ngày càng tăng theo thời gian, dư nợ cho vay GQVL đạt 7.780 tỷ đồng năm 2021, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2018. Sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô cho vay GQVL chứng tỏ ngân hàng, chính quyền địa phương quan tâm phát triển hoạt động cho vay GQVL, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của người lao động. Tỷ trọng dư nợ cho vay GQVL trong cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng dư nợ cho đến thời điểm hiện tại (đạt 66%). Điều này chứng tỏ đây là chương trình cho vay mục tiêu của chi nhánh trong tương lai. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chương trình cho vay GQVL tại Chi nhánh ở mức thấp trong hệ thống và đang có xu hướng giảm dần. Đây là kết quả của quá trình phối hợp tốt với các tổ chức CT-XH, tổ TK&VV, theo dõi quản lý sát sao các khoản giải ngân và tiến hành thu nợ kịp thời khi thấy nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Đồng thời, các món vay GQVL tại chi nhánh không chỉ chú trọng kiểm tra sau cho vay, mà ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ từ dưới địa phương, thông qua các Tổ TK&VV đã được xét duyệt nghiêm ngặt, đánh giá khả năng trả nợ của người vay mới thực hiện bình xét cho vay; chứng tỏ chất lượng, trình độ các tổ trưởng tổ T&VV, cán bộ Hội, đoàn thể xã, phường ngày càng được nâng cao.
Thứ hai là số hộ được vay vốn vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm, cùng với đó là mức cho vay bình quân mỗi hộ cũng tăng lên. Gia tăng đáng kể số chỗ làm mới được tạo thêm từ việc vay vốn. Đến nay, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã cấp tín dụng cho
163.526 khách hàng có nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm.
Qua kết quả khảo sát, có 75% khách hàng tham gia đánh giá mức vay hiện tại là bình thường, hợp lý và 25% đánh giá mức cho vay của ngân hàng còn thấp. Tuy nguồn vốn vay cùng với số lượng khách hàng tăng trưởng hàng năm, nhưng mức vay tăng chậm, trung bình hiện nay là 47 triệu đồng vẫn ở mức thấp khi mà các chi phí đầu tư tại các thành phố như Hà Nội rất cao, vì vậy cần phải nâng mức vay cho phù hợp.
Thứ ba, thực hiện quy trình cho vay theo đúng định
Theo khảo sát, phần lớn khách hàng đánh giá quy trình, thủ tục cho vay tại chi nhánh đơn giản. Chi nhánh luôn tuân thủ quy định, quy chế về cho vay và đảm
bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Đặc biệt, chi nhánh luôn chú trọng đến đối tượng được vay nguồn vốn ưu đãi, đảm bảo đúng người được hưởng chính sánh của nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Dư Nợ Theo Chương Trình Cho Vay Giai Đoạn 2018-2021
- Kết Quả Thực Hiện Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Hà Nội Trong Giai Đoạn 2018-2021
- Tỷ Lệ Hộ Vay Vốn Gqvl Tại Nhcsxh Chi Nhánh Hà Nội Giai Đoạn 2018-2021
- Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Hà Nội
- Thúc Đẩy Phát Triển Dư Nợ Cho Vay Trực Tiếp Và Mở Rộng Đối Tượng Khách Hàng
- Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội - 14
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Thứ tư, mức độ hài lòng của khách hàng. Về cơ bản, vốn vay GQVL đều được giải ngân kịp thời khi có nguồn vốn mới, hạn chế tồn đọng vốn, gây lãng phí. Có tới 88% khách hàng đánh giá thời gian cho vay hợp lý, chủ yếu vay GQVL tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội là vay trung hạn từ 2-5 năm, thời gian này hợp lý cho một chu kỳ kinh doanh, sản xuất, giúp cho người vay có đủ thời gian để hoàn vốn, trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng đều thấy hài lòng với mức lãi suất cũng như là thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng. Đây cũng là điều mà phương châm hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội hướng tới “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, ngân hàng rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ mới không chỉ về nghiệp vụ mà cả về văn hóa ứng xử trong quá trình làm việc với khách hàng.
Nguyên nhân của các kết quả trên:
- Thủ tục vay đã được hoàn thiện dần tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ vay vốn dễ dàng, thực hiện nhanh chóng, các hộ không phải di chuyển đi lại nhiều.
