

92,5

94,4

89,5

63,3

10

Cho vay thương nhân tại

1,68

1,45

1,22

0,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 8



TT


Chương trình cho vay


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020


Năm 2021


vùng khó khăn





11

Cho vay dự án Nippon

1,65

1,86

1,91

1,8

12

Cho vay theo Quyết định

29/2014/QĐ-TTg

0,8

0,3

0,76

0,7


13

Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo

Nghị định 75/2015/NĐ-CP


0,66


0,58


0,5


0,03

14

Cho vay hộ nghèo về nhà ở

135,5

126,6

116,2

111,1

15

Cho vay khác (Cho vay dự án

bò sinh sản)

0,081


14,2

11,6

16

Cho vay Nhà ở xã hội theo

Nghị định 100/NĐ-CP

62

137,4

242

281,9

17

Cho vay Dân tộc thiểu số

theo QĐ 2085


14,2




18

Cho vay người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị định

68/NĐ-CP.




2,4


162,8


Tổng cộng

7.280

8.283

10.166

11.786

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 2018- 2021 của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội)


Qua bảng số liệu có thể thấy: trong 18 chương trình cho vay chính sách triển khai giai đoạn 2018-2021, có 04 chương trình lớn, chiếm tỷ trọng 95% trên tổng dư nợ, đó là chương trình cho vay GQVL đạt 7.780 tỷ đồng năm 2021, chiếm tỷ trọng 66% trên tổng dư nợ; cho vay hộ mới thoát nghèo 1.178,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10%; cho vay NS&VSMT 1.993 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16,9%; cho vay Nhà ở xã hội là 281,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,39%.

Tổng dư nợ của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã tăng trưởng liên tục trong bốn năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,5%, dư nợ năm 2021 là 11.786 tỷ đồng, tăng 4.506 tỷ đồng so với năm 2018. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho


vay của NHCSXH ngày càng được mở rộng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Cơ cấu cho vay của các chương trình có chiều hướng thay đổi qua các năm. Dư nợ các chương trình cho vay chính của NHCSXH giai đoạn trước như chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay HSSV đều giảm trong giai đoạn này. Năm 2018, dư nợ cho vay hộ nghèo là 282,4 tỷ đồng, chiến 3,9% tổng dư nợ. Năm 2021, tổng dư nợ giảm còn 44,2 tỷ đồng, giảm 238,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dư nợ chương trình cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP, tăng trưởng mạnh qua các năm, từ 62 tỷ đồng năm 2018, tăng lên 281,9 tỷ đồng năm 2021, trung bình tăng 71% mỗi năm. Việc chuyển đổi cơ cấu chương trình cho vay tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội thể hiện rõ định hướng chính sách của Nhà nước và của thành phố. Chương trình cho vay Nhà ở xã hội góp phần thực hiện “mục tiêu kép” mà Chính phủ đã đề ra là bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở cho các đối tượng yếu thế, đối tượng làm tại các cơ quan nhà nước (người thu nhập thấp, công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, công chức, viên chức…). Đồng thời, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản; góp phần thực hiện chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 được Chính phủ ban hành tại Nghị quyết số 75/NQ- CP ngày 14/7/2021.

Thông qua việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thành phố; thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng từng thời kỳ của thành phố; góp phần thực hiện các mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là tại khu vực nông nghiệp nông thôn; khôi phục các làng nghề, phố nghề truyền thống; khuyến khích phát triển các khu sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật và các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, đồng thời, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Thành phố trong từng giai đoạn: giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố giảm từ 3,64% năm 2016 xuống còn 0,42% vào năm 2020.


2.2. Tổng quan về hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.2.1. Thực trạng cơ chế, chính sách cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

Căn cứ vào Nghị định Chính phủ về các chương trình vay vốn giao cho NHCSXH thực hiện, để công tác vay vốn, quản lý, điều hành một cách khoa học, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã thực hiện theo đúng hệ thống văn bản pháp quy, quy trình cho vay theo quy định, đảm bảo cho vay đúng đối tượng được Nhà nước hỗ trợ, tránh trường hợp lợi dụng chính sách làm lợi cá nhân. Chương trình cho vay giải quyết việc làm tại NHCSXH được triển khai dựa trên hệ thống các văn bản pháp quy, quy trình, quy định tại NHCSXH nói chung và Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội nói riêng:

- Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 của Quốc Hội;


- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

- Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm;

- Thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11/11/2015 hướng dẫn thực hiện Quỹ quốc gia về việc làm theo NĐ 61/2015/NĐ-CP;

- Thông tư 54/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ Quỹ QGVL;

- Thông tư số 24/2017/TT-BLĐTBXH ngày 21/8/2017 sửa đổi bổ sung một số điều thông tư 45/2015/TT-BLĐTBXH;

- Công văn số 1310/LMHTXVN-TTKTXH ngày 12/11/2018 của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam về Thực hiện cơ chế vay vốn Quỹ QGVL của Liên minh HTX Việt Nam;


- Văn bản số 8055/NHCS-TDSV ngày 30/10/2019 Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.

