HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHCSXH
Ban Tổng Giám đốc,
Hội sở chính NHCSXH
Ban Giám đốc,
Hội sở NHCSXH Tp Hà Nội
Ban đại diện
HĐQT NHCSXH Thành phố
Phòng giao dịch cấp quận/huyện
Có thể bạn quan tâm!
- Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
- Chỉ Tiêu Đánh Giá Mức Độ Phát Triển Của Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm
- Thực Trạng Phát Triển Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Hà Nội
- Tình Hình Dư Nợ Theo Chương Trình Cho Vay Giai Đoạn 2018-2021
- Kết Quả Thực Hiện Hoạt Động Cho Vay Giải Quyết Việc Làm Tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Chi Nhánh Hà Nội Trong Giai Đoạn 2018-2021
- Tỷ Lệ Hộ Vay Vốn Gqvl Tại Nhcsxh Chi Nhánh Hà Nội Giai Đoạn 2018-2021
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Ban đại diện HĐQT NCSXH quận/huyện
Uỷ ban nhân dân, Ban giảm nghèo xã, phường,
Đơn vị nhận uỷ thác (các tổ chức hội, đoàn thể)
Tổ Tiết kiệm và Vay vốn
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Khách hàng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội
(Nguồn: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc.html)
Ghi chú:
- Quan hệ chỉ đạo:
- Chế độ báo cáo:
- Phối hợp:
Bộ máy quản trị của NHCSXH là Ban đại diện (BĐD) Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp: là cơ quan quản trị hoạt động của NHCSXH do Chủ tịch UBND thành phố quyết định thành lập, các thành viên là Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân) của thành phố, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội và do một đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố làm Trưởng ban. Chỉ đạo hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH các quận, huyện là Ban đại diện HĐQT cấp quận, huyện với cơ cấu Trưởng Ban là đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện, các thành viên còn lại là Trưởng các Phòng ban của UBND quận, huyện, đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội cấp quận, huyện, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp quận, huyện. Nhiệm vụ của BĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và phối hợp chỉ đạo việc gắn cho vay chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo bền vững và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.
Bộ máy điều hành tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội gồm Ban Giám đốc Chi nhánh (Giám đốc, các Phó Giám đốc), các phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Tin học, Phòng Hành chính - Tổ chức). Tại các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã gồm Ban Giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.
Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hiện có 28 Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện thị xã, tổng số cán bộ nghiệp vụ hiện đang công tác tại các PGD NHCSXH quận, huyện, thị xã là 377 cán bộ.
NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã thiết lập mạng lưới giao dịch đến 30 quận, huyện, thị xã, đồng thời còn tổ chức các Tổ giao dịch lưu động hoạt động tại 561 xã/584 xã, phường, thị trấn trong toàn thành phố (một tháng tổ chức giao dịch 01 lần theo lịch cố định tại trụ sở UBND xã, phường).
Các tổ chức CT-XH làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH: mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội là mối quan hệ kinh tế trên nguyên tắc: thoả thuận, bình đẳng và các bên cùng có lợi dựa trên các hợp đồng kinh tế được
ký kết giữa các bên. Việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức CT-XH được thực hiện trên cơ sở văn bản liên tịch được ký kết giữa NHCSXH Chi nhánh Hà Nội với tổ chức CT-XH cấp Thành phố, cấp quận,huyện. NHCSXH ủy thác cho bốn tổ chức Hội, đoàn thể: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay của Ngân hàng như:
- Thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về các chính sách tín dụng ưu đãi;
- Quản lý, giám sát toàn diện các hoạt động của Tổ Tiết kiệm và vay vốn;
- Trực tiếp kiểm tra việc sử dụng vốn vay của người vay. Do có mạng lưới hoạt động rộng đến các thôn, bản, am hiểu người dân tại địa phương nên các tổ chức CT- XH có điều kiện thuận lợi để nắm bắt, quản lý tốt nguồn vốn của Nhà nước, hạn chế việc thất thoát vốn, nợ xấu,...