- Phương thức quản lý và mô hình tổ chức quản trị, điều hành, tác nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Hiệu quả của chương trình cho vay GQVL đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Chính sách cho vay được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là một trong những điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo. Đây cũng là chính sách xây dựng được mối liên kết tốt giữa Nhà nước thông qua NHCSXH với các tổ chức CT-XH và người vay, phát huy được tính chủ động, nâng cao trách nhiệm của người vay với chính quyền cơ sở thông qua việc giữ mối liên hệ, hướng dẫn làm ăn, đôn đốc giải ngân, thu nợ của ngân hàng. Sau gần hai mươi năm thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH chi nhánh Hà Nội đã kế thừa, xây dựng và phát triển trên cơ sở mô hình tổ chức của ngân hàng người nghèo trước kia với phương châm: tổ chức quản lý, điều hành gọn nhẹ, tiết kiệm, xã hội hoá hoạt động tín dụng của NHCSXH để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đảm bảo
nguồn vốn của Nhà nước được quản lý chặt chẽ, cho vay đúng đối tượng được thụ hưởng. Mô hình quản lý, điều hành NHCSXH là một mô hình quản lý mới, một kênh dẫn vốn uy tín dành riêng phục vụ các đối tượng chính sách, ngăn chặn ngay từ đầu tệ tham nhũng, hạch sách của bên cho vay. Người vay được nhận vốn vay kịp thời ngay tại nơi cư trú theo đúng quy định, chế độ chính sách, nhằm tiết kiệm chi phí liên quan, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước và người vay vốn. Đối với mô hình quản lý, điều hành NHCSXH hiện hành giúp giảm bớt số lượng người lao động tại mỗi phòng giao dịch so với các NHTM, vì đã có cán bộ, hội viên các tổ chức CT-XH, cán bộ chính quyền và Ban quản lý Tổ TK&VV tham gia làm việc cùng với NHCSXH. Cho đến nay, mô hình tổ chức, bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH đã ổn định, hoạt động có hiệu quả và được các cơ quan Đảng, Chính quyền, tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đánh giá cao. NHCSXH thực sự trở thành công cụ hữu ích của Chính phủ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và ổn định xã hội..
- Sự tham gia tích cực vào hoạt động tín dụng xóa đói giảm nghèo của các tổ chức, đoàn thể. Các tổ vay vốn và tiết kiệm ngày càng được mở rộng và số tổ cũng đã tăng lên. Các tổ chức, đoàn thể, các tổ tiết kiệm và vay vốn đã giúp đỡ tích cực cho ngân hàng trong việc xét duyệt cho vay, kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ và thu nợ. Hiện nay, NHCSXH Thành phố Hà Nội thực hiện ủy thác cho vay qua 04 tổ chức Hội đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. Tỷ trọng dư nợ ủy thác chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay GQVL do vậy chất lượng công tác ủy thác, chất lượng hoạt động của các Hội đoàn thể trong việc triển khai chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chương trình cho vay. Nhìn chung, kết quả tín dụng ủy thác qua các Hội đoàn thể tương đối tốt, trong 04 năm gần đây, xét về tổng thể và chi tiết từng Hội đoàn thể, nợ quá hạn giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối trong khi dư nợ ủy thác tăng qua từng năm. Ngoài ra, Hội đoàn thể là đơn vị hướng dẫn lồng ghép các chương trình vay vốn với các dự án GQVL tại địa phương, hướng dẫn các chủ dự án, các hội viên các phương pháp, cách thức sử dụng vốn có hiệu quả. Nhiều địa phương Hội còn tổ chức các lớp tập huấn để các hội viên vay vốn được nắm được kiến thức trong hoạt động
SXKD, như xã chăn nuôi bò sữa ngoài việc được vay vốn để mua bò sữa thì hộ vay còn được Hội tập huấn cho các kiến thức về chăn nuôi bò sữa...
- Việc thành lập các điểm giao dịch tại UBND xã, phường góp phần cải cách thủ tục hành chính, giúp người vay vốn tiết kiệm chi phí đi lại. Việc tổ chức giao dịch như vậy giúp NHCSXH tạo được hệ thống dịch vụ gần dân, thân thiện, có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí đi lại cho người dân, được đánh giá là mô hình tổ chức và hoạt động hợp lý, năng động, giúp nâng cao khả năng quản lý.
- Chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV ngày càng được nâng cao. NHCSXH đã xây dựng văn bản hệ thống, quy trình vay vốn rõ ràng, hợp lý, dễ hiểu để tập huấn nghiệp vụ hàng năm cho các cán bộ Hội, đoàn thể, tổ TK&VV, tạo sự quản lý chặt chẽ vốn từ khâu bình xét, sử dụng vốn đến khâu trả nợ, trả lãi.
Bên cạnh những kết quả trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về cho vay GQVL để thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo trong những năm qua, thì trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số tồn tại hạn chế nhất định cần phải được nhìn nhận đánh giá phân tích để tìm ra các giải pháp quản lý có hiệu quả hơn.
2.3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Đối tượng được vay vốn chưa đa dạng và bao quát hết các đối tượng chính sách
Qua phân tích việc cho vay các dự án GQVL thấy rằng các món cho vay đang còn tập trung vào thu hút lao động cá nhân là chủ yếu. Việc tạo việc làm cho các cá nhân chủ yếu là để họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, giống cây trồng vật nuôi, gia công, chế biến hàng hóa, từ đó để họ tăng thêm thu nhập và có việc làm ổn định. Như vậy, cho vay cá nhân là góp phần hỗ trợ SXKD hộ gia đình, nhưng xét về mặt tổng thể chưa mang tính quy mô của sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Trong khi đó đội ngũ thất nghiệp không có việc làm nhất là tầng lớp học sinh, sinh viên sau khi ra trường, công nhân các doanh nghiệp bị thất nghiệp, người nông dân bị mất đất là tư liệu sản xuất, các tầng lớp này rất cần thiết phải có các doanh
nghiệp, cơ sở SXKD để thu hút lao động. Vì vậy vấn đề này cũng ảnh hưởng đến sự mở rộng quy mô cho vay GQVL.
Mức vốn cho vay hiện nay còn thấp
Căn cứ Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm thì hiện nay mức cho vay đã được điều chỉnh nâng mức đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay nâng lên từ 50 triệu đồng lên tối đa là 100 triệu đồng. Qua thực tiễn cho vay thấy rằng, mức cho vay bình quân tại chi nhánh là 47 triệu đồng/người lao động, nhiều phòng giao dịch vẫn chưa triển khai cho vay nâng mức cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và đầu tư vào máy móc của khách hàng. Phần lớn hiện nay số vốn mà ngân hàng cho vay chỉ bù đắp thêm một phần nhỏ trong nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
Chất lượng hoạt động của các tổ chức CT-XH, Tổ TK&VV còn hạn chế
Các tổ chức hội, đoàn thể chưa bao quát toàn diện đến tất cả công đoạn được uỷ thác, chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV còn chưa được cao. Hầu hết tổ trưởng Tổ TK&VV đều không có nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng; ở các quận, các tổ trưởng tổ TK&VV đều lớn tuổi (khoảng 50-60 tuổi) nên khả năng tiếp thu còn hạn chế, dẫn đến việc trong quá trình làm hồ sơ vay vốn còn nhiều sai sót gây chậm tiến độ giải ngân.
Công nghệ phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ vẫn còn chưa đáp ứng hiệu quả
Năm 2014, NHCSXH đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá tin học trong toàn hệ thống của ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống này hoạt động vẫn chưa được ổn định, còn nhiều vấn đề cần được cải tiến theo kịp xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, để xử lý kịp thời các giao dịch, giảm bớt áp lực cho cán bộ và thời gian chờ đợi của khách hàng.
Công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách cho vay giải quyết việc làm còn chưa kịp thời
Hiện nay, thủ tướng chính phủ đã tăng mức cho vay chương trình giải quyết việc làm đối với cá nhân tối đa là 100 triệu đồng, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn triển khai cho vay theo mức vay cũ, chưa kịp thời tuyên truyền việc nâng mức vay mới. Bên cạnh đó, còn một bộ phận khách hàng nhận thức chưa đúng về chính sách tín dụng ưu đãi, dẫn đến việc tham gia và thực hiện nghĩa vụ về vay vốn chưa đầy đủ. Vẫn còn hiện tượng chây ỳ, không chịu trả nợ đúng hạn. Hoặc có tâm lý đòi hòi ngân hàng, phải cho vay món vay khác để đảo nợ.
Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất, nguồn vốn cho vay GQVL chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Nguồn vốn cho vay là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng, năng lực hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn cho vay bao gồm nguồn vốn được cơ quan quản lý quỹ quốc gia về GQVL của trung ương phân bổ, bổ sung hàng năm và nguồn vốn nhận uỷ thác của ngân sách địa phương của UBND thành phố và các quận, huyện. Ngoài ra còn có một số nguồn vốn do các tổ chức khác uỷ thác…. Hiện nay nhu cầu vay vốn tạo việc làm rất lớn, vì nguồn vốn không đáp ứng đủ nên mức cho vay đối với mỗi lao động còn thấp.
Thứ hai, kết quả thẩm định phương án SXKD chưa được chính xác. Việc trực tiếp đến nơi thực hiện dự án để phỏng vấn chủ dự án, đánh giá khả năng thực hiện trong thực tế chưa thực sự hiệu quả. Thực tế, các số liệu về doanh thu, chi phí, nguồn vốn tại cở sở SXKD thường không chính xác vì không có sự theo dõi, hạch toán rõ ràng. Kết quả thẩm định chủ yếu đến từ thẩm định các yếu tố định tính của các hộ kinh doanh, mà các yếu tố định tính thì dễ dàng thay đổi theo từng giai đoạn.
Thứ ba, công tác kiểm tra giám sát sau cho vay còn mang tính hình thức, qua loa. Tại một số phòng giao dịch, việc kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay sau giải ngân chưa được coi trọng, đi kiểm tra cho đủ số lượng theo quy định chứ
không quan tâm đến chất lượng của buổi kiểm tra. Ngoài ra, phương pháp đi kiểm tra đối chiếu không còn phù hợp với thực tế hiện nay khi mà số lượng khách hàng vay vốn lớn mà số lượng cán bộ mỏng. Vì vậy, kết quả kiểm tra không đánh giá được thực trạng sử dụng vốn của khách hàng.
Thứ tư, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác thẩm định. Hiện nay, NHCSXH không có các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về thẩm định dự án cho vay, công tác này vẫn chưa được chú trọng. Với quy mô cho vay tạo việc làm ngày càng mở rộng nhưng với đội ngũ cán bộ qua các năm không tăng, bình quân mỗi cán bộ theo dõi quản lý công tác tín dụng từ 3 đến 4 xã, phường và hầu hết chưa có cán bộ phụ trách độc lập thì chất lượng hoạt động và khả năng phát triển của cho vay GQVL bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng khả năng nợ xấu, nợ khó đòi.
Thứ năm, trình độ, năng lực của một số cán bộ ở các tổ chức CT-XH, tổ TK&VV chưa cao, không đồng đều. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ vay vốn, kết quả thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tình hình thu hút lao động dự án sau khi thực hiện chưa được chính xác…
Thứ sáu, khách hàng cá nhân vay vốn tại NHCSXH thường có trình độ còn thấp. Người vay vốn tại ngân hàng đều là đối tượng chính sách, hộ nghèo, nông dân, công nhân, nên việc phối hợp với các tổ TK&VV làm hồ sơ vay mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn như: người lao động không biết chữ, không thể tự viết được giấy đề nghị vay vốn, kê khai mục đích sử dụng vốn không hợp lý.... Bên cạnh đó, nhiều người vay còn ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, không phân biệt được vốn tín dụng với vốn hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước, dẫn đến việc chây ỳ, không chịu trả nợ đúng hạn.
Thứ bảy, thông tin vay vốn của các cơ sở SXKD chưa chính xác, đầy đủ. Thực tế, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, tuy nhiên do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tự phát, không có đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn nên không tiếp cận được nguồn vốn vay trực tiếp của ngân hàng. Vì vậy mà dư nợ cho vay trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng rất thấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 luận văn đã nghiên cứu hoạt động cho giải quyết việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội trong thời gian từ năm 2018- 2021, từ nghiên cứu rút ra một số nhận xét chính như sau:
Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động cho vay thì việc nâng cao và hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm luôn được quan tâm và chú trọng. Hoạt động cho vay giải quyết việc làm có hiệu quả thì mới góp phần thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước nói chung cũng như mục tiêu của thành phố nói riêng.
Luận văn làm rõ và phân tích nội dung hoạt động cho vay; đồng thời đánh giá và phân tích kết quả hoạt động hỗ trợ tạo việc làm của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội. Qua đó, đánh giá được những mặt làm được và những hạn chế cũng như nguyên nhân để làm cơ sở kiến nghị đề xuất đối với các cá nhân, tổ chức liên quan nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay giải quyết việc làm trong thời gian tới.