2.2.2. Điều kiện cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

Đối tượng vay vốn của chương trình giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội là người lao động, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất kinh doanh thì phải đáp ứng điều kiện sau:

- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:


+ Được thành lập và hoạt động hợp pháp;


+ Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;

+ Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

+ Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).


Đối với các cơ sở SXKD vay vốn từ 100 triệu đồng trở lên phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định hiện hành của NHCSXH.

Ngoài các điều kiện cơ bản mà các cơ sở SXKD cần đáp ứng để được vay vốn GQVL thì cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thêm thông tin khác về cơ sở SXKD để ra quyết định có cho vay hay không. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ là thường không có thông tin tài chính, hoặc có thì các thông tin gốc thường nghèo nàn, không đầy đủ, độ tin cậy thấp. Bên cạnh đó, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của các cơ sở SXKD rất đa dạng, phong phú: từ các cửa hàng nhỏ bán đồ dùng sinh hoạt, cho đến các doanh nghiệp chế tạo có công nghệ cao, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, xây dựng, dịch vụ… Vì vậy, cán bộ thẩm định tín dụng chủ yếu thẩm định thông qua các chỉ tiêu định tính của doanh nghiệp như: lịch sử hình thành, phát triển, năng lực người điều hành, sản phẩm dịch vụ kinh doanh, những quan hệ kinh doanh, điều tra thực địa…


- Đối với người lao động


+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;


+ Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;

+ Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.


Người vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản là phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và trả gốc, lãi đúng hạn.

Việc vay vốn khách hàng cá nhân được ngân hàng ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức CT-XH, các tổ TK&VV. Người lao động vay vốn GQVL tại NHCSXH thường là những người có thu nhập thấp trong xã hội, không có tài sản đảm bảo, không đủ điều kiện hoặc khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng tại các NHTM, vậy nên việc vay vốn không phải thực hiện đảm bảo tiền vay, không cần chứng minh về thu nhập, mức lương. Tuy nhiên, vẫn cần có những cơ sở đánh giá để cấp vốn tín dụng cho người lao động như: uy tín của người vay tại địa phương nơi mình sinh sống, phương án sản xuất, kinh doanh có triển vọng phát triển, đem lại nguồn thu nhập đảm bảo trang trải cuộc sống và trả gốc, lãi theo quy định của ngân hàng.

2.2.3. Thủ tục và quy trình cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.2.3.1. Thủ tục và quy trình cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, trụ sở NHCSXH cấp quận, huyện

Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội thực hiện cho vay giải quyết việc làm trực tiếp đối với hai đối tượng là:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh;


- Người lao động vay vốn từ nguồn vốn do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Hội Người mù Việt Nam quản lý.

Quy trình cho vay trực tiếp


Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.


Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội sẽ được hướng dẫn làm hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ tại phòng tín dụng. Cán bộ phòng tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn cho khách hàng cách lập hồ sơ đúng và đầy đủ theo quy định gồm:

- Dự án, giấy đề nghị vay vốn giải quyết việc làm có xác nhận của UBND cấp xã về nơi thực hiện dự án;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, hợp đồng hợp tác, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh…;

- Đối với Tổ hợp tác và Hộ kinh doanh có từ hai thành viên trở lên: Văn bản ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã do các thành viên ủy quyền cho một thành viên là người đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến vay vốn tại NHCSXH;

- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên được vay với mức lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay theo quy định;

- Các giấy tờ chứng minh về tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp khoản vay phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định.

Riêng đối với người vay vốn từ nguồn vốn thuộc Hội Người mù quản lý thì gửi hồ sơ cho vay qua Hội Người mù cấp huyện, Hội Người mù cấp huyện nhận được hồ sơ của người vay vốn tiến hành họp để bình xét cho vay và lập danh sách đề nghị vay vốn, sau đó gửi hồ sơ vay vốn của người vay vốn kèm danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của Hội Người mù cấp huyện gửi NHCSXH.

Bước 2: Kiểm tra và thẩm định các điều kiện vay vốn.


Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Giám đốc phân công cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra, đối chiếu tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, lập báo cáo thẩm định trình tổ trưởng tín dụng kiểm soát, trình giám đốc xem xét, phê duyệt.


Bước 3: Xét duyệt cho vay.


Sau khi hoàn tất báo cáo thẩm định, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ, báo cáo thẩm định trình tổ trưởng tín dụng để kiểm soát và trình lên giám đốc xem xét, phê duyệt cho vay. Tuy nhiên, việc xét duyệt cho vay tại NHCSXH có sự khác biệt so với ngân hàng thương mại, do nguồn vốn cho vay đến từ nhiều nguồn, nên thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn khác nhau:

- Đối với khách hàng vay vốn từ nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ xem xét, phê duyệt;

- Đối với việc cho vay từ nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý thì thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của các tổ chức trên xem xét, phê duyệt;

- Đối với khách hàng vay từ nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì giám đốc NHCSXH xem xét, phê duyệt.

Bước 3: Sau khi có phê duyệt cho vay hoặc quyết định phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền quản lý vốn, NHCSXH cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng. Trường hợp phải thực hiện bảo đảm tiền vay thì lập Hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký biện pháp bảo đảm tiền vay theo các quy định hiện hành của NHCSXH và thực hiện giải ngân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023