Có thể nói các tổ chức CT-XH là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại cơ sở, có uy tín và đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Đây là hướng đi đúng đắn, giúp cho việc chuyển tải nguồn vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; đồng thời, huy động được sức mạnh của cộng đồng và toàn xã hội.
Tổ tiết kiệm và vay vốn: do tổ chức CT-XH thành lập, được chính quyền cấp phường, xã, thị trấn chấp thuận cho phép hoạt động, gồm hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn cùng sống trên một địa bàn dân cư, hoạt động của Tổ theo nguyên tắc tự nguyện, tương trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Tổ TK&VV còn được UBND cấp xã, phường giao nhiệm vụ tổ chức bình xét công khai, dân chủ những người có đủ điều kiện vay vốn vay ưu đãi, dưới sự quản lý, hướng dẫn và giám sát của các tổ chức CT-XH, Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố, trình UBND cấp xã, phường, thị trấn phê duyệt và giải ngân trực tiếp tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.
Mô hình tổ chức của NHCSXH đã được cải tiến, khắc phục được nhiều nhược điểm của Ngân hàng phục vụ Người nghèo Hà Nội trước đây. Cụ thể là:
- Ngân hàng hoàn toàn độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có hệ thống mạng lưới đến các quận, huyện trên toàn thành phố.
- Quản trị NHCSXH Hà Nội là Ban đại diện HĐQT thành phố và các quận, huyện. Thiết lập một bộ máy điều hành độc lập ở cấp thành phố và các quận, huyện để triển khai thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị và các nhiệm vụ của NHCSXH.
Trong những năm qua, mô hình và phương thức quản lý hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội luôn được quan tâm củng cố, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý, triển khai các chương trình tín dụng theo chính sách của Nhà nước, màng lưới hoạt động của Chi nhánh được mở rộng phù hợp với tình hình thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
2.1.3. Các hoạt động chính của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
Sau 12 năm hoạt động kể từ ngày sát nhập, 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã trở thành địa chỉ tin cậy của hộ nghèo, hộ khó khăn, được chính quyền các cấp, đánh giá cao. Bám sát Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND-UBND thành phố, chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn của thành phố và chỉ đạo của HĐQT, Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã phối hợp với các Sở, Ngành, cơ quan liên quan, tổ chức CT-XH các cấp, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình cho vay ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu, kế hoạch về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đang thực hiện cho vay 16 (trên tổng số 27) chương trình cho vay chính sách mà NHCSXH đang triển khai, cụ thể:
(1) Cho vay hộ nghèo;
(2) Cho vay hộ cận nghèo;
(3) Cho vay hộ mới thoát nghèo theo quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
(4) Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
(5) Cho vay giải quyết việc làm;
(6) Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;
(7) Cho vay chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
(8) Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn;
(9) Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn;
(10) Cho vay dự án Nippon;
(11) Cho vay theo Quyết định 29/2014/QĐ-TTg (hộ gia đình có người nhiễm HIV, đối tượng sau cai nghiện, đối tượng bán dâm hoàn lương);
(12) Cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP;
(13) Cho vay hộ nghèo về nhà ở;
(14) Cho vay khác (Cho vay dự án bò sinh sản);
(15) Cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/NĐ-CP;
(16) Cho vay người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị định 68/NĐ-CP.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của HĐQT, Tổng Giám đốc NHCSXH cũng như sự quan tâm của Thành uỷ, HĐND-UBND Thành phố Hà Nội, sự phối hợp, tạo điều kiện của các Sở, ngành và các tổ chức CT-XH cùng sự cố gắng khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên của cán bộ nhân viên, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã từng bước ổn định, phát triển về tổ chức và hai hoạt động chính là:
Hoạt động huy động vốn và đặc biệt là thực hiện cho vay chính sách theo Nghị định của Chính phủ giao.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội
Để đảm bảo có đủ nguồn vốn thực hiện các chương trình cho vay chính sách, UBND Thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chỉ đạo tổ chức tốt việc tiếp nhận các nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội được cấu thành từ ba nguồn vốn chủ yếu là:
- Nguồn vốn cân đối từ Trung ương chuyển về: nguồn vốn được NHCSXH phân bổ cho Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hàng năm theo quy định nhất định;
- Nguồn vốn huy động: là nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân thông qua việc gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ đối với người lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép cho người lao động làm việc tại hàn Quốc (EPS) tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội;
- Nguồn vốn nhận ủy thác (nguồn vốn địa phương): là nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách thành phố, quận, huyện, thị xã và nhận ủy thác từ Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Cơ cấu nguồn vốn hoạt động tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Đơn vị: tỷ đồng
12,000
12,000
9,727
10,701
10,000
10,000
7,326 8,329
8,000
3,989
5,297
8,000
2,938
6,000
2,357
6,000
4,000
1,214
1,298
1,395
1,401
4,000
2,000
3,755
4,093
4,343
4,003
2,000
-
-
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương
Nguồn vốn huy động
Nguồn vốn nhận ủy thác
Tổng cộng
Hình 2.1. Quy mô nguồn vốn tại Chi nhánh NHCSXH Hà Nội giai đoạn 2018-2021
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng –NHCSXH thành phố Hà Nội)
Từ số liệu trên biểu đồ, tổng nguồn vốn tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội tăng trưởng đều, từ 7.326 tỷ đồng năm 2018 lên 10.701 tỷ đồng năm 2021, tăng 3.375 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng khoảng 14%.
Tính đến 31/12/2021, nguồn vốn huy động đạt 1.401 tỷ đồng. Sự tăng trưởng đều nguồn vốn này qua các năm thể hiện hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển, thể hiện sự tin tưởng và biết đến của khách hàng khi gửi tiết kiệm tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, khi lãi suất huy động vốn thấp, nhưng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội vẫn tăng đều, ổn định. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trực tiếp từ dân cư và tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt
động, nhân lực của ngân hàng còn hạn chế nên chưa thể tổ chức huy động vốn dân cư có hiệu quả, mặt khác nhiều khách hàng chưa biết đến hoạt động huy động vốn của NHCSXH, do cơ chế tài chính của Ngân hàng không cho phép thực hiện các khoản chi phí như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các dịch vụ ngân hàng miễn phí như các ngân hàng thương mại.
So về tỷ trọng nguồn vốn, nguồn vốn cân đối từ Trung ương là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn. Trong giai đoạn 2018-2020, nguồn vốn điều chuyển từ trung ương tăng nhẹ trong từ 3.755 tỷ đồng năm 2018 lên 4.093 tỷ đồng năm 2019 và 4.343 tỷ đồng năm 2020, tương ứng tăng 9% và 6% mỗi năm. Tuy nhiên năm 2021, nguồn vốn này giảm còn 4.003 tỷ đồng, giảm 340 tỷ đồng so với năm 2020. Điều này thể hiện cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự dịch chuyển tăng dần tỷ trọng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường.
Trong những năm qua, thực hiện theo chủ trương, chính sách của Thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận, huyện đã quan tâm, huy động nguồn lực tại địa phương để tạo vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Vậy nên nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng nguồn vốn vào năm 2021, đạt 5.297 tỷ đồng, bình quân tăng 31% mỗi năm. Ưu điểm của nguồn vốn này là không phải trả lãi, tính ổn định cao, có thể sử dụng dài hạn. Nhưng nhược điểm của nó là phụ thuộc vào chương trình, mục tiêu xã hội của thành phố từng giai đoạn và kết dư ngân sách hàng năm; quy trình, thủ tục chuyển vốn rất phức tạp, thời gian dài, phụ thuộc vào đề xuất của nhiều cơ quan chức năng thành phố. Tuy nhiên, việc nguồn vốn này ngày càng tăng là minh chứng cho việc Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện của chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH thành phố, quận, huyện, thị xã trong việc dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang để Chi nhánh cho vay.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội
Từ ba chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu với dư nợ nhận bàn giao là 334 tỷ đồng, đến nay Chi nhánh NHCSXH Thành phố Hà Nội thông qua các